Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 2: Phương tiện

23/10/201015:27(Xem: 7955)
Phẩm 2: Phương tiện

PHẨM 2

PHƯƠNG TIỆN

Phương tiện là tùy theo sở cầutrong mỗi giai đoạn của người mà tạm thời làm lợi ích. Nói cách khác, phươngtiện là từng bậc thang đưa người đi từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ chỗ tạmđến chỗ chân thật rốt ráo. Trí tuệ Phật viên mãn nên có vô số phương tiện hướngdẫn chúng sanh từ mê tới giác là chỗ cứu kính chân thật.

Chúng ta thấy ở phẩm Tựa, Phậtnhập định, hiện tướng lạ, không nói một lời... để thính chúng nương tướng lạ đómà ngầm nhận ra thâm ý Phật muốn chỉ. Tới phẩm Phương Tiện, Ngài mới bắt đầu dùng ngôn giáo. Tôi đi xa hơn mộtchút, theo tinh thần phán giáo của ngài Thiên Thai thì kinh Hoa Nghiêm và kinhPháp Hoa là hai bộ kinh được nói ở đầu và cuối đời đức Phật. Ngài ví dụ: Mặttrời khi mới mọc, ánh sáng chiếu thẳng trên đỉnh núi và khi sắp lặn, ánh sángcũng chiếu thẳng trên đỉnh núi. Khi Phật mới thành đạo nói kinh Hoa Nghiêm vàsắp Niết-bàn nói kinh Pháp Hoa. Hai kinh được nói ở hai thời điểm khác nhau màchỉ thú không hai. Kinh Hoa Nghiêm ở phẩm Nhập Pháp Giới được coi là tối quantrọng. Trong phẩm này, Thiện Tài đồng tử được Bồ-tát Văn-thù khuyến khích đitham vấn năm mươi ba vị thiện hữu tri thức. Đầu tiên Thiện Tài đến ngọn DiệuPhong để tham vấn Tỳ-kheo Đức Vân. Nhưng lên tận đỉnh Diệu Phong, Thiện Tàikhông gặp Tỳ-kheo Đức Vân. Lúc trở xuống thì gặp Ngài ở ngọn Biệt Phong, chừngđó mới đàm đạo tham vấn. Cũng như kinh Pháp Hoa, mở đầu phẩm Tựa, đức Phật nhậpđịnh hiện tướng lạ, không nói. Qua phẩm Phương Tiện Phật xả định, rồi tán thánpháp Phật vi diệu nhiệm mầu, khó nói, khó hiểu, khó tin, chừng đó mới có ngônngữ. Như vậy, kinh Hoa Nghiêm cũng như kinh Pháp Hoa đều nói rằng chỗ cứu kínhchân thật (Pháp thân hay Tri kiến Phật) thì bặt ngôn ngữ, bởi nói năng khôngthể hiển bày được. Vì vậy phẩm này Phật xuất định, dùng ngôn ngữ nói cho hộichúng nghe để dìu dắt chúng sanh từ thấp đến cao nên gọi là Phương tiện.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, đức ThếTôn từ chánh định an lành mà dậy, bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Trí huệ của các đức Phậtrất sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào, tất cả hàng Thanh văn cùngBích-chi Phật đều không biết được. Vì sao?

Phật đã từng gần gũi trămnghìn muôn ức vô số các đức Phật, trọn tu vô lượng đạo pháp của các đức Phật,dõng mãnh, tinh tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có,theo thời nghi mà nói pháp ý thú khó hiểu. Xá-lợi-phất! Từ ta thành Phật đếnnay, các món nhân duyên, các món thí dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phươngtiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì sao? Đức Như Lai đã đầyđủ phương tiện, Tri kiến và Ba-la-mật.

Xá-lợi-phất! Tri kiến củaNhư Lai rộng lớn sâu xa, Đức vô lượng vô ngại, Lực vô sở úy, Thiền định, Giảithoát tam-muội, đều sâu vào không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có.

Xá-lợi-phất! Như Lai haycác món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ êm dịu vui đẹp lòng chúng.

Xá-lợi-phất! Tóm yếu mà nóiđó, vô lượng vô biên pháp Vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.

GIẢNG:

Phẩm Tựa,đức Phật hiện điềm lành rồi nhập chánh định Vô lượng nghĩa xứ, im lặng khôngnói. Nay thấy căn cơ của thính chúng đã thuần thục, Phật xuất định giảng nói.Trước hết, Ngài tán thán ca ngợi với Tôn giả Xá-lợi-phất là trí tuệ của chưPhật sâu xa vô lượng nên khó nói, khó hiểu, khó vào. Vì vậy mà hàng Thanh văn,Bích-chi Phật không thể hiểu được.

Sở dĩ đức Phật được trí tuệsâu rộng mà tất cả người khác không thể biết được, là vì Ngài đã từng gần gũivô số đức Phật, tu vô lượng pháp, dõng mãnh, tinh tấn, tiếng tốt đồn khắp...nên Ngài mới được pháp sâu rộng chưa từng có và tùy theo thời cơ mà đem chỉ dạyý thú sâu xa khó hiểu đó cho chúng sanh.

Chúng ta thấy rõ Phật nói lênphương tiện Ngài sử dụng. Từ khi thành Phật, Như Lai có đầy đủ phương tiện,thấy biết tận nguồn ngọn tất cả pháp nên Ngài đã dùng nhân duyên, thí dụ, ngôngiáo và vô số phương tiện khác để dìu dắt chúng sanh, khiến cho họ xa lìa kiếnchấp.

Phật nóirằng Tri kiến Phật rộng lớn sâu xa, không thể đo lường được nên gọi là Đức vôlượng, không có cái gì làm chướng ngại được nên gọi là Vô ngại, về sức thì đượcVô sở úy, tức là không sợ sệt, được Thiền định, được Giải thoát rất sâu khôngngằn mé. Tức là Trí tuệ Phật ở thế gian chưa từng có. Vì tất cả pháp thế giancó đều là tương đối, đã là tương đối thì sanh diệt. Trí tuệ Phật là cái khôngsanh không diệt nên nói thế gian chưa từng có.

CHÁNH VĂN:

2.-Thôi Xá-lợi-phất! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu ít có thứ nhứt màPhật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật củacác pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực nhưvậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trướcsau rốt ráo như vậy.

GIẢNG:

Tại saođức Phật đang khen ngợi trí tuệ của chư Phật, tới đây Ngài lại không muốn nói,bảo: “thôi, Xá-lợi-phất, chẳng cần nói nữa”, vì lý do gì? - Vì pháp khó nói,khó hiểu, khó tin, chỉ Phật với Phật mới có thể thấu tột Tướng chân thật củacác pháp. Còn hàng Bồ-tát, Duyên giác, La-hán đều không thể thấy như Phật. Bởitrình độ chư Phật ngang nhau mới thấy biết như nhau; còn phàm phu chúng ta, mọithấy biết đều sai lầm. Ví dụ như cái thân năm uẩn này thấy nó là thật ngã, làcủa ta... Với trí Bát-nhã thấy thân người do năm ấm giả hợp mà thành, không cóchủ thể cố định. Bởi không có chủ thể cố định nên nói là vô ngã, là tạm bợ,huyễn hóa. Các pháp ở thế gian, với người mê thì thấy thế này, còn người ngộlại thấy khác. Nhưng ngộ cũng tùy theo trình độ, như Thanh văn, Duyên giác,Bồ-tát mỗi chỗ ngộ đều khác nhau. Nhưng đến cái ngộ của Phật mới thấy tột cùng,dung hợp tất cả không còn sai biệt. Vì thế ở đây nói chỉ có Phật với Phật mớithấy các pháp đúng như Thật thể của nó, cho nên nói tướng như vậy, tánh nhưvậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quảnhư vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy.

Thế nào làtướng, thế nào là tánh? Phàm, vạn pháp trên thế gian này được nhìn qua hai mặttướng và tánh. Ví dụ: Lửa là một pháp, khi cháy ánh lửa hiện ra các màu hoặcđỏ, hoặc xanh, hoặc cam; ta thấy tướng trạng màu sắc của lửa có sai khác, nhưngtánh nóng của lửa không khác, vẫn là nóng; thế nên, tướng lửa có đổi thay màtánh lửa thì không biến dịch.

Thế nào làthể lực... quả báo? Phàm tất cả mọi sự vật đều có cái thể chung, chẳng hạn toànthân con người gọi là “thể”; do thân này hoạt động có tác dụng có sức mạnh gọilà “lực”; do hoạt động tạo “tác” nên có nghiệp; bởi có tạo tác nên mới thành“nhân”; nhân hội đủ “duyên” thì thành “quả”; mà quả kết tựu đúng như nhân đãtạo gọi là “báo”, rõ ràng “trước sau rốt ráo” như vậy không sai biệt. Đó làđứng trên mặt tướng dụng của các pháp nhìn thì thấy rõ ràng như vậy.

Nếu nhìn toàn thân con ngườibằng Trí tuệ Bát-nhã thì đầu, mình, tay, chân, mắt, tai... tất cả đều do tứ đạiduyên hợp mà có giả tướng ấy, không một bộ phận nào trong thân là Tướng chânthật. Nên dù nói tướng, nói tánh, nói thể, nói lực, nói tác, nói nhân, nóiduyên, nói quả, nói báo, nói rốt ráo, tất cả đều là ngôn ngữ giả lập. Đã làngôn ngữ giả lập thì Tự tánh nó là không, bởi Tự tánh là không nên nói tịchdiệt.

Nếu nhìn toàn thân con ngườivới tâm nhất như không động, không phân biệt thì thấy con người là con người.Hoặc mắt thấy sắc, sắc vẫn là sắc; tai nghe âm thanh, âm thanh vẫn là âm thanh;hương, vị, xúc, pháp cũng như vậy, không phân tích chia chẻ. Bởi nhìn tất cảpháp ở thế gian này với tâm như như thì thấy các pháp là như, không có chút saibiệt. Ví dụ có một thoi vàng trên bàn, mọi người đều thấy thoi vàng là thoivàng, không thêm một niệm nào khác thì nó là như. Nếu thấy thoi vàng liền chothoi vàng quí có giá trị bạc triệu thì lòng tham dấy khởi, nhiều niệm bất chánhtheo đó mà sanh... Vậy, nếu tâm như thì mọi cảnh đều như.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, lúcLục Tổ đến chùa Pháp Tánh với hình thức cư sĩ, có hai ông Sa-di đứng trước chùadưới cây phướn cãi nhau:

- Đố huynh cái gì động?

- Gió động.

- Phướnđộng.

Người nóigió động, người nói phướn động, hai người cãi nhau không ngã lẽ. Lục Tổ nói:Tâm nhân giả động! Sở dĩ chúng ta cãi nhau hoài là tại tâm chúng ta không nhấtnhư, không thấy các pháp vốn là như vậy. Cảnh vật đối với tâm người đạt đạogiống như mặt gương sáng, có người thì hiện ảnh người, có vật thì hiện ảnh vật,có cái nào hiện cái nấy rõ ràng không tạp loạn. Đó là do tâm như nên mọi cảnhđều như. Nếu tâm dấy niệm phân biệt thì thấy người thấy vật sai khác, rồi tranhchấp nhau sanh vô số khổ đau phiền lụy.

Người thấy tất cả pháp như vậylà người hằng sống với Tri kiến Phật, đó là ý nghĩa Thập như thị. Nếu tâm nhấtnhư thì cảnh như. Cảnh như do tâm như. Đồng nghĩa với tâm an thì cảnh cũng an,tâm bất an thì cảnh cũng bất an, đó là một lẽ thật mà ít người chấp nhận.

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

3.-

Đấng Thế Hùng khó lường
Các trời cùng người đời
Tất cả loài chúng sanh
Không ai hiểu được Phật
Trí lực, vô sở úy.
Giải thoát các tam-muội
Các pháp khác của Phật
Không ai so lường được.
Vốn từ vô số Phật
Đầy đủ tu các đạo
Pháp nhiệm mầu rất sâu
Khó thấy khó rõ được
Trong vô lượng ức kiếp
Tu các đạo đó rồi
Đạo tràng được chứng quả
Ta đều đã thấy biết.
Quả báo lớn như vậy
Các món tánh tướng nghĩa
Ta cùng mười phương Phật
Mới biết được việc đó.

GIẢNG:

Phật lặp lại ý trước, chỗ đạtđược của Phật, các loài chúng sanh từ trời, người... không ai có thể hiểu và solường được. Sở dĩ Ngài được pháp như vậy là do Ngài tu đủ các pháp mầu sâu xatrong vô lượng kiếp, rồi chứng quả tại đạo tràng nên mới thấu suốt như vậy. Vìthế tánh, tướng, nghĩa của pháp đó chỉ có Phật với Phật ở mười phương mới biếtđược.

CHÁNH VĂN:

4.-

Pháp đó không chỉ được
Vắng bặt tướng nói năng
Các loài chúng sanh khác
Không có ai hiểu được
Trừ các chúng Bồ-tát
Người sức tin bền chặt
Các hàng đệ tử Phật
Từng cúng dường các Phật
Tất cả lậu đã hết
Trụ thân rốt sau này
Các hạng người vậy thảy
Sức họ không kham được.
Giả sử đầy thế gian
Đều như Xá-lợi-phất
Cùng suy chung so lường
Chẳng lường được Phật trí
Chánh sử khắp mười phương
Đều như Xá-lợi-phất
Và các đệ tử khác
Cũng đầy mười phương cõi
Cùng suy chung so lường
Cũng lại chẳng biết được.
Bậc Duyên giác trí lanh
Vô lậu thân rốt sau
Cũng đầy mười phương cõi
Số đông như rừng tre,
Hạng này chung một lòng
Trong vô lượng ức kiếp
Muốn xét Phật thật trí
Chẳng biết được chút phần
Bồ-tát mới phát tâm
Cúng dường vô số Phật
Rõ thấu các nghĩa thú
Lại hay khéo nói pháp
Đông đầy mười phương cõi
Như lúa, mè, tre, lau
Một lòng dùng trí mầu
Trải số kiếp hằng sa
Thảy đều chung suy lường
Chẳng biết được trí Phật
Hàng bất thoái Bồ-tát
Số đông như hằng sa
Một lòng chung suy cầu
Cũng lại chẳng hiểu được.

GIẢNG:

Pháp màPhật chứng thì không ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, nên nói “vắng bặt tướngnói năng”. Trong Thiền sử Trung Hoa có Thiền sư Đả Địa, bên Ngài luôn luôn cócây gậy. Nếu có Thiền khách đến tham vấn, bất cứ hỏi câu gì, Ngài đều cầm gậyđập xuống đất một cái rồi thôi, không nói gì hết. Một hôm có vị Tăng lén lấycây gậy đem giấu, rồi mới đến thưa: “Bạch Hòa thượng thế nào là Đạo?” Ngài đưatay lấy gậy, gậy không có, há miệng, không nói câu nào! Thoáng nghe qua, chúngta rất ngạc nhiên và thắc mắc sao Ngài dốt cho tới không nói được một câu, haymiệng lưỡi Ngài có tật không nói được. Chính vì Tri kiến Phật là cái mà ngônngữ không thể diễn tả được, nếu diễn tả bằng lời được thì pháp đó là pháp đốiđãi của thế gian. Cho nên, để khai thị pháp tuyệt đối (Tri kiến Phật), Ngài chỉđập đất hoặc há miệng mà không nói.

Qua pháp thoại này, tôi bìnhrằng: “Muốn thấy mặt nước hồ phẳng, trước khi cá ăn móng.” Cũng vậy, muốn thấyđược Thể thanh tịnh, bặt tướng nói năng thì trước khi dấy niệm phát ra ngônngữ, mới thấy được cái thể ấy. Vì vừa dấy niệm có ngôn ngữ là tâm động loạnkhông thể thấy được. Thế nên, hàng chúng sanh không ai hiểu nổi Tri kiến Phật,trừ hàng Bồ-tát có lòng tin vững chắc mới có thể thấu hiểu.

Đệ tử Phật như hàng A-la-hánđối với Tri kiến Phật cũng không kham được. Giả sử tất cả người ở thế gian này,mỗi người trí tuệ siêu tuyệt bậc nhất như Xá-lợi-phất, hợp lại để so lường,nghĩ về Tri kiến Phật cũng không thể hiểu được. Hoặc người ở khắp mười phươngthế giới, ai cũng có trí tuệ siêu tuyệt như trí tuệ của Xá-lợi-phất, và hàng đệtử khác ở khắp mười phương, chung họp tất cả trí tuệ đó để suy lường cũng khôngbiết được Tri kiến Phật. Tại sao vậy? - Vì còn so lường. Trí tuệ Phật là chỗtuyệt ngôn tuyệt lự, nếu còn đem trí để suy lường, dù trí có nhiều bao nhiêucũng không hiểu nổi.

Hàng Duyêngiác trí lanh lợi, đầy mười phương hợp lại nhiều như rừng tre, trải qua thờigian vô lượng kiếp muốn biết Trí tuệ Phật cũng không có phần, vì suy lường nênkhông biết được.

Cho đến hàng Bồ-tát mới pháttâm ở mười phương số nhiều như lúa mè, như tre lau dùng hết trí tuệ của mình,trải hằng sa kiếp để suy lường cũng không biết Trí tuệ Phật. Kế nữa là hàng Bấtthoái Bồ-tát, nhiều như số cát sông Hằng một lòng chung suy nghĩ cũng không thểbiết Trí tuệ Phật.

Chúng ta thấy, đối với Trí tuệPhật dù cho bất cứ hạng người nào từ A-la-hán đến Duyên giác, đến Bồ-tát mớiphát tâm, đến Bồ-tát bất thoái chuyển, nếu còn dùng trí suy cầu tìm hiểu đềukhông thể hiểu được. Như vậy, muốn biết Trí tuệ Phật thì tâm phải nhất như, khitâm như rồi thì cảnh cũng như mới hợp với Trí tuệ Phật.

CHÁNH VĂN:

5.-

Lại bảo Xá-lợi-phất
Pháp nhiệm mầu rất sâu
Vô lậu khó nghĩ bàn
Nay ta đã được đủ
Chỉ ta biết tướng đó
Mười phương Phật cũng vậy
Xá-lợi-phất phải biết
Lời Phật nói không khác
Với pháp của Phật nói
Nên sanh sức tin chắc
Pháp của Phật lâu sau
Cần phải nói chân thật
Bảo các chúng Thanh văn
Cùng người cầu Duyên giác
Ta khiến cho thoát khổ
Đến chứng được Niết-bàn
Phật dùng sức phương tiện
Dạy cho ba thừa giáo
Chúng sanh nơi nơi chấp
Dắt đó khiến ra khỏi.

GIẢNG:

Phật nói Pháp sâu xa nhiệm mầumà Phật đã được, chỉ có Phật biết và mười phương chư Phật cùng biết thôi. Phậtkhẳng định lời Ngài nói và lời chư Phật nói đều giống nhau. Những lời Phật nóira là lời chân thật, không giả dối, vì vậy nên tin chắc lời đó. Sở dĩ Ngài nóiba thừa giáo là vì muốn cho những chúng sanh cầu Thanh văn, Duyên giác thoátkhỏi khổ đau được Niết-bàn. Ngài nói ba thừa để dẫn dắt họ phá mê chấp, đưa họđến Niết-bàn an lạc, đó là phương tiện chớ không phải cứu kính.

CHÁNH VĂN:

6.- Khi đó trong đại chúngcó hàng Thanh văn lậu tận A-la-hán, ngài A-nhã Kiều-trần-như v.v... một nghìnhai trăm người và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cận sự nam cùng cận sự nữ, hạngngười phát tâm Thanh văn, Duyên giác đều nghĩ rằng: “Hôm nay đức Phật cớ chilại ân cần ngợi khen phương tiện mà nói thế này: Pháp của Phật chứng rất sâukhó hiểu, tất cả hàng Thanh văn cùng Duyên giác không thể đến được.

Đức Phật nói một nghĩa giảithoát, chúng ta cũng chứng được pháp đó đến nơi Niết-bàn, mà nay chẳng rõ nghĩađó về đâu?”

GIẢNG:

Bấy giờtoàn chúng khởi nghi: Tại sao hôm nay đức Phật lại tán thán pháp của Ngài đượcmột cách nhiệt thành và tha thiết? Khi xưa, Phật dạy hàng Thanh văn tu pháp Tứđế để được giải thoát, hàng Duyên giác tu Mười hai nhân duyên để được Niết-bàn;sao hôm nay Phật nói pháp của Ngài cao siêu bậc nhất, không thể dùng trí tuệcủa hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát suy lường mà hiểu đến được?

CHÁNH VĂN:

7.- Lúc ấy, ngàiXá-lợi-phất biết lòng nghi của bốn chúng, chính mình cũng chưa rõ, liền bạchPhật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Nhân gìduyên gì mà Phật ân cần khen ngợi pháp phương tiện thứ nhứt nhiệm mầu rất sâukhó hiểu của các đức Phật?

Con từ trước đến nay chưatừng nghe Phật nói điều đó, hôm nay bốn chúng thảy đều có lòng nghi. Cúi xinđức Thế Tôn bày nói việc đó. Cớ gì mà đức Thế Tôn ân cần khen ngợi pháp nhiệmmầu rất sâu khó hiểu?

Khi đó ngài Xá-lợi-phấtmuốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất là người trítuệ bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, nghe Phật nói như vậy Ngài không hiểu, khởinghi ngờ. Ngài biết đại chúng cũng nghi ngờ, nên thưa hỏi lý do gì mà Phật cứân cần tán thán phương tiện sâu xa nhiệm mầu khó hiểu như vậy? Xin Phật giảngnói.

CHÁNH VĂN:

8.-

Đấng Huệ Nhựt Đại Thánh
Lâu mới nói pháp này,
Tự nói pháp mình chứng
Lực, vô úy, tam-muội,
Thiền định, giải thoát thảy
Đều chẳng nghĩ bàn được.
Pháp chứng nơi đạo tràng
Không ai hỏi đến được
Ý con khó lường được
Cũng không ai hay hỏi,
Không hỏi mà tự nói
Khen ngợi đạo mình làm
Các đức Phật chứng được
Trí huệ rất nhiệm mầu.
Hàng vô lậu La-hán
Cùng người cầu Niết-bàn
Nay đều sa lưới nghi
Phật cớ chi nói thế?
Hạng người cầu Duyên giác
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni
Các trời, rồng, quỉ, thần
Và càn-thát-bà thảy
Ngó nhau cưu lòng nghi
Nhìn trông đấng Túc Tôn,
Việc đó là thế nào?
Xin Phật vì dạy cho
Trong các chúng Thanh văn
Phật nói con hạng nhứt
Nay con nơi trí mình
Nghi lầm không rõ được
Vì là pháp rốt ráo
Vì là đạo Phật làm
Con từ miệng Phật sanh
Chắp tay nhìn trông chờ.
Xin ban tiếng nhiệm mầu
Liền vì nói như thiệt
Các trời, rồng, thần thảy
Số đông như hằng sa
Bồ-tát cầu thành Phật
Số nhiều có tám muôn
Lại những muôn ức nước
Vua Chuyển Luân vương đến.
Đều lòng kính chấp tay
Muốn nghe đạo đầy đủ.

GIẢNG:

Sở dĩ ngài Xá-lợi-phất nói“con từ miệng Phật sanh”, là vì Phật nói pháp, hàng đệ tử Thanh văn, Duyên giácnhân nghe tiếng pháp của Phật nói, tu mà ngộ đạo phát sanh trí tuệ. Trí tuệ đódo lời dạy của Phật mà có. Thông thường người thế gian nhận thân tứ đại là mạngsống, người tu lấy trí tuệ làm mạng sống, vì vậy nên nói từ miệng Phật sanh ramạng sống của mình.

Đoạn này lặp lại ý trước, ngàiXá-lợi-phất và đại chúng nghi ngờ pháp mà Phật vừa ca ngợi tán thán, xin Phậtgiảng nói vì tất cả đại chúng đều muốn nghe.

CHÁNH VĂN:

9.- Khi đó đức Phật bảongài Xá-lợi-phất:

- Thôi thôi! Chẳng nên nóinữa, nếu nói việc đó tất cả trong đời các trời và người đều sẽ kinh sợ nghingờ.

GIẢNG:

Đọc qua đoạn này, chúng tathấy có cái gì mâu thuẫn. Tại sao Phật tự khen ngợi tán thán Trí tuệ Phật đáođể, đến khi ngài Xá-lợi-phất yêu cầu Phật giảng nói, Phật lại nói: Thôi thôi,nói ra e các ông nghi ngờ kinh sợ. Nếu biết nói ra đệ tử nghi ngờ thì Ngài đừngnói, tại sao trước nói rồi ngang đây bảo thôi thôi! Có lạ không?

CHÁNH VĂN:

10.- Ngài Xá-lợi-phất lạibạch Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Cúi xin nóiđó, cúi xin nói đó. Vì sao? Trong hội đây có vô số trăm nghìn muôn ức a-tăng-kỳchúng sanh đã từng gặp các đức Phật, các căn mạnh lẹ, trí tuệ sáng suốt, đượcnghe Phật dạy chắc có thể kính tin.

Lúc ấy,ngài Xá-lợi-phất muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

Đấng Pháp vương Vô thượng
Xin nói, nguyện đừng lo
Vô lượng chúng hội đây
Có người hay kính tin.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất một lần nữatha thiết cầu xin Phật vì đại chúng nói pháp ấy, trong hội cũng có người căntrí mạnh lẹ có thể kính tin.

CHÁNH VĂN:

11.- Đức Phật lại ngănXá-lợi-phất:

- Nếu nói việc đó thì tấtcả trong đời, trời, người, a-tu-la đều kinh nghi. Tỳ-kheo tăng thượng mạn sẽphải sa vào hầm lớn.

Khi đó đức Thế Tôn lại nóikệ rằng:

Thôi thôi! Chẳng nên nói
Pháp ta diệu khó nghĩ
Những kẻ tăng thượng mạn
Nghe ắt không kính tin.

GIẢNG:

Lần cầuthỉnh thứ hai của ngài Xá-lợi-phất, cũng bị Phật từ chối với lý do pháp Phậtsâu xa rất khó hiểu, nếu nói ra thì kẻ tăng thượng mạn sẽ không tin rồi sa đọa.

CHÁNH VĂN:

12.- Lúc ấy ngàiXá-lợi-phất bạch Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Cúi xin nóiđó, cúi xin nói đó. Nay trong hội này hạng người sánh bằng con có trăm nghìnmuôn ức. Đời đời đã từng theo Phật học hỏi, những người như thế chắc hay kínhtin lâu dài an ổn nhiều điều lợi ích.

Khi đó ngài Xá-lợi-phấtmuốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Đấng Vô thượng Lưỡng Túc
Xin nói pháp đệ nhất
Con là trưởng tử Phật
Xin thượng phân biệt nói.
Vô lượng chúng hội đây
Hay kính tin pháp này
Đời đời Phật đã từng
Giáo hóa chúng như thế
Đều một lòng chấp tay
Muốn nghe lãnh lời Phật.
Chúng con nghìn hai trăm
Cùng hạng cầu Phật nọ
Nguyện Phật vì chúng này
Cúi xin phân biệt nói
Chúng đây nghe pháp ấy
Thời sanh lòng vui mừng.

GIẢNG:

Đức Phật được tán thán làLưỡng Túc Tôn, có nghĩa Phật là bậc có đầy đủ hai món phước đức và trí tuệ.

Lần thứba, ngài Xá-lợi-phất cầu xin Phật giảng nói, vì trong hội chúng có một ngàn haitrăm năm mươi vị, và tất cả đều phát tâm muốn nghe pháp Phật nói. Sau khi nghesẽ vui mừng kính tin chớ không nghi ngờ.

CHÁNH VĂN:

13.- Bấy giờ, đức Thế Tônbảo ngài Xá-lợi-phất:

- Ông đã ân cần ba phenthưa thỉnh đâu được chẳng nói, ông nay lóng nghe khéo suy nghĩ nhớ đó, ta sẽ vìông phân biệt giải nói.

GIẢNG:

Đây là thuật khéo léo của đứcPhật đối với pháp nhiệm mầu khó nói khó tin. Từ lâu Ngài đã không nói, nay biếtđến thời phải nói, nên Ngài hết lòng tán thán ca ngợi, gợi sự lưu ý cho thínhchúng. Nhưng còn ngại thính chúng sanh lòng khinh mạn coi thường, đợi ngàiXá-lợi-phất thiết tha thưa thỉnh đến ba lần Ngài mới hứa khả nói. Phật làm nhưthế để chi? - Để cho lòng thiết tha mong mỏi của người nghe lên cao tột rồi,khi nói họ mới lưu ý nghe để lãnh hội. Nếu dễ, hỏi tới đâu nói tới đó, họ xemthường sanh tâm ngạo mạn khó tiến. Hiểu như vậy mới thấy Phật không mâu thuẫn,không phải bày ra rồi làm khó, mà vì muốn người nghe không khinh thường, đượcthể hội. Thật lòng từ vô hạn!

Về sau các Thiền sư áp dụngthủ thuật này triệt để. Các ngài còn bạo hơn, Thiền sinh đến tham vấn, các ngàihét hoặc đánh chớ không nói. Thậm chí đánh nhiều lần dồn người hỏi vào chỗ bếtắc, để khi họ nhận ra chỗ các ngài muốn chỉ thì đời đời không quên. Điển hìnhnhất là Sư Thần Quang đến cầu đạo với Tổ Đạt-ma, Ngài vẫn ngồi xây mặt vào váchmặc cho Thần Quang đứng ngoài tuyết lạnh tới sáng.

Tuyết đã ngập tới gối, mà Tổcòn cho đó là khổ hạnh cỏn con. Đến khi Sư Thần Quang chặt một cánh tay dânglên để tỏ ý chí thiết tha cầu đạo, chừngđó Tổ mới gật đầu. Điều đó cho thấy hệ thống truyền dạy từ đức Phật cho tới đồđệ không khác, chớ không phải người sau ưng làm thế nào thì làm. Chúng ta ngàynay hiểu được chút chút, gặp người chưa kịp thưa hỏi thì đã tự nói trước, nóithôi là nói. Vì chưa phải là pháp quí, nên gặp đâu cho đó, thành ra người nghexem thường, không nhớ, không tu tập được.

CHÁNH VĂN:

14.-Khi đức Phật nói lời đó, trong hội có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cận sự nam, cậnsự nữ, cả thảy năm nghìn người, liền từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật mà lui về. Vìsao? Vì bọn người này gốc tội sâu nặng cùng tăng thượng mạn, chưa được mà nóiđã được, chưa chứng mà cho đã chứng, có lỗi dường ấy, cho nên không ở lại. ĐứcThế Tôn yên lặng không ngăn cản.

GIẢNG:

Đến đây,chúng ta lại có thêm một điều nghi vấn nữa. Đức Phật là một bậc đại từ đại bisắp nói pháp nhiệm mầu cao quí, đối với những chúng sanh chưa được phước duyênnghe, đáng lý khuyên họ ở lại nghe. Nhưng tại sao trong hội chúng của Phật cónăm ngàn người đứng dậy lui ra không nghe, mà Phật im lặng để cho họ đi, khôngkhuyên không ngăn lại? Như đã nói ở trên, chính vì đức Phật muốn cho người tựthấy mình chưa đủ, có tâm tha thiết cần cầu nghe, nên Phật mới vì những người đónói. Còn đối với người tự mãn, họ không muốn nghe, họ đi thì mặc họ, vì nếu cógiữ họ ở lại chỉ tăng thêm lòng kiêu mạn, tự họ không được lợi ích. Ở đây, Phậtxử sự tương đối nhẹ nhàng.

Về sau,các Thiền sư dùng nhiều thuật rất ngặt nghèo. Như trường hợp ngài Thiện Chiêu,hội chúng của Ngài có năm trăm người, Ngài biết trong số này có nhiều ngườinghe danh Ngài mà đến, chớ chưa đủ lòng tin đối với Ngài. Nhân ngày giỗ mẹ,Ngài cho mua một ít rượu thịt về làm một bữa tiệc. Cúng mẹ xong, Ngài mời Tăngchúng dự tiệc cho vui. Nói xong, Ngài thản nhiên ngồi vào bàn cầm đũa, toànchúng không ai dám dự. Sau bữa tiệc đó, chúng bỏ đi hết, chỉ còn có mười sáungười ở lại. Ngài nói những người còn ở lại là những người có đủ lòng tin đốivới Ngài. Tại sao Ngài dùng thủ thuật quá gắt gao như vậy? Nếu người đã hiểu vàtin Ngài thì dù Ngài có những hành động bất thường như thế nào, họ cũng thừahiểu thừa biết, không phản ứng. Còn đối với người không tin không hiểu Ngài,nếu thấy Ngài có chút gì hơi dở là họ bất mãn chê chán, họ có ở lại chỉ dạycũng không được. Vì vậy, Phật Tổ đối với những người không đủ lòng tin với phápmà các ngài giảng dạy, ai muốn đi các ngài để cho đi không cầm giữ lại.

CHÁNH VĂN:

15.-Bấy giờ, đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Trongchúng ta đây không còn cành lá, rặt có hột chắc. Xá-lợi-phất! Những gã tăngthượng mạn như vậy lui về cũng là tốt. Ông nay nên khéo nghe, ta sẽ vì ông mànói.

NgàiXá-lợi-phất bạch rằng:

- Vâng,thưa Thế Tôn con nguyện ưa muốn nghe.

GIẢNG:

Khi những kẻ tăng thượng mạnđứng dậy ra về, đức Phật nói đó là điều tốt, số chúng còn lại có đủ lòng tinthiết tha muốn nghe, đó là hột chắc. Phật vì những người này mà nói và khuyênhọ khéo lắng nghe.

CHÁNH VĂN:

16.- Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Pháp mầu như thế, các đức Phật Như Lai đến khi đúngthời mới nói, như bông linh thoại đến thời tiết mới hiện một lần. Xá-lợi-phất!Các ông nên tin lời của Phật nói không hề hư vọng.

GIẢNG:

Phật tán thán pháp chư Phậtkhó gặp khó được, giống như hoa linh thoại khi nào có điềm lành, như Phật hayChuyển Luân Thánh vương ra đời, mới xuất hiện. Vậy đại chúng khéo nghe và tinthọ, vì lời Phật nói không bao giờ hư dối.

CHÁNH VĂN:

17.-Xá-lợi-phất! Các đức Phật theo thời nghi nói pháp ý thú khó hiểu. Vì sao? Tadùng vô số phương tiện các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp.Pháp đó không phải là suy lường phân biệt mà có thể hiểu, chỉ có các đức Phậtmới biết được đó. Vì sao? Các đức Phật Thế Tôn, chỉ do một sự nhân duyên lớn màhiện ra nơi đời.

Xá-lợi-phất!Sao nói rằng các đức Phật Thế Tôn chỉ do một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơiđời? Các đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai Tri kiến Phật để đượcthanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ Tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiệnra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ Tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời; vìmuốn cho chúng sanh chứng vào đạo Tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời.

Xá-lợi-phất!Đó là các đức Phật do vì một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời.

GIẢNG:

Tới đây, đức Phật hiển bày cáikhó nói, khó hiểu, khó tin. Hàng có trí tuệ như Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tátkhông thể suy lường mà có thể hiểu, chỉ có Phật với Phật mới biết được, bởi tâmcác ngài thanh tịnh không phân biệt suy lường. “Vì một nhân duyên lớn mà hiệnra đời”, đó là tông chỉ không riêng một đức Phật Thích-ca mà là của tất cả mườiphương chư Phật. Các ngài ra đời để khai Tri kiến Phật cho chúng sanh, chỉ(thị) Tri kiến Phật cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh ngộ Tri kiến Phật, vàhướng dẫn cho chúng sanh nhập Tri kiến Phật. Tri kiến Phật là cái thấy biếtPhật, hay chính là cái Trí tuệ Phật mà chư Phật đã tự chứng. Vì cái thấy biếtPhật là cái có sẵn nơi mỗi người, nhưng không ai biết, nên bản hoài của chưPhật ra đời là, muốn chỉ bày cái mà Phật đã ngộ đã chứng cho chúng sanh cũngngộ cũng chứng như Phật.

Thế nào là khai thị ngộ nhậpTri kiến Phật? Ví dụ: Có một viên ngọc xá-lợi đựng trong cái hộp bằng vàng, thờtrên bàn, trong ngôi chùa cửa đóng kín. Nhiều người nghe nói trong chùa có ngọcxá-lợi rất quí, họ khao khát muốn được chiêm bái. Để hướng dẫn cho họ chiêmbái, trước tiên thầy Trụ trì phải đưa họ tới chùa, mở cửa chùa (khai) cho họnhìn vô. Tuy cửa chùa đã mở, họ nhìn vào mà vẫn chưa thấy ngọc xá-lợi. Kế đóthầy đưa tay chỉ viên xá-lợi được đựng trong cái hộp bằng vàng thờ trên bàn.Khi tay thầy Trụ trì chỉ, mắt họ nhìn theo liền thấy cái hộp đựng ngọc xá-lợi,đó là thị và ngộ. Đứng tại cửa chùa thấy ngọc xá-lợi đựng trong cái hộp chưađủ, mà phải đưa họ vào chùa, đi tới bàn thờ ngọc xá-lợi, mở hộp ra, chính mắthọ nhận ra viên ngọc xá-lợi sáng lấp lánh, đó là nhập. Như vậy, “khai” là bướcđầu thì dễ, đến phần “thị” và “ngộ” cũng không khó. Đến phần “nhập” là phải quahai ba giai đoạn mới là phần quan trọng.

Tri kiến Phật (Trí tuệ Phật)không phải chỉ Phật mới có, mà tất cả chúng sanh mọi người ai cũng có sẵn,nhưng vì mê (vô minh) nên bây giờ Phật mới dùng phương tiện khai, rồi từ phươngtiện đó Phật mới chỉ cho nhận ra Tri kiến Phật và sau đó cố gắng tiến tu đểnhập Tri kiến Phật của mình. Khai là chỉ cho chúng sanh thấy vô minh vọng tưởnglà cái không thật, chợt hiện chợt mất. Từ cái không thật đó, đức Phật mới chỉ(thị) “cái chân thật” (Tri kiến Phật) sáng suốt thanh tịnh bất sanh bất diệt.Nhân đó, mới nhận ra (ngộ) “cái chân thật” có sẵn nơi mình. Tuy đã nhận ra nó,nhưng vì tập khí nhiều đời nhiều kiếp sâu dày, nên vọng tưởng vẫn còn dấy khởi,Tri kiến Phật lúc ẩn lúc hiện. Nên phải có thời gian tu tập, công phu viên mãnthì vô minh vọng tưởng sạch hết, chừng đó Tri kiến Phật hiển hiện tròn sáng gọilà thành Phật. Vậy tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật tánh, nhưng vì quên (mê)nên Phật mới dùng phương tiện khai thị ngộ nhập, khiến cho chúng sanh nhận raPhật tánh của chính mình để thành Phật như Ngài. Đó là bản hoài của chư Phậtnên nói là vì một đại sự nhân duyên mà các ngài ra đời.

Kinh Pháp Hoa thuyết minh vềPhật thừa cốt chỉ “Tức tâm tức Phật”. Tri kiến là Tâm, là Giác, là Phật. NhưngTri kiến nào tức Phật, còn Tri kiến nào là chúng sanh? Tri kiến theo Cầu Danhlà Tri kiến chúng sanh. Tri kiến theo Bồ-tát Văn-thù là Tri kiến Phật. KinhLăng Nghiêm, Phật nói rất rõ:

Tri kiến lập tri tức vô minh bản
Tri kiến vô kiến tư tức Niết-bàn.

“Tri kiến lập tri tức vô minhbản” tức là trên thấy biết mà lập thấy biết là gốc vô minh. Ví dụ vừa thấy cáiđồng hồ liền phân biệt đẹp, xấu, đắt, rẻ... rồi sanh tâm thích hay chê. Nếuthích thì tìm cách mua sắm, hoặc xin xỏ, hoặc đánh cắp cho được cái đồng hồ,như thế là đã tạo nghiệp đi trong luân hồi. Đó là Tri kiến lập tri là gốc củavô minh. “Tri kiến vô kiến tư tức Niết-bàn” là sao? Thấy biết mà không thấybiết tức là Niết-bàn. Ví dụ: Thấy tất cả Tăng Ni đang ngồi nghe giảng, tôi thấybiết rõ ràng, không dấy niệm phân biệt, tâm an nhiên lặng lẽ. Đó là thấy biếtmà không thấy biết (Tri kiến vô kiến) giống như mặt gương sáng, người đến thìhiện bóng người, vật đến thì hiện bóng vật, người vật qua rồi thì mặt gươngkhông bóng, vẫn trong sáng như trước. Cũng vậy, đối với ngoại cảnh, chúng tavẫn thấy biết mà tâm không lưu lại hình bóng để phân biệt. Đó là Niết-bàn, đólà trì kinh Pháp Hoa. Không phải trì kinh Pháp Hoa là để tính bộ mà không hiểuthâm ý của kinh.

Học đạo mà không thấy đạo, kẹt trên hình tướng không giải thoát chút nàocả. Trì kinh như thế chưa phải là trì kinh Pháp Hoa. Như vậy, ai cũng có Trikiến Phật, chỉ vì người lập và không lập cái thấy biết phân biệt, nên kẻ làchúng sanh, người là Phật.

CHÁNH VĂN:

18.- Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

- Các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ-tát, những điều làm ra thường vìmột việc: Chỉ đem Tri kiến Phật chỉ cho chúng sanh tỏ ngộ thôi.

Xá-lợi-phất! Đức Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sanh nóipháp, không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác.

GIẢNG:

Mục đích duy nhất của đức Phật Thích-ca cũng như của chư Phật đời quákhứ ra đời là làm sao cho chúng sanh tỏ ngộ được Tri kiến Phật, tức là Phậtthừa chớ không có thừa thứ hai hay thứ ba.

CHÁNH VĂN:

19.- Xá-lợi-phất! Pháp của tất cả các đức Phật ở mườiphương cũng như thế.

Xá-lợi-phất! Thuở quá khứ các đức Phật dùng vô lượngvô số phương tiện, các món nhân duyên lời lẽ thí dụ mà vì chúng sanh diễn nóicác pháp. Vì pháp đó đều là một Phật thừa, nên các chúng sanh đó theo chư Phậtnghe pháp rốt ráo đều được chứng “Nhứt thế chủng trí”.

Xá-lợi-phất! Thuở vị lai, các đức Phật sẽ ra đời cũngdùng vô lượng vô số phương tiện, các món nhân duyên lời lẽ thí dụ mà vì chúngsanh diễn nói các pháp, vì pháp ấy đều là một Phật thừa, nên các chúng sanh đótheo Phật nghe pháp rốt ráo đều được chứng “Nhứt thế chủng trí”.

Xá-lợi-phất! Hiện tại nay, trong vô lượng trăm nghìnmuôn ức cõi Phật ở mười phương, các đức Phật Thế Tôn nhiều điều lợi ích an vuicho chúng sanh. Các đức Phật đó cũng dùng vô lượng vô số phương tiện các mónnhân duyên lời lẽ thí dụ, mà vì chúng sanh diễn nói các pháp, vì pháp đó đều làmột Phật thừa, các chúng sanh ấy theo Phật nghe pháp rốt ráo đều được chứng“Nhứt thế chủng trí”.

Xá-lợi-phất! Các đức Phật đó chỉ giáo hóa Bồ-tát, vìmuốn đem Tri kiến Phật mà chỉ cho chúng sanh, vì muốn đem Tri kiến Phật chochúng sanh tỏ ngộ, vì muốn làm cho chúng sanh chứng vào Tri kiến Phật vậy.

Xá-lợi-phất! Nay ta cũng lại như thế, rõ biết cácchúng sanh có những điều ưa muốn, thân tâm mê chấp, ta tùy theo bổn tánh kiadùng các món nhân duyên lời lẽ thí dụ cùng sức phương tiện mà vì đó nói pháp.

Xá-lợi-phất! Như thế đều vì để chứng được một Phậtthừa “Nhứt thế chủng trí”.

GIẢNG:

Nhất thế chủng trí là trí Phật, biết tột cùng khắp tấtcả pháp trên thế gian này. Nhất thiết trí là trí của Thanh văn, Duyên giác. ChưPhật quá khứ, chư Phật vị lai, và Phật hiện tại là đức Thích-ca đều nhắm vàochỗ cứu kính duy nhất là, chỉ bày Tri kiến Phật cho chúng sanh được tỏ ngộ vàchứng nhập để được “Nhất thế chủng trí”. Như vậy, chư Phật quá khứ dạy cũng nhưthế, chư Phật vị lai dạy cũng như thế, kể cả đức Phật Thích-ca đời hiện tại dạycũng như thế. Không có con đường thứ hai thứ ba nào khác. Chỉ có con đường duynhất là làm sao cho mọi người nhận ra Tri kiến Phật, và hằng sống được với Trikiến Phật nơi mình. Tại sao đức Phật chỉ nhắm có điều đó? Vì Phật biết mỗichúng sanh ai cũng có Tri kiến Phật, nhưng vì mê mới tạo nghiệp đi trong luânhồi lục đạo, thành ra Tri kiến chúng sanh. Bây giờ nhờ Phật chỉ bày, chúng takhéo nhận khéo sống thì Tri kiến chúng sanh trở thành Tri kiến Phật, đó là tu.

CHÁNH VĂN:

20.- Xá-lợi-phất! Trong cõi nước ở mười phương còn không có hai thừa hàhuống có ba!

Xá-lợi-phất! Các đức Phật hiện ra trong đời ác năm trược, nghĩa là: kiếptrược, phiền não trược, chúng sanh trược, kiến trược, mạng trược. Như thế,Xá-lợi-phất, lúc kiếp loạn trược chúng sanh nhơ nặng, bỏn sẻn, tham lam, ghétganh, trọn nên các căn chẳng lành, cho nên các đức Phật dùng sức phương tiện,nơi một Phật thừa, phân biệt nói thành ba.

GIẢNG:

Đoạn này đức Phật xác nhận rõ ràng ý nghĩa không có bathừa mà chỉ có một Phật thừa. Sở dĩ Phật nói ba thừa là vì chúng sanh ở trongđời ngũ trược: kiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược, kiến trược, mạngtrược, sanh lòng bỏn sẻn, tham lam, ganh ghét... Vì vậy mà Phật tạm dùng phươngtiện nói ba thừa để dẹp bỏ những tâm cấu uế đó.

- Kiếp trược: Thời mà tuổi thọ của loài người dưới haingàn tuổi, chỉ cho cõi Ta-bà đức Thích-ca đang giáo hóa.

- Phiền não trược: Lòng mọi người chứa chấp nhiều tham lam, sân hận...

- Chúng sanh trược: Con người bám chấp vào sanh mạng mình cho là thật,rồi sanh cống cao ngã mạn.

- Kiến trược: Kiến chấp một bên, thấy biết lệch lạc tà vạy mà cho là đúng.

- Mạng trược: Chúng sanh vì sự sống mà tạo rất nhiềunghiệp ác.

CHÁNH VĂN:

21.- Xá-lợi-phất! Nếu đệ tử ta tự cho mình là A-la-hán cùng Duyên giác,mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ-tát,người này chẳng phải đệ tử Phật, chẳng phải A-la-hán, chẳng phải Duyên giác.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni đó tự cho mình đã đượcA-la-hán, là thân rốt sau rốt ráo Niết-bàn, bèn chẳng lại chí quyết cầu đạo Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Nên biết bọn đó là kẻ tăng thượng mạn. Vì sao?Nếu có Tỳ-kheo thiệt chứng quả A-la-hán mà không tin pháp này, quyết không cólẽ ấy, trừ sau khi Phật diệt độ, hiện tiền không Phật. Vì sao? Sau khi Phậtdiệt độ, những kinh như thế, người hay thọ trì, đọc tụng, hiểu nghĩa rất khó cóđược, nếu gặp đức Phật khác, ở trong pháp này bèn được hiểu rõ.

Xá-lợi-phất! Các ông nên một lòng tin hiểu thọ trì lời Phật dạy. Lời cácđức Phật Như Lai nói không hư vọng, không có thừa nào khác, chỉ có một Phậtthừa thôi.

GIẢNG:

Phật xác nhận một cách quyết liệt, dù là A-la-hán, Duyên giác ngang đómà tự mãn cho là đủ thì người đó không phải là đệ tử của Phật. Người tu chúngta hiện tại, đa số mắc phải chứng bệnh tự mãn, tu một thời gian tự thấy rằngmình đã đủ, nên mặc nhiên an hưởng tứ sự cúng dường một cách sung mãn, mà khônglo nghĩ đến sự tu tiến. Nên tôi thường nói khẳng định rằng: Nếu chưa thành Phậtthì không lúc nào chúng ta ngừng nghỉ tu hành, nếu ngừng nghỉ không tu là rơivào lỗi tự mãn, đó là tăng thượng mạn. Dù là Bồ-tát cũng vẫn cố gắng tu hành, đếnkhi thành Phật mới thôi. Ai được chút ít cho là đủ, người đó chỉ là hạt lép, làlá vàng úa, gió thổi qua rơi rụng hết. Nếu là hạt chắc, là thứ thật thì tu chođến khi thành Phật mới rồi trách nhiệm của mình, chưa thành Phật thì lúc nàocũng phải cố gắng nỗ lực tu chớ không tự mãn. Nhưng mà nhìn lại thì người tubây giờ tự mãn không phải ít. Họ nghĩ rằng đời này tu gieo giống lành, kiếp sautu nữa, hoặc già yếu rồi nghỉ ngơi cho thảnh thơi đôi chút, chẳng lẽ suốt đờicặm cụi tu hoài... Nghĩ như vậy là trái với tinh thần của Phật dạy, nên chưaphải là đệ tử Phật.

Đức Phật đối với những chúng sanh tu mà không muốn thành Phật, chỉ muốnđời sau sanh ra làm người tốt, có đủ duyên phước thì Phật dạy giữ Năm giới, đólà Nhân thừa. Lại có người tu không muốn thành Phật, muốn được sung sướng hưởngphước báo đầy đủ, Phật dạy tu Thập thiện, đó là Thiên thừa. Người không muốnsanh lên cõi trời cũng không muốn trở lại làm người, Phật dạy tu Tứ đế để chứngNiết-bàn không còn tái sanh lại nữa, đó là Thanh văn thừa. Đến hàng Duyên giácthì Phật nói Mười hai nhân duyên, hàng Bồ-tát thì nói Sáu pháp ba-la-mật, hướngdẫn từ thấp dần dần lên. Tới đây Phật mới nói bản hoài của chư Phật ra đời làdạy người tu để thành Phật chớ không dạy điều gì khác.

Cũng vậy, hiện tại tôi hướng dẫn Tăng Ni và Phật tửtu, là phải biết rõ nơi mình có “cái chân thật” mà tôi tạm gọi là “Ông chủ” hay“Bản lai diện mục”, còn ý niệm nghĩ suy là vọng tưởng không thật. Biết được nhưvậy rồi thì đi đứng nằm ngồi, hằng sống với Ông chủ, không chạy theo vọng tưởnghư giả. Đó là bản hoài mà tôi nhắm. Nhưng người tới học đạo có nhiều trình độ.Người già đến thì tôi dạy niệm Phật cho tâm bớt loạn, để khi nhắm mắt theo Phậtvề cõi Phật. Nếu là người trẻ mới vào đạo chưa rõ gì về Thiền tông, mà tâm quáloạn động thì tôi dạy đếm hơi thở, nhờ đếm hơi thở mà tâm bớt loạn... Đó lànhững phương tiện tôi đã dùng làm lợi ích cho người tùy theo trình độ căn cơcủa họ. Chưa nói được mục đích mà tôi nhắm thì phải nói phương tiện, làm saocho người đến học đều được lợi ích.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

22.-

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni
Cưu lòng tăng thượng mạn
Cận sự nam ngã mạn
Cận sự nữ chẳng tin,
Hàng bốn chúng như thế
Số kia có năm nghìn
Chẳng tự thấy lỗi mình
Nơi giới có thiếu sót
Tiếc giữ tội quấy mình
Trí nhỏ đó đã ra
Bọn cám tấm trong chúng
Oai đức Phật phải đi
Gã đó kém phước đức
Chẳng kham lãnh pháp này
Chúng nay không cành lá
Chỉ có những hột chắc.

GIẢNG:

Đức Phật nói những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ trong tứchúng, có khoảng năm ngàn người là những kẻ kém duyên phước, trí nhỏ hẹp, thuộchàng tăng thượng mạn, họ không kham nhận pháp Phật nên bỏ đi. Sau khi họ bỏ đi,Phật mới nói: Bây giờ trong chúng không còn cám tấm, cành lá úa, chỉ còn hạtchắc thôi.

CHÁNH VĂN:

23.-

Xá-lợi-phất khéo nghe!
Pháp của các Phật được
Vô lượng sức phương tiện
Mà vì chúng sanh nói.
Tâm của chúng sanh nghĩ
Các món đạo ra làm
Bao nhiêu những tánh dục
Nghiệp lành dữ đời trước,
Phật biết hết thế rồi
Dùng các duyên thí dụ
Lời lẽ sức phương tiện
Khiến tất cả vui mừng,
Hoặc là nói Khế kinh,
Cô khởi cùng Bổn sự,
Bổn sanh, Vị tằng hữu,
Cũng nói những Nhân duyên,
Thí dụ và Trùng tụng
Luận nghị cọng chín kinh.
Căn độn ưa pháp nhỏ
Tham chấp nơi sanh tử
Nơi vô lượng đức Phật
Chẳng tu đạo sâu mầu
Bị các khổ não loạn
Vì đó nói Niết-bàn,
Ta bày phương tiện đó
Khiến đều vào huệ Phật.
Chưa từng nói các ông
Sẽ được thành Phật đạo
Sở dĩ chưa từng nói
Vì giờ nói chưa đến,
Nay chính là đến giờ
Quyết định nói Đại thừa.

GIẢNG:

Phật nói cho tất cả hội chúng biết rằng pháp mà Phậtđược, có sức phương tiện vô cùng, biết tường tận nhân duyên quả báo của sáuloài chúng sanh. Ngài nói pháp dùng những phương tiện như:

- Khế kinh: Lời dạy của Phật hợp với căn cơ chúng sanh, bằng thể vănxuôi, còn gọi là Trường hàng.

- Trùng tụng: Một thể văn thuyết pháp của Phật lặp lại ý của đoạn vănTrường hàng bằng kệ tụng.

- Bản sự: Những việc làm, những kiến văn ở đời trướccủa Phật do Phật thuật lại.

- Bản sanh: Phật nhắc lại tiền kiếp của Ngài hay của đệ tử.

- Vị tằng hữu: Việc chưa từng có, khó hiểu, khó tin.

- Nhân duyên: Phật giải về căn bản của quả báo từ gốc tới ngọn.

- Thí dụ: Dùng một mẩu chuyện để so sánh cho dễ hiểu.

- Cô khởi: Thi văn tự mình xướng lên lúc thuyết pháp.

- Luận nghị: Biện luận sâu rộng, khúc chiết, mạch lạc cho dễ hiểu.

Đó là những thể tài thuyết pháp mà Phật đã dùng hoặc đủ chín phần hoặckhông đủ chín phần trong mỗi bộ kinh. Phật tùy thời tùy cơ mà nói, dẫn dụ chúngsanh đi từ thấp đến cao, cuối cùng đưa đến Phật thừa là chỗ cứu kính.

CHÁNH VĂN:

24.-

Chín bộ pháp của ta
Thuận theo chúng sanh nói
Vào Đại thừa làm gốc
Nên mới nói kinh này
Có Phật tử tâm tịnh
Êm dịu cùng căn lợi
Nơi vô lượng các Phật
Mà tu đạo sâu mầu,
Vì hàng Phật tử này
Nói kinh Đại thừa đây
Ta ghi cho người đó
Đời sau thành Phật đạo
Bởi thâm tâm niệm Phật
Tu trì tịnh giới vậy
Hạng này nghe thành Phật
Rất mừng đầy khắp mình,
Phật biết tâm của kia
Nên vì nói Đại thừa,
Thanh văn hoặc Bồ-tát
Nghe ta nói pháp ra
Nhẫn đến một bài kệ
Đều thành Phật không nghi.

GIẢNG:

Sở dĩ Phật nói chín bộ pháp đó là vì thuận theo căn cơ của chúng sanh mànói, chớ bản hoài của Phật là chỉ cho chúng sanh một Phật thừa mà thôi. Nếu ainghe Phật thừa này, đem lòng tin và nói cho người khác nghe thì được Phật thọký sau này sẽ thành Phật. Vì tâm họ nhớ nghĩ Phật rất sâu xa, không tự mãn ởnhững cấp bậc thấp, quyết định họ sẽ thành Phật.

CHÁNH VĂN:

25.-

Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp
Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
Chỉ dùng danh từ giả
Dắt dẫn các chúng sanh
Vì nói Trí tuệ Phật.
Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thiệt
Hai thứ chẳng phải chân.
Trọn chẳng đem Tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh
Phật tự trụ Đại thừa
Như pháp của mình được
Định, huệ, lực, trang nghiêm
Dùng đây độ chúng sanh.
Tự chứng đạo Vô thượng
Pháp bình đẳng Đại thừa
Nếu dùng Tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa san tham
Việc ấy tất không được
Nếu người tin về Phật
Như Lai chẳng dối gạt
Cũng không lòng tham ganh
Dứt ác trong các pháp
Nên Phật ở mười phương
Mà riêng không chỗ sợ.
Ta dùng tướng trang nghiêm
Ánh sáng soi trong đời
Đấng vô lượng chúng trọng
Vì nói thiệt tướng ấn.

GIẢNG:

Đoạn này Phật lặp lại ý chánh của chư Phật mười phươngra đời là chỉ nói một Phật thừa, chớ không có thừa thứ hai hay thứ ba. Tại sao?Vì quả vị cùng tột mà Ngài chứng được là quả Phật, nếu để lại ít phần không chỉdạy rốt ráo, đó là thiếu lòng từ, tâm còn san lẫn, sợ người hơn mình. Phật làđấng Đại từ Đại bi, không san lẫn, nên cái gì Ngài được, Ngài muốn cho tất cảmọi người đều được như Ngài. Nếu mọi người chưa được như Ngài thì Ngài chưa mãnnguyện, không bằng lòng. Vì vậy mà cuối cùng Ngài nói: “Đấng vô lượng chúngtrọng, vì nói thiệt tướng ấn.” Thông thường trong nhà Phật có nêu ra Tam phápấn, Tứ pháp ấn, hoặc Nhất thật pháp ấn, để làm dấu ấn xác minh coi pháp đó cóphải Phật nói không. Tam pháp ấn là: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã,Niết-bàn tịch tịnh; Tứ pháp ấn là: vô thường, khổ, không, vô ngã; Nhất thậtpháp ấn cũng là Thật tướng ấn. Ấn là dấu in để ấn chứng. Muốn biết kinh nào làthật của Phật nói hay không phải của Phật nói, thì phải lấy Tam pháp ấn, Tứpháp ấn hay Nhất thật pháp ấn để làm chỗ ấn chứng. Nhất thật pháp ấn là chỉ chomỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nếu tu thì sẽ thành Phật. Kinh Pháp Hoa, Phậtnói tột chỗ đó nên gọi là “Thật tướng ấn”.

CHÁNH VĂN:

26.-

Xá-lợi-phất! Nên biết!
Ta vốn lập thệ nguyện
Muốn cho tất cả chúng
Bằng như ta không khác
Như ta xưa đã nguyện
Nay đã đầy đủ rồi
Độ tất cả chúng sanh
Đều khiến vào Phật đạo
Nếu ta gặp chúng sanh
Dùng Phật đạo dạy cả
Kẻ vô trí rối sai
Mê lầm không nhận lời
Ta rõ chúng sanh đó
Chưa từng tu cội lành
Chấp chặt nơi ngũ dục
Vì si ái sanh khổ
Bởi nhân duyên các dục
Sa vào ba đường dữ
Xoay lăn trong sáu nẻo
Chịu đủ những khổ độc
Thân mọn thọ bào thai
Đời đời tăng trưởng luôn
Người đức mỏng ít phước
Các sự khổ bức ngặt
Vào rừng rậm tà kiến
Hoặc chấp có, chấp không
Nương gá các chấp này
Đầy đủ sáu mươi hai
Chấp nhận pháp hư vọng
Bền chặt không bỏ được
Ngã mạn tự khoe cao
Dua nịnh lòng không thiệt
Trong nghìn muôn ức kiếp
Chẳng nghe danh tự Phật
Cũng chẳng nghe chánh pháp
Người như thế khó độ.

GIẢNG:

Lời thệ nguyện của đức Phật Thích-ca cũng như chư Phậtmười phương là muốn làm sao cho tất cả chúng sanh đều được bằng Phật. Nhưng vìtâm trí chúng sanh mê mờ rối loạn, tà kiến, tham ưa ngũ dục, không bao giờ tupháp lành, nên trôi lăn trong ba đường dữ chịu mọi khổ đau, do đó không bao giờnghe được danh hiệu Phật. Những chúng sanh này rất là khó độ.

CHÁNH VĂN:

27.-

Cho nên Xá-lợi-phất!
Ta vì bày phương tiện
Nói các đạo dứt khổ
Chỉ cho đó Niết-bàn
Ta dầu nói Niết-bàn
Cũng chẳng phải thiệt diệt
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự vắng lặng
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được thành Phật
Ta có sức phương tiện
Mở bày pháp ba thừa
Tất cả các Thế Tôn
Đều nói đạo Nhứt thừa
Nay trong đại chúng này
Đều nên trừ nghi lầm
Lời Phật nói không khác
Chỉ một, không hai thừa.

GIẢNG:

Vì hàng chúng sanh khó độ nên Phật mới bày phương tiện dứt các khổ chohọ được Niết-bàn. Niết-bàn đó là Niết-bàn của Nhị thừa. Tuy nói Niết-bàn, nhưngchẳng phải thật diệt. Vì:

Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự vắng lặng.

Từ trước chúng ta thường nghe Phật dạy các pháp ở thếgian này là biến động vô thường, tại sao ở kinh này Phật lại nói “các pháp từxưa đến nay tướng thường tự vắng lặng”? Chữ “Tướng” ở đây phải hiểu là “Thậttướng”, tức là Thể tánh của các pháp. Chúng ta quán sát thấy các pháp trên thếgian này tướng nó là biến động, có đó rồi mất đó. Ví dụ như cái đồng hồ, thôngthường máy chạy, kim quay, chúng ta căn cứ trên kim đồng hồ, định ngày giờ màlàm việc. Nếu máy không chạy kim không quay, thì đồng hồ không xài được. Nhưvậy, tất cả pháp thế gian được hữu dụng là do linh động có sự sống, nếu nó bấtđộng coi như là chết vô dụng. Đó là cái thấy thông thường của thế gian. Nhưngnếu nhìn sâu hơn, chúng ta mở chốt đồng hồ ra, để riêng từ bộ phận thì máykhông chạy, kim không quay; nếu ráp các bộ phận ấy lại thì máy đồng hồ chạy,kim đồng hồ quay. Như vậy, các pháp biến động là do duyên hợp mà có, chớ thậtthể của nó vốn không động, nên nói Tự tánh các pháp vốn tịch diệt.

Cũng vậy, Tự tâm của mỗi người, khi mắt thấy ngườithấy cảnh... rồi khởi niệm nghĩ về người về cảnh đó là động niệm, mà động niệmlà tướng duyên hợp sanh diệt vô thường, đủ duyên thì tạm có, thiếu duyên thìtạm không, không có Thật thể cố định. Như vậy, pháp do duyên mà thành có haythành không, thì pháp đó không thật. Còn pháp không do duyên mà thành, đó làcái chân thật.

Vậy, tất cả pháp ở thế gian này, nếu đứng về mặt Bảnthể mà nhìn, không có một pháp nào biến động vô thường cả. Sở dĩ thấy các phápvô thường biến động là vì chưa thấy tột cùng Bản thể của nó, nên theo tình chấpmà thấy có động tịnh, có vô thường. Nếu thấy tột cùng Bản thể của nó thì thấycác pháp nguyên là bất động, lặng lẽ. Ngay nơi bản thân con người sự sống và sựchết là do cái gì? Sống là do duyên, mà chết cũng do duyên. Vậy sống chết làchuyện của duyên; đã là chuyện của duyên thì không phải là chuyện của mình.Ngay nơi sống chết biết đó là tướng của duyên thì chúng ta không còn bị sốngchết chi phối nữa, sự sống chết đối với chúng ta rất thường, không quan trọng.

Xưa có Thiền sư đọc tới hai câu trên ngài nghi: Tạisao các pháp từ xưa đến nay tướng thường vắng lặng? Ngài ôm ấp thắc mắc mãitrong lòng. Một sáng mùa Xuân nọ, ngài ngồi trước cửa chùa, bỗng thấy chimhoàng oanh đậu trên cành liễu hót, ngài hoát nhiên ngộ đạo, liền đọc tiếp haicâu:

Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.

Hợp lại thành bài thơ bốn câu:

Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng.
Xuân đáo bách hoa khai,
Hoàng oanh đề liễu thượng.

Mùa Xuân đến thì trăm hoa nở, chim hoàng oanh đậu trên cành liễu cấttiếng hót. Tất cả pháp, thể vốn không động, khi duyên hợp thì động, Xuân sangthì hoa nở, chim hót. Xuân sang, hoa nở, chim hót là duyên. Cái động đó là độngcủa duyên. Ngài thấy rõ ngay trong các pháp Thể tánh nó vốn lặng lẽ, mà tướngdụng của nó thì biến động, như hoa nở, chim hót khi Xuân đến. Ngộ đạo là thấycùng tột Bản thể của sự vật, cũng như nhận ra Thể tánh của chính mình, đồngthời cũng biết rõ tướng dụng sinh động của nó không lầm lẫn. Chúng ta vì còn mênên lầm chấp tướng dụng của các pháp cho là thật, đó là gốc của khổ đau. Ngườihọc đạo, nếu thấy tột chỗ cứu kính này thì sẽ thành Phật không nghi, còn nếuchấp tướng động của thân của nghiệp thì vẫn là chúng sanh đi trong luân hồisanh tử.

Đoạn này cốt nói rõ mục tiêu của chư Phật, vì thương xót chúng sanh mêlầm nên mãi chịu khổ. Các ngài dùng nhiều phương tiện giải bày cho hết khổ. Chỗcứu kính mà Phật muốn chỉ là Phật thừa, chớ không có thừa thứ hai thứ ba.

CHÁNH VĂN:

28.-

Vô số kiếp đã qua
Vô lượng Phật diệt độ
Trăm nghìn muôn ức Phật
Số nhiều không lường được
Các Thế Tôn như thế
Các món duyên thí dụ
Vô số ức phương tiện
Diễn nói các pháp tướng
Các đức Thế Tôn đó
Đều nói pháp Nhứt thừa
Độ vô lượng chúng sanh
Khiến vào nơi Phật đạo
Lại các đại Thánh chúa
Biết tất cả thế gian
Trời, người loài quần sanh
Thâm tâm chỗ ưa muốn
Bèn dùng phương tiện khác
Giúp bày nghĩa đệ nhứt.

GIẢNG:

Đoạn này lặp lại ý đoạn trước. Vô số đức Phật đời quá khứ dùng mọiphương tiện giáo hóa chúng sanh khiến cho vào Phật đạo.

CHÁNH VĂN:

29.-

Nếu có loài chúng sanh
Gặp các Phật quá khứ
Hoặc nghe pháp bố thí
Hoặc trì giới, nhẫn nhục
Tinh tấn, thiền trí thảy
Các món tu phước huệ
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo
Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.

GIẢNG:

Nếu có những chúng sanh gặp chư Phật đời quá khứ, được các ngài dạy tuLục độ, những chúng sanh đó hay tu được Lục độ thì họ đã thành Phật. Và sau khiPhật diệt độ, những chúng sanh có lòng lành dịu, thì cũng đều đã thành Phậtđạo.

CHÁNH VĂN:

30.-

Các Phật diệt độ rồi
Người cúng dường xá-lợi
Dựng muôn ức thứ tháp
Vàng, bạc và pha lê
Xa-cừ cùng mã não
Ngọc mai khôi, lưu-ly
Thanh tịnh rộng nghiêm sức
Trau dồi nơi các tháp
Hoặc có dựng miếu đá
Chiên-đàn và trầm thủy
Gỗ mật cùng gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy
Hoặc ở trong đồng trống
Chứa đất thành miếu Phật
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật đạo.

GIẢNG:

Phật quá khứ đã diệt độ, nếu có ai xây tháp bằng vàng, bạc, pha lê...hoặc xây bằng gỗ, gạch, ngói, bùn, đất, cho đến trẻ con chơi làm tháp Phật đểcúng dường, tất cả những người đó đều đã thành Phật đạo.

CHÁNH VĂN:

31.-

Nếu như người vì Phật
Xây dựng các hình tượng
Chạm trổ thành các tướng
Đều đã thành Phật đạo
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng bạch, đồng đỏ
Chất nhôm cùng chì kẽm
Sắt, gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo, sơn, vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Đều đã thành Phật đạo
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo
Chỉ dạy các Bồ-tát
Độ thoát vô lượng chúng.

GIẢNG:

Nếu các chúng sanh vì Phật mà tạo hình tượng Ngài bằng bảy báu, hoặcdùng các thứ kim loại, hoặc dùng gỗ, bùn, keo, sơn, vải tạc thành tượng Phật,cho đến trẻ con dùng ngón tay hay dùng cây cỏ vẽ thành tượng Phật; nhờ tíchchứa công đức, đầy đủ tâm đại bi, nên họ đều đã thành Phật đạo.

CHÁNH VĂN:

32.-

Nếu người nơi tháp miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Dùng hoa, hương, phan, lọng
Lòng kính mà cúng dường
Hoặc khiến người trỗi nhạc
Đánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, cầm, không hầu
Tỳ bà, chụp chả đồng
Các tiếng hay như thế
Đem dùng cúng dường hết
Hoặc người lòng vui mừng
Ca ngâm khen đức Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Đều đã thành Phật đạo.

GIẢNG:

Nếu người ở trước tượng Phật hay tháp miếu Phật mà cúng dường hoa hương,phan lọng, hoặc dùng các loại nhạc cụ trỗi nhạc để cúng dường, hay ca ngâm khenngợi Phật đều đã thành Phật đạo.

CHÁNH VĂN:

33.-

Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một bông
Cúng dường nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc lại chỉ chấp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật
Tự thành đạo Vô thượng
Rộng độ chúng vô số
Vào Vô dư Niết-bàn
Như củi hết lửa tắt.
Nếu người lòng tán loạn
Vào nơi trong tháp miếu
Một xưng Nam-mô Phật
Đều đã thành Phật đạo
Nơi các Phật quá khứ
Tại thế, hoặc diệt độ
Có người nghe pháp này
Đều đã thành Phật đạo.

GIẢNG:

Nếu người lòng tán loạn thấy tượng Phật họ lễ lạy, hoặc chỉ chấp tay,giơ tay, hoặc hơi cúi đầu để cúng dường Phật, thì lần lần thấy vô lượng Phật,tự thành đạo Vô thượng, độ tất cả chúng sanh vào Vô dư Niết-bàn. Hoặc nhữngngười lòng tán loạn vào tháp miếu thờ Phật, niệm Nam-mô Phật đều đã thànhPhật đạo.

Đối với chư Phật thời quá khứ, những chúng sanh nào tạo được những phướcduyên như vừa nêu thì đều đã thành Phật đạo. Câu đều đã thành Phậtđạocốt nhấn mạnh ý nghĩa: Tất cả chúng sanh ai cũng có sẵn Tri kiến Phật,nhưng vì mê lầm quên đi nên trầm luân trong lục đạo luân hồi. Bây giờ đủ duyênthức tỉnh, biết quay về thì sớm muộn gì cũng sẽ thành Phật. Vì đã có sẵn hạtgiống, biết đem ra ươm trồng, thế nào rồi cũng thành quả. Đó là nói đối vớingười ở thời Phật quá khứ, dù chưa có lòng tin nhưng khi phát lòng tin hướng vềPhật thì họ đều đã thành Phật đạo.

CHÁNH VĂN:

34.-

Các Thế Tôn vị lai
Số nhiều không thể lường
Các đức Như Lai đó
Cũng phương tiện nói pháp
Tất cả các Như Lai
Dùng vô lượng phương tiện
Độ thoát các chúng sanh
Vào trí vô lậu Phật
Nếu có người nghe pháp
Không ai chẳng thành Phật
Các Phật vốn thệ nguyện
Ta tu hành Phật đạo
Khắp muốn cho chúng sanh
Cũng đồng được đạo này
Các Phật đời vị lai
Dầu nói trăm nghìn ức
Vô số các pháp môn
Kỳ thiệt vì Nhứt thừa
Các Phật Lưỡng Túc Tôn
Biết pháp thường không tánh
Giống Phật theo duyên sanh
Cho nên nói Nhứt thừa.
Pháp đó trụ ngôi pháp
Tướng thế gian thường còn
Nơi đạo tràng biết rồi
Đức Phật phương tiện nói
Hiện tại mười phương Phật
Của trời người cúng dường
Số nhiều như hằng sa
Hiện ra nơi thế gian
Vì an ổn chúng sanh
Cũng nói pháp như thế
Biết vắng bặt thứ nhứt
Bởi dùng sức phương tiện
Dầu bày các món đạo
Kỳ thiệt vì Phật thừa
Biết các hạnh chúng sanh
Thâm tâm nó nghĩ nhớ
Nghiệp quen từ quá khứ
Tánh dục, sức tinh tấn
Và các căn lợi độn
Dùng các món nhân duyên
Thí dụ cùng lời lẽ
Tùy cơ phương tiện nói.

GIẢNG:

Chư Phật đời vị lai nhiều vô số, dùng vô số phương tiện độ chúng sanh,cũng không ngoài mục đích chỉ cho chúng sanh nhận ra Tri kiến Phật, nên nóirằng: Biết pháp thường không tánh, giống Phật theo duyên sanh, cho nên nóiNhứt thừa. Tại sao nói các pháp thế gian thường không tánh? Tất cả pháp thếgian do duyên hợp mà có giả tướng, đã là giả tướng do duyên hợp mới có thìkhông có Tự tánh cố định. Ví dụ cái nhà gồm cột, kèo, đòn tay, gạch ngói... hợplại tạm gọi là cái nhà. Nếu chỉ có cột mà không có đòn tay, ngói... thì khôngthành cái nhà, hoặc có ngói gạch mà không có kèo cột... cũng không thành cáinhà. Như vậy, cái nhà là tướng do duyên hợp, nó không có Tự thể cố định, nênnói các pháp thường không tánh. Tại sao nóigiống Phật theo duyên sanh?Duyên sanh ở đây không có nghĩa do duyên hợp sanh ra giống Phật, mà nơi mỗichúng sanh đều có sẵn Phật tánh, nếu được thầy giáo hóa khai ngộ và tự mình tutỉnh thì Phật tánh sẽ hiển hiện. Vì vậy nên nói giống Phật theo duyên sanh.Phật vì biết chúng sanh có sẵn giống Phật, nên Ngài chỉ nói pháp Nhất thừa đểcho chúng sanh tu thành Phật, chớ không nói thừa nào khác.

Pháp đó trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường cònnghĩa là pháp đó ởđúng bản vị của nó, tướng thế gian thường trụ. Nếu chúng ta nhìn sự vật theotướng nhân duyên hòa hợp thì thấy nó hư giả, chợt có chợt không, nên vô thường,không có Tự thể cố định. Chính Tự thể không cố địnhlà cái tướng thườngcòn không biến dịch không thay đổi. Ví dụ như nước ở nhiệt độ trung bình thìlỏng, ở nhiệt độ cao bốc thành hơi, ở 0othì đông thành khối. Tùytheo duyên mà hình tướng nước có đổi thay từ lỏng sang cứng hay hơi, nhưng trênThể tánh của nước vẫn là ướt, không đổi thay, là thường còn. Đa số kinh A-hàmđều đứng trên mặt tướng dụng mà diễn nói, còn các kinh Đại thừa thì đứng trênBản thể của các pháp mà thuyết minh. Như vậy, nếu nhìn trên hình tướng thì thấycác pháp đổi thay vô thường. Nếu nhìn sâu đến Thể tánh thì thấy Thật tướng củacác pháp là thường còn. Tuy Phật biết Thể tánh của các pháp là như vậy, nhưngvì chúng sanh chưa đủ sức thấy như Phật, nên Ngài phương tiện nói tướng dụngcủa các pháp là vô thường để dắt dẫn lần lần họ đi sâu vào Bản thể. Hiểu nhưvậy mới không thấy mâu thuẫn và thấy rõ điểm đặc biệt của kinh Pháp Hoa: QuiTam thừa về Nhất thừa.

CHÁNH VĂN:

35.-

Ta nay cũng như vậy
Vì an ổn chúng sanh
Dùng các món pháp môn
Rao bày nơi Phật đạo
Ta dùng sức trí tuệ
Rõ tánh dục chúng sanh
Phương tiện nói các pháp
Đều khiến được vui mừng
Xá-lợi-phất nên biết!
Ta dùng mắt Phật xem
Thấy sáu đường chúng sanh
Nghèo cùng không phước huệ
Vào đường hiểm sanh tử
Khổ nối luôn không dứt
Sâu tham nơi ngũ dục
Như trâu “mao” mến đuôi
Do tham ái tự che
Đui mù không thấy biết
Chẳng cầu Phật thế lớn
Cùng pháp dứt sự khổ
Sâu vào các tà kiến
Lấy khổ muốn bỏ khổ
Phật vì chúng sanh này
Mà sanh lòng đại bi.

GIẢNG:

Sau khi Phật thành đạo biết rõ tâm bệnh của chúng sanh, vì muốn cho họan ổn nên Ngài nói pháp đúng như chỗ họ muốn, vì vậy tất cả đều được vui mừng.Phật dùng trí tuệ nhìn thấy chúng sanh lăn lộn trong sáu đường, nghèo phướcđức, nghèo trí tuệ, nên mải đi trên con đường sanh tử hiểm trở không có ngàydừng. Ngay cả chư thiên ở cõi trời tuy sang quí nhưng đức Phật cũng vẫn thấy đólà hàng chúng sanh còn chìm trong dục lạc, vẫn còn bị sanh tử vô thường chiphối, nên Phật nói chưa đủ phước tuệ; nếu đủ phước tuệ thì thoát ly sanh tử,dứt luân hồi. Nếu còn đi trong vòng luân hồi sanh tử thì khổ này nối tiếp khổkia, không bao giờ dứt. Như thai nhi ở trong bụng mẹ êm ấm, khi ra đời bất thầnbị nóng lạnh cọ xát đó là khổ. Lúc còn nhỏ được cha mẹ nuôi dưỡng chu đáo,nhưng thỉnh thoảng cũng bị ốm đau bức ngặt đó là khổ. Đến tuổi già răng rụng,mắt mờ, tai điếc, bệnh hoạn thúc bách đó là khổ. Rồi chết đến hơi thở dồn dậpbức ngặt là khổ. Đó là một dòng khổ đuổi nhau từ lúc mở mắt chào đời cho tớingày nhắm mắt, chung cuộc của kiếp người, chẳng những chỉ một đời này khổ màcòn tiếp diễn tới nhiều đời sau, triền miên không dứt. Thế mà mọi người đối vớingũ dục thế gian lại tưởng là vui... cứ đeo đuổi nắm bắt.

Thế nên ở đây Phật mới nói lòng tham ngũ dục của con người, giống nhưcon trâu mao mến cái đuôi. Trâu mao có đuôi dài và đẹp đi đâu cũng gác cái đuôitrên lưng, không để cái đuôi lết dưới đất hay dùng đuôi để đuổi ruồi muỗi, vìsợ dơ và rụng lông. Để thấy, đó là cái mê mờ của chúng sanh, đã đi trong đườngkhổ mà không ý thức được cái khổ, cứ ham thích bám giữ, để rồi chìm sâu trongkhổ đau. Tất cả mọi khổ đau đều từ tham muốn mà có, bao giờ hết tham muốn làhết khổ, mà người đời cứ nuôi lòng tham muốn nên khổ mãi. Vì vậy đức Phật nói:Tham ái là cái che lấp, làm cho chúng sanh mờ tối không thấy được lẽ thật. Thídụ hai bà mẹ có hai đứa con chơi chung, chúng bất hòa cãi lộn, mỗi bà vì quáthương con nên không còn biết phải quấy, đứng ra bênh vực con mình cũng cãi lộnnhau. Người mình thương thì quấy cũng thành phải, người mình ghét thì phải cũngthành quấy, không mù là gì?

Tất cả mọi thấy biết của chúng sanh đều theo lòng tham ái của chínhmình, nói và làm theo cái tham ái đó, nên không thấy được lẽ thật. Vì vậy màPhật nói chúng sanh đui mù. Bởi đui mù nên càng ngày càng chìm sâu trong tàkiến, bám lấy khổ mà muốn bỏ khổ. Kinh A-hàm, Phật dạy chúng sanh bị sanh màcầu sanh, bị vô thường mà cầu cái vô thường. Tức là thân này bị sanh ra đã khổ,khi sắp già chết lại muốn đời sau tái sanh mang thân khác. Chính thân này đã vôthường, lại ham muốn những cái vô thường khác. Chẳng hạn mong có chiếc xe thậttốt để khỏi đi bộ cho đỡ khổ nhưng khi được rồi, thời gian sau nó hư phải nhọccông sửa chữa lại càng thêm khổ. Đó là tự thân đã khổ mà muốn lấy khổ để bỏkhổ. Thế nên, Phật khởi tâm đại bi thương xót chúng sanh tham ái mù tối, mà vìhọ nói pháp độ cho hết khổ.

CHÁNH VĂN:

36.-

Xưa, ta ngồi đạo tràng
Xem cây cùng kinh hành
Trong hai mươi mốt ngày
Suy nghĩ việc như vầy:
Trí huệ của ta được
Vi diệu rất thứ nhứt
Chúng sanh các căn chậm
Tham vui si làm mù
Các hạng người như thế
Làm sao mà độ được?
Bấy giờ các Phạm vương
Cùng các trời Đế Thích
Bốn Thiên vương hộ đời
Và trời Đại Tự Tại
Cùng các thiên chúng khác
Trăm nghìn ức quyến thuộc
Chấp tay cung kính lễ
Thỉnh ta chuyển pháp luân.
Ta liền tự suy nghĩ
Nếu chỉ khen Phật thừa
Chúng sanh chìm nơi khổ
Không thể tin pháp đó
Do phá pháp không tin
Rớt trong ba đường dữ
Ta thà không nói pháp
Mau vào cõi Niết-bàn
Liền nhớ Phật quá khứ
Thực hành sức phương tiện
Ta nay chứng đặng đạo
Cũng nên nói ba thừa.

GIẢNG:

Xưa đức Phật mới thành đạo, hoặc Ngài ngồi ngay đạo tràng, hoặc đi dạotrong vườn cây, hoặc đi kinh hành trên đường thẳng; suốt hai mươi mốt ngày,Phật nghĩ rằng trí tuệ mà Ngài chứng được thì quá vi diệu, tối thượng, cònchúng sanh thì căn cơ quá ám độn, lại bị lòng tham ưa ngũ dục che mờ làm sao màđộ được? Ngài nghĩ như vậy thì chư thiên đến thỉnh Ngài nên thuyết pháp. Ngàimới nghĩ tiếp, nếu nói thẳng Phật thừa mà ta đã chứng, thì e chúng sanh khôngthể tin nhận, sanh lòng hủy báng chánh pháp, sẽ mắc tội phá pháp rơi vào bađường dữ, tốt hơn ta nên vào Niết-bàn. Nhưng Ngài nhớ lại chư Phật quá khứ từngdùng sức phương tiện để giáo hóa chúng sanh, nay ta cũng dùng phương tiện nóiba thừa để dẫn dắt họ từ từ.

CHÁNH VĂN:

37.-

Lúc ta nghĩ thế đó
Mười phương Phật đều hiện
Tiếng Phạm an ủi ta
Hay thay! Đức Thích-ca
Bậc Đạo sư thứ nhứt
Được pháp Vô thượng ấy
Tùy theo tất cả Phật
Mà dùng sức phương tiện
Chúng ta cũng đều được
Pháp tối diệu thứ nhứt
Vì các loại chúng sanh
Phân biệt nói ba thừa.
Trí kém ưa pháp nhỏ
Chẳng tự tin thành Phật
Cho nên dùng phương tiện
Phân biệt nói các quả
Dầu lại nói ba thừa
Chỉ vì dạy Bồ-tát.

GIẢNG:

Khi đức Phật Thích-ca nghĩ nên mở bày phương tiện đểgiáo hóa chúng sanh, thì mười phương chư Phật hoan hỉ tán thán Ngài là bậc thầythứ nhất, khéo léo biết dùng ba thừa để giáo hóa, nhưng rốt sau chỉ dùng Phậtthừa để dạy Bồ-tát.

CHÁNH VĂN:

38.-

Xá-lợi-phất nên biết!
Ta nghe các đức Phật
Tiếng nhiệm mầu rất sạch
Xưng: “Nam-mô chư Phật!”
Ta lại nghĩ thế này
Ta ra đời trược ác
Như các Phật đã nói
Ta cũng thuận làm theo
Suy nghĩ việc đó rồi
Liền đến thành Ba-nại.
Các pháp tướng tịch diệt
Không thể dùng lời bày
Bèn dùng sức phương tiện
Vì năm Tỳ-kheo nói.
Đó gọi chuyển pháp luân
Bèn có tiếng Niết-bàn
Cùng với A-la-hán
Tên pháp, Tăng sai khác.
Từ kiếp xa vẫn lại
Khen bày pháp Niết-bàn
Dứt hẳn khổ sống chết
Ta thường nói như thế.

GIẢNG:

Nghe chư Phật quá khứ khen, Ngài liền hướng về chưPhật xưng: “Nam-mô Phật.” Sau đó, Ngài bắt đầu khởi phương tiện tìm đếnUất-đầu-lam-phất là vị thầy cũ dạy Ngài tu chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứđịnh và A-la-lam vị thầy dạy Ngài tu từ Sơ thiền cho đến Vô sở hữu xứ định.Nhưng hai vị này vừa viên tịch, Ngài mới tới thành Ba-la-nại nơi vườn Lộc Uyển,nói pháp Tứ đế độ năm anh em Kiều-trần-như là những người đồng tu học với Ngàithuở trước. Từ đó mới có Tam bảo Phật, Pháp, Tăng, mới có danh từ Chuyển phápluân, Niết-bàn, A-la-hán. Lần chuyển pháp luân này là phương tiện đầu tiên Ngàidùng để giáo hóa chúng sanh.

CHÁNH VĂN:

39.-

Xá-lợi-phất! Phải biết!
Ta thấy các Phật tử
Chí quyết cầu Phật đạo
Vô lượng nghìn muôn ức
Đều dùng lòng cung kính
Đồng đi đến chỗ Phật
Từng đã theo các Phật
Nghe nói pháp phương tiện
Ta liền nghĩ thế này:
Sở dĩ Phật ra đời
Để vì nói Phật huệ
Nay chính đã đúng giờ.

GIẢNG:

Sau khi Ngài phương tiện nói pháp Tứ đế v.v... để giáo hóa, Ngài xét lạithấy thời cơ đã đến, chúng sanh nghe pháp đầy đủ lòng tin, Ngài thấy cần phảinói thẳng về Phật thừa, nên bắt đầu nói kinh Pháp Hoa.

CHÁNH VĂN:

40.-

Xá-lợi-phất phải biết!
Người căn chậm trí nhỏ
Kẻ chấp tướng kiêu mạn
Chẳng thể tin pháp này
Nay ta vui vô úy
Ở trong hàng Bồ-tát
Chính bỏ ngay phương tiện
Chỉ nói đạo Vô thượng
Bồ-tát nghe pháp đó
Đều đã trừ lưới nghi
Nghìn hai trăm La-hán
Cũng đều sẽ thành Phật
Như nghi thức nói pháp
Của các Phật ba đời
Ta nay cũng như vậy
Nói pháp không phân biệt
Các đức Phật ra đời
Lâu xa khó gặp gỡ
Chính sử hiện ra đời
Nói pháp này khó hơn;
Vô lượng vô số kiếp
Nghe pháp này cũng khó
Hay nghe được pháp này
Người đó cũng lại khó
Thí như hoa linh thoại
Tất cả đều ưa mến
Ít có trong trời, người
Lâu lâu một lần trổ.

GIẢNG:

Phật nói với ngài Xá-lợi-phất rằng: Những người căn trí nhỏ, chậm lụt,chấp tướng, kiêu mạn, không thể tin pháp Phật nói. Họ chỉ có cái ưa muốn tầmthường, như cư sĩ tu thì mong đời sau giàu sang sung sướng, con cái hiếu thảov.v... Còn người xuất gia tu thì mong đời sau chuyển nữ thành nam, hoặc đượcthông minh trí tuệ... Hoặc người kẹt trên hình tướng thì pháp có hình tướng mớitin, còn Tri kiến Phật không tướng mạo thì không đủ sức tin nhận. Với ngườikiêu mạn, họ đã tự thấy đủ, không cần cầu nghe học thì không thể đến được Trikiến Phật. Đó là những tâm bệnh của chúng sanh nên không thể tin nhận chỗ Phậtdạy ở kinh Pháp Hoa này. Nhưng Phật thấy thời tiết đến, lòng chấp của chúngsanh mòn mỏng, Ngài không ngại, không sợ, sẽ vì hàng Bồ-tát nói thẳng chỗ cứukính là Phật thừa, khiến cho hết lòng nghi sẽ chứng quả Phật. Bởi lâu lắm mớicó Phật ra đời; tuy Phật ra đời là khó, nhưng chưa khó bằng nói thẳng Tri kiếnPhật, đó là cái khó thứ nhất; người nghe được pháp này cũng khó, là cái khó thứhai; nếu nghe rồi mà khéo lãnh hội lại càng khó hơn, là cái khó thứ ba. Nhưvậy, pháp khó nói mà Phật đã nói, pháp khó nghe mà chúng ta được nghe và ngherồi khéo lãnh hội là tùy ở mỗi người chúng ta. Những cái khó đó nếu chúng tavượt qua được, giống như hoa ưu-đàm cả trăm năm mới nở một lần. Vậy nên phảikhéo nghe và thấy rằng nghe được pháp này là việc hi hữu không phải là chuyệnthông thường. Đó là lời khuyến khích của Phật để cho tất cả thính chúng quípháp và lắng nghe pháp.

CHÁNH VĂN:

41.-

Người nghe pháp mừng khen
Nhẫn đến nói một lời
Thời là đã cúng dường
Tất cả Phật ba đời
Người đó rất ít có
Hơn cả hoa ưu-đàm
Các ông chớ có nghi
Ta là vua các pháp
Khắp bảo các đại chúng
Chỉ dùng đạo Nhứt thừa
Dạy bảo các Bồ-tát
Không Thanh văn đệ tử.

GIẢNG:

Phật nói rằng người nghe pháp này mà vui mừng, khenngợi, cho đến nói một lời tán thán thôi là người đó đã cúng dường tất cả Phậttrong ba đời, và người đó có mặt trên nhân gian này quí hơn là hoa ưu-đàm. Bởivậy mà Phật khuyên mọi người đừng có nghi, vì Phật là ông Vua pháp, tức là vị đãbiết tột được tâm bệnh của chúng sanh, nói pháp đúng thời đúng bệnh, hướng dẫnchúng sanh từ thấp lên cao đến chỗ rốt ráo. Chúng sanh chớ có nghi ngờ, ngherồi phải tin hiểu. Ngài kết thúc, việc Ngài nói pháp độ cho Thanh văn đó chỉ làphương tiện tùy cơ, chớ chỗ nhắm của Phật là dạy cho hàng Bồ-tát tu để thànhPhật.

CHÁNH VĂN:

42.-

Xá-lợi-phất các ông!
Thanh văn và Bồ-tát
Phải biết pháp mầu này
Bí yếu của các Phật
Bởi đời ác năm trược
Chỉ tham ưa các dục
Những chúng sanh như thế
Trọn không cầu Phật đạo
Người ác đời sẽ tới
Nghe Phật nói Nhứt thừa
Mê lầm không tin nhận
Phá pháp đọa đường dữ
Người tàm quí trong sạch
Quyết chí cầu Phật đạo
Nên vì bọn người ấy
Rộng khen đạo Nhứt thừa
Xá-lợi-phất nên biết!
Pháp các Phật như thế
Dùng muôn ức phương tiện
Tùy thời nghi nói pháp
Người chẳng học tập tu
Không hiểu được pháp này
Các ông đã biết rõ
Phật là thầy trong đời
Việc phương tiện tùy nghi
Không còn lại nghi lầm
Lòng sanh rất vui mừng
Tự biết sẽ thành Phật.

GIẢNG:

Phật nói rằng hàng Thanh văn, Duyên giác hay Bồ-tát nên biết diệu phápmà Phật dạy là bí yếu của chư Phật, tất cả chư Phật ra đời cốt để truyền dạycái bí yếu đó. Trong đời ác ngũ trược sau này, chúng sanh tham ưa đắm mê dụclạc, không hề cầu Phật đạo, nghe Phật nói Nhất thừa, họ mê chấp không thể tin nhận,rồi sẽ phá Chánh pháp đọa vào đường dữ. Còn nếu ai biết hổ thẹn, gìn giữ giớiluật trong sạch, có chí cầu Phật đạo thì nên vì những người đó nói đạo Nhấtthừa tức là nói kinh Pháp Hoa. Pháp của Phật là như thế! Ngài dùng muôn ứcphương tiện tùy cơ mà nói, nếu người không chịu học thì không thể hiểu, Phật làbậc thầy khéo dùng mọi phương tiện hướng dẫn, chúng ta chớ có nghi ngờ. Nếunghe rồi hoan hỉ tin nhận tu hành thì chắc chắn sẽ được thành Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567