Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ Nhì

15/01/201621:15(Xem: 3231)
Quyển Thứ Nhì

Phật lịch 2539 – (1995)

Phật nói Kinh

Chánh Pháp Đại Bửu Tích

Hỏi Ngài Ca Diếp

Việt dịch:    THÍCH HUYỀN-VI

 

Tập II

 

Quyển Thứ Nhì

 

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Nếu có ai thực hành đầy đủ ba mươi hai pháp lành (32 P. L.), mới gọi là Bồ Tát tân học”.

            -Ca Diếp bạch đức Phật: “Thế nào gọi là ba mươi hai pháp?”.

            -“Một, là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.  Hai, là hạt giống nhứt thiết trí phát hiện.  Ba, là không lường chúng sanh sang hèn, khiến họ được trí huệ.  Bốn, là tất cả chúng sanh, hạ mình bỏ ngả tướng.  Năm, là thương xót chân thật, tâm ấy không thoái chuyển. Sáu, là bạn lành, bạn ác, tâm đối xử bình đẳng.  Bảy, là dù chứng niết bàn, tâm thường nhớái ngữ.  Tám, là trước lưu tâm chào hỏi, thương xót gánh nặng mỗi người.  Chín, là đối với các chúng sanh, thường khởi lòng từ bi.  Mười, là tìm cầu giáo pháp nhiệm mầu.  Mười một, là tâm không bao giờ nhàm chán.  Mười hai, là nghe pháp không bao giờ thấy đủ.  Mười ba, là thường xét lỗi mình, không nói chỗ phạm của người khác.  Mười bốn, là đầy đủ các oai nghi, hằng phát tâm rộng lớn.  Mười lăm, là thật hành các nghiệp thiện thù thắng, không cầu quả báo. Mười sáu, là sanh trưởng giới đức, diệt các nẽo luân hồi.  Mười bảy, là khiến chúng hữu tình, đạo tâm luôn luôn tăng tiến.  Mười tám, là tất cả căn lành đều được thực hành rốt ráo.  Mười chín, là thường hành đức tánh nhẫn nhục và tinh tiến.  Hai mươi, là như vào thiền định Vô Sắc.  Hai mươi mốt, là trí tuệ, phương tiện, khéo giải tổng trì. Hai mươi hai, là hằng dùng tứ nhiếp pháp, khéo léo thực hành.  Hai mươi ba, là trì giới phá giới, lòng từ không chia hai.  Hai mươi bốn, là thướng ở rừng núi, ưa hỏi giáo pháp sâu xa mầu nhiệm.  Hai mươi lăm, là nhàm lìa các thứ thường cóở trong cõi đời.  Hai mươi sáu, là đức vô vi, ưa vui xuất thế.  Hai mươi bảy, là xa lìa tâm nhỏ hẹp, hành theo hạnh bao la.  Hai mươi tám, là xả trừ bạn ác, gần gủi bạn lành.  Hai mươi chín, là với tứ vô lượng tâm và năm thần thông.  Ba mươi, là  thảy đều thông suốt, thanh tịnh khônhg chấp trước.  Ba mươi mốt, là chẳng theo tà chánh, như thật y theo lời thầy dạy và ba mươi hai, là phát tâm bồ đề, thuần nhất vô ngại.  Ca Diếp! Đầy đủ ba mươi hai pháp lành như thế thì được gọi là Bồ Tát tân học”. Ta nay đối với nghĩa trên nói thêm bài tụng:

            “Lợi ích các chúng sanh,

            Muốn làm hạnh trong sạch,

            Được sanh tất cả trí,

            Không chọn kẻ sang, hèn,

            Đồng vào tuệ Như Lai,

            Chơn thật thương chúng sanh

            Tâm ý không thoái chuyển,

            Bạn lành và bạn dữ,

            Bình đẳng quán nơi kia,

            Dù đến chốn niết bàn,

            Trước ái ngữ hỏi han,

            Thương xót với gánh nặng,

            Đến các chúng sanh kia,

            Không đoạn lòng đại bi,

            Cầu pháp, tâm không khổ,

            Nghe nghĩa thường không đủ,

            Hằng xét lỗi chính mình,

            Không chê người khác phạm,

            Giữđủ các oai nghi,

            Nhưng khởi hạnh đại thừa,

            Không cầu các quả báo,

            Gìn giữ các giới đức,

            Đoạn diệt nẻo luân hồi,

            Khiến các hữu tình kia,

            Xa hại thêm ýđạo,

            Nhẫn nhục nhóm căn lành,

            Tinh tấn tu các hạnh,

            Như vào định Vô Sắc,

            Trí huệ các phương tiện,

            Tổng trì nhưng khéo giải,

            Bốn nhiếp pháp hằng trì,

            Trì, phạm, cả hai thương,

            Thường ở nơi rừng núi,

            Hằng ưa nghe pháp mầu,

            Nhàm lìa cảnh thế gian,

            Ưa kính quả Vô Thượng,

            Xa lìa hàng Thanh Văn,

            Thường tu hạnh đại thừa,

            Xả bỏ các bạn ác,

            Gần gủi những người lành,

            Năm thông, bốn vô lượng,

            Trí tuệ đều thông suốt,

            Thanh tịnh dứt vô minh,

            Không chấp nơi chánh tà,

            Nương thầy, theo chân thật,

            Thuần nhứt, hạnh không tạp,

            Phật nói pháp quán hạnh,

            Trước phát tâm bồ đề,

            Ba mươi hai pháp nầy,

            Đức Thiện Thệ diễn nói,

            Bồ Tát hành đầy đủ,

            Đặng vị cam lồ Phật”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ta vì hàng Bồ Tát tân học, nói pháp thí dụ, khiến kia hiểu biết, theo đức độ Bồ Tát”.

            -Ca Diếp bạch Phật rằng: “Nghĩa ấy như thế nào?”.

            -Ca Diếp: Ví như quảđịa cầu cùng với chúng sanh, nhờấy nương ở, khiến đặng tăng trưởng, nhưng đối với quảđịa cầu kia cùng với chúng sanh không cầu mong, không tham ái.  Bồ Tát tân học cũng lại như vậy, từ khi sơ phát tâm thẳng đến chốn đạo tràng, ngồi đắc đạo thành bực Chánh Giác, ở trong khoảng giữa, vận dụng cứu độ tất cả chúng sanh, không ham muốn, không mong cầu, cũng lại như vậy”. Ta nay muốn nói lại nghĩ trên, nên thuyết thêm bài kệ:

            “Ví như quả đất,

            Cùng các chúng sanh,

            Nương nhờ nuôi lớn,

            Đối chúng sanh kia,

            Không cầu không ái,

            Bồ Tát cũng thế,

            Từ sơ phát tâm,

            Thẳng đến đạo tràng,

            Thành bậc Vô Thượng,

            Cứu độ hữu tình,

            Không mong không mến,

            Không oán không thân,

            Bình đẳng nhiếp thọ,

            Thành bậc Chánh Giác”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như chất nước làm tươi nhuận cho loài thào mộc cây cối, nhưng chất nước kia đối với loài thảo mộc không tham ái, không mong cầu.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế! Dùng từ tâm thanh tịnh, khắp giáp tất cả chúng sanh, nhuận ích loài hữu tình,

hạt giống lành mạnh mẽ, khiến được tăng trưởng, không tham ái, không mong cầu”.  Ta nay nói lại bài kệ:

            “Vi như thủy giới,

            Nhuận ích tất cả,

            Thảo mộc cây cối,

            Khiến được sanh trưởng,

            Không tham không cầu,

            Bồ Tát cũng thế

            Đem từ tâm tịnh

            Khắp đến hữu tình,

            Thứ lớp tươi nhuận,

            Tăng trưởng giống tốt,

            Phá sức ma lớn,

            Đặng Phật Bồ Đề”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như chất lửa kia đối với các loạn không tham ái, không mong cầu.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế! Dùng đại trí huệ thành thục tất cả giống tốt cho muôn loài chúng sanh”.  Đối với việc nầy ta nói bài kệ:

            “Ví như hỏa giới,

            Thành thục tất cả,

            Năm giống lúa đậu,

            Nhưng hỏa giới kia,

            Đối với gạo, nếp,

            Không cầu không ái,

            Bồ Tát cũng thế,

            Dùng lửa trí huệ,

            Nấu chín tất cả,

            Mầm tốt chúng sanh,

            Bồ Tát đối kia,

            Không mong không cầu”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như gió động, rung chuyển cõi nước của các đức Phật.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế!  Dùng sức phương tiện khôn khéo, hướng dẫn chúng sanh, khiến họ hiểu giáo lý nhiệm mầu của Phật Pháp”.  Đối với việc trên, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như gió động,

            Theo sức mạnh gió,

            Động khắp cõi Phật,

            Các chúng Bồ Tát,

            Cũng lại như thế,

            Dùng phương tiện khéo,

            Vì hàng Phật tử,

            Nói Pháp tối thượng”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như Ma Vương, thống lảnh bốn quân binh, chư thiên cõi Dục không thể nào hàng phục chúng được.  Ca Diếp! Bồ Tát cũng thế! Ý được thanh tịnh tất cả các ma, không thể nào hoặc loạn”.  Đối với việc trên, ta nói bài kệ:

            “Ví như Ma Vương,

            Lãnh bốn quân binh,

            Chư thiên cõi Dục,

            Không thể làm loạn,

            Bồ Tát cũng thế,

            Ý được thanh tịnh,

            Tất cả các ma,

            Không thể hoặc loạn.”

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như mặt trăng non, dần dần tăng trưởng, cho đến yến sáng tròn đầy.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, dùng tâm không nhiểm ô, cầu tất cả Pháp, cho đến viên mãn”. Ta nay nói thêm bài kệ:

            “Ví như trăng non,

            Dần dần to lớn,

            Thẳng đến tròn sáng,

            Bồ Tát cũng thế,

            Đem tâm không nhiểm,

            Cầu làm các lành,

            Dần dần tăng tiến,

            Pháp Phật viên minh”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như mặt trời mọc, chiếu tỏa yến sáng bao la, rọi trong thế gian, không nơi nào mà chẳng sáng.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế, phóng trí tuệ sáng, chiếu phá các chỗ tối tăm cho chúng sanh, không người nào mà chẳng khai ngộ.”  Đối với việc nầy, ta nói thêm bài kệ:

            “Như mặt trời mọc,

            Soi sáng thế gian,

            Tất cả vật tượng,

            Đều được chiếu soi,

            Bồ Tát cũnh thế,

            Phóng trí tuệ sáng,

            Soi các hữu tình,

            Đều được khai hóa”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như sư tử chúa, có oai đức to lớn, tất cả việc làm của chúng không sợ không sệt.  Ca Diếp! Bồ Tát cũng thế, an trú nơi giới đức, đa văn.  Như thế tất cả nơi chốn được đến, không có sợ hãi”.  Ta nay có thêm bài kệ:

            “Sư tử chúa thú,

            Oai đức dũng mãnh,

            Các chỗđi qua,

            Tâm không sợ sệt,

            Bồ Tát cũng thế,

            Nghe nhiều ở yên,

            Trì giới, trí tuệ,

            Đối với thế gian,

            Các việc đã làm,

            Lìa các sợ hãi”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như rồng, voi, có thế lực lớn, đảm trách tất cả các việc nặng nề, nhưng không bao giờ thấy lao khổ! Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế, đảm trách tất cả các khổ “ngũ uẩn” của chúng sanh, nhưng không bị các khổ kia lôi cuốn”.  Ta nay nói thêm bài kệ:

            “Ví như voi, rồng,

            Có thế lực lớn,

            Thân chở vật nặng,

            Nhưng không lao khổ,

            Bồ Tát cũng thế,

            Gánh nặng chúng sanh,

            Các khổ năm uẩn,

            Không thấy khổ nhọc”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như hoa sen, mọc trong bùn lầy nước đọng, nhưng không bị đắm nhiểm! Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng lại như vậy.  Mặc dù sanh trong thế gian, nhưng không đắm trước các việc tạp nhiểm thế gian”.  Ta nay nói thêm bài kệ:

            “Ví như hoa sen,

            Mọc ra trong đầm,

            Nước đục bùn lầy,

            Nhưng không bị nhiểm,

            Bồ Tát cũng thế,

            Tuy sanh trong đời,

            Rất nhiều tạp nhiểm,

            Song không bị đắm”.

            Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người, phương tiện chặt cây, nhưng không đào hết rể cây, sau đó lại bị mọc lại,  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, dùng sức phương tiện đoạn các phiền não, song không đem tâm đại bi dựa theo căn lành màđoạn, rồi bị sanh lại trong  ba cõi khổđau”.  Ta nay muốn rõ thêm ý trên, nên nói bài kệ:

            “Ví như có người,

            Dùng nhiều phương tiện,

            Chặt đứt thân cây,

            Không đoạn rể cây,

            Thời gian sau đó,

            Lại mọc lên đất,

            Bồ Tát cũng thế,

            Phương tiện khéo léo,

            Đoạn các phiền não,

            Không đoạn căn bản,

            Vì tâm đại bi,

            Sanh lại ba cõi”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như các dòng nước, muôn sông chảy về biển cả, đồng một vị mặn.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, đã có bao nhiêu căn lành, các thứ lợi ích, hồi hướng bồ đề, cùng niết bàn kia, đồng về một vị”.  Ta nay muốn rõ nghĩa trên , nói thêm bài kệ:

            “Ví như tất cả,

            Sông, suối, nước chảy,

            Đều về biển lớn,

            Đồng một vị mặn,

            Bồ Tát cũng thế,

            Đã có tất cả,

            Căn lành lợi ích,

            Hồi hướng bồ đề,

            Đến nơi chơn lý,

            Đồng về một vị”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như bốn vị thiên vương và chúng ở trời Đao Lợi, muốn an trụ nơi núi Diệu Cao.  Ca Diếp!  Bồ Tát tân học cũng như thế, đã tu pháp lành, được ‘nhứt thiết trí’, muốn an trụ tâm bồ đề”.  Đối với việc ấy, ta nói thêm bài kệ:

            “Như Tứ Thìên Vương,

            Và chúng Đế Thích,

            Muốn được an trụ,

            Núi Diệu Cao kia,

            Bồ Tát cũng thế,

            Đã tu pháp lành,

            Đặng ‘nhứt thiết trí’,

            Trụ trong bồ đề”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như quốc vương, muốn làm việc nước, phải nhờđại thần.  Ca Diếp!  Bồ Tát tân học, muốn làm việc Phật, phải nhờ phương tiện trí tuệ”.  Ta nay muốn nói lại ý trên, nên thêm bài kệ:

            “Ví nhưông Vua,

            Muốn làm việc nước,

            Phải nhờ tể, thần,

            Mới mong thành công,

            Bồ Tát cũng thế,

            Muốn làm việc Phật,

            Nương huệ phương tiện,

            Quyết định thành tựu”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như trời sáng trong lành, không có mây mù, ở trong thế gian trọn không có tướng mưa rơi, Bồ Tát tân học cũng thế, nghe ít trí hẹp, đối với các hữu tình hoàn toàn không có tướng mạo thuyết pháp”.  Đối với việc trên, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như hư không,

            Không có mây mù,

            Trong bầu trời kia,

            Không bao giờ mưa,

            Bồ Tát cũng thế,

            Học ít, trí hẹp,

            Đối với chúng sanh,

            Không biết thuyết pháp”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như hư không, nổi mây sấm lớn, chắc chắn mưa xuống làm cho lúa bắp tươi nhuận.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế.  Ở trong thế gian khởi mây từ bi, rưới mưa diệu pháp, chúng sanh thấm nhuần”.  Đối với nghĩa trên, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như hư không,

            Mây sấm nổi lên,

            Quyết có mưa xuống,

            Giúp tươi lúa đậu,

            Bồ Tát cũng thế,

            Mây lành che khắp,

            Rưới mưa chánh pháp,

            Lợi lạc hữu tình”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như Chuyển Luân Thánh Vương có bảy thứ qúy báu, hằng theo nhà Vua.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng lại như thế, có bảy giác chi, thường theo Bồ Tát”.

Ta nay đối với nghĩa nầy thuyết minh bài kệ:

            “Ví như thế gian,

            Chuyển Luân Thánh Vương,

            Đã có bảy báu,

            Thường theo bên Vua;

            Bồ Tát cũng thế,

            Có bảy giác chi,

            Những cỗđã đến,

            Theo dõi Bồ Tát.”

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví dụ ai có ngọc ma ni bửu châu được giàu sang, giá trị giống như đồ thất bảo (Karsapana), trăm  nghìn giàu sang.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế, đặng nhiều ngọc báu, trị giá trăm ngàn giàu sang của hàng Thanh Văn, Duyên Giác”.  Đối với việc trên, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như ngọc ma ni,

            Giàu sang vinh hiển nhiều,

            Đồ thất bảo quí giá,

            Trăm ngàn vàng khó sanh,

            Bồ Tát cũng như thế,

            Giàu sang đạo hạnh nhiều,

            Thinh Văn và Bích Chi,

            Trăm ngàn cũng khó sánh.”

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Như chúng trời Đao Lợi, thường trú nơi tạp lâm, thọ dụng giàu sang, bình đẳng không hai.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, nếu an trụ tâm thanh tịnh, vì tất cã chúng sanh, chánh trực, phương tiện, bình đẳng không hai”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như trời Đao Lợi,

            Ái trụ tạp lâm kia,

            Thọ dụng sự giàu sang

            Bình đẳng không có hai,

            Bồ Tát cũng như thế

            Người trụ tâm trong sạch,

            Chánh trực vì quần sanh,

            Phương tiện cũng không hai”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người khéo giải cấm chú, khéo biết thuốc độc, không

bao giờ bị hại bởi thuốc độc.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như thế, đủ lòng đại từ bi, khéo léo

nhiều phương tiện, tất cả phiền não, không thể bị hại”.  Ta nay muốn nói thêm một bài kệ:

            “Ví như người thế gian,

            Khéo biết thuốc cấm chú,

            Tất cả các thuốc độc,

            Không thể bị tổn hại,

            Bồ Tát cũng như vậy,

            Nếu đủ huệ, phương tiện,

            Tất cả độc phiền não,

            Không thể bị tổn hại”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như những chỗ phân bón trong thế gian hay sanh chất mầu

 mở phì nhiêu.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, nếu chỗ phân nhơ phiền não, hay sanh tất cả

chủng trí”. Đối với nghĩa nầy ta phải nói thêm bài kệ:

            “Ví như chỗ phân bón,

            Sinh ra nhiều mầu mở,

            Khác thường và phì nhiêu.

            Bồ Tát chỗ phiền não,

            Sanh ra nhứt thiết trí,

            Nghĩa kia cũng như vậy”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người không học võ nghệ, nếu cầm binh khíđâu biết

 thi thố tài năng.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng thế, trước chưa nghe, học chánh pháp, ít rõ phép

mầu, nếu luận tri kiến, đâu có biết chánh tà”.

            Phật bảo Ca Diếp: “Ví nhưông thợ làm đồ gốm, muốn nung các loại đất, phải dùng lữa

 mạnh.  Ca Diếp! Bồ Tát tân học cũng như vậy, muốn giúp chúng sanh ngu mê, khai phát trí tuệ,

 phải dùng lữa trí Phật Pháp.  Ca Diếp! Thế nên, chánh pháp Đại Bảo Tích nầy, khiến tân Bồ Tát

tu học, thọ trì, đặng hiểu rõ pháp hành trì”.

            -Ca Diếp bạch Phật: “Bồ Tát tân học làm thế nào thọ trì, cách thức hành trì chánh pháp?”.

            -“Ca Diếp! Như tự quán thân nầy vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả, vô danh,

 vô tướng, cũng vô quán hạnh.  Ca Diếp!  Như thế gọi là chánh quán, trong pháp ảnh tượng.  Lại

nữa Ca Diếp! Phải đúng như thật trong pháp chánh quán ảnh tượng.  Ca Diếp! Thế nào gọi là

 trong pháp ảnh tượng?   Như chánh quán về sắc, quán sắc kia vô thường mà cũng là thường, vô

định mà là chánh định.  Ca Diếp!Đó là nói đúng như thật trong pháp quán sát ảnh tượng”.

            “Lại nữa Ca Diếp! Phải như thật trong pháp quán sát ảnh tượng: đã có ‘địa giới’, thường

 cùng vô thường, vôđịnh mà làđịnh.  Như thế ‘thủy giới’, ‘hỏa giới’, ‘phong giới’, ‘không giới’,

 ‘ thức giới’ cũng lại như vậy, không định mà làđịnh.  Ca Diếp!  Đây là nói như thật trong pháp

quán sát ảnh tượng”.

            “Lại nữa Ca Diếp!  Đã có‘ nhãn xứ’, tánh thường cùng vô thường, vôđịnh mà làđịnh.

  Cũng như vậy ‘nhĩ xứ’, ‘tỹ xứ’, ‘thiệt xứ’, ‘thân xứ’, ‘ý xứ’, tánh thường và vô thường, vôđịnh

 mà làđịnh.  Ca Diếp!  Đây là nói trong pháp ảnh tượng như thật quán sát”.

             “Laị nữa, nầy Ca Diếp!  Đây định một pháp, đây bất định hai pháp; nếu hai pháp làkia, ở

trong sắc tướng chẳng thấy, chẳng trụ, không tế nhị, không hiểu biết cũng không tướng trạng. Ca

 Diếp!  Đây là nói trong pháp ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, Ca Diếp! Ngã kiến một pháp, vô ngã hai pháp, nếu hai pháp kiaở trong sắc

 tượng, chẳng thấy, chẳng trụ, không tế nhị, không hiểu biết, cũng không tướng mạo.  Ca Diếp!

Đây là nói trong pháp ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, Ca Diếp!Đây tâm chơn thật một pháp; đây tâm không thật hai pháp.  Ca Diếp!

 Hai pháp sở tại, không tâm, không giác, không ý, không thức.  Ca Diếp!  Đây là nói trong pháp

ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, Ca Diếp! Thiện cùng bất thiện, thế gian cùng xuất thế gian, có tội cùng không

 tội, hữu lậu cùng vô lậu, hữu vi, vô vi, có phiền não cũng không phiền não.  Như thế, tất cả

pháp.  Ca Diếp!  Đây là pháp sanh một, pháp diệt hai, nếu trong hai pháp không tụ, không tán,

 cầu không thể đặng.  Ca Diếp!  Đây là nói trong pháp ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, nầy Ca Diếp!  Đây pháp có một, đây pháp không hai, nếu hai pháp nầy ở trong

 sắc tượng, chẳng thấy, chẳng trụ, không tế nhị, không hiểu biết, cũng không tướng trạng.  Ca

 Diếp! Đây là nói trong pháp ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, Ca Diếp!Đây là luân hồi một pháp, niết bàn hai pháp; nếu hai pháp kiaở trong

 sắc tượng, chẳng thấy, chẳng trụ, không tế nhị, không hiểu biết.  Ca Diếp!  Đây là nói trong

phápảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa, Ca Diếp! Ta nói với các ông, vô minh sanh ra hành, hành duyên sanh ra thức,

thức duyên sanh ra danh sắc, danh sắc duyên sanh sáu nhập, sáu nhập duyên sanh xúc, xúc

duyên sanh thọ, thọ duyên sanh ái, ái duyên sanh thủ, thủ duyên sanh hữu, hữu duyên sanh lão

 tử, lão tử duyên sanh ra lo buồn khổ não.  Ca Diếp!  Như thế, ngăn được đại khổ uẩn nầy, thì

được vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt

thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúx diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thìái diệt, ái diệt thì

thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão tử diệt, lão tử diệt thì lo rầu

 khổ não cũng diệt.  Như thế diệt được một đại khổ uẩn nầy.  Ca Diếp!  Nếu dùng trí quán sát

 minh và vô minh bình đảng, không có hai tướng.  Ca Diếp!  Đây là một trong pháp ảnh tượng,

quán sát như thật”.

            “Laị nữa Ca Diếp!  Như thế hành, hành diệt; như thế thức, thức diệt; như thế danh sắc,  danh sắc diệt; như thế sáu nhập, sáu nhập diệt; như thế xúc, xúc diệt; như thế thọ, thọ diệt; như thếái, ái diệt, như thế thủ, thủ diệt; như thế hữu, hữu diệt; như thế sanh, sanh diệt; như thế lão tử, lão tử diệt; như thế dùng trí quán sát tánh sanh diệt, thì không hai tướng vậy.  Đây là nói trong pháp ảnh tượng, quán sát như thật”.

            “Lại nữa,  nầy Ca Diếp! Cần phải chánh quán trong pháp ảnh tượng, các pháp chẳng phải không, cũng không phải chẳng không, như thế pháp không, không, không có tướng các pháp, không có tướng vô pháp, pháp tướng tức là tướng không, tướng không tức là vô tướng, vô tướng

tức là vô nguyện.  Vì sao?  Vì không sở nguyện tạo tác vậy.  Vô tướng tức là không.  Như vậy, người tu hành biết rằng, nếu pháp chưa sanh, không sanh, vì pháp chưa sanh vậy, như các pháp kia sanh, tính nó cũng không sanh, sanh rồi dứt ngay; như thế không có năng sanh, sở sanh, lìa bỏ các chấp thủ vậy.  Pháp không có tự tánh, vô tánh tức là không.  Như thế chánh quán trong pháp ảnh tượng đã nói”.

            “Lại nữa, Ca Diếp!  Bổ Đặc Già La (Pudgala) Ngã là ta, không phải phá hoại mới không, thể của nó tức là không, vì vốn chẳng phải là có; chẳng phải đời trước không, cũng không phải đời sau không, hiện tại tức không”.

            -Ca Diếp bạch rằng: “Bổ Đặc Già La kia, con nay đã giác ngộ biết nó (ngã) là không vìđã phá hoại ngã.  Tất cả đều không, các pháp thế gian là như thế”.

            -Đức Phật nói: “Ca Diếp!Ông nói ‘không phải’, ‘không có’.  Ca Diếp! ông có thấy ngã kia (Pudgala) lượng như núi Tu Di, chớ chưa lìa ngã mà thấy kia là không.  Vì sao?  Phá ngã, đoạn không, chấp tất cả không.  Ta cho đó làđại bịnh, khó mà cứu vãn”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như có người bịnh, họ bịnh rất nặng, nhưng thuốc quá kém, quá yếu, khiến người kia uống vào, thuốc tuy vào bụng, nhưng bịnh không lành.  Ca Diếp!  Người ấy đặng khỏi bịnh không?”.

            -Ca Diếp bạch rắng: “Không thể khỏi bịnh, bạch đức Thế Tôn”.

            -Đức Phật dạy: “Ýông nghĩ thế nào?”.

            -“Bạch Thế Tôn, vì người ấy bịnh rất nặng, không thể nào lành khỏi bịnh”.

            -“Ca Diếp!  Ai mà chấp không, cũng lại như vậy, đối với tất cả các pháp sâu sắc chấp không, ta không cách gì trị lành được”.  Đối với nghĩa nầy, ta nói thêm bài kệ:

            “Ví như người bịnh nặng,

            Khiên họ uống thuốc dỡ,

            Tuy uống, bịnh không khỏi,

            Người kia không thể lành.

            Chấp không cũng như thế,

            Đối với tất cả chỗ,

            Chấp trước nơi không kiến,

            Ta nói không thể thành”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp! “Thí như người ngu quán hư không kia, nhưng sanh lòng sợ hãi, trong lòng lo buồn.  Vì sao?  Sợ hư không rơi xuống đất tổn hại đến thân”.  Đức Phật dạy: “Hư không kia có thể rơi xuống đất không?”.

            -Ca Diếp thưa: “Chẳng như vậy, bạch Thế Tôn”.

            -Đức Phật bảo: “Ca Diếp!  Nếu các vị Sa Môn, Bà La Môn ngu mê, cũng lại như vậy.  Họ nghe nói pháp không, sanh tâm sợ hãi.  Vì sao?  Vì nếu không thìđại tâm ta nương chỗ nào ứng dụng?”  Đối với nghĩa nầy, ta phải nói bài kệ:

            “Ví như người ngu mê,

            Với “không” sanh sợ hãi,

            Buồn khóc rồi đi xa,

            Sợ hư không rơi đất,

            Hư không đâu có ngại,

            Không tổn nơi chúng sanh,

            Người ấy tựngu mê,

            Vọng sanh lo sợ hãi,

            Sa Môn, Bà La Môn,

            Ngu chấp cũng như vậy,

            Nghe nói sự vật không,

            Sanh lòng lo sợ sệt,

            Nếu ‘hư không’ hại ta,

            Nương đâu mà sống còn?”

            -Đức Phật bảo Ca Diếp! “Ví như vị họa sư, tự vẽ hình quỷác dạ xoa, vẽ rồi, thấy hình ác, sanh lòng sợ hãi, mê muội té xỉa.  Ca Diếp! Chúng sanh phàm phu kia, cũng lại như vậy.  Tự mình tạo ra sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; tạo rồi mê muội, bịđọa lạc nơi biển luân hồi”.  Ta nay đối với việc nầy, nói một bài kệ:

            “Ví như họa sư khéo,

            Họa dạ xoa ác kia,

            Đối quỷ tự sợ hãi,

            Mê muội xỉu trên đất!

            Phàm phu cũng như thế,

            Tự mê nơi sắc thanh,

            Kia mê không tự biết,

            Đọa lạc đường luân hồi”.

            -Đức Phật bảo Ca Diếp! “Ví như một huyễn sĩ biến thành huyễn hóa; huyễn hóa kia có thể biến thành huyễn sĩ.  Ca Diếp! tương ứng hạnh tỳ kheo, cũng lại như vậy.  Tự phát ý nói rằng tất cả sự vật đều không.  Hư không kia chẳng thật, cũng thường nói như thế”.Đối với việc nầy, ta phải nói thêm bài kệ:

            “Ví như huyễn sĩ khéo,

            Hay biến thành huyễn hóa,

            Nhưng người huyễn hóa kia,

            Cũng hay biến huyễn sĩ;

            Tương ứng hạnh tỳ kheo,

            Phát ý cũng như vậy,

            Kia nói tất cả không,

            Không ‘thật không’ cũng nói”.

      

            Đức Phật bảo Ca Diếp: “Ví như hai cây cọ xát nhau liên tục, gió thổi phát ra lửa, khi lửa đã phát sanh. trở lại đốt hai cây kia.  Ca Diếp! chánh quán như thật, cũng là như vậy.  Đối với con đường chánh kiến. sanh ra tuệ căn kia, khi tuệ căn sanh rồi thì nó đốt tiêu chánh quán”.

            Đối với điểm nẩy, ta phải nói rõ bài kệ:

            “Ví như cọ hai cây,

            Gió thổi phát ra lửa,

            Lửa sanh trong sát na,

            Trở lại đốt hai cây,

            Chánh quán cũng như thế,

            Thường sanh nơi tuệ căn,

            Kia sanh một sát na,

            Trở lại đốt chánh quán”.

 

 

 

HếtQuyển Thứ Hai

Pd Phuong An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

           

           

 

           

 

 

           

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]