- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
2 - KHAI THỊ TÁNH NGHE
LÀ THƯỜNG TRỤ
Tức thời, Như Lai bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, hỏi A Nan:
- Nay ông nghe chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Có nghe!
Khi tiếng chuông dứt rồi, Phật lại hỏi:
- Các ông nghe chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Chẳng nghe!
Khi đó La Hầu La lại đánh thêm một tiếng, Phật lại hỏi:
- Các ông nghe chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Có nghe!
Phật hỏi A Nan:
- Ông cho thế nào là có nghe, thế nào là chẳng nghe?
A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng:
- Khi tiếng chuông đánh lên thì chúng con được nghe. Khi tiếng chuông ngưng rồi, âm vang đều dứt thì chẳng nghe.
Như Lai lại bảo La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi A Nan:
- Nay có tiếng chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Có tiếng.
Ít lâu tiếng ngưng, Phật lại hỏi:
- Nay có tiếng chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Không tiếng.
Lát sau, La Hầu La lại đánh một tiếng chuông. Phật lại hỏi:
- Nay có tiếng chăng?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Có tiếng.
Phật hỏi A Nan:
- Ông cho thế nào là có tiếng, thế nào là chẳng có tiếng?
A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng:
- Khi tiếng chuông đánh lên thì gọi là có tiếng, khi tiếng chuông ngưng rồi, âm vang đều dứt, thì gọi là chẳng có tiếng.
Phật bảo A Nan và đại chúng:
- Lời nói các ông sao tự càn loạn với nhau!
Đại chúng và A Nan đồng thời bạch Phật:
- Sao gọi chúng con là càn loạn?
Phật nói:
- Ta hỏi về nghe thì các ông nói nghe, ta hỏi về tiếng thì ông nói tiếng, cái nghe và tiếng trả lời chẳng định như thế, không phải càn loạn là gì?
- A Nan! Tiếng dứt chẳng âm vang thì ông nói là chẳng nghe, nếu thật chẳng nghe thì tánh nghe phải diệt, đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, thì ông làm sao biết được? Biết có biết không ấy là thanh trần, hoặc có hoặc không đâu phải tánh nghe vì ông mà thành có thành không? Nếu tánh nghe thật không thì ai biết không nghe?
- A Nan! Thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông theo thanh trần sanh diệt khiến tánh nghe thành có thành không. Ông còn điên đảo nhận lầm thanh trần là tánh nghe, lạ gì chẳng mê muội cho Thường là Đoạn?
- Tóm lại, chẳng nên cho rằng lìa các tướng động, tịnh, thông, nghẽn, nói chẳng có tánh nghe.
Như người đang ngủ mê trên giường, trong nhà có người giã gạo, người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, tưởng thành tiếng khác, hoặc cho là tiếng trống, hoặc cho là tiếng chuông, trong chiêm bao liền lấy làm lạ, sao tiếng chuông lại như tiếng cây đập vào đá, khi chợt tỉnh dậy nghe tiếng chày, bảo với người nhà rằng, trong lúc chiêm bao đã lầm tiếng chày cho là tiếng trống. A Nan, người đó trong chiêm bao đâu nhớ những sự động, tịnh, thông, nghẽn. Thân hình dù ngủ, nhưng tánh nghe chẳng mất, vậy dẫu cho hình tướng tiêu tan, thân mạng dời đổi, làm sao tánh nghe này lại vì ông mà tiêu diệt.
- Do các chúng sanh từ vô thỉ, nương theo sắc thanh, đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh trong sạch thường trụ, chẳng theo tánh chân thường, lại đuổi theo sanh diệt, do đó đời đời bị xoay vần trong vòng tạp nhiễm.
- Nếu bỏ sanh diệt, giữ tánh chân thường, thì ánh sáng của Chân Thường tự hiện, căn, trần, tâm thức, ngay đó liền tiêu; tướng vọng tưởng là trần, tánh phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ngươi liền được trong suốt, làm sao lại chẳng thành Vô Thượng Tri Giác?
GIẢI NGHĨA
Theo thói quen thông thường của con người thì khi có tiếng thì có nghe, khi không tiếng thì không nghe, nên cái nghe chạy đuổi theo cái tiếng, do đó lỗ tai (căn) bị dính mắc với tiếng (thanh trần). Đây là điều mà Phật quở là “càn loạn”, vì khi tiếng chuông dứt thì nói chẳng nghe, nếu chẳng nghe thì tính nghe phải diệt, đến khi có tiếng thì làm sao mà nghe được nữa.
Do đó Ngài giảng rằng: “Biết có biết không, ấy là thanh trần, hoặc có hoặc không đâu phải tánh nghe, vì ông nên thành có thành không. Nếu tánh nghe thật không thì ai biết tánh nghe?” Bởi vì biết có tiếng hay không tiếng là do có thính trần hay không thính trần, chứ đâu phải không có tính nghe, vì tính nghe luôn luôn lúc nào cũng hiện diện sẵng sàng, chỉ là chúng ta không để ý đến mà thôi. Có nghe tiếng và không nghe tiếng là do bởi chính chúng ta không biết đến tính nghe mà thôi; còn nếu tính nghe không có lúc không đánh chuông, thì không thể biết được tính nghe.
Đức Phật giảng tiếp: “Thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông theo thanh trần sanh diệt khiến tánh nghe thành có thành không. Ông còn điên đảo nhận lầm thanh trần là tánh nghe, lạ gì chẳng mê muội cho Thường là Đoạn?” Cho Thường là Đoạn, nghĩa là chấp cho rằng khi có tiếng mới là nghe, khi không có tiếng là không nghe; nhưng sự thật tiếng “không có” không phải là tính nghe không có, tiếng “có” không phải tính nghe sinh khởi.
Đó là vấn đề mà ai cũng có thể hiểu được tính thường hằng của tính nghe, nên Ngài kết luận cho Nhĩ Căn này bằng câu: “Chẳng nên cho rằng lià các tướng động tĩnh, thông nghẽn nói chẳng có tánh nghe”, vì có hay không có các cặp đối đãi động tĩnh, thông nghẽn, thì tính nghe vẫn hiện diện. Khi nói đến Nhĩ Căn, chúng ta còn phải tư duy cả đến tính khác của Sáu Căn, trong Sáu Căn dù có hơn có kém không đồng đều, nhưng không có căn nào lià trần mà mất đi công năng thanh tịnh và chân thường của nó.
Để cho hiểu rõ hơn, Đức Phật cho thí dụ về người ngủ mê khi nghe tiếng giã gạo lại tưởng là tiếng trống, rồi suy nghĩ sao tiếng trống mà hình như tiếng cây đập vào đá, khi tỉnh mới biết là tiếng chày giã gạo. Dù lúc ngủ người ấy không hề nhớ đến động tĩnh, thông nghẽn, dù thân thể ngủ, nhưng tính nghe vẫn hiện diện, vì vậy cho nên dù thân thể tiêu tan biến đổi, tính nghe cũng chẳng mất.
Ngài dạy: “- Do các chúng sanh từ vô thỉ, nương theo sắc thanh, đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh trong sạch thường trụ, chẳng theo tánh chân thường, lại đuổi theo sanh diệt, do đó đời đời bị xoay vần trong vòng tạp nhiễm”. Nghĩa là từ lâu đời (vô thỉ), mọi người và tất cả chúng sinh các loài đều dính theo trần cảnh, rồi chạy đuổi theo tưởng nhớ các hình bóng ảnh tượng của trần cảnh mà tạo nghiệp nên phải sinh tử luân hồi. Và cứ thế tiếp diễn luân chuyển mãi trong ô nhiễm trần lao, mà không hề biết tới gốc tính (bản tánh) trong sạch không sinh không diệt thường hằng không thay đổi.
Ngài dạy tiếp: “- Nếu bỏ sanh diệt, giữ tánh chân thường, thì ánh sáng của Chân Thường tự hiện, căn, trần, tâm thức, ngay đó liền tiêu; tướng vọng tưởng là trần, tánh phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ông liền được trong suốt, làm sao lại chẳng thành Vô Thượng Tri Giác?” Nghĩa là nếu không theo căn trần được kiên cố, xa lià các hình bóng âm vang ảnh tượng của pháp trần (tướng vọng tưởng), tức bỏ dính cảnh trần, lià so đo phân biệt, chỉ giữ tính biết (thấy, nghe. . .) được kiên cố vững vàng. Lúc đó ánh sáng của tính biết thường hằng tự hiển hiện, tính biết sẽ bao trùm khắp không gian và suốt thời gian qúa khứ hiện tại tương lai thành vô thượng tri giác vậy.
(Quyển bốn hết)
(Còn tiếp)