Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 14: An lạc hạnh

23/10/201015:48(Xem: 6746)
Phẩm 14: An lạc hạnh

PHẨM 14

AN LẠCHẠNH

An lạc hạnhlà công hạnh tu hành đúng như lời Phật dạy, để việc tự lợi lợi tha được an vuikhông có chướng nạn. Vì ở trước các hàng Bồ-tát phát nguyện sau khi Phậtniết-bàn, các ngài sẽ đem kinh Pháp Hoa giáo hóa cho người sau, dù có gặp khókhăn chướng ngại cũng không thối chuyển, các ngài xả thân vì đạo Vô thượngBồ-đề.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúcbấy giờ, ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn!Các vị Bồ-tát này rất là ít có, vì kính thuận Phật nên phát thệ nguyện lớn: “Ởnơi đời ác sau, hộ trì đọc nói kinh Pháp Hoa này.”

Thế Tôn!Các vị đại Bồ-tát ở đời ác sau, thế nào mà có thể nói kinh này?

Phật bảongài Văn-thù-sư-lợi:

- Nếu vịđại Bồ-tát ở đời ác sau muốn nói kinh này, phải an trụ trong bốn pháp.

GIẢNG:

Bồ-tátVăn-thù tán thán những vị Bồ-tát thuận theo Phật, nguyện ở đời ác sau hộ trìgiảng nói kinh Pháp Hoa. Kế đó, Ngài nêu lên câu hỏi: Các vị đại Bồ-tát ở đờiác sau, làm thế nào có thể nói kinh Pháp Hoa? Phật dạy ở đời ác sau muốn nóikinh này phải trụ trong bốn pháp.

CHÁNH VĂN:

2.- Một,an trụ nơi “Hành xứ” và nơi “Thân cận xứ” của Bồ-tát, thời có thể vì chúng sanhmà diễn nói kinh này. Văn-thù-sư-lợi! Thế nào gọi là chỗ “Hành xứ” của đạiBồ-tát? Nếu vị đại Bồ-tát an trụ trong nhẫn nhục hòa dịu khéo thuận mà khôngvụt chạc, lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân biệt mà quán tướngnhư thật của các pháp cũng chẳng vin theo, chẳng phân biệt, đó gọi là chỗ “Hànhxứ” của Bồ-tát.

Thế nào gọi là chỗ “Thân cận” của đại Bồ-tát? Vị đại Bồ-tátchẳng gần gũi Quốc vương, vương tử, đại thần, quan trưởng, chẳng gần gũi cácngoại đạo Phạm chí, Ni-kiền-tử v.v... và chẳng gần những kẻ viết sách thế tụcca ngâm; sách ngoại đạo cùng với phái “Lộ-già-da-đà” phái “NghịchLộ-già-da-đà”, cũng chẳng gần gũi những kẻ chơi hung hiểm đâm nhau, đánh nhauvà bọn Na-la v.v... bày các cuộc chơi biến hiện.

Lại chẳnggần gũi bọn hàng thịt và kẻ nuôi heo, dê, gà, chó, săn bắn, chài lưới, hạngngười sống với nghề ác, những người như thế hoặc có lúc lại đến thời Bồ-tát vìnói pháp không có lòng mong cầu.

Lại chẳnggần gũi những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hạng người cầu quả Thanhvăn, cũng chẳng thăm hỏi, hoặc ở trong phòng, hoặc chỗ kinh hành, hoặc ở tronggiảng đường chẳng cùng ở chung, hoặc có lúc những người đó lại đến, Bồ-tát theocơ nghi nói pháp không lòng mong cầu.

Văn-thù-sư-lợi!Lại vị đại Bồ-tát chẳng nên ở nơi thân người nữ có niệm tưởng hay sanh dụcnhiễm và vì nói pháp, cũng chẳng ưa thấy. Nếu vào nhà người chẳng cùng với gáinhỏ, gái trinh, gái góa v.v... chung nói chuyện, cũng lại chẳng gần năm giốngngười bất nam để làm thân hậu.

Chẳngriêng mình vào nhà người, nếu lúc có nhân duyên cần riêng mình vào thời chuyênmột lòng niệm Phật.

Nếu vì người nữ nói pháp thời chẳng hở răng cười, chẳng bàyhông, ngực, nhẫn đến vì pháp mà còn chẳng thân hậu, huống lại là việc khác.

Chẳng ưa nuôi đệ tử Sa-di ít tuổi và các trẻ nhỏ, cũng chẳngưa cùng chúng nó đồng một thầy. Thường ưa ngồi thiền ở chỗ vắng tu nhiếp tâmmình.

Văn-thù-sư-lợi!Đó gọi là “chỗ thân cận ban đầu”.

GIẢNG:

Bốn pháp Phậtdạy Bồ-tát ở đời sau phải an trụ để nói kinh Pháp Hoa là:

Một là an trụnơi “Hành xứ” và “Thân cận xứ”. An trụ nơi Hành xứ là nhẫn nhục hòa dịu, khéothuận mà không vụt chạc, lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân biệt mà quán tướng như thật củacác pháp, chẳng vin theo chẳng phân biệt.

Trước, tôinói về hạnh nhẫn nhục hòa dịu không nóng nảy, không kinh sợ. Thí dụ như: Tối,đến giờ chỉ tịnh, thầy Hương đăng sửa soạn đóng cửa chùa. Có người đến ngăncản, nói những câu trái ý nghịch lòng, làm cho thầy Hương đăng bực bội, thầy lộra cử chỉ thô tháo, đóng cửa mạnh tay, gây tiếng động rầm rầm. Đó là thiếu nhẫnnhục, thiếu hòa dịu, vụt chạc. Khi thầy Hương đăng có thái độ vụt chạc khônghòa dịu là do tự tâm thầy đã bất an phiền não, nên mới phát lộ ra làm phiềnlòng người đối diện và mọi người chung quanh. Khi thấy một sự việc xảy ra, haynghe một câu nói bất bình, tâm khởi niệm bực bội liền tỉnh giác buông ngay,không tiếp tục nghĩ suy nữa, tâm liền được an ổn. Và tự tâm mình đã an ổn thìmọi người trong cộng đồng sống chung với mình cũng được an vui. Vì vậy muốnđược an lạc thì phải tu hạnh nhẫn nhục nhu hòa.

Kế đó là phảicó lòng can đảm không sợ sệt. Vì trong đời sau Phật niết-bàn, người ác nhiều,người hiền ít. Khi nói đạo lý thì người hiền nghe, người ác lại ghét, nên họhăm dọa phá phách. Nếu vì sự hăm dọa phá phách của họ, mà mình không dám giảngnói thì mình không thực hành được hạnh Bồ-tát. Vì vậy, vừa nhẫn nhục nhu hòalại vừa can đảm, chớ không phải nhẫn nhục nhu hòa, rồi việc gì cũng vâng dạtuân theo lệnh của bạo lực, thì không thể xiển dương được chánh pháp. Nhớ lànhẫn mà không nhu nhược.

Thứ đến là ởnơi các pháp không phân biệt, không vin theo, mà quán tướng như thật của cácpháp. Đối cảnh tâm không khởi cái này đẹp cái kia xấu, cái này hơn cái kiathua... đó là ở nơi các pháp không phân biệt. Đúng ra, quán tướng như thật củacác pháp trước, rồi mới không khởi phân biệt sau. Hàng Nhị thừa thấy tuớng nhưthật của các pháp là ngay nơi con người, hiện đang trẻ trung cường tráng, thấyrõ thân năm uẩn đang bị luật vô thường làm cho biến hoại, dần đưa đến bệnh hoạngià nua rồi chết mất, đó là khổ và không. Còn với hàng Bồ-tát thì ngay nơi thânnăm uẩn này, thấy rõ nó do duyên hợp tạm có, không có Thật thể cố định. Duyênhợp có hình hài con người thì nói là sanh, duyên ly tán hình hài con người rãtan thì nói là tử. Thành hoại hay sanh tử là do duyên tụ hay tán, rõ ràng nókhông thật có. Như vậy thì có gì mà phân biệt tốt xấu hơn thua?

Nghe nói vậyquí vị đừng tưởng mình ở ngoài cái tụ tán đó, thật ra mình không ở ngoài cũngkhông ở trong. Tụ tán là tứ đại tụ tán, mà tứ đại là vô tri, còn mình là hữutri, “cái biết” đâu có tụ tán. Tứ đại tụ lại, có thân bằng xương bằng thịt nàygọi là sanh, tứ đại ly tán, thân bằng xương bằng thịt này rã tan gọi là tử. Chớ“cái biết” đâu có sanh tử. Nên tôi nói “gá thân mộng”. Thân này là mộng “cáibiết” gá vào thân, thân tứ đại không phải là mình. Vì “cái biết” gá vào thânnên có sanh hoạt hằng ngày gọi đó là cuộc sống tạm. Như vậy, nếu nhìn trên Thậttướng thì thấy thân này là một khối tứ đại đất, nước, gió, lửa hợp thành, sanhlà tứ đại hợp, tử là tứ đại tan. Tỉ dụ chúng ta hít vô bao nhiêu không khí, khithở ra cũng bấy nhiêu khí, mượn vô bao nhiêu gió thì trả ra bấy nhiêu, đất(thức ăn), nước mượn vô bao nhiêu rồi cũng phải trả ra bấy nhiêu . Và ngay thântứ đại này là bao nhiêu khi rã tan cũng rã tan bấy nhiêu. Tứ đại tụ tán chớ Trikiến Phật đâu có tụ tán hay sanh tử. Từ người rồi nhìn ra sự vật cũng vậy,duyên tụ thì sự vật thành, duyên tán thì sự vật hoại. Các pháp thành hoại là doduyên tụ tán, không có pháp nào là chân thật chắc bền, nên không vin theo khôngphân biệt. Đó là chỗ Hành xứ của Bồ-tát. Sở dĩ vin theo các pháp để phân biệtlà vì thấy các pháp thật đẹp thật quí... nên ưa pháp này chán pháp kia. Nếuthấy các pháp do duyên hợp tạm có, nó không có Thật thể cố định thì vin vào đâumà đeo đuổi dính mắc? Vậy Hành xứ của Bồ-tát là tâm nhu hòa nhẫn nhục và thấycác pháp đúng như thật. Thường thì chúng ta dễ mắc kẹt trên giả tướng giả danh,một vị Tỳ-kheo tu khoảng vài chục năm được gọi là Thượng tọa. Nếu có ai khôngbiết gọi là Đại đức, thì khó chịu không vui, đó là do chấp ngã quá nặng, tucàng lâu ngã càng lớn, động tới là nổi sân, đó là do không thấy các pháp đúngnhư thật, nên ngã chấp càng lớn phiền não thêm dày. Tất cả chỉ là giả danh giảtướng mà người ta không thấy cứ vin vào đó mà chấp, rồi thành bệnh.

Thế nào làchỗ thân cận của đại Bồ-tát? Một là Bồ-tát không gần gũi với những người có thếlực như Quốc vương, vương tử, đại thần, quan trưởng. Hai là không gần gũi vớingoại đạo. Ba là không gần gũi với những người viết sách thế tục. Bốn là khônggần gũi hạng người ca hát. Năm là không gần gũi với người sống bằng những nghềác. Nếu những hạng người đó có đến mong cầu nghe pháp thì Bồ-tát vì họ nói phápvới tâm không mong cầu. Thường tình, thì người nói pháp hay có bệnh mong cầulợi dưỡng muốn cho người cúng dường, thậm chí tụng kinh chẳng những mong cầucúng dường mà còn ra giá trước nữa. Phật dạy người tu chúng ta phải có một đờisống cao thượng, nếu đối với năm hạng người đó nói pháp thì tùy cơ mà nói, lòngkhông mong cầu họ thù đáp bất cứ một thứ gì. Như thế mới là người nói pháp chânchánh.

Phật lại dạyBồ-tát không nên thân cận với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cầu quảThanh văn. Nếu những người này cầu pháp thì vì họ nói pháp, tâm không khởi niệmmong cầu bất cứ điều gì.

Đến đây, Phật dạy rất tỉ mỉ, nếu hạng người nữ cầu pháp thì không nên nhìntrên thân họ mà sanh tâm dục nhiễm, chỉ một bề nói pháp giáo hóa họ. Chẳng vìhàng gái tơ gái nhỏ mà nói chuyện, cũng chẳng thân cận với người bán nam bánnữ, vì những người này có nhiều chướng tật, gần họ thì lôi thôi lắm. Không nênmột mình vào nhà người, đây là lời Phật dạy chớ không phải qui chế của Thiềnviện tự đặt ra. Nếu có duyên sự đặc biệt mà vào nhà người thì phải niệm Phật.Niệm Phật là nhớ đến công hạnh Phật mà không khởi niệm ác, chớ không phải ngồilâm râm niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Phật còn dạy khi nói pháp cho người nữ, chớcười hở răng hoặc để lộ hông ngực. Vì quấn y theo tu sĩ Nam tông Ấn Độ nếu bấtcẩn thì để lộ thân ra coi kỳ, nên phải dè dặt tối đa, tránh được những cái đóthì sẽ không có chướng nạn, việc nói pháp mới tốt.

Phật lại còncẩn thận dạy không nên nuôi đệ tử Sa-di ít tuổi, và không cùng chúng đồng thầy.Tại sao giáo hóa mà hạn cuộc như vậy? Theo tinh thần thừa kế, tức là nối tiếpngọn đèn chánh pháp, nếu không nuôi dưỡng người trẻ nhỏ thì lấy ai mà kế thừaPhật pháp? Các chú nhỏ thì khờ dại chưa biết tu hành, ham ăn, ham ngủ, hamchơi, ngỗ nghịch. Nếu nuôi là phải dạy dỗ, mà dạy dỗ thì phải rầy la răn phạt,nếu răn phạt nhiều lần mà nó không nghe thì sanh bực bội, mà bực bội là chướngđạo, ở đây Phật dạy không nên nuôi Sa-di ít tuổi. Và tại sao Phật dạy khôngcùng với chúng đồng thầy? Thông thường những người tu có cái tình chấp là ngườicùng thầy, người tu sau gọi người tu trước là Sư huynh. Giả sử như tôi đã nhậnnhững đệ tử bốn năm mươi tuổi, tu cũng mấy mươi năm chẳng hạn như Đắc Pháp, bâygiờ tôi nhận chú tiểu chừng mười hai tuổi làm đệ tử. Bấy giờ chú gọi Đắc Pháp làSư huynh có được không, trong khi Đắc Pháp đã có đệ tử ngoài ba mươi tuổi? Nếugọi Đắc Pháp là Sư huynh thì gọi đệ tử Đắc Pháp là gì? Chẳng lẽ đệ tử Đắc Phápngoài ba mươi tuổi gọi chú tiểu mười hai tuổi bằng Sư chú! Sư chú gì mà Phậtpháp chưa thông, giới hạnh chưa nghiêm túc còn đùa giỡn nghịch ngợm? Như thếchỉ làm rối loạn trong đạo. Theo tôi, người thọ Cụ túc giới thì gọi bằng thầy,còn là Sa-di thì gọi bằng chú, chớ Sư thúc Sư bá Sư huynh Sư đệ... không khéosẽ bị kẹt vào tình chấp chướng đạo!

Trước Phật dạy những chỗ cần phải xa lánh. Kế, Phật bảo thường ưa ngồithiền ở chỗ vắng tu nhiếp tâm. Chỗ này có nhiều nhà phê bình kinh Pháp Hoa làkinh Đại thừa, chỉ thẳng chỗ cứu kính, mà cũng vẫn còn mang tinh thần Tiểuthừa. Nếu quan niệm như thế là sai lầm. Vì người đem kinh Pháp Hoa ra giáo hóatức là đem mạng mạch Phật pháp trao lại cho đời, đó là trách nhiệm rất lớn. Nếungười đem trách nhiệm lớn lao trao cho người khác, mà không đủ tác phong uy tínđể cho người tin, thì người không quí, không quí thì không thực hành theo. Vìvậy muốn làm được việc lớn khó làm, thì trước hết phải tự tu chỉnh tâm mình chothanh tịnh, giới tướng cho nghiêm minh, điều mình giảng dạy mới có giá trị,người đời mới kính tin và chấp nhận mà tiến tu dễ dàng. Nếu người giảng nóichưa đủ uy tín, thì dù là của báu đem cho, họ cũng không nhận, chỉ làm chuyệnvô ích. Tuy là hình tướng bên ngoài nhưng cũng là điều cần thiết để giáo hóangười.

Hiện tại có một số Tăng Ni trẻ mang tinh thần Đại thừa quá sớm, cho nhữngtu sĩ gìn giữ giới luật là Tiểu thừa, cố chấp, không hiểu nam nữ bình đẳng,Phật tánh đồng nhất..., kẻ đó là bệnh. Tuy đứng về Tánh mà nói Tri kiến Phậtkhông có nam nữ, không có lớn nhỏ sai biệt. Nhưng chúng sanh nhìn người hướngđạo là nhìn theo Nghiệp tướng hay nhìn theo Thể tánh? Đứng trên mặt giáo hóalợi tha, chúng sanh phàm phu đa số là nhìn người hướng đạo theo Nghiệp tướng,nếu làm trái với cái thấy biết của họ là họ không tin, họ không tin thì làm saohướng dẫn họ tu? Vì vậy người giáo hóa lợi tha chẳng những có được tâm hồn caothượng thanh tịnh, mà còn phải khéo giữ giới tướng cho nghiêm minh thì việc lợitha mới hữu hiệu. Đối với chúng sanh, chỉ vài hành động sơ suất cũng đủ đánhmất lòng kính tin của họ, thì những điều cao quí mình không đem ra chỉ dạyđược. Nên phẩm An Lạc Hạnh, Phật dạy chúng ta muốn làm được việc dễ dàng vuivẻ, thì phần Giới tướng đừng để cho người phàm tục nghi ngờ, cho đến giữ gìnhành vi nhỏ nhiệm để dễ dàng chỉ bày lý cao tột cứu kính cho người tin nhận.Đức Phật rất cẩn thận, sự không rời lý, lý không bỏ sự, lý sự viên dung. Chúngta thường thì chấp lý bỏ sự, cứ nói làm gàn bướng, khiến cho người khinh chêphỉ báng Tam Bảo, rốt rồi chẳng giáo hóa được ai. Chỗ này phải hiểu cho thật kỹkẻo lầm ý Phật dạy, cho rằng Phật dạy hàng Thanh văn không phải dạy cho Bồ-tát.

CHÁNH VĂN:

3.- Lạinữa, vị đại Bồ-tát quán sát “Nhứt thiết pháp không như thiệt tướng” chẳng điênđảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư không, không có Thật tánh,tất cả lời nói phô dứt, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, khôngtướng, thiệt không chỗ có, không lường, không ngằn, không ngại, không chướng,chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sanh cho nên nói, thường ưa quán sátPháp tướng như thế, đó gọi là “chỗ thân cận” thứ hai của vị đại Bồ-tát.

Lúc đó,đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

4.-

Nếu có vị Bồ-tát
Ở trong đời ác sau
Lòng không hề sợ sệt
Muốn nói kinh pháp này
Nên trụ vào “Hành xứ”
Và trụ “Thân cận xứ”.
Thường xa rời Quốc vương
Và con của Quốc vương
Quan đại thần, quan lớn
Kẻ chơi việc hung hiểm
Cùng bọn chiên-đà-la
Hàng ngoại đạo Phạm chí
Cũng chẳng ưa gần gũi
Hạng người tăng thượng mạn
Hàng học giả tham chấp
Kinh, Luật, Luận Tiểu thừa
Những Tỳ-kheo phá giới
Danh tự A-la-hán
Và những Tỳ-kheo ni
Ưa thích chơi giỡn cười.
Các vị Ưu-bà-di
Tham mê năm món dục
Cầu hiện tại diệt độ
Đều chớ có gần gũi.
Nếu những hạng người đó
Dùng tâm tốt mà đến
Tại chỗ của Bồ-tát
Để vì nghe Phật đạo
Bồ-tát thời nên dùng
Lòng không chút sợ sệt
Chẳng có niệm mong cầu
Mà vì chúng nói pháp.
Những gái góa, gái trinh
Và các kẻ bất nam
Đều chớ có gần gũi
Để cùng làm thân hậu.
Cũng chớ nên gần gũi
Kẻ đồ tể cắt thái
Săn bắn và chài lưới
Vì lợi mà giết hại
Bán thịt để tự sống
Buôn bán sắc gái đẹp
Những người như thế đó
Đều chớ có gần gũi.
Các cuộc chơi giỡn dữ
Hung hiểm đâm đánh nhau
Và những dâm nữ thảy
Trọn chớ có gần gũi.
Chớ nên riêng chỗ khuất
Vì người nữ nói pháp
Nếu lúc vì nói pháp
Chẳng được chơi giỡn cười
Khi vào xóm khất thực
Phải dắt một Tỳ-kheo
Nếu không có Tỳ-kheo
Phải một lòng niệm Phật
Đây thời gọi tên là
“Hành xứ”, “Thân cận xứ”.
Dùng hai xứ trên đây
Có thể an lạc nói.
Lại cũng chẳng vin theo
Pháp thượng, trung và hạ
Hữu vi hay vô vi
Thiệt cùng pháp chẳng thiệt
Cũng chẳng có phân biệt
Là nam là nữ thảy
Lại chẳng được các pháp
Chẳng biết cũng chẳng thấy
Đây thời gọi tên là
“Hành xứ” của Bồ-tát.
Tất cả các món pháp
Đều không, chẳng chỗ có
Không có chút thường trụ
Vẫn cũng không khởi diệt
Đây gọi là “Thân cận”
Chỗ người trí hằng nương.
Chớ đảo điên phân biệt
Các pháp có hoặc không
Là thật, chẳng phải thật
Là sanh chẳng phải sanh.
Ở an nơi vắng vẻ
Sửa trau nhiếp tâm mình
An trụ chẳng lay động
Như thể núi Tu-di.
Quán sát tất cả pháp
Thảy đều không thật có
Dường như khoảng hư không
Không có chút bền chắc.
Chẳng sanh cũng chẳng xuất
Chẳng động cũng chẳng thối
Thường trụ một Tướng thể
Đó gọi là “Cận xứ”.
Nếu có vị Tỳ-kheo
Sau khi ta diệt độ
Vào được “Hành xứ” này
Và “Thân cận xứ” đó
Thời lúc nói kinh này
Không có lòng e sợ.
Vị Bồ-tát có lúc
Vào nơi nhà tịnh thất
Lòng nghĩ nhớ chân chánh
Theo đúng nghĩa quán pháp.
Từ trong Thiền định dậy
Vì các bậc Quốc vương
Vương tử và quan, dân
Hàng Bà-la-môn thảy
Mà khai hóa diễn bày
Rộng nói kinh điển này
Tâm vị đó an ổn
Không có chút khiếp nhược.
Văn-thù-sư-lợi này!
Đó gọi là Bồ-tát
An trụ trong sơ pháp
Có thể ở đời sau
Diễn nói kinh Pháp Hoa.

GIẢNG:

Trên là Phật nêu lên sự tướng mà người nói kinh Pháp Hoa cần phải có, đểkhi giáo hóa chúng sanh không bị chướng ngại. Tới đây là phần lý, người nóikinh Pháp Hoa phải đạt được, tức là thấy các pháp không có tướng cố định doduyên hợp tạm có, nên tâm không điên đảo, không động, không thối chuyển, như hưkhông, không có Thật tánh. Tất cả lời nói đều không thật, không sanh, khôngdiệt v.v... Tất cả các pháp đều từ nhân duyên mà sanh, do điên đảo mà có. Tạisao nói pháp do điên đảo mà có? Thí dụ đêm tối có người cầm cây nhang cháy quaythật nhanh, người ngoài nhìn thấy một vòng lửa tròn. Vòng lửa tròn ấy khôngthật có, chẳng qua do tay quay cây nhang nhanh, mắt nhìn không kịp, nên thấymột vòng lửa. Thấy không tới lẽ thật, nên nói điên đảo như thế. Chúng ta cóthân này là do duyên hợp tạm có không thật. Nếu nó còn thì mừng, nó hoại thìsợ. Bởi sợ nó mất nên khởi niệm điên đảo tìm gá thân khác. Từ niệm điên đảo đómà tiếp nối thân sau đi mãi trong ba cõi, nên nói điên đảo sanh. Chúng ta nhìncho thật kỹ thì tất cả các pháp ở thế gian này, có pháp nào là thật? Như conngười, ai cũng nhận thân này là ta là mình, thế mà mỗi ngày đưa vô một số thứcăn, nước, không khí vào trong thân, bao tử, ruột, phổi, tim... nó biến hóa, nólàm gì, chúng ta hoàn toàn không biết, không hề ra lịnh cho nó làm thế này haythế kia, mặc tình nó làm gì thì làm, nó biến hóa ra sao tùy nó. Nó biến hóa tốtthì thân khỏe mạnh, biến hóa không tốt thì thân đau bệnh. Chúng ta hoàn toànkhông biết gì về hoạt động bên trong của thân. Tim đập nhanh, chậm, hay ngừngnghỉ tùy nó; bao tử ruột tiêu hóa tốt hay xấu cũng tùy nó, chúng ta không điềukhiển được. Vậy mà nhận nó là ta, chấp chặt nó là mình thật, đó là cái tưởngđiên đảo, không đúng sự thật.

Với cái nhìncủa Trí tuệ Bát-nhã thấy sự vật là một dòng chuyển biến trôi chảy, đủ duyên thìtụ, hết duyên thì tan, luôn luôn chuyển động không dừng. Vạn vật luôn luôn biếndịch mà mắt phàm phu của chúng sanh không thấy không biết. Nhìn sự vật như cáibàn, với mắt người thường thì thấy nó là một cố thể, nhưng với mắt khoa họcphân tích từ thô đến tế thì cái bàn do nhiều miếng gỗ ráp lại bởi những câyđinh, công thợ... và rồi phân tích đến chỗ vi tế thì thấy cái bàn hình thànhbởi những nguyên tử nó đang quay vùn vụt ở trong mỗi vật. Ngay thân con ngườithì thấy vô số tế bào đang hoạt động, ngay nơi vật thì thấy vô số nguyên tửđang quay, tất cả đều di động không dừng. Vì vậy Phật nói tất cả pháp không cómột pháp nào có Thật thể cố định, tụ tán biến chuyển không dừng. Đã là phápchuyển biến, mà chấp bám chặt muốn nó dừng một chỗ là khờ dại ngu si. Càng bámgiữ cái không bao giờ dừng đứng là càng khổ đau. Nên nói chấp là gốc của khổ,điều đó cụ thể vô cùng. Với mắt Trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả người vật là mộtdòng trôi chảy không dừng. Con người thì sanh, già, bệnh, chết tuần tự đuổinhau, vật thì thành, trụ, hoại, không. Nếu biết chuyện sẽ đến đương nhiên phảiđến, lo sợ cũng không khỏi, nên nhìn và cười nó đến đi một cách bình thản,người như thế có phải là người trí không? Chư Tổ xưa kia trí tuệ tròn đầy, cácngài nói thân này còn cũng tốt mà hoại cũng vui không có gì sợ sệt. Người tríthấy đúng như thật là thấy các pháp là một dòng chuyển biến, đã chuyển biến thìchấp nhận nó đổi thay. Đó là nói các pháp có hình tướng. Còn tâm niệm con ngườicũng vậy, chợt khởi chợt mất, giây phút trước nghĩ chuyện này, giây phút saunghĩ chuyện khác, tiếp nối nhau nghĩ tưởng không có được một phút giây dừnglặng. Nó cũng là một dòng trôi chảy biến dịch, ngày nay nghĩ như vậy, ngày maichưa chắc cũng nghĩ như vậy, vì vọng niệm vô thường đổi thay! Nên đừng chấp lờinói ý nghĩ người đó trước sau như một, nó cứ biến chuyển đổi thay hoài. Vì vậyngười tu chúng ta cũng phải thay đổi, chuyển từ nghiệp bất thiện sang nghiệpthiện, chuyển từ mê sang tỉnh. Thí dụ như khi chưa tu thì tham, sân, si có đủmột trăm phần trăm khi biết tu chuyển tham, sân, si giảm dần còn chín mươi, támmươi, bảy mươi phần trăm cho đến khi hết tham, sân, si.

Tóm lại, Phậtdạy Bồ-tát nói kinh Pháp Hoa giáo hóa chúng sanh, trên mặt sự phải đủ giớitướng, trên mặt lý phải quán thông các pháp, thì khi hành Bồ-tát đạo, mình đượcan vui, chúng sanh được lợi ích. Nếu chấp sự mà không thông lý, thì chỉ có đượchình tướng để cho người mến, cũng chẳng giáo hóa chúng sanh được thăng tiến lợiích. Còn nếu thông lý mà bỏ sự, khiến cho người hoang mang không kính tin, cũngkhông giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh được. Vì vậy lý sự phải viên dung thìviệc tự giác giác tha mới viên mãn.

CHÁNH VĂN:

5.- LạiVăn-thù-sư-lợi! Sau khi đức Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt pháp muốn nói kinhnày, phải trụ nơi hạnh An lạc, hoặc miệng tuyên nói hoặc lúc đọc kinh đều chẳngưa nói lỗi của người và của kinh điển; cũng chẳng khinh mạn các Pháp sư khác,chẳng nói việc hay dở, tốt xấu của người khác. Ở nơi hàng Thanh văn cũng chẳngkêu tên nói lỗi quấy của người đó, cũng chẳng kêu tên khen ngợi điều tốt củangười đó.

Lại cũngchẳng sanh lòng oán hiềm, vì khéo tu lòng an lạc như thế nên những người nghepháp không trái ý. Có chỗ gạn hỏi, chẳng dùng pháp Tiểu thừa đáp, chỉ dùng phápĐại thừa mà vì đó giải nói làm cho được bậc “Nhứt thiết chủng trí”.

GIẢNG:

Hai là Phật dạy người nói kinh Pháp Hoa mà được an vui thì đừng có nói lỗingười và lỗi kinh, đừng có khinh Pháp sư khác, không nên nói việc hay dở tốtxấu của người. Đối với hàng Thanh văn không khen và cũng không chê. Đa số chúngta thời nay tụng kinh Pháp Hoa sợ đổ nghiệp, vì vừa ra khỏi đạo tràng thì khenngười này chê người kia, tạo điều kiện cho phiền não dấy động làm mờ Trí tuệPhật, trái với lời Phật dạy thì làm sao được an lạc? Trong Pháp Bảo Đàn Kinh,Lục Tổ đánh Sa-di Thần Hội ở chỗ thấy lỗi người. Lục Tổ dạy chỉ thấy lỗi mìnhmà không nên thấy lỗi người, vì thấy lỗi người thì lỗi mình đã đến một bên rồi,đó là điều chướng đạo. Tại sao? Vì thấy lỗi người thì bực bội không thể thươngngười được, bực bội không thương thì không giáo hóa, không chướng đạo là gì?Thế nên không thấy lỗi người, mà hằng thấy tâm niệm mình đang an ổn hay đang bịvọng tưởng dấy động phiền não phủ che, để điều phục cho được yên.

Trên Phật dạy nơi miệng không nói lỗi người không khen chê người. Tới đâyPhật dạy nơi tâm không sanh lòng oán hiềm, nếu có người hỏi thì không dùng phápTiểu thừa để đáp, chỉ dùng pháp Đại thừa giải nói làm cho họ được Nhất thiếtchủng trí. Người nói kinh mà tâm còn oán thù người này, hiềm hận người kia, thìtự mình đã chướng đạo, không có lòng từ bủa rộng đâu làm lợi ích cho ngườiđược. Và nếu chỉ đem pháp Tiểu thừa ra giảng nói, mà không nói pháp Đại thừathì không đưa người đến chỗ rốt ráo thành Phật cũng là chướng đạo, chưa đủ tưcách nói kinh Pháp Hoa.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy,Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-

Vị Bồ-tát thường ưa
An ổn nói kinh pháp
Ở nơi chỗ thanh tịnh
Mà sắp đặt sàng tòa
Dùng hương dầu xoa thân
Tắm gội các bụi dơ
Mặc y mới sạch sẽ
Trong ngoài đều sạch thơm
Ngồi an nơi pháp tòa
Theo chỗ hỏi vì nói.
Nếu có vị Tỳ-kheo
Cùng với Tỳ-kheo ni
Các hàng Ưu-bà-tắc
Và hàng Ưu-bà-di
Quốc vương và vương tử
Các quan cùng sĩ dân
Dùng pháp nghĩa nhiệm mầu
Vui vẻ vì họ nói
Nếu có người gạn hỏi
Theo đúng nghĩa mà đáp
Nhân duyên hoặc thí dụ
Giải bày phân biệt nói
Dùng trí phương tiện này
Đều khiến kia phát tâm
Lần lần thêm đông nhiều
Vào ở trong Phật đạo.
Trừ lòng lười biếng trễ
Cùng với tưởng giải đãi
Xa rời các ưu não
Tâm từ lành nói pháp.
Ngày đêm thường tuyên nói
Giáo pháp Vô thượng đạo
Dùng các việc nhân duyên
Vô lượng món thí dụ
Mở bày dạy chúng sanh
Đều khiến chúng vui mừng
Y phục cùng đồ nằm
Đồ ăn uống thuốc thang
Mà ở nơi trong đó
Không có chỗ mong cầu
Chỉ chuyên một lòng nhớ
Nhân duyên nói kinh pháp
Nguyện ta thành Phật đạo
Khiến mọi người cũng vậy
Đó là lợi lành lớn.
Là an vui cúng dường.
Sau khi ta diệt độ
Nếu có vị Tỳ-kheo
Có thể diễn nói được
Kinh Diệu Pháp Hoa này
Lòng không chút ganh hờn
Không các não chướng ngại
Cũng lại không ưu sầu
Và cùng mắng nhiếc thảy
Lại cũng không sợ sệt
Không dao gậy đánh đập
Cũng không xua đuổi ra
Vì an trụ nhẫn vậy.
Người trí khéo tu tập
Tâm mình được dường ấy
Thời nay trụ an lạc
Như ta nói ở trên
Công đức của người đó
Trong nghìn muôn ức kiếp
Tính kể hay thí dụ
Nói chẳng thể hết được.

GIẢNG:

Phật trùng tụng và lặp lại ý trên, tuy nhiên có thêm vài chi tiết. Phậtdạy phải ăn mặc sạch sẽ trang nghiêm để nói đạo. Kế đến nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Vua, quan... tới hỏi đạo, thì với sắc diện hòa nhã vui vẻ mà đáp, chớ cóthái độ bực dọc cau có. Khi đáp thì phải đáp cho đúng với nghĩa lý Phật dạy,dùng mọi cách dẫn giải thí dụ, để cho họ hiểu lần lần được vào đạo.

CHÁNH VĂN:

5.- LạiVăn-thù-sư-lợi! Sau khi đức Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt pháp muốn nói kinhnày, phải trụ nơi hạnh An lạc, hoặc miệng tuyên nói hoặc lúc đọc kinh đều chẳngưa nói lỗi của người và của kinh điển; cũng chẳng khinh mạn các Pháp sư khác,chẳng nói việc hay dở, tốt xấu của người khác. Ở nơi hàng Thanh văn cũng chẳngkêu tên nói lỗi quấy của người đó, cũng chẳng kêu tên khen ngợi điều tốt củangười đó.

Lại cũngchẳng sanh lòng oán hiềm, vì khéo tu lòng an lạc như thế nên những người nghepháp không trái ý. Có chỗ gạn hỏi, chẳng dùng pháp Tiểu thừa đáp, chỉ dùng phápĐại thừa mà vì đó giải nói làm cho được bậc “Nhứt thiết chủng trí”.

GIẢNG:

Hai là Phật dạy người nói kinh Pháp Hoa mà được an vui thì đừng có nói lỗingười và lỗi kinh, đừng có khinh Pháp sư khác, không nên nói việc hay dở tốtxấu của người. Đối với hàng Thanh văn không khen và cũng không chê. Đa số chúngta thời nay tụng kinh Pháp Hoa sợ đổ nghiệp, vì vừa ra khỏi đạo tràng thì khenngười này chê người kia, tạo điều kiện cho phiền não dấy động làm mờ Trí tuệPhật, trái với lời Phật dạy thì làm sao được an lạc? Trong Pháp Bảo Đàn Kinh,Lục Tổ đánh Sa-di Thần Hội ở chỗ thấy lỗi người. Lục Tổ dạy chỉ thấy lỗi mìnhmà không nên thấy lỗi người, vì thấy lỗi người thì lỗi mình đã đến một bên rồi,đó là điều chướng đạo. Tại sao? Vì thấy lỗi người thì bực bội không thể thươngngười được, bực bội không thương thì không giáo hóa, không chướng đạo là gì?Thế nên không thấy lỗi người, mà hằng thấy tâm niệm mình đang an ổn hay đang bịvọng tưởng dấy động phiền não phủ che, để điều phục cho được yên.

Trên Phật dạy nơi miệng không nói lỗi người không khen chê người. Tới đâyPhật dạy nơi tâm không sanh lòng oán hiềm, nếu có người hỏi thì không dùng phápTiểu thừa để đáp, chỉ dùng pháp Đại thừa giải nói làm cho họ được Nhất thiếtchủng trí. Người nói kinh mà tâm còn oán thù người này, hiềm hận người kia, thìtự mình đã chướng đạo, không có lòng từ bủa rộng đâu làm lợi ích cho ngườiđược. Và nếu chỉ đem pháp Tiểu thừa ra giảng nói, mà không nói pháp Đại thừathì không đưa người đến chỗ rốt ráo thành Phật cũng là chướng đạo, chưa đủ tưcách nói kinh Pháp Hoa.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy,Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-

Vị Bồ-tát thường ưa
An ổn nói kinh pháp
Ở nơi chỗ thanh tịnh
Mà sắp đặt sàng tòa
Dùng hương dầu xoa thân
Tắm gội các bụi dơ
Mặc y mới sạch sẽ
Trong ngoài đều sạch thơm
Ngồi an nơi pháp tòa
Theo chỗ hỏi vì nói.
Nếu có vị Tỳ-kheo
Cùng với Tỳ-kheo ni
Các hàng Ưu-bà-tắc
Và hàng Ưu-bà-di
Quốc vương và vương tử
Các quan cùng sĩ dân
Dùng pháp nghĩa nhiệm mầu
Vui vẻ vì họ nói
Nếu có người gạn hỏi
Theo đúng nghĩa mà đáp
Nhân duyên hoặc thí dụ
Giải bày phân biệt nói
Dùng trí phương tiện này
Đều khiến kia phát tâm
Lần lần thêm đông nhiều
Vào ở trong Phật đạo.
Trừ lòng lười biếng trễ
Cùng với tưởng giải đãi
Xa rời các ưu não
Tâm từ lành nói pháp.
Ngày đêm thường tuyên nói
Giáo pháp Vô thượng đạo
Dùng các việc nhân duyên
Vô lượng món thí dụ
Mở bày dạy chúng sanh
Đều khiến chúng vui mừng
Y phục cùng đồ nằm
Đồ ăn uống thuốc thang
Mà ở nơi trong đó
Không có chỗ mong cầu
Chỉ chuyên một lòng nhớ
Nhân duyên nói kinh pháp
Nguyện ta thành Phật đạo
Khiến mọi người cũng vậy
Đó là lợi lành lớn.
Là an vui cúng dường.
Sau khi ta diệt độ
Nếu có vị Tỳ-kheo
Có thể diễn nói được
Kinh Diệu Pháp Hoa này
Lòng không chút ganh hờn
Không các não chướng ngại
Cũng lại không ưu sầu
Và cùng mắng nhiếc thảy
Lại cũng không sợ sệt
Không dao gậy đánh đập
Cũng không xua đuổi ra
Vì an trụ nhẫn vậy.
Người trí khéo tu tập
Tâm mình được dường ấy
Thời nay trụ an lạc
Như ta nói ở trên
Công đức của người đó
Trong nghìn muôn ức kiếp
Tính kể hay thí dụ
Nói chẳng thể hết được.

GIẢNG:

Phật trùng tụng và lặp lại ý trên, tuy nhiên có thêm vài chi tiết. Phậtdạy phải ăn mặc sạch sẽ trang nghiêm để nói đạo. Kế đến nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Vua, quan... tới hỏi đạo, thì với sắc diện hòa nhã vui vẻ mà đáp, chớ cóthái độ bực dọc cau có. Khi đáp thì phải đáp cho đúng với nghĩa lý Phật dạy,dùng mọi cách dẫn giải thí dụ, để cho họ hiểu lần lần được vào đạo.

CHÁNH VĂN:

7.- Lại Văn-thù-sư-lợi! Vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc phápgần diệt mà thọ trì, đọc tụng kinh điển này, chớ ôm lòng ganh ghét dua dối,cũng chớ khinh mắng người học Phật đạo, vạch tìm chỗ hay dở của kia. Nếu hàngTỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hoặc cầu Thanh văn hoặc cầu Duyêngiác, hoặc cầu Bồ-tát đạo đều không được làm não đó, khiến cho kia sanh lòngnghi hối mà nói với người đó rằng: “Các người cách đạo rất xa trọn không thểđược bậc Nhứt thiết chủng trí. Vì sao? Vì các người là kẻ buông lung, biếng trễđối với đạo vậy.”

Lại cũng chẳng nên hí luận các pháp có chỗ tranh cãi. Phải ởnơi tất cả chúng sanh, khởi tưởng đại bi, đối với các đức Như Lai sanh tưởngnhư cha lành, đối với các Bồ-tát, tưởng là bậc Đại sư; đối với các đại Bồ-tát ởmười phương phải thâm tâm lễ lạy, với tất cả chúng sanh đều bình đẳng nói pháp.Vì thuận theo pháp nên chẳng nói nhiều, chẳng nói ít, nhẫn đến người rất ưapháp cũng chẳng vì nói nhiều.

Văn-thù-sư-lợi!Vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc pháp muốn diệt nếu thành tựu được hạnh An lạcthứ ba đây, thời lúc nói pháp này không ai có thể não loạn, được bạn đồng họctốt chung cùng đọc tụng kinh này, cũng được đại chúng thường đến nghe thọ. Ngherồi hay nhớ, nhớ rồi hay tụng, tụng rồi hay nói, nói rồi hay chép, hoặc bảongười chép, cúng dường kinh quyển cung kính tôn trọng ngợi khen.

Lúc bấygiờ, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

8.-

Nếu muốn nói kinh này
Phải bỏ lòng ganh hờn
Ngạo dua dối tà ngụy
Thường tu hạnh chất trực
Chẳng nên khinh miệt người
Cũng chẳng hí luận pháp
Chẳng khiến kia nghi hối
Rằng người chẳng thành Phật,
Phật tử đó nói pháp
Thường nhu hòa hay nhẫn
Từ bi với tất cả
Chẳng sanh lòng biếng trễ,
Bồ-tát lớn mười phương
Thương chúng nên hành đạo
Phải sanh lòng cung kính
Đó là Đại sư ta,
Với các Phật Thế Tôn
Tưởng là cha Vô thượng
Phá nơi lòng kiêu mạn
Nói pháp không chướng ngại
Pháp thứ ba như thế
Người trí phải giữ gìn
Một lòng An lạc hạnh
Vô lượng chúng cung kính.

GIẢNG:

Pháp thứ ba Phật dạy người nói kinh Pháp Hoa được an lạc, là chớ có ômlòng ganh ghét dua dối, chớ có khinh mắng người học đạo tối dốt. Đối với ngườicầu Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát tuy căn cơ họ có chậm lụt, nhưng cũng khôngđược nói làm cho họ xúc não thối Bồ-đề tâm, mất lòng tin, đó là việc làm tráiđạo lý. Vì ai cũng có sẵn Tri kiến Phật. Người giảng nói kinh có bổn phận phảikhơi dậy niềm tin nơi mọi người, để họ phấn khởi tu tiến. Nếu khinh chê làm xúcnão họ, chẳng khác nào mình phủ nhận hạt giống Bồ-đề nơi họ. Đó là bệnh là tộilỗi, chúng ta phải dè dặt, phải chừa. Nếu chúng ta không làm cho người đủ niềmtin phấn khởi tu hành, chớ có làm cho họ thối Bồ-đề tâm. Phật dạy người nóikinh phải có lòng từ đối với chúng sanh, kính thờ Phật coi như cha, Bồ-tát coinhư bậc Đại sư. Đồng thời Phật còn dạy người nói kinh chớ có hí luận, tức làdùng pháp này công kích pháp kia, đứng bên này công kích bên kia, đứng bên kiacông kích bên này, gây nên sự chia rẽ tranh chấp lẫn nhau, đó là bệnh. Và, đâylà cái bệnh của người giảng đạo nữa, nếu người nghe mà chăm chú, tiếp thunhanh, ưa nghe pháp mình nói, thì nói say mê không chán, quên ngày quên giờ,nếu người nghe lơ đễnh, tiếp thu chậm, thì nói qua loa vài ba câu thôi, khôngnói nữa. Ở đây, Phật dạy phải điều hòa đừng nói quá nhiều cũng đừng nói quá ít.Nếu nói nhiều quá thì dư, khiến người nghe sanh lòng khinh thường nhàm chánkhông tu được. Còn nói ít quá thì phụ lòng kính ngưỡng khát vọng của người nghe,và người nghe cũng không hiểu để mà tu tiến. Điều này tuy nhỏ nhưng quan trọng,vì vậy mà phải cố gắng điều hòa đừng để thiên lệch, chớ nói dư mà cũng đừng nóithiếu. Đó là hạnh An lạc thứ ba.

CHÁNH VĂN:

9.- LạiVăn-thù-sư-lợi! Các vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc pháp gần diệt, có vị nàotrì kinh Pháp Hoa này ở trong hàng người tại gia, xuất gia sanh lòng từ lớn, ởtrong hạng người chẳng phải Bồ-tát sanh lòng bi lớn, phải nghĩ thế này: Nhữngngười như thế thời là mất lợi lớn. Đức Như Lai phương tiện tùy nghi nói phápchẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay, chẳng hiểu, chẳng tin, chẳng hỏi. Người đódầu chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu kinh này, lúc ta được Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, người đó tùy ở chỗ nào, ta dùng sức thần thông, sức trí tuệ dẫn dắtđó khiến được trụ trong pháp này.

Văn-thù-sư-lợi!Vị đại Bồ-tát đó ở sau lúc Như Lai diệt độ nếu thành tựu được pháp thứ tư nàythời lúc nói pháp này không có lầm lỗi, thường được hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Quốc vương, vương tử, đại thần, nhân dân, Bà-la-môn, cư sĩthảy cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, hàng chư thiên ở trên hư khôngvì nghe pháp cũng thường theo hầu. Nếu ở trong xóm làng thành ấp, rừng cây vắngvẻ, có người đến muốn gạn hỏi, hàng chư thiên ngày đêm thường vì pháp mà vệ hộđó, có thể khiến người nghe đều được vui mừng.

Vì sao? Vìkinh này được sức thần của tất cả các đức Phật thuở quá khứ, vị lai, hiện tạigiữ gìn vậy. Văn-thù-sư-lợi! Kinh Pháp Hoa này ở trong vô lượng cõi nước, nhẫnđến danh tự còn chẳng được nghe, hà huống là được thấy, thọ trì, đọc tụng.

Văn-thù-sư-lợi!Thí như vua Chuyển Luân Thánh vương sức lực mạnh mẽ muốn dùng oai thế hàng phụccác nước, mà các Vua nhỏ chẳng thuận mạng lịnh, bấy giờ Chuyển Luân Thánh vươngđem các đạo binh qua đánh dẹp, Vua thấy binh chúng những người đánh giặc cócông, liền rất vui mừng theo công mà thưởng ban. Hoặc ban cho ruộng, nhà, xóm,làng, thành, ấp, hoặc ban cho đồ y phục trang nghiêm nơi thân, hoặc cho các móntrân bảo, vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã não, san-hô, hổ phách, voi, ngựa, xe cộ,tôi tớ, nhân dân, chỉ viên minh châu trong búi tóc chẳng đem cho đó.

Vì sao? Vìriêng trên đảnh Vua có một viên châu này, nếu đem cho đó thời các quyến thuộccủa Vua ắt rất kinh lạ.

Văn-thù-sư-lợi!Như Lai cũng như thế, dùng sức Thiền định trí huệ được cõi nước pháp, giáo hóatrong ba cõi mà Ma vương chẳng khứng thuận phục, các tướng Hiền Thánh của NhưLai cùng ma đánh nhau. Những người có công lòng cũng vui mừng, ở trong hàngchúng vì nói các kinh khiến tâm kia vui thích, ban cho các pháp Thiền định,giải thoát, vô lậu, căn lực. Và lại ban cho thành Niết-bàn, bảo rằng được diệtđộ để dẫn dắt lòng chúng làm cho đều được vui mừng, mà chẳng vì đó nói kinhPháp Hoa này.

Văn-thù-sư-lợi!Như vua Chuyển Luân thấy các binh chúng những người có công lớn, lòng rất hoanhỉ đem viên minh châu khó tin từ lâu ở trong búi tóc chẳng vọng cho người, mànay cho đó.

Đức NhưLai cũng lại như thế, làm vị đại Pháp vương trong ba cõi, đem pháp mầu giáo hóatất cả chúng sanh. Thấy quân Hiền Thánh cùng ma ngũ ấm, ma phiền não, ma chết,đánh nhau có công lao lớn, diệt ba độc, khỏi ba cõi, phá lưới ma. Lúc ấy NhưLai cũng rất vui mừng, kinh Pháp Hoa này có thể khiến chúng sanh đến bậc “Nhứtthiết trí” là pháp mà tất cả thế gian nhiều oán ghét khó tin, trước chưa từngnói mà nay nói đó.

Văn-thù-sư-lợi!Kinh Pháp Hoa này là lời nói bậc nhứt của Như Lai, ở trong các lời nói thời làrất sâu, rốt sau mới ban cho, như Vua sức mạnh kia lâu gìn viên minh châu mànay mới cho đó.

Văn-thù-sư-lợi! Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật của các đứcPhật Như Lai, ở trong các kinh thời là bậc trên hết, lâu ngày giữ gìn chẳngvọng tuyên nói, mới ở ngày nay cùng với các ông mà bày nói đó.

Lúc đó,đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

10.-

Thường tu hành nhẫn nhục
Thương xót tất cả chúng
Mới có thể diễn nói
Kinh của Phật khen ngợi.
Đời mạt thế về sau
Người thọ trì kinh này
Với tại gia, xuất gia
Và chẳng phải Bồ-tát
Nên sanh lòng từ bi
Những người đó chẳng nghe
Chẳng tin kinh pháp này
Thời là mất lợi lớn
Khi ta chứng Phật đạo
Dùng các sức phương tiện
Vì nói kinh pháp này
Làm cho trụ trong đó.
Thí như vua Chuyển Luân
Thánh vương có sức mạnh
Binh tướng đánh có công
Thưởng ban những đồ vật
Voi, ngựa và xe cộ
Đồ trang nghiêm nơi thân
Và những ruộng cùng nhà
Xóm làng, thành ấp thảy
Hoặc ban cho y phục
Các món trân báu lạ
Tôi tớ cùng của cải
Đều vui mừng ban cho,
Nếu có người mạnh mẽ
Hay làm được việc khó
Vua mới mở búi tóc
Lấy minh châu cho đó.
Đức Như Lai cũng thế
Là Vua trong các pháp
Nhẫn nhục sức rất lớn
Tạng báu trí huệ sáng
Dùng lòng từ bi lớn
Đúng như pháp độ đời
Thấy tất cả mọi người
Chịu các điều khổ não
Muốn cầu được giải thoát
Cùng các ma đánh nhau,
Phật vì chúng sanh đó
Nói các món kinh pháp
Dùng sức phương tiện lớn
Nói các kinh điển đó,
Đã biết loài chúng sanh
Được sức mạnh kia rồi
Rốt sau mới vì chúng
Nói kinh Pháp Hoa này
Như vua Thánh mở tóc
Lấy minh châu cho đó.
Kinh này là bậc tôn
Trên hết trong các kinh
Ta thường giữ gìn luôn
Chẳng vọng vì mở bày
Nay chính đã phải lúc
Vì các ông mà nói.
Sau khi ta diệt độ
Người mong cầu Phật đạo
Muốn được trụ an ổn
Diễn nói kinh pháp này
Phải nên thường gần gũi
Bốn pháp trên như thế.
Người đọc tụng kinh này
Thường không bị ưu não
Lại không có bệnh đau
Nhan sắc được trắng sạch
Chẳng sanh nhà bần cùng
Dòng ti tiện xấu xa
Chúng sanh thường ưa thấy.
Như ham mộ Hiền Thánh
Các đồng tử cõi trời
Dùng làm kẻ sai khiến
Dao gậy chẳng đến được
Độc dữ chẳng hại được
Nếu người muốn mắng nhiếc
Miệng thời liền ngậm bít
Dạo đi không sợ sệt
Dường như sư tử vương
Trí huệ rất sáng suốt
Như mặt trời chói sáng.
Nếu ở trong chiêm bao
Chỉ thấy những việc tốt
Thấy các đức Như Lai
Ngồi trên tòa sư tử
Các hàng chúng Tỳ-kheo
Vây quanh nghe nói pháp
Lại thấy các Long thần
Cùng a-tu-la thảy
Số như cát sông Hằng
Đều cung kính chấp tay
Tự ngó thấy thân mình
Mà vì chúng nói pháp.
Lại thấy các đức Phật
Thân tướng thuần sắc vàng
Phóng vô lượng hào quang
Soi khắp đến tất cả
Dùng giọng tiếng Phạm âm
Mà diễn nói các pháp
Phật vì hàng tứ chúng
Nói kinh pháp Vô thượng
Thấy thân mình ở trong
Chấp tay khen ngợi Phật
Nghe pháp lòng vui mừng
Mà vì cúng dường Phật
Được pháp Đà-la-ni
Chứng bậc Bất thối trí,
Phật biết tâm người đó
Đã sâu vào Phật đạo
Liền vì thọ ký cho
Sẽ thành tối Chánh giác.
Thiện nam tử người này!
Sẽ ở đời vị lai
Chứng được Vô lượng trí
Nên đạo lớn của Phật,
Cõi nước rất nghiêm tịnh
Rộng lớn không đâu bằng
Cũng có hàng tứ chúng
Chấp tay nghe nói pháp.
Lại thấy thân của mình
Ở trong rừng núi vắng
Tu tập các pháp lành
Chứng thiệt tướng các pháp
Sâu vào trong Thiền định
Thấy các Phật mười phương
Các Phật thân sắc vàng
Trăm phước tướng trang nghiêm
Nghe pháp vì người nói
Thường có mộng tốt đó.
Lại mộng làm Quốc vương
Bỏ cung điện quyến thuộc
Và ngũ dục thượng diệu
Đi đến nơi đạo tràng
Ở dưới cội bồ-đề
Mà ngồi tòa sư tử
Cầu đạo quả bảy ngày
Được trí của các Phật
Thành đạo Vô thượng rồi
Dậy mà chuyển pháp luân
Vì bốn chúng nói pháp
Trải nghìn muôn ức kiếp
Nói pháp mầu vô lậu
Độ vô lượng chúng sanh
Sau sẽ vào Niết-bàn
Như khói hết đèn tắt.
Nếu trong đời ác sau
Nói pháp bậc nhứt này
Người đó được lợi lớn
Các công đức như trên.

GIẢNG:

Pháp thứ tư mà người nói kinh Pháp Hoa cần phải có để được an lạc là khởitâm từ bi lớn. Tại sao đối với hàng tại gia xuất gia thì khởi lòng từ, còn đốivới người chẳng phải Bồ-tát thì khởi lòng bi? Vì hàng tại gia xuất gia là nhữngngười đang tiến tu, nên Bồ-tát làm lợi lạc khiến cho họ được thăng tiến an vuinên nói là khởi lòng từ; còn đối với hàng chúng sanh chưa tu theo giáo pháp củaPhật, lòng tràn đầy khổ đau, vì vậy mà Bồ-tát thương xót dùng mọi phương tiệnđể cứu khổ khiến cho họ được an vui. Nên nói đối với hàng chúng sanh, Phật nóipháp mà không nghe không hiểu không tin... thì Bồ-tát phải phát tâm đại bi,nguyện rằng: Khi mình được thành Phật thì những người đó ở đâu cũng dùng phươngtiện dẫn dắt cho họ tu. Phàm phu có cái bệnh nếu biết điều nào hay có lợi íchthì khuyến khích khuyên bảo cho người làm, mà họ không làm thì bực bội, khôngnói nữa để khổ cho đáng kiếp, không thèm cứu. Tâm Bồ-tát thì không phải vậy,vẫn trải lòng từ bi mà cứu độ khi họ khổ.

Phật nói kinhPháp Hoa rất quí, được chư Phật ba đời hộ trì. Có vô lượng cõi nước không đượcthấy nghe kinh Pháp Hoa huống là được thọ trì đọc tụng. Điều này làm cho chúngta có chút nghi vấn. Kinh Pháp Hoa được in ấn và phát hành rất nhiều, tại saoPhật lại nói không được nghe đến tên kinh và thấy kinh để thọ trì? Chúng ta nhớkinh Pháp Hoa là chỉ cho Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi người, nếu không được gặpthiện hữu tri thức khai thị, thì làm sao mà tin hiểu, nên nói khó thấy nghehuống là thọ trì. Chớ không phải quyển kinh Pháp Hoa được in bằng giấy mực màchúng ta đọc tụng hằng ngày. Tuy nhiên, nhờ đọc tụng kinh Pháp Hoa bằng giấymực mà chúng ta khéo nhận ra quyển Kinh không lời không chữmà Phật đãchỉ. Vậy ở đây, quí vị đã từng đọc tụng hằng chục hằng trăm bộ, có nhận raquyển Kinh không lờichưa?

Dưới đây Phật dùng ví dụ nói lên cái quí của kinh Pháp Hoa để cho chúng tathấy, ở vào từng trường hợp đặc biệt nào Phật mới chỉ cho. Phật thí dụ ChuyểnLuân Thánh vương muốn hàng phục các nước nhỏ, mà các nước nhỏ không tuân mệnhlệnh, nên Vua đem binh đánh dẹp. Quan quân đánh giặc có công, Vua tùy theo côngmà thưởng ban cho ngọc ngà châu báu hay thành ấp... Đối với vị tướng lãnh cócông lớn nhất thì Vua lấy hạt minh châu trong búi tóc mà thưởng. Khi Vua thưởnghạt minh châu cho vị tướng lãnh có công lớn, thì tất cả quyến thuộc rất kinhngạc. Vì hạt minh châu là vật quí nhất, mà Vua lấy đem ra ban thưởng, thật làchuyện hiếm có. Chuyển Luân Thánh vương là dụ cho đức Phật, binh tướng là dụcho Hiền Thánh tăng đệ tử Phật, giặc phải dẹp là ma ngũ ấm, ma phiền não, machết... Vậy chư Tăng Ni có mặt ở đây đã đánh trận nào với ma chưa và đánh nhưthế nào?

Ma ngũ ấm là kiến chấp thân năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Thậtngã. Do chấp thân năm ấm là Thật ngã, nên không nhận ra Tri kiến Phật sẵn cónơi mình. Bây giờ phải dùng kiếm Trí tuệ Bát-nhã đâm thủng con ma ngũ ấm, thìtình chấp thân tâm là Thật ngã không còn nữa, Tri kiến Phật hiện tiền. Mỗi tốichúng ta lên chùa hăm he “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, sắc không thật, thọkhông thật, tưởng không thật, hành, thức cũng không thật... Tôi xin hỏi, cóphải quí vị là binh tướng của Phật đang tuyên chiến với quân ma không? Tuytuyên chiến với ma mà gặp ma không nỡ giết vẫn còn thương ma, nên cũng thấy“ngũ uẩn giai hữu”, vì vậy bị thua ma dài dài. Ma phiền não thì rất nhiều, nàolà tham, sân, si, nào là mạn, nghi, ác kiến... Với ma tham, quí vị có tuyênchiến với nó chưa? Thắng nó hay là bại? Ma sân coi bộ hung dữ quá, thắng nóđược mấy trận rồi? Hay là bất như ý là bực tức hiện ra mặt, ra lời, ra taychân, xong rồi hối hận? Như vậy là thua ma, làm tôi mọi cho nó đó! Nên, khi matham ma sân dấy lên, liền biết nó không thật, không có cứ điểm, không có nơichốn, thì nó tự lặn mất, như vậy là thắng ma. Ma chết là con người khi chếtchưa siêu quanh quẩn phá phách người sống. Và sự chết làm mất thân mạng khôngcòn đủ duyên để tiến tu cũng gọi là ma. Khi thân này bệnh, điều trị không khỏi,cái chết sẽ đến nên rất lo sợ, hoặc ở chỗ vắng vẻ có những hiện tướng bất tườnghiện ra, chúng ta run sợ đó là sợ ma chết. Tất cả những thứ ma chết chúng tađều sợ, hễ sợ là chướng đạo, thế nên phải chiến thắng nó. Phá sạch ma ngũ ấm,ma phiền não, ma chết, mới thoát khỏi luân hồi sanh tử trong ba cõi, không cònbị trói buộc trong lưới ma nữa.

Việc làm này đối với Phật là một công trận lớn nhất, nên Phật rất vui mừngđem kinh Pháp Hoa giảng nói khiến cho được Nhất thiết chủng trí, tức là khiếncho thành Phật để thưởng người công đầu. Trong cuộc chiến với ma quân tùy theocông trận lớn nhỏ, mà Phật có những pháp để thưởng công, nào là Thiền định,giải thoát, nào là vô lậu, căn lực, thành Niết-bàn, hễ chiến đấu có công làđược thưởng. Chỉ đặc biệt người có công lớn nhất là được thưởng kinh PhápHoa. Xét lại xem, chúng ta có được Phật thưởng công không? Chắc vô phần!Nếu không được thưởng công tức là chưa chiến thắng ma quân. Chúng ta chưa đượcphần thưởng nào, huống là được thưởng kinh Pháp Hoa! Nhưng tại sao hôm naychúng ta lại được học kinh Pháp Hoa? Như vậy có trái ngược không? Ở đây chúngta học kinh Pháp Hoa là học văn tự nghĩa lý, chớ kinh Pháp Hoa vô tự,tức Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi người, chỉ có bậc Thánh tăng phá tan quân mavượt khỏi lưới ma, Tri kiến Phật mới hiện tiền, nói theo phẩm này thì mới đượcPhật ban thưởng. Còn chúng ta chưa được dự phần, vì chưa phá được quân ma cũngnhư chưa ra khỏi lưới ma! “Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật của các đức PhậtNhư Lai” là sao? Vì kinh Pháp Hoa là chỉ Tri kiến Phật, chính Thái tửTất-đạt-đa đã ngộ, nên thành Phật. Muốn chỉ cho người thì rất khó, vì nó khôngcó tướng mạo, vượt ngoài ngôn ngữ, suy tư, làm sao chỉ được! Nó hằng hiện hữunơi mỗi người mà chỉ không được, nên gọi là tạng bí mật của Như Lai. Khi cănlành tròn đủ, sạch hết các ma chướng lúc đó mới thấy được tạng bí mật này. Sởdĩ từ lâu Phật không nói kinh Pháp Hoa là tại sao? Vì tất cả chư Phật nhân kinhnày mà được thành, song khó tin khó nhận. Đối với người căn cơ thấp kém họkhông tin nên Phật không nói. Khi nào phiền não sạch, trí tuệ sáng, Phật chỉ,liền nhận ra tức thành Phật. Đó là dụ “kế châu” tức hạt châu trong búi tóc.

Như vậy, trong bộ kinh PhápHoa có tất cả bảy dụ: dụ Nhà lửa với ba cỗ xe, dụ Dược thảo, dụ Cùng tử, dụ Hệchâu, dụ Hóa thành, dụ Tạc tỉnh, dụ Kế châu. Từ đây về sau thì Phật không dùngthí dụ nữa.

Phẩm An LạcHạnh là phẩm dạy cho chúng ta thực hành nên rất quan trọng. Người muốn nói kinhPháp Hoa phải cần có đủ bốn điều kiện để được an lạc không bị chướng ngại, đólà:

1.- Nhẫn nhụcnhu hòa, không kinh sợ, quán tướng như thật của các pháp... Không thân cậnngười có quyền thế, ngoại đạo, kẻ xướng ca, kẻ hung ác...

2.- Không nóilỗi người, không oán hờn người, không dùng pháp Tiểu thừa để giáo hóa mà chỉdùng pháp Đại thừa giảng giải, khiến được Nhất thiết chủng trí.

3.- Khôngganh ghét dua dối, không khinh mắng người học đạo...

4.- Phải cóđầy đủ lòng từ bi lớn đối với mọi chúng sanh, dắt dẫn họ an trụ trong phápPhật...

Phẩm Trì ởtrước là Phật giao phó kinh Pháp Hoa cho người sau, đến phẩm này Phật dạy bốnhạnh cần phải có, để đem kinh Pháp Hoa truyền bá được an lạc không bị chướngngại. Trong bộ kinh, phẩm trước có liên hệ với phẩm sau. Như vậy trì kinh vàđem kinh ra giáo hóa đó là phần Thị và Ngộ Phật tri kiến theo tinh thần củaThiền sư Minh Chánh. Nếu không thấy (thị) làm sao mà nguyện trì và không ngộlàm sao giáo hóa?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567