Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 9: Thọ học vô học nhân ký

23/10/201015:42(Xem: 5825)
Phẩm 9: Thọ học vô học nhân ký

PHẨM 9

THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ

Thọ Học Vô Học Nhân Ký nghĩalà thọ ký cho hàng đệ tử hữu học và vô học. Hàng hữu học là người tu chứng từquả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm. Tôn giả A-nan và La-hầu-la bấy giờ còn ởtrong vòng hữu học. Hàng vô học là những người tu dứt sạch lậu hoặc, chứngA-la-hán.

CHÁNH VĂN:

1.- Bấy giờ ngài A-nan vàngài La-hầu-la nghĩ như vầy: “Chúng ta tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sungsướng lắm.” Liền từ nơi chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phậtđồng bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Chúng con trongđây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai là chỗ về nương của chúng con. Lại chúng con là ngườiquen biết của tất cả trời, người, a-tu-la trong đời. A-nan thường làm vị Thịgiả hộ trì tạng Pháp, La-hầu-la là con của Phật, nếu Phật thọ ký đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác cho, thời lòng nguyện cầu của chúng con đã mãn, mà lòngtrông của chúng cũng được đủ.

Lúc đó, hàng đệ tử Thanh văn, bậc hữu học cùng vô học, hai nghìn ngườiđều từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu đến trước Phật chấp tay, mộtlòng chiêm ngưỡng dung nhan của Thế Tôn như chỗ nguyện cầu của A-nan vàLa-hầu-la rồi đứng qua một phía.

GIẢNG:

Tôn giả A-nan và La-hầu-la là hai vị gần gũi với Phậtnhất, lòng tha thiết muốn được thọ ký nên cùng đứng lên một lượt trình bày sởnguyện của mình. Tôn giả A-nan đặc biệt là hộ trì tạng Pháp, Tôn giả La-hầu-lalà con của Phật, tất cả hội chúng ai cũng đều biết là chưa được thọ ký, naymong được Phật thọ ký để mọi người được mãn nguyện. Thấy hai vị đứng dậy thưathỉnh thì hàng đệ tử hữu học vô học đồng hưởng ứng cũng mong được Phật thọ ký.

CHÁNH VĂN:

2.- Bấy giờ, đức Phật bảo A-nan:

- Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông VươngNhư Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, VôThượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn; ông sẽ cúng dườngsáu mươi hai ức đức Phật, hộ trì tạng Pháp vậy sau chứng được đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, giáo hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng hà sa các chúngBồ-tát v.v... làm cho thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nước tên là Thường Lập Thắng Phan, cõi đó thanh tịnh, đất bằng chấtlưu-ly. Kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn. Đức Phật đó thọ mạng vô lượng nghìn muôn ứca-tăng-kỳ kiếp, nếu có người ở trong nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp,tính đếm số kể chẳng có thể biết được. Chánh pháp trụ đời gấp bội thọ mạng,tượng pháp lại gấp bội chánh pháp.

A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương đó, được vô lượng nghìnmuôn ức hằng hà sa các đức Phật Như Lai ở muời phương đồng ngợi khen công đứccủa Ngài.

Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

3.-

Nay Ta nói trong Tăng
A-nan người trì pháp
Sẽ cúng dường các Phật
Vậy sau thành Chánh giác
Hiệu rằng: Sơn Hải Huệ
Tự Tại Thông Vương Phật
Cõi nước kia thanh tịnh
Tên Thường Lập Thắng Phan
Giáo hóa các Bồ-tát
Số đông như hằng sa
Phật có oai đức lớn
Tiếng đồn khắp mười phương
Vì bởi thương chúng sanh
Nên sống lâu vô lượng
Chánh pháp bội thọ mạng
Tượng pháp lại bội chánh
Vô số hàng chúng sanh.
Đông như cát sông Hằng
Ở trong pháp Phật đó
Gieo nhân duyên Phật đạo.

GIẢNG:

Trước hết là Phật thọ ký cho Tôn giả A-nan cúng dường sáu mươi hai ứcđức Phật, hộ trì tạng Pháp sau sẽ thành Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại ThôngVương, giáo hóa hai muơi ngàn muôn ức hằng hà sa chúng Bồ-tát cũng được đạo Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Tên nước là Thường Lập Thắng Phan, tức là thườngdựng cây cờ thù thắng, kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn tức là kiếp đó có tiếng nhiệmmầu khắp cả. Thọ mạng vô lượng ngàn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Sở dĩ Ngài được thọký như thế là vì do công hạnh tu tập của Ngài chứa nhóm mà được vậy.

CHÁNH VĂN:

4.- Bấy giờ, trong hội hàng Bồ-tát mới phát tâm támnghìn người đều nghĩ thế nầy: “Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn đượcthọ ký như thế, có nhân duyên gì mà các Thanh văn được thọ ký như thế?”

Lúc ấy, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ-tát mà bảo rằng:

- Các thiện nam tử! Ta cùng bọn ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vươngđồng thời phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. A-nan thường ưa học rộng,còn ta thường siêng năng tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, mà A-nan hộ trì pháp của ta, ông cũng sẽ hộ trì pháp tạng của cácđức Phật tương lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ-tát. Bổn nguyện của ông nhưthế nên được thọ ký dường ấy.

Ngài A-nan tận mặt ở trước Phật, tự nghe Phật thọ ký cùng cõi nước trangnghiêm, chỗ mong cầu đã đủ lòng rất vui mừng được điều chưa từng có. Tức thờinghĩ nhớ tạng Pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ, suốtthấu không ngại như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện.

Khi đó Ngài A-nan nói kệ rằng:

Thế Tôn rất ít có
Khiến con nhớ quá khứ
Vô lượng các Phật pháp
Như chỗ nghe ngày nay
Con nay không còn nghi
An trụ trong Phật đạo
Phương tiện làm Thị giả
Hộ trì các Phật pháp.

GIẢNG:

Tôn giả A-nan được thọ ký rồi thì hàng Bồ-tát sơ phát tâm trong đạichúng khởi nghĩ: Tại sao mình tu hạnh Bồ-tát chưa được thọ ký mà Phật thọ kýcho hàng Thanh văn, như vậy là lý do gì? Nhân đó, Phật mới giải thích lý do:Hồi thời đức Phật Không Vương, Tôn giả A-nan cùng với Phật Thích-ca đồng pháttâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Song Tôn giả A-nan thì ưa học rộng, PhậtThích-ca thì tinh tấn tu hành nên nay Ngài đã thành Phật, Tôn giả A-nan thì cònhộ trì pháp Phật. Đó là nguyên nhân mà Phật thọ ký cho Tôn giả A-nan. Tôn giảA-nan phát tâm đồng thời với đức Phật, nhưng vì Ngài nghiêng về học vấn nênthông thì có thông mà ngộ thì chưa, nên phải hộ trì tạng Pháp Phật của sáu mươihai ức đức Phật mới chứng thành Phật đạo. Thế nên, người tinh tấn tu hành vàngười ham học rộng biết nhiều, kết quả sai biệt như vậy. Tuy nhiên, không phảiđặt nặng phần tu mà thiếu phần học, nếu tu mà không học thì tu mù tu sai, kếtquả cũng không tới đâu, tự mình không lợi ích cũng không giáo hóa được người.Nếu lấy sự học hiểu làm trên, thì thời gian học hiểu chiếm hết không có thì giờtu và giáo hóa thì công hạnh tự giác giác tha làm sao viên mãn thành Phật? Họctuy khó mà nhiều người ham, tu thấy dễ mà ít người kham nổi, cần phải nỗ lực cảhai mặt.

CHÁNH VĂN:

5.- Bấy giờ, Phật bảo ông La-hầu-la:

- Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu: Đạo Thất Bửu Hoa Như Lai, ỨngCúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ông sẽ cúng dường các đức NhưLai như số vi trần trong mười thế giới. Thường vì các đức Phật mà làm trưởng tửcũng như hiện nay.

Đức Phật Đạo Thất Bửu Hoa đó, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng,giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự TạiThông Vương Như Lai không khác. Ông cũng làm trưởng tử cho Phật nầy, qua sauđây rồi sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Lúc ta làm Thái tử
La-hầu làm trưởng tử
Ta nay thành Phật đạo
Thọ pháp làm Pháp tử
Ở trong đời vị lai
Gặp vô lượng ức Phật
Làm trưởng tử cho kia
Một lòng cầu Phật đạo.
Hạnh kín của La-hầu
Chỉ ta biết được thôi
Hiện làm con cả ta
Để chỉ các chúng sanh
Vô lượng ức nghìn muôn
Công đức không thể đếm
An trụ trong Phật pháp
Để cầu đạo Vô thượng.

GIẢNG:

Kế đến Phật thọ ký cho Tôn giả La-hầu-la cúng dườngchư Phật nhiều như số vi trần trong mười thế giới và cũng thường làm trưởng tửchư Phật, với tâm cầu Phật đạo tu mật hạnh sẽ thành Phật hiệu là Đạo Thất BửuHoa, cõi nước, thọ mạng, giáo hóa cũng như đức Sơn Hải Tự Tại Thông Vương NhưLai.

CHÁNH VĂN:

6.- Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu học cùng vô họchai nghìn người, chí ý hòa dịu vắng lặng trong sạch, một lòng nhìn Phật. Phậtbảo A-nan:

- Ông thấy bậc hữu học vô học hai nghìn người đâychăng?

- Vângcon đã thấy.

-A-nan! Các người này sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong nămmươi thế giới, cung kính tôn trọng hộ trì pháp tạng. Rốt sau đồng thời ở cõinước trong mười phương đều được thành Phật, đều đồng một hiệu là Bửu Tướng NhưLai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, VôThượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn sống lâu một kiếpcõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồngnhau.

Lúc đó, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Hai nghìn Thanh văn đây
Nay đứng ở trước ta
Thảy đều thọ ký cho
Đời sau sẽ thành Phật
Cúng dường các đức Phật
Như số trần nói trên
Hộ trì tạng pháp Phật
Sau sẽ thành Chánh giác
Đều ở nơi mười phương
Thảy đồng một danh hiệu
Đồng thời ngồi đạo tràng
Để chứng huệ Vô thượng
Đều hiệu là Bửu Tướng
Cõi nước cùng đệ tử
Chánh pháp và tượng pháp
Thảy đều không có khác.
Đều dùng các thần thông
Độ mười phương chúng sanh
Tiếng đồn vang khắp cùng
Lần nhập vào Niết-bàn.

Lúc đó, bậc hữu học cùng vôhọc hai nghìn người nghe đức Phật thọ ký vui mừng hớn hở mà nói kệ rằng:

Thế Tôn đèn huệ sáng
Con nghe tiếng thọ ký
Lòng vui mừng đầy đủ
Như được rưới cam lồ.

GIẢNG:

Sau cùng,Phật thọ ký cho hàng hữu học và vô học cả thảy hai ngàn người, về sau cúngdường chư Phật nhiều như số vi trần trong năm mươi thế giới cũng hộ trì pháptạng. Rốt sau thành Phật đồng hiệu là Bửu Tướng, tuổi thọ, sự giáo hóa đồnggiống nhau. Những vị này đều nhân Phật chỉ dạy nên bấy giờ gặp lại và được Phậtthọ ký. Khi được thọ ký các ngài đồng phát tâm vui mừng thấy như được rưới camlồ.

Tới đây tôi lặp lại lần nữa,hàng thượng thượng căn như ngài Xá-lợi-phất chỉ nghe qua một lần (phẩm PhươngTiện) là ngộ. Hàng thượng căn như ngài Ma-ha Ca-diếp, Tu-bồ-đề... Phật nói thêmmột ví dụ nữa (phẩm Thí Dụ) các ngài mới ngộ. Còn hàng trung căn thì Phật phảigiảng dạy thêm (Hóa Thành Dụ) rồi mới ngộ. Đến hàng hạ căn thì chưa ngộ nênPhật phải mấy phen nói đi nói lại để cho ngộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567