Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23-Tịnh Tâm Hành Thiện

24/10/201008:59(Xem: 9636)
23-Tịnh Tâm Hành Thiện

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN23

ÂM :

TỊNH TÂM HÀNH THIỆN

Phục thứ Tu-bồ-đề! Thị pháp bình đẳng,vô hữu cao hạ, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Dĩ vô ngã, vô nhân, vôchúng sanh, vô thọ giả tu nhất thiết thiện pháp tắc đắc A-nậu-đa-la tam-miệutam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp,thị danh thiện pháp.

DỊCH:

TÂM TRONG SẠCH LÀM VIỆC THIỆN.

Lại nữa Tu-bồ-đề, pháp này bình đẳng không có cao thấp, ấygọi là Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Do không ngã, không nhân, không chúng sanh, khôngthọ giả tu tất cả pháp lành tức được Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. NàyTu-bồ-đề, nói rằng pháp lành đó, Như Lai nói tức chẳng phảipháp lành,ấygọilàpháplành.

GIẢNG :

Tịnh tâm là tâm trong sạch tức là không còn chấp ngã, chấppháp, lúc đó lại làm lành nữa mới gọi là Phật. Ðây đức Phật nói: Pháp nàybình đẳng không có cao thấp, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Bình đẳng không có cao thấp gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Hay nóingược lại là pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm bình đẳng không có caothấp. Bình đẳng là thế nào? Quí vị thử hiểu xem. Như hiện giờ trong giảng đườngcó một trăm người nhưng trình độ học thức hiểu biết có bình đẳng không? Nếu đemra đo lường trình độ thì một trăm người này có thể sai biệt nhau vô cùng, kẻhơn cái này, người thua cái kia. luôn luôn có sai biệt. Như thế trên tâm lượnghiểu biết do học tập được thì tất cả chúng ta có bình đẳng không ? Nay tất cảnhững kiến thức do học đượcvà những kiến thức do kinh nghiệm trong cuộc sống,chúng ta dẹp qua một bên, lặng hết mọi vọng tưởng thì lúc đó chúng ta có nghe,có thấy, có biết, nhưng những cái đó có bình đẳng không? Thế nên pháp này bìnhđẳng không cao thấp là thế, nghĩa là người nào đến chỗ đó, tức là được bìnhđẳng, là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chúng ta học đạo muốn được đạo là chỗđó. Vì thế đức Phật bảo: Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Nhưng hiện nay sởdĩ chúng ta có thiên sai vạn biệt là do huân tập, chứa chấp không đồng. Cáithiên sai vạn biệt đó là tướng huân tập bên ngoài đem lại, là những chủng tửsanh diệt, chúng ta bám vào đó cho là mình nên bị dẫn đi trong luân hồi sanhtử. Huân tập cái gì nhiều thì sức mạnh của cái đó dẫn đi, gọi là theo nghiệpthọ sanh. Nếu những cái đó chúng ta cho lặng hết, chỉ còn cái tri giác bìnhđẳng, lúc đó không còn nghiệp nào dẫn chúng ta đi, là giải thoát, là Phật.Thành Phật ngay ở chỗ đó. Như thế quí vị nghĩ ở đây có người nào không có khảnăng thành Phật không? Ai cũng có mà chỉ ưng hay không ưng làm thôi. Ai khôngưng làm thì cứ làm chúng sanh, còn ai ưng làm thì người đó có ngày sẽ thànhPhật. Thế nên đừng trách ai mà phải tự trách mình tại sao không ưng làm Phật,do không ưng làm Phật nên cứ lạy Phật hoài. Nay tất cả những gì Phật đã làm,chúng ta làm theo đúng như vậy thì chúng ta sẽ là Phật. Như thế pháp Vô thượngChánh đẳng Chánh giác đã sẵn nơi mình, không người nào thiếu. Người nào cònthấy, còn nghe, còn biết thì người đó có khả năng thành Phật. Nếu tất cả chúngta buông hết những cái do bên ngoài huân vào thì chỉ còn cái ta chân thật, khiấy sẽ không còn luân hồi sanh tử, đó là giác ngộ thành Phật, đó là căn bản. Nhưthế thì không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, vì đến chỗ bìnhđẳng thì không còn thấy có mình, có người, không thấy ngã nhân thì không thấychúng sanh, thọ giả. Tại sao? Vì khi quí vị buông tất cả, vọng tưởng lặng xuốngchỉ còn cái chân thật hằng giác hằng tri, cái đó không có niệm dấy lên phânbiệt đây là mình, kia là người, cũng không dấy niệm ta là chúng sanh. Chúngsanh là tướng duyên hợp, do các duyên hợp lại mà thành, mà sanh nên gọi làchúng sanh. Cái chân thật đó không phải là tướng duyên hợp nên không phải làchúng sanh, không có chúng sanh thì không có thọ giả tức thọ mạng, không baogiờ sanh thì làm gì có tử mà nói có thọ mạng. Quí vị thấy đến đó là mất hết bốntướng. Nhưng không phải đến đó rồi không làm gì hết, đến đó lại phải làm tất cảpháp lành, mới là điều đặc biệt. Ðiều này quí vị nghe cũng khó hiểu. Tại saođến khi không thấy bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả lại làm lành chivậy? Tôi ví dụ như một hôm quí vị đi đường, bỗng dưng thấy một người té, ngườiđó không phải là thân, cũng không phải là thù, quí vị liền đỡ họ. Khi quí vịhành động như vậy là do niệm thân thù hay do cái gì? Không có niệm gì hết, thấyhọ khổ thì ta giúp. Ðó là một ví dụ nhỏ khi mình chưa sạch bốn tướng, huống làkhi tất cả chấp ngã, chấp nhân lặng rồi thì các hành động phát ra đều lành hết,cái lành đó là Vô duyên từ, nghĩa là lòng từ không có duyên cớ. Chúng ta hiệnnay lòng từ sanh ra đều có duyên cớ. Tỉ dụ hôm nay có một huynh đệ thấy mìnhthiếu thức ăn, họ đem qua cho mình một đĩa thức ăn, ngày mai mình thấy huynh đệđó thiếu thức ăn, nếu mình có thì mình đem cho lại, như vậy lòng từ giúp đỡnhau đó có duyên cớ chớ đâu phải không duyên cớ. Cả khi những người tật nguyềnđến xin mình, có khi mình cũng giúp với lòng không có niệm gì hết, nhưng nhiềukhi giúp họ màmình nghĩlà bố thí cho có phước. Nói có phước tức là một lối bỏống chớ gì, như vậy cũng là có duyên cớ. Không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọgiả thì lòng từ không có duyên cớ, thấy người khổ là giúp, vì đâu còn thấy cómình có người mà còn có duyên cớ. Chúng ta vì thấy có người có mình nên làm gìcũng qui về bản ngã, hoặc là bản ngã hưởng ngay bây giờ hoặc mai sau hưởng, nênviệc làm có duyên cớ, lòng từ có duyên cớ. Ðó là để thấy rõ khi tu hành đến đórồi làm tất cả pháp lành chớ không phải tâm như như rồi không làm gì hết. Nếukhông làm chi cả thì Phật đâu có đi thuyết pháp bốn mươi chín năm, Bồ-tát đạtđến đó rồi cũng đem lục độ giáo hóa chúng sanh. Hiểu như thế mới thấy rằng khiđến đó mới có lòng từ không duyên cớ và đó mới là lòng từ chân thật. Còn chúngta hiện nay lòng từ tuy có, nhưng cũng còn mưu toan tính toán hoặc ít hoặcnhiều. Người đời thường nói: Thấy phơi lúa mới cho mượn gạo, nếu như không thấyhọ phơi lúa thì không muốn cho mượn gạo.Chúng ta giúp nhau phần nhiều là thấyngười kia có thể giúp lại mình việc gì mai sau, như thế đều là những việc cótính toán cả, tâm đó chưa phải bình đẳng, chưa phải là cứu kính. Phải đến chỗkhông còn bốn tướng mà vẫn làm pháp lành đó mới gọi là được Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác. Không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tức là những cái giảđó đã phá sạch rồi, đến chỗ như như lại còn hiện thân làm tất cả việc lợi íchcho chúng sanh, như thế mớilà Phật.

Nói pháp lành nhưng e chúng ta chấp pháp lành là thật, nên Phật bảo ngàiTu-bồ-đề: Pháp lành đó Như Lai nói tức không phải pháp lành, ấy gọi là pháplành. Ở thế gian nói thiện nói ác chẳng qua là tướng duyên thôi. Như thếthì nói pháp lành chẳng qua là cái tướng của duyên khởi, không có thật cho nênnói không phải pháp lành, nhưng giả danh tạm gọi là pháp lành. Làm đau khổchúng sanh gọi là ác, làm an vui chúng sanh gọi là lành. Khi đạt đạo rồi, sốngđược bình đẳng thì thấy tất cả chúng sanh nào khổ mình giúp, giúp họ được vuitạm gọi là lành, chớ đâu phải thật có một pháp lành. Ðó là Tịnh tâm hànhthiện, tâm hoàn toàn không còn ngã pháp mà làm lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567