- 1. Nghệ thuật sống hạnh phúc
- 2. Tiếp xúc với cái đẹp
- 3. Những biểu hiện của tâm từ
- 4. Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
- 5. Đối trị sân hận
- 6. Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
- 7. Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
- 8. Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
- 9. Những đồng minh của tâm hỷ
- 10. Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
- 11. Năng lượng của sự bố thí
- 12. Đem tình thương vào cuộc đời
SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Chúng ta cảm thấy bất mãn và khó chịu với người chung quanh, trong khi họ cứ mặc nhiên sống đời của họ.
Không phê phán có nghĩa là ta có một tâm thức mềm dẻo, và biết buông bỏ những cố chấp của mình, nhất là vào những gì ta cho là đúng. Có bao giờ bạn giúp ý kiến cho một người nào, hoặc khuyên ai làm điều gì, và cuối cùng kết quả lại hoàn toàn sai trật? Ví dụ, có một người bạn quen sắp sửa đi xa nghỉ hè. Họ chọn một nơi mà bạn đã có dịp đi đến, nhưng chẳng có gì vui. Bạn nói: “Đừng đi đến đó! Chẳng có gì thú vị hết. Thời tiết thì xấu, người thì mất lịch sự, đồ ăn thì quá đắt. Chị đi nơi đó thì chỉ có tốn tiền mà lại còn bực mình thêm thôi!”
Nhưng cuối cùng, chị ta vẫn quyết định đi và lại rất thích nơi ấy. Chúng ta có thể đơn giản buông bỏ lời khuyên sai lầm của mình, và nói rằng: “Tôi rất mừng là chị có một chuyến đi vui như vậy.” Được không? Có biết bao lần ta sai lầm? Tôi nghĩ, ít nhất hẳn cũng đến đôi ba lần trong một ngày. Và nếu như có ai không nghe theo lời khuyên của ta mà vẫn có kết quả tốt đẹp, ta có thể mừng cho họ không? Hay ta xem sự phán quyết của mình quan trọng hơn chính hạnh phúc của người khác?
Niềm vui của tâm hỷ không có sự phê phán. Nó vượt lên trên những sự ưa thích của ta, bắt thế giới phải như thế này hoặc thế nọ. Người khác có thể chọn một lối sống hoàn toàn trái nghịch với ta. Họ có thể hành xử không giống ta. Họ có thể đeo đuổi những hạnh phúc mà đối với ta chẳng nghĩa lý gì hết. Có người chọn một lối sống xa hoa, trong khi ta chọn một lối sống giản dị. Có người chọn có gia đình, con cái, trong khi ta thích sống độc thân. Ta có thể nào cho phép người khác sống đời của họ, khác với ta, và vẫn cảm thấy hạnh phúc thay cho họ không? Chúng ta có thể nào mừng vui khi thấy niềm vui của họ lớn lên, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào?
Dĩ nhiên, yếu tố tuệ giác ở đây cũng rất quan trọng. Người ta có thể tự dối mình và nghĩ rằng những việc họ làm sẽ mang lại hạnh phúc, trong khi thật sự họ đang gây khổ đau cho chính họ và người chung quanh. Tâm hỷ không có nghĩa là bất cứ khi nào có ai tuyên bố rằng có hạnh phúc, là ta đều mừng cho họ. Đôi khi, thật ra họ có thể đang bị khốn khổ, hoặc đang đi về chiều hướng ấy. Nhưng nếu người ta thật sự có hạnh phúc với lối sống của họ, với việc làm của họ, chúng ta không nên ép buộc họ phải theo tiêu chuẩn của mình. Nếu người ấy không làm điều gì tổn thương cho bản thân hoặc người khác, ta có đủ rộng lượng để vui mừng thay cho họ không? Đó là sự thực tập của tâm bi.
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
Phê phán
Chúng ta có đủ mọi lý do để tin rằng người khác phải cư xử theo ý ta. Họ phải sống như ta nghĩ, và cách đeo đuổi hạnh phúc của họ cũng phải theo ý ta. Với quan niệm đó, chả trách gì mà chúng ta không bao giờ có được hạnh phúc! Thử nhìn chung quanh, có biết bao nhiêu người sống theo ý riêng của họ, và ta không làm gì được hết!Chúng ta cảm thấy bất mãn và khó chịu với người chung quanh, trong khi họ cứ mặc nhiên sống đời của họ.
Không phê phán có nghĩa là ta có một tâm thức mềm dẻo, và biết buông bỏ những cố chấp của mình, nhất là vào những gì ta cho là đúng. Có bao giờ bạn giúp ý kiến cho một người nào, hoặc khuyên ai làm điều gì, và cuối cùng kết quả lại hoàn toàn sai trật? Ví dụ, có một người bạn quen sắp sửa đi xa nghỉ hè. Họ chọn một nơi mà bạn đã có dịp đi đến, nhưng chẳng có gì vui. Bạn nói: “Đừng đi đến đó! Chẳng có gì thú vị hết. Thời tiết thì xấu, người thì mất lịch sự, đồ ăn thì quá đắt. Chị đi nơi đó thì chỉ có tốn tiền mà lại còn bực mình thêm thôi!”
Nhưng cuối cùng, chị ta vẫn quyết định đi và lại rất thích nơi ấy. Chúng ta có thể đơn giản buông bỏ lời khuyên sai lầm của mình, và nói rằng: “Tôi rất mừng là chị có một chuyến đi vui như vậy.” Được không? Có biết bao lần ta sai lầm? Tôi nghĩ, ít nhất hẳn cũng đến đôi ba lần trong một ngày. Và nếu như có ai không nghe theo lời khuyên của ta mà vẫn có kết quả tốt đẹp, ta có thể mừng cho họ không? Hay ta xem sự phán quyết của mình quan trọng hơn chính hạnh phúc của người khác?
Niềm vui của tâm hỷ không có sự phê phán. Nó vượt lên trên những sự ưa thích của ta, bắt thế giới phải như thế này hoặc thế nọ. Người khác có thể chọn một lối sống hoàn toàn trái nghịch với ta. Họ có thể hành xử không giống ta. Họ có thể đeo đuổi những hạnh phúc mà đối với ta chẳng nghĩa lý gì hết. Có người chọn một lối sống xa hoa, trong khi ta chọn một lối sống giản dị. Có người chọn có gia đình, con cái, trong khi ta thích sống độc thân. Ta có thể nào cho phép người khác sống đời của họ, khác với ta, và vẫn cảm thấy hạnh phúc thay cho họ không? Chúng ta có thể nào mừng vui khi thấy niềm vui của họ lớn lên, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào?
Dĩ nhiên, yếu tố tuệ giác ở đây cũng rất quan trọng. Người ta có thể tự dối mình và nghĩ rằng những việc họ làm sẽ mang lại hạnh phúc, trong khi thật sự họ đang gây khổ đau cho chính họ và người chung quanh. Tâm hỷ không có nghĩa là bất cứ khi nào có ai tuyên bố rằng có hạnh phúc, là ta đều mừng cho họ. Đôi khi, thật ra họ có thể đang bị khốn khổ, hoặc đang đi về chiều hướng ấy. Nhưng nếu người ta thật sự có hạnh phúc với lối sống của họ, với việc làm của họ, chúng ta không nên ép buộc họ phải theo tiêu chuẩn của mình. Nếu người ấy không làm điều gì tổn thương cho bản thân hoặc người khác, ta có đủ rộng lượng để vui mừng thay cho họ không? Đó là sự thực tập của tâm bi.
Gửi ý kiến của bạn