- 1. Nghệ thuật sống hạnh phúc
- 2. Tiếp xúc với cái đẹp
- 3. Những biểu hiện của tâm từ
- 4. Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
- 5. Đối trị sân hận
- 6. Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
- 7. Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
- 8. Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
- 9. Những đồng minh của tâm hỷ
- 10. Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
- 11. Năng lượng của sự bố thí
- 12. Đem tình thương vào cuộc đời
SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Điều quan trọng là những lời niệm ấy phải thành thật và có ý nghĩa với chính bạn. Đôi khi có người cảm thấy chọn những lời cầu mong cho mình chấp nhận được khổ đau lại thích hợp hơn là những lời cầu mong cho mình đừng bao giờ bị khổ đau. Bạn hãy tự kinh nghiệm lấy những lời niệm khác nhau. Thử xem lời niệm nào có thể giúp bạn mở rộng con tim mình ra trước những nỗi khổ, và những lời nào tạo ra khuynh hướng trốn tránh.
Đối tượng đầu tiên của việc niệm tâm bi là một người nào đang có một nỗi đau đớn lớn về thể chất hoặc tinh thần. Trong kinh dạy rằng, ta nên chọn một người có thật, cụ thể, chứ không phải chỉ là một biểu tượng chung cho nỗi khổ của cả nhân loại. Bạn hãy niệm những câu tâm bi hướng về người ấy, ý thức về những khó khăn và nỗi khổ mà họ đang gánh chịu.
Và rồi bạn có thể tiếp tục thực hành theo trình tự như khi thực tập niệm tâm từ: cho bản thân mình, các bậc tôn túc, bạn thân, người không thân, người khó thương, cho đến mọi người, mọi loài, mọi sinh linh trong khắp mười phương.
Bạn hãy thực tập theo mức độ của bạn - chỉ đi từ người này sang người kế tiếp khi nào bạn cảm thấy đã sẵn sàng. Bạn nên nhớ ai cũng có khổ đau, cho dù bề ngoài họ có vẻ đang may mắn hoặc an ổn. Vì đó là tự tánh vô thường của cuộc đời.
Nếu như bạn cảm thấy tâm bi của mình đang trở thành những trạng thái sợ hãi, tuyệt vọng và buồn nãn, điều đầu tiên là bạn nên chấp nhận đó như một việc tự nhiên. Bạn hãy sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm của mình. Hơi thở là chiếc neo giữ bạn có mặt trong giờ phút hiện tại. Hãy tiếp xúc sâu sắc với sự sợ hãi hoặc muộn phiền ấy, cảm nhận được sự đồng nhất với mọi loài đang cùng sợ hãi và muộn phiền như ta. Bạn có thể tiếp tục quán chiếu, nhìn sâu vào cảm nhận đồng nhất ấy, và thấy đó là hạnh phúc.
Khổ đau là bản chất của sự sống, và nó sẽ không bao giờ biến mất, cho dù ta có cầu mong thế nào đi chăng nữa. Điều mà chúng ta thực tập trong phương pháp niệm tâm bi là để thanh lọc và chuyển hóa mối tương quan giữa ta với khổ đau, dù đó là khổ đau của chính ta hay của người khác. Khi ta có thể cởi mở trước những khổ đau, chấp nhận chúng, đối xử với chúng bằng một con tim đầy tình thương, ta sẽ cảm thấy mình là một với tất cả mọi người. Ta chưa bao giờ lẻ loi cả!
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
THỰC TẬP: Niệm tâm bi
Trong phương pháp niệm tâm bi, thường chúng ta chỉ sử dụng đơn giản một hoặc hai lời quán niệm, như là: “Mong sao cho anh (hoặc chị) không gặp thống khổ và đau đớn” hoặc “Mong sao cho anh (hoặc chị) được thảnh thơi và an lạc.”Điều quan trọng là những lời niệm ấy phải thành thật và có ý nghĩa với chính bạn. Đôi khi có người cảm thấy chọn những lời cầu mong cho mình chấp nhận được khổ đau lại thích hợp hơn là những lời cầu mong cho mình đừng bao giờ bị khổ đau. Bạn hãy tự kinh nghiệm lấy những lời niệm khác nhau. Thử xem lời niệm nào có thể giúp bạn mở rộng con tim mình ra trước những nỗi khổ, và những lời nào tạo ra khuynh hướng trốn tránh.
Đối tượng đầu tiên của việc niệm tâm bi là một người nào đang có một nỗi đau đớn lớn về thể chất hoặc tinh thần. Trong kinh dạy rằng, ta nên chọn một người có thật, cụ thể, chứ không phải chỉ là một biểu tượng chung cho nỗi khổ của cả nhân loại. Bạn hãy niệm những câu tâm bi hướng về người ấy, ý thức về những khó khăn và nỗi khổ mà họ đang gánh chịu.
Và rồi bạn có thể tiếp tục thực hành theo trình tự như khi thực tập niệm tâm từ: cho bản thân mình, các bậc tôn túc, bạn thân, người không thân, người khó thương, cho đến mọi người, mọi loài, mọi sinh linh trong khắp mười phương.
Bạn hãy thực tập theo mức độ của bạn - chỉ đi từ người này sang người kế tiếp khi nào bạn cảm thấy đã sẵn sàng. Bạn nên nhớ ai cũng có khổ đau, cho dù bề ngoài họ có vẻ đang may mắn hoặc an ổn. Vì đó là tự tánh vô thường của cuộc đời.
Nếu như bạn cảm thấy tâm bi của mình đang trở thành những trạng thái sợ hãi, tuyệt vọng và buồn nãn, điều đầu tiên là bạn nên chấp nhận đó như một việc tự nhiên. Bạn hãy sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm của mình. Hơi thở là chiếc neo giữ bạn có mặt trong giờ phút hiện tại. Hãy tiếp xúc sâu sắc với sự sợ hãi hoặc muộn phiền ấy, cảm nhận được sự đồng nhất với mọi loài đang cùng sợ hãi và muộn phiền như ta. Bạn có thể tiếp tục quán chiếu, nhìn sâu vào cảm nhận đồng nhất ấy, và thấy đó là hạnh phúc.
Khổ đau là bản chất của sự sống, và nó sẽ không bao giờ biến mất, cho dù ta có cầu mong thế nào đi chăng nữa. Điều mà chúng ta thực tập trong phương pháp niệm tâm bi là để thanh lọc và chuyển hóa mối tương quan giữa ta với khổ đau, dù đó là khổ đau của chính ta hay của người khác. Khi ta có thể cởi mở trước những khổ đau, chấp nhận chúng, đối xử với chúng bằng một con tim đầy tình thương, ta sẽ cảm thấy mình là một với tất cả mọi người. Ta chưa bao giờ lẻ loi cả!
Gửi ý kiến của bạn