- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN29
ÂM:
UY NGHI TỊCH TĨNH.
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa,nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sởtùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
DỊCH:
BỐN OAI NGHI ÐỀU TỊCH TĨNH.
Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặcnằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâuđến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.
GIẢNG:
Trong kinh Kim Cang có những chỗ định nghĩa Như Lai, như đoạn trước, tôinhắc lại để quí vị nhớ. "Như Lai giả, chưpháp Nhưnghĩa". Nghĩa Nhưcủacác pháp, đó là Như Lai. Ở đây nói: Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sởkhứ, cố danh Như Lai. Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọilà Như Lai. Nói rằng: Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi đâu, đó là đứngvề phương diện nào mà nói? Ðến và đi là hành động, mà hành động tức là tướngđộng, nếu nói Như Lai là tướng động thì không phải là Như Lai. Trong đoạn trướcđã định nghĩa: Như Lai là nghĩa như của các pháp, nghĩa như tức là như như bấtđộng. Tóm lại đoạn này nói Như Lai là để chỉ cho pháp thân bất sanh bất diệt, khôngbao giờ dao động. Thấy được pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ khôngphải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướnglà Phật thì khi thân tứ đại rã Phật không còn sao? Như Lai không còn sao? Thếnên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho pháp thân thanh tịnh, mà pháp thân thanhtịnh thì không đến, không đi. Vì thế trước hết đức Phật bảo: Nếu có ngườinói Như Lai hoặc đến, hoặc đi,hoặc ngồi, hoặc nằm, đó là không hiểunghĩa Phật nói.Nếu thấy Như Lai đến, đi, ngồi, nằm, đó là Như Laicó hình tướng, có tác động, mà hình tướng tác động là sanh diệt. Nếu cho NhưLai là sanh diệt thì không hiểu nghĩa Phật nói. Thế nên trong đoạn này Phật chỉrõ Như Lai là pháp thân thanh tịnh, bất sanh bất diệt, không đến, không đi, đó làđể chúng ta thấy rõ Như Lai là tịch tĩnh, lặng lẽ thường hằng.