- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH
THỦLĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
4. VỌNG KIẾN VỀ NGHIỆP.
- Bạch Thế Tôn! Phật vì chúng con hiển bày các tướng nhân duyên, tự nhiên, hòa hợp và chẳng hòa hợp, tâm còn chưa rõ, nay lại nghe nói Kiến Kiến Phi Kiến, khiến con càng thêm mê muội, cúi xin Phật mở lòng từ bi, khai thị cho chúng con được diệu tâm sáng tỏ trong sạch.
Nói xong, rơi lệ đảnh lễ, kính nghe lời dạy của Phật.
Bấy giờ, Thế Tôn thương xót A Nan và đại chúng, sắp khai giảng pháp tổng trì (1), những đường tu vi diệu của các thiền quán Tam Ma Đề (2), bảo A Nan rằng:
- Ông dù nhớ hay, nhưng chỉ thêm phần học rộng nghe nhiều, đối với sự quán chiếu vi diệu của pháp Sa Ma tha (3), tâm còn chưa rõ, nay ông hãy chú ý nghe, ta sẽ vì ông khai thị từng lớp một, cũng khiến hàng hữu lậu (4) tương lai sẽ được chứng quả Bồ Đề.
- A Nan, tất cả chúng sanh cam chịu luân hồi, là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sanh, ngay đó theo nghiệp luân chuyển.
Thế nào là hai thứ vọng kiến?
- Một là vọng kiến Biệt Nghiệp của chúng sanh.
- Hai là vọng kiến Đồng Phận của chúng sanh.
1- VỌNG KIẾN BIỆT NGHIỆP
Sao gọi là vọng kiến Biệt Nghiệp?
- A Nan! Như người thế gian con mắt bị nhặm, ban đêm thấy ánh sáng, riêng có bóng tròn ngũ sắc bao phủ. Ý ông thế nào? Cái bóng tròn hiện nơi ánh đèn này là màu sắc của ngọn đèn hay là màu sắc của kiến tinh?
- Nếu là màu sắc của ngọn đèn, thì người không nhặm sao chẳng cùng thấy, mà chỉ có người nhặm mới thấy bóng tròn này? Nếu là màu sắc của kiến tinh, kiến tinh đã thành màu sắc, thì người nhặm thấy bóng tròn kia gọi là cái gì?
- Lại nữa A Nan! Nếu lìa ngọn đèn riêng có bóng tròn này, thì khi nhìn qua bình phong, bàn ghế, phải có bóng tròn hiện ra, nếu lìa kiến tinh riêng có bóng tròn thì chẳng phải mắt thấy, vậy sao người nhặm lại thấy bóng tròn?
- Nên biết, màu sắc ở nơi đèn, do mắt bị bệnh mới thấy bóng tròn, bóng tròn và cái thấy đều là bệnh nhặm, kẻ thấy được nhặm thì chẳng phải bệnh; chớ nên nói bóng tròn là đèn, là thấy, hoặc nói chẳng phải ngọn đèn chẳng phải cái thấy.
- Ví như đệ nhị nguyệt chẳng phải bản thể (5), cũng chẳng phải bóng của đệ nhất nguyệt. Tại sao? Vì do dụi mắt mới thành có đệ nhị nguyệt. Người trí chẳng nên truy cứu cái đệ nhị nguyệt này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là kiến tinh hay chẳng phải kiến tinh, vì đó là do dụi mắt sanh ra, thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của kiến tinh? Huống còn vọng sanh phân biệt, cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, chẳng phải màu sắc của kiến tinh ư?
2 – VỌNG KIẾN ĐỒNG PHẬN
Sao gọi là vọng kiến Đồng Phận?
- A Nan! Ở cõi Ta Bà này, trừ biển cả ra, phần đất bằng gồm có ba ngàn châu, ở giữa là đại châu, Đông Tây bao gồm hai ngàn ba trăm nước, ngoài ra các tiểu châu ở giữa biển hoặc có từ hai trăm đến ba trăm nước, hoặc có từ một, hai cho đến bốn mươi, năm mươi nước. A Nan, ví như trong đó có một tiểu châu, chỉ có hai nước, dân một nước thì đồng cảm ác duyên, khiến cả nước cùng thấy tất cả cảnh giới chẳng lành, như những ác tướng do nhựt nguyệt, tinh tú và khí trời hiện ra v.v... chỉ cả nước này thấy đủ thứ ác tướng như vậy, còn dân nước kia lại chẳng hề thấy nghe những ác tướng đó.
GIẢI NGHĨA
(1) Tổng trì. Tiếng Phạn “Đà-la-ni”, dịch ra Hán ngữ là “Tổng trì” do câu: Tổng nhất thiết pháp, trì nhật thiết nghĩa, nghĩa là bao hàm tất cả vạn pháp và giữ vô lượng nghĩa lý.
(2) Tam Ma Đề: Tu thiền quán để thấy các pháp như huyển mộng, để lià tham chấp thủ, để được tự tại giải thoát.
(3) Sa Ma Tha: Tu thiền định để đạt cực tịch tịnh.
(4) Hữu lậu: Tất cả các dính mắc về dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
(5) Bản thể: Thể tính gốc, tự tính, chân như, Phật tính v.v…
Đoạn 4 của Mục 4 trong Kinh Văn 5 này, Tôn giả A Nan Đà thưa: “Phật vì chúng con hiển bày các tướng nhân duyên, tự nhiên, hòa hợp và chẳng hòa hợp, tâm còn chưa tỏ rõ, nay lại nghe Phật nói Kiến Kiến Phi Kiến, khiến con càng thêm bối rối mê muội. Cúi xin Phật mở lòng từ bi, khai thị cho chúng con được diệu tâm sáng tỏ trong sạch”. Đến đây, Tôn giả A Nan cảm thấy bối rối chưa hiểu rõ ràng, nên xin Phật giảng thêm.
Kinh nói: “Bấy giờ, Thế Tôn thương xót A Nan và đại chúng, sắp giảng pháp tổng trì, những đường tu vi diệu của các thiền quán Tam Ma Đề”. Nghĩa là vì Đức Phật thương xót Tôn giả A Nan và đại chúng nên sẽ giảng tất cả các pháp bao gồm vô lượng nghĩa lý (Tổng trì) và cách tu thiền quán (Tam ma đề) để thấy các pháp như mộng huyển, hầu lià dính mắc tham chấp thủ được tâm tự tại giải thoát, nên Ngài bảo Tôn giả rằng: “Ông dù nhớ hay, nhưng chỉ thêm phần học rộng nghe nhiều, đối với sự quán chiếu vi diệu của pháp Sa Ma tha, tâm còn chưa rõ; nay ông hãy chú ý nghe, ta sẽ vì ông khai thị từng thứ lớp một, cũng khiến hàng tâm dính mắc điên đảo đời sau sẽ được chứng quả Bồ Đề”. Ở đây Ngài lưu ý nhiều người tu không hiểu cách quán chiếu vi diệu pháp của thiền định tịch tịnh (Sa ma tha), nên cần phải chú ý suy nghĩ nghĩa lý cho thấu đáo rồi thực hành kiên cố cho sạch hết tâm dính mắc, thì sẽ đạt giác ngộ.
Đức Phật nói: “Tất cả chúng sinh cam chịu luân hồi, là do hai thứ thấy sai lầm điên đảo phân biệt, ngay đó phát sinh, ngay đó theo nghiệp luân chuyển; thế nào là hai thứ vọng kiến? Một là vọng kiến Biệt Nghiệp của chúng sanh, hai là vọng kiến Đồng Phận của chúng sinh”. Ngài nói sở dĩ chúng sinh bị luân hồi do bởi hai thứ thấy sai lầm (vọng kiến) về nghiệp riêng (Biệt nghiệp) và nghiệp chung (Đồng phận).
1- VỌNG KIẾN BIỆT NGHIỆP
Sao gọi là thấy sai lầm nghiệp riêng?
Đức Phật hỏi: “Như người thế gian con mắt bị nhặm, ban đêm thấy ánh sáng, riêng có bóng tròn ngũ sắc bao phủ; ý ông thế nào? Cái bóng tròn hiện nơi ánh đèn này là màu sắc của ngọn đèn hay là màu sắc củakiến tinh? Nếu là màu sắc của ngọn đèn, thì người không nhặm sao chẳng cùng thấy, mà chỉ có người nhặm mới thấy bóng tròn này? Nếu là màu sắc của kiến tinh, như thế kiến tinh đã thành màu sắc, thì người nhặm thấy bóng tròn kia gọi là cái gì?” Ở đây Đức Phật chỉ cho chúng ta cái bóng tròn 5 màu chẳng phải của đèn, cũng chẳng phải của cái thấy (Kiến tinh).
Đức Phật nói tiếp: “Nếu lìa ngọn đèn riêng có bóng tròn này, thì khi nhìn qua bình phong, bàn ghế, phải có bóng tròn hiện ra, nếu lìa kiến tinh riêng có bóng tròn thì chẳng phải mắt thấy, vậy sao người nhặm lại thấy bóng tròn?” Ở đây Ngài lý luận rằng khi không có ngọn đèn và không có cái thấy thì sẽ không có bóng tròn 5 màu.
Ngài giảng:“Nên biết, màu sắc ở nơi đèn, do mắt bị bệnh mới thấy bóng tròn, bóng tròn và kiến tinh đều là bệnh nhặm, kẻ thấy được nhặm thì chẳng phải bệnh; chớ nên nói bóng tròn là đèn, là thấy, hoặc nói chẳng phải ngọn đèn chẳng phải cái thấy”. Ở đây Ngài dạy rằng 5 màu sắc là ở nơi đèn do mắt bị bệnh nhặm mới thấy bóng tròn 5 màu. Người biết được bị nhặm thì không bệnh, vì vậy cho nên chẳng nên nói bóng tròn 5 màu là đèn hay là cái thấy, hoặc nói chẳng phải là đèn hay chẳng phải là cái thấy.
Đức Phật nêu thí dụ: “- Ví như đệ nhị nguyệt chẳng phải bản thể, cũng chẳng phải bóng của đệ nhất nguyệt. Tại sao? Vì do dụi mắt mới thành có đệ nhị nguyệt. Người trí chẳng nên truy cứu cái đệ nhị nguyệt này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là kiến tinh hay chẳng phải kiến tinh, vì đó là do dụi mắt sanh ra, thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của kiến tinh? Huống còn vọng sanh phân biệt, cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, chẳng phải màu sắc của kiến tinh ư?”
Ngài ví như mặt trăng thứ hai (đệ nhị nguyệt) chẳng phải bản thể, cũng chẳng phải bóng của mặt trăng thứ nhất; tại sao? Vì do dụi mắt mới thành có trăng thứ hai. Người trí hiểu biết chẳng nên truy tìm mặt trăng thứ hai này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là cái thấy (kiến tinh) hay chẳng phải cái thấy, vì đó là do dụi mắt sinh ra. Thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay lại muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của cái thấy; hoặc cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, chẳng phải màu sắc của cái thấy, đều không đúng.
Sự thật của cái thấy sai nghiệp riêng (biệt nghiệp vọng kiến) là: vốn không có cái bóng tròn năm màu quanh ngọn đèn, người thấy sai (vọng kiến) chỉ vì bệnh nhặm mà bóng tròn năm màu sinh ra; vì người không bệnh nhặm thì chẳng nhìn thấy bóng tròn năm màu. Như Đức Phật không thấy sai, nên thấy "Pháp giới không hai", chúng sanh nhận thức sai lầm, rồi dính mắc chấp chặt vào những nhận thức sai ấy trở thành các bệnh như: Đúng sai, vinh nhục, đẹp xấu, hay dở, yêu ghét v.v… Tất cả những nhận thức sai lầm như thế che lấp chân tâm, nên cái thấy trong khi thấy đó chẳng phải gốc thấy (bản kiến).
2- VỌNG KIẾN ĐỒNG PHẬN
Sao gọi là thấy sai lầm nghiệp chung?
Đức Phật giảng: “- A Nan! Ở cõi Ta Bà này, trừ biển cả ra, phần đất bằng gồm có ba ngàn châu, ở giữa là đại châu, Đông Tây bao gồm hai ngàn ba trăm nước, ngoài ra các tiểu châu ở giữa biển hoặc có từ hai trăm đến ba trăm nước, hoặc có từ một, hai cho đến bốn mươi, năm mươi nước. A Nan, ví như trong đó có một tiểu châu, chỉ có hai nước, dân một nước thì đồng cảm ác duyên, khiến cả nước cùng thấy tất cả cảnh giới chẳng lành, như những ác tướng do nhựt nguyệt, tinh tú và khí trời hiện ra v.v... chỉ cả nước này thấy đủ thứ ác tướng như vậy, còn dân nước kia lại chẳng hề thấy nghe những ác tướng đó”.
Sự thấy sai lầm giống nhau (đồng phận vọng kiến) là những hiện tượng khác biệt xảy ra đối với những người cùng ở trong một nước hay cùng một vùng về những hiện tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, mây đen hay vàng hay đỏ bao phủ, bão tố, mưa lụt v.v… mà không xảy ra đối với những người nước khác hay vùng gần bên những hiện tượng bất thường ấy. Cũng phải đề cập tới các cách sinh hoạt, cách đối xử, quan điểm sống, phong tục tập quán, v.v… khác nhau từng khu, vùng, nước, châu lục v.v… nên có cùng sự thấy sai lầm chung vậy.
5. PHÁ VỌNG KIẾN VỀ NGHIỆP
(Còn tiếp)