- Chương Một Pháp
- Chương Hai Pháp
- Chương Ba Pháp (1 - 4)
- Chương Ba Pháp (5 - 8 )
- Chương Ba Pháp (9 - 12 ) Tăng Chi Bộ Kinh (Phẩm hạt muối)
- Chương Ba Pháp (13 - 16 )
- Chương Bốn Pháp (1 - 5)
- Chương Bốn Pháp (6 - 10)
- Chương Bốn Pháp (11 - 15)
- Chương Bốn Pháp (16 - 20)
- Chương Bốn Pháp (21 - 25)
- Chương Bốn Pháp (26 - 28)
- Chương Năm Pháp (1 - 5)
- Chương Năm Pháp (6 - 10)
- Chương Năm Pháp (11 - 15)
- Chương Năm Pháp (16 - 20)
- Chương Năm Pháp (21 - 26)
- Chương Sáu Pháp (1 - 5)
- Chương Sáu Pháp (6 - 9)
- Chương Sáu Pháp (10- 12)
- Chương Bảy Pháp (1- 5)
- Chương Bảy Pháp (6- 9)
- Chương Tám Pháp (1- 5)
- Chương Tám Pháp (6- 10)
- Chương Chín Pháp (1 -5)
- Chương Chín Pháp (6 -10)
- Chương Mười Pháp (1 - 6)
- Chương Mười Pháp (7 - 12)
- Chương Mười Pháp (13 - 17)
- Chương Mười Pháp (18 - 22)
- Chương Mười Một Pháp (1 - 3)
Kinh Tăng Chi Bộ
Chương Ba Pháp (9 - 12 )
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
IX. PHẨM SA-MÔN
SA-MÔN
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba hạnh Sa-môn cần phải làm này của Sa-môn. Thế nào là ba ?
Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ trì tăng thượng tuệ học. Đây là ba hạnh Sa-môn cần phải làm của Sa-môn. Ở đây vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau : "Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng định học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một con lừa đi theo sau lưng đàn bò nghĩ rằng : "Ta cũng là con bò, ta cũng là con bò", nhưng nó không có màu sắc giống như con bò. Nó không có tiếng giống như con bò. Nó không có chân giống như con bò. Tuy vậy, nó vẫn đi theo đàn bò, nghĩ rằng : "Ta cũng là con bò, ta cũng là con bò". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo đi theo sau lưng chúng Tỷ-kheo, nghĩ rằng : "Ta cũng là Tỷ-kheo, ta cung là Tỷ-kheo". Nhưng vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng giới học như các Tỷ-kheo khác. Vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng tâm học như các Tỷ-kheo khác. Vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng tuệ học như các Tỷ-kheo khác. Tuy vậy, vị ấy vẫn đi theo sau lưng chúng Tỷ-kheo, nghĩ rằng : "Ta cũng là Tỷ-kheo, ta cũng là Tỷ-kheo"
Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tâm học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
NGHỀ NÔNG
1. Có ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ, trước hết khéo cày và khéo bừa. Khéo cày và khéo bừa xong, người ấy cho gieo hạt giống đúng thời. Cho gieo hạt giống đúng thời xong, người ấy cho nước chảy vô chảy ra đúng thời. Ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba việc này, một Tỷ-kheo cần phải làm trước. Thế nào là ba ? Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ trì tăng thượng tuệ học. Ba công việc này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm trước. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng tâm học. Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
83. NGƯỜI VAJJI
1. Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, chỗ giảng đường có góc nhọn. Rồi một Tỷ-kheo người Vajji đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo người Vajji bạch Thế Tôn :
- Bạch Thế Tôn, hơn 150 học phái này, nửa tháng một lần con phải tụng đọc, ở đây, con không có thể học nổi.
- Này Tỷ-kheo, Thầy có thể học ba học pháp không, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học ?
- Bạch Thế Tôn, con có thể học ba học pháp, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.
2. - Do vậy, này Tỷ-kheo, Thầy hãy học tập ba pháp, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Nếu Thầy học tập tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Này Tỷ-kheo, nhờ học tập ba học pháp này, tham sẽ đoạn tận, sân sẽ đoạn tận, si sẽ đoạn tận. Do đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si ; điều bất thiện, Thầy sẽ không làm ; điều ác, Thầy sẽ không theo.
3. - Tỷ-kheo ấy, sau một thời gian học tập tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng tuệ ; do học tập tăng thượng giới, học tập tăng thượng tâm, học tập tăng thượng tuệ, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận. Vị ấy, do đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si ; nên không làm điều bất thiện, không theo điều ác.
84. HỮU HỌC (1)
1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo bạch Thế Tôn :
- Hữu học, hữu học, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu học ?
- Học tập, này Tỷ-kheo, nên được gọi là hữu học, và học tập cái gì ? Học tập tăng thượng giới, Học tập tăng thượng tâm, Học tập tăng thượng tuệ. Vị ấy, này Tỷ-kheo, do vậy được gọi là vị hữu học.
Bậc hữu học, học tập
Đi theo con đường thẳng
Ở trong sự diệt tận
Trí thứ nhất khởi lên
Tiếp theo không gián đoạn
Chánh trí mới sanh khởi
Rồi chánh trí giải thoát
Trí như vậy khởi lên
Bất động ta giải thoát
Hữu kiết sử đoạn tận
85. HỮU HỌC (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp họp lại thành ba học giới này. Thế nào là ba ? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học giới này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, chỉ trở về thế giới này một lần, rồi đoạn tận khổ đau.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần ; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.
86. BẢN TỤNG ĐỌC (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp họp lại thành ba học giới này. Thế nào là ba ? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học giới này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia", dong ruổi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau.
3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Hữu hành Bát Niết bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Vô hành Bát Niết bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát Niết bàn.
4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần ; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.
87. BẢN TỤNG ĐỌC (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này … (như kinh trước, số 1) … này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
3. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-Bàn. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát Niết bàn … là bậc Vô hành Bát Niết bàn … là bậc Hữu hành Bát Niết bàn … là bậc Thượng lưu, chứng đạt Sắc cứu kính thiên. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, sau khi làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, chỉ trở lui đời này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia", sau khi dong ruổi, luân chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Tối đa phải sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân chuyển tối đa bảy giữa chư Thiên và loài người, rồi đoạn tận khổ đau.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần ; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.
88. HỌC GIỚI
1. - Có ba học giới này. Thế nào là ba ? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.
Thế nào là tăng thượng giới học ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới … chấp nhận, học tập trong các giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng giới học.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tâm học ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tâm học.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tuệ học ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật rõ biết : "Đây là khổ", như thật rõ biết : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học giới.
89. HỌC PHÁP
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba học pháp này. Thế nào là ba ? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.
… (Hoàn toàn giống như kinh trước với tăng thượng giới học và tăng thượng tâm học, nhưng tăng thượng tuệ học có khác) …
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tuệ học ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học pháp.
Người tinh tấn, nghị lực
Kiên trì và Thiền tu
Sống hộ trì các căn
Hãy hành ba tăng thượng
Trước thế nào, sau vậy
Sau thế nào, trước vậy
Dưới thế nào, trên vậy
Trên thế nào, dưới vậy
Ngày thế nào, đêm vậy
Đêm thế nào, ngày vậy.
Hãy nhiếp phục mọi phương
Với vô lượng tâm định
Đây gọi hữu đạo học
Là thuần tịnh hạnh đức
Đây gọi là Chánh giác
Bậc trí đạt tối hậu
Với thức được đoạn diệt
Ái diệt, được giải thoát
Như đèn sáng tịch diệt
Tâm vị ấy giải thoát
90. PANKADHÀ
1. Một thời Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một thị trấn của dân chúng Kosala, tên là Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Pankadhà. Pankadhà là một thị trấn của dân chúng Kosala.
Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo tên là Kassapogotta trú ở Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học giới, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỉ. Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, trong khi Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng : "Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ !".
2. Thế Tôn, sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, rồi ra đi, du hành hướng đến Ràjagaha, tiếp tục du hành và đến tại Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, núi Gitjjhakùta.
Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, cảm thấy hối hận, ăn năn, nghĩ rằng : "Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, ta lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng : "Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ ! "(quá khắt khe ?). Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội".
3. Rồi Tôn giả Kassapogotta, sau khi dọn dẹp lại chỗ nằm, cầm y bát, rồi ra đi đến hướng Ràjagaha, tiếp tục đi đến Ràjagaha, núi Gijjhakùta, đến Thế Tôn, sau khi đến. Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kassapogotta bạch Thế Tôn :
- Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn trú ở Pankadhà, Pankadhà là một thị trấn các dân tộc Kosala. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, trong khi Thế Tôn, với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng : "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Rồi Thế Tôn sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, liền ra đi, du hành đến Ràjagaha. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, con cảm thấy hối hận, ăn năn : "Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, ta lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng : "Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ !". Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội !". Phạm tội đã chinh phục con, bạch Thế Tôn, ngu si như con, đần độn như con, bất thiện như con. Vì rằng trong khi Thế Tôn, với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng : "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con có phạm tội là có phạm tội, để con ngăn chận trong tương lai.
4. - Thật vậy, này Kassapogotta, phạm tội đã chinh phục Thầy, ngu si đần độn như Thầy, bất thiện như Thầy ! Vì rằng trong khi ta với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Thầy lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng : "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Và này Kassapogotta, khi Thầy thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận cho Thầy. Đây là sự tăng trưởng giới luật của bậc Thánh này, khi ai thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, để ngăn chặn trong tương lai.
5. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và đối với các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao ? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với trưởng lão ấy, nghĩ rằng : "Bậc Đạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy.
6. Nếu một trung niên Tỷ-kheo, này Kassapa, … nếu một tân học Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao ? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với tân học ấy, nghĩ rằng : "Bậc Đạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo tân học ấy.
7. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao ? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với trưởng lão ấy, nghĩ rằng : "Bậc Đạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy.
8. Nếu một Tỷ-kheo trung niên, này Kassapa, … nếu một Tỷ-kheo tân học, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao ? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với tân học ấy, nghĩ rằng : "Bậc Đạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo tân học ấy.
X. PHẨM HẠT MUỐI
91. CẤP THIẾT
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba việc cấp thiết này, người nông phu gia chủ cần phải làm. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, sau khi mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, liền mau lẹ gieo hạt giống, sau khi mau lẹ gieo hạt giống, liền mau lẹ cho nước vô, cho nước ra. Này các Tỷ-kheo, đây là ba việc cấp thiết mà người nông phu gia chủ cần phải làm.
Người nông phu gia chủ ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh) : "Hôm nay lúa của ta được mọc lên, ngày mai chúng sẽ trổ hạt, ngày kế tiếp chúng sẽ chín".
Nhưng chính theo thời gian của người nông phu gia chủ, các cây lúa do sự hướng dẫn của thời tiết được mọc lên, được trổ hạt và được chín.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc cấp thiết này Tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba ?
Chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng tâm học, chấp hành tăng thượng tuệ học. Ba công việc cấp thiết này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm.
Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh) : "Hôm nay, ta được tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, ngày mai cũng vậy, ngày kế tiếp cũng vậy". Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do thời gian Tỷ-kheo sử dụng để học tập tăng thượng giới, để học tập tăng thượng tâm, để học tập tăng thượng tuệ, mà tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Sắc bén là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng giới học. Sắc bén là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tâm học. Sắc bén là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
SỐNG VIỄN LY
- Có ba hạnh viễn ly này được các du sĩ ngoại đạo trình bày. Thế nào là ba ? Viễn ly y áo, viễn ly đồ ăn khất thực, viễn ly sàng tọa.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly y áo, mang vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải lượm từ đồng rác, y thì dùng vỏ cây tiritaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo từ cỏ kusa bện lại, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly y áo.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly đồ ăn khất thực : ăn rau, cây kê, gạo sống, gạo rừng, cây lau, bột gạo, bột gạo cháy, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly đồ ăn khất thực.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly sàng tọa : sống trong rừng, tại một gốc cây, tại bãi thời hạn Mahàkotthita, tại khóm rừng rậm, sống ngoài trời, trên một đống rơm, trong nhà bằng tranh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly sàng tọa.
Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về ba hạnh viễn ly này.
2. Này các Tỷ-kheo, có ba hạnh viễn ly này của vị Tỷ-kheo trong pháp và luật. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc, nên Tỷ-kheo này, này các Tỷ-kheo, được gọi là đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, được an trú trên căn bản.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, ruộng lúa của người nông phu gia chủ đã chín, người nông phu gia chủ ấy mau mắn gặt lúa ; sau khi mau mắn gặt lúa, phải mau mắn chất lúa thành đống ; sau khi mau mắn chất lúa thành đống, phải mau mắn chở lúa về ; sau khi mau mắn chở lúa về, phải mau mắn đánh lúa thành đống ; sau khi đánh lúa thành đống, phải mau mắn đập lúa ; sau khi mau mắn đập lúa, phải mau mắn giũ rơm ; sau khi mau mắn giũ rơm, phải mau mắn lấy thóc ra ; sau khi mau mắn lấy thóc ra, phải mau mắn quạt thóc ; sau khi mau mắn quạt thóc, phải mau mắn chứa thóc ; sau khi mau mắn chứa thóc, phải mau mắn say thóc ; sau khi mau mắn say thóc, phải mau mắn sàng cám lấy gạo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, với người nông phu gia chủ ấy, lúa gạo ấy đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, đạt được an trú trên căn bản. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc, nên Tỷ-kheo này, này các Tỷ-kheo, được gọi là đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, được an trú trên căn bản.
4. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, bầu trời quang đãng, không có mây và mặt trời mọc lên giữa bầu trời, phá sạch hắc ám khắp cả hư không, và chói sáng, bừng sáng, rực sáng ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử ; pháp nhãn ly trần ly cấu khởi lên ; này các Tỷ-kheo, ba kiết sử được đoạn tận, thân kiến, nghị, giới cấm thủ. Lại nữa, vị ấy được thoát khỏi hai pháp tham và sân. Vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Trong thời gian ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nếu có mạng chung, sẽ không có kiết sử nào, do kiết sử ấy, vị Thánh đệ tử phải đi đến thế giới này nữa.
93. HỘI CHÚNG
1. - Có ba hội chúng này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba ? Hội chúng thối thượng, hội chúng không hòa hợp, hội chúng hòa hợp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tối thượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hội chúng nào có các Tỷ-kheo trưởng lão, không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ kế tiếp chúng tùy thuận theo tri kiến của chúng. Hội chúng ấy không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tối thượng.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không hòa hợp ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không hòa hợp.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp hoan hỷ, không có luận tranh, sống như nước với sữa lẫn lộn, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.
4. Lúc nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sưa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh ; với ai có hỷ, thân được khinh an ; với thân khinh an, cảm giác được lạc thọ ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.
5. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng. Sau khi làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lúc nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sưa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh ; với ai có hỷ, thân được khinh an ; với thân khinh an, cảm giác được lạc thọ ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba hội chúng.
94. CON NGỰA THUẦN THỤC
1. - Đầy đủ với ba đức tánh, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện, thuần thục, đầy đủ sắc đẹp, đầy đủ với sức mạnh, đầy đủ với tốc lực. Đầy đủ với ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ với ba đức tánh, một Tỷ-kheo đáng được cung kính. Đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp, đầy đủ sức mạnh, đầy đủ tốc lực.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo giữ gìn giới luật, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học p. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh cấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu đầy đủ các pháp thiện, nỗ lức kiên trì, dõng mãnh, không từ bỏ trách nhiệm đối với các pháp thiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết : "Đây là khổ", như thật rõ biết : "Đây là khổ tập", như thật rõ biết : "Đây là khổ diệt", như thật rõ biết : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.
Đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.
95. CON NGỰA THUẦN THỤC
1-4. … (Hoàn toàn giống như kinh trên)
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại chỗ ấy nhập Bát-Niết bàn, khỏi phải trở lui từ thế giới ấy, đến thế giới này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đầy đủ tốc lực.
Đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.
96. CON NGỰA THUẦN THỤC
1-4. … (Hoàn toàn giống như kinh số 94, từ 1-4)
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ và chứng đạt an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.
Đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.
VẢI THÔ BẰNG VỎ CÂY
1. - Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây hoàn toàn mới, sắc xấu, cảm xúc khó chịu, và không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây bậc trung, sắc xấu, cảm xúc khó chịu, và không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây cũ kỹ, để lau chùi nồi niêu, hay đáng được quăng trên đống rác.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo mới tu hành, ác giới, theo ác pháp, Ta nói rằng vị Tỷ-kheo ấy có sắc xấu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây sắc xấu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài ; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc khó chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây có cảm xúc khó chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, sẽ không có quả lớn, không có lợi ích lớn ; đây, Ta nói rằng, không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây không có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
3. Này các Tỷ-kheo, nếu là trung niên Tỷ-kheo … (như trên) … này các Tỷ-kheo, nếu là trưởng lão Tỷ-kheo, ác giới, theo ác pháp. Ta nói rằng vị ấy có sắc xấu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây có sắc xấu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài ; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc khó chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây có cảm xúc khó chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, sẽ không có quả lớn, không có lợi ích lớn ; đây, Ta nói rằng, không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây không có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
4. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trưởng lão nói lên ở giữa chúng Tăng, các Tỷ-kheo nói như sau : "Sao Thầy nghĩ rằng Thầy có thể tuyên bố, một người ngu si, không thông minh ? "Vị ấy phẫn nộ, bất mãn, sẽ nói lên những lời này, chúng Tăng đuổi vị ấy ra khỏi, như người ta quăng bỏ tấm vải bằng vỏ cây ấy trên đống rác.
VẢI BA-LA-NẠI
1 - Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi (Balanại), hoàn toàn mới, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi bậc trung, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi cũ, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Và này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi cũ kỹ dùng để gói các châu báu, hay được đặt vào trong một hộp có hương thơm.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo mới tu hành, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, Ta nói rằng vị Tỷ-kheo ấy có sắc đẹp. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có sắc đẹp ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài ; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn ; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị hơn. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
3. Còn nếu là rung niên Tỷ-kheo, … này các Tỷ-kheo, nếu là trưởng lão Tỷ-kheo, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, đây ta tuyên bố là vị ấy có sắc đẹp. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có sắc đẹp ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài ; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn ; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị hơn. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.
4. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trưởng lão này nói lên ở giữa chúng Tăng : "Chư Tôn giả hãy im lặng, Tỷ-kheo trưởng lão đang nói pháp và luật, và lời nói của vị ấy trở thành châu báu cần phải cất giữ, như một người cất giữ tấm vải kàsi trong một hộp có hương thơm." Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau : "Chúng ta sẽ được như ví dụ tấm vải kàsi, không giống như ví dụ tấm vải bằng vỏ cây". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
99. HẠT MUỐI
1. - Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo, : "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được nêu rõ chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau : "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được nêu rõ chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
2. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không ?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao ? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không ?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao ? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
4. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục ? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, nói gì là nhiều.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
6. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn. nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, đời sống vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
7. Ví dụ một người đồ tể hay người giết dê, này các Tỷ-kheo, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết hay trói, hay tịch thu tài sản, hay làm như ý muốn. Đối với một số người cũng đánh cắp dê, không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết, có thể trói, có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu tài sản. Kẻ đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy có thể giết, hay trói, hay có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có sở hữu lớn, hay nhà vua, hay đại thần của nhà vua. Người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý người ấy muốn. Không có gì phải làm khác hơn là chắp tay và cầu xin như sau : "Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số người có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một số người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
8. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn. nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, đời sống vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo : "Người này làm nghiệp ác như thế nào, như thế nào người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau : "Người này làm nghiệp ác như thế nào, như thế nào người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
100. KẺ LỌC VÀNG
1. - Này các Tỷ-kheo, có những uế nhiễm thô tạp của vàng như bụi, cát, đá, sạn và đá sỏi. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đã lọc bụi đem đổ vào trong cái máng, rồi rửa sạch qua, rửa sạch lại, rửa sạch thêm nữa.
Làm xong như vậy, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm bậc trung của vàng, như cát đá, sạn tế nhị và các hột cát thô tạp. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn.
Làm xong như vậy, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm tế nhị, như cát mịn và cát bụi đen. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn.
Làm xong như vậy, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại bụi vàng.
2. Rồi người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng bỏ bụi đỏ vàng ấy vào trong cái lò, rồi thụt ống bệ, thụt ống bệ thêm, thụt ống bệ cho đến khi vàng bắt đầu chảy, người không chảy ra khỏi miệng lò. Vàng ấy được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, người không chảy ra khỏi miệng lò, chưa làm xong, chưa sạch các uế nhiễm, chưa có nhu nhuyễn, chưa có kham nhậm, chưa có sáng chói. Vàng ấy còn có thể bể vụn và chưa tác thành tốt đẹp.
Có một thời, này các Tỷ-kheo, người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng ấy lại thụt bệ, thụt bệ thêm nữa, thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng chảy ra khỏi lò. Vàng ấy lại được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng chảy ra khỏi lò, được làm xong, được sạch các uế nhiễm, được nhu nhuyễn, được kham nhậm, và được sáng chói. Vàng ấy còn không bị bể vụn và có thể tác thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn, như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn.
3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại.
Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tưởng không bị kinh rẻ. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại.
Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).
4. Định như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Định ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhứt tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
5. Nếu vị ấy ước muốn, ta sẽ chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, ngồi kiết già đi đến hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
6. Vị ấy nếu ước muốn : "Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài người" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
7. Nếu vị ấy ước muốn : "Mong rằng với tâm của mình có thể biết tâm của các loại chúng sanh khác, tâm của các loài Người khác như sau : Tâm có tham biết là tâm có tham. Tâm không tham biết là tâm không tham. Tâm có sân biết là tâm có sân. Tâm không sân biết là tâm không sân. Tâm có si biết là tâm có si. Tâm không si biết là tâm không si. Tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Đại hành tâm biết là đại hành tâm. Không phải đ hành tâm biết là không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm thiền định biết là tâm thiền định. Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
8. Nếu vị ấy ước muốn : "Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp ; vị ấy nhớ rằng : "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh tại đây". Vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào".
9. Nếu vị ấy ước muốn : Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh ấy làm những ác nghiệp về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục, đọa xứ. Các chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những vị này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên, ta có thể thấy sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
10. Nếu vị ấy ước muốn : "Do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
11. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, cần phải thỉnh thoảng tác ý ba tướng. Cần phải thỉnh thoảng tác ý thướng định, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng cần, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng xả.
12. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Nhưng nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng tác ý thướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc.
13. Ví như một thợ làm vàng, này các Tỷ-kheo, hay đệ tử người làm vàng, xây lên các lò đúc. Sau khi xây lên các lò đúc, người ấy nhóm lửa đốt miệng lò. Sau khi đốt miệng lò, với cái kềm, người ấy cầm vàng bỏ vào miệng lò ; rồi thỉnh thoảng người ấy thụt ống bệ, thỉnh thoảng người ấy rưới nước, thỉnh thoảng người ấy quan sát kỹ lưỡng. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều thổi ống bệ, thì có sự kiện vàng bị cháy. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều rưới nước, thì có sự kiện vàng bị nguội lạnh. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều quan sát kỹ lưỡng, thì có sự kiện vàng ấy không chơn chánh đi đến thuần thục. Còn nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng thổi ống bệ vàng ấy, thỉnh thoảng rưới nước, thỉnh thoảng quan sát kỹ lưỡng, thời vàng ấy trở thành trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, và được thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn.
14. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo siêng năng tu tập tăng thượng tâm, cần phải thỉnh thoảng tác ý ba tướng. Cần phải thỉnh thoảng tác ý thướng định, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng cần, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng xả. Nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Nhưng nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng tác ý thướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc. Tùy thuộc theo pháp gì, tâm vị ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ, vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
39. Nếu vị ấy muốn : "Ta sẽ chứng đạt nhiều loại thần thông … (như 100, 5) … chứng tri sáu loại thắng trí … do đoạn diệt các lậu hoặc … (như 100, 10) … sau khi chứng ngộ, ta sẽ chứng đạt và an trú" ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
XI. PHẨM CHÁNH GIÁC
TRƯỚC KHI GIÁC NGỘ
1. - Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, ta suy nghĩ như sau : "Cái gì là vị ngọt ở đời ? Cái gì là nguy hại, cái gì là xuất ly ?". Rồi này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, tư tưởng sau đây khởi lên nơi ta : "Do duyên với đời, khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt ở đời. Cái gì là vô thường ở đời, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hại ở đời. Điều phục dục tham ở đời, đoạn tận tham dục, đấy là xuất ly ở đời".
2. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta : "Bất động là tâm giải thoát của ta. Đây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".
3. Này các Tỷ-kheo, ta đã đi tìm cầu vị ngọt ở đời. Vị ngọt ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, vị ngọt có mặt ở đời, với trí tuệ ta khéo thấy vị ấy ngọt. Này các Tỷ-kheo, ta đã tìm được cầu nguy hại ở đời. Nguy hại ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, nguy hại có mật ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy nguy hại ấy, này các Tỷ-kheo ta đã tìm cầu xuất ly ở đời. Xuất ly ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, xuất ly có mặt ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy xuất ly ấy.
4. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta : "Bất động là tâm giải thoát của ta. Đây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".
102. VỊ NGỌT
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình không có tham nhiễm đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình có tham nhiễm ở đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hại ở đời, thời các loài hữu tình không có nhàm chán đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hại ở đời, thời các loài hữu tình có nhàm chán đối với đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có xuất ly ra khỏi đời, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có xuất ly đối với đời, thời các loài hữu tình có xuất ly ra khỏi đời.
Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình không có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình đã như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như không thật rõ biết là vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta không được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, không được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Với các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại không có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết là vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Với các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại sẽ có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
103. KHÓC THAN
- Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh. Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy. Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng. Do luật này, này các Tỷ-kheo, hãy phá cây cầu đi đến hát. Hãy phá cây cầu đi đến múa. Thật là vừa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để tỏ là các Thầy được hoan hỷ.
KHÔNG THỎA MÃN
- Này các Tỷ-kheo, hưởng thọ ba sự ở đời, không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba ?
Hưởng thọ ngủ nghỉ, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ rượu men rượu nấu, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ sự dâm dục giao hợp, không bao giờ thỏa mãn.
105. NÓC NHỌN (1)
Rồi gia chủ Ànathapindika đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên ; Thế Tôn nói với gia chủ Ànathapindika đang ngồi xuống một bên :
- Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy ; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy ; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy ; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại, sẽ chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ ; nóc nhọn bị đấy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp … sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp đầy không ứ tham dục và rỉ chảy ; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy ; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy ; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý không nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện …
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ ; nóc nhọn không bị đấy ứ, rỉ nước, các rui kèo không bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường không bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.
106. NÓC NHỌN (2)
(Kinh này hoàn toàn giống như kinh trên, chỉ khác có một chữ. Chỗ nào kinh trên dùng chữ "không phòng hộ", thời ở đây dùng chữ "thất thế, lung lay" với những thay đổi cần thiết).
107. BA NHÂN DUYÊN (1)
- Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba ?
Tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.
Phàm nghiệp nào do tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, do tham làm nhân duyên, do tham tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. Phàm nghiệp nào do sân tác thành … Phàm nghiệp nào do si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si, do si làm nhân duyên, do si tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.
108. BA NHÂN DUYÊN (2)
- Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba ?
Vô tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.
Phàm nghiệp nào do vô tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô tham, do vô tham làm nhân duyên, do vô tham tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi. Phàm nghiệp nào do vô sân tác thành … Phàm nghiệp nào do vô si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô si, do vô si làm nhân duyên, do vô si tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.
109. NHÂN DUYÊN (3)
1. - Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba ?
Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ ; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai ; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại ; ước muốn khởi lên.
2. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn khởi lên ?
Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn sanh khởi.
3. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn khởi lên ?
Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn sanh khởi.
4. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn khởi sanh ?
Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn sanh khởi.
110. NHÂN DUYÊN (4)
1. - Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba ?
Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ ; ước muốn không khởi sanh. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai ; ước muốn không khởi sanh. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại ; ước muốn không sanh khởi.
2. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn không sanh khởi ?
Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm ; với trí tuệ, người ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn không sanh khởi.
3. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn không sanh khởi ?
Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm ; với trí tuệ, người ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn không sanh khởi.
4. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn không sanh khởi ?
Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm ; với trí tuệ, người ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn không sanh khởi.
XII. PHẨM ĐỌA XỨ
111. RƠI VÀO ĐỌA XỨ
- Này các Tỷ-kheo, ba hạng người này rơi vào đọa xứ, rơi vào địa ngục, trừ phi họ đoạn bỏ pháp này. Thế nào là ba ?
Ai sống không Phạm hạnh, tự xưng là sống Phạm hạnh ; đối với người sống Phạm hạnh thanh tịnh, hành Phạm hạnh thật thanh tịnh, ai công kích là không Phạm hạnh một cách không căn cứ ; ai chủ trương như sau : "Không có lỗi lầm trong các dục vọng" và rơi vào say đắm trong các dục vọng ; những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người rơi vào đọa xứ, rơi vào địa ngục, trừ phi họ đoạn bỏ pháp này.
KHÓ TÌM ĐƯỢC
- Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba ?
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết pháp và luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời.
Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
113. KHÔNG THỂ ƯỚC LƯỢNG
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba ? Dễ ước lượng, khó ước lượng và không thể ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người dễ ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người dễ ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là người khó ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, trú niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người khó ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là người không thể ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người không thể ước lượng.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
114. KHÔNG VÔ BIÊN XỨ
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, xem "hư không là vô biên", đạt đến an trú và Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.
2. Lại nữa, ở đây có người vượt qua Không vô biên xứ, xem "thức là vô biên", đạt đến an trú Thức vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.
3. Lại nữa, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
115. KHUYẾT ĐIỂM VÀ VIÊN MÃN
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba ? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về giới ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về giới.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tâm ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tham lam, với tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tâm.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có tà kiến, có tri kiến điên đảo : "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có cúng tế, không có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, ở đời không có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tri kiến.
4. Do nhân khiếm khuyết về giới, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tâm, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba khiếm khuyết.
5. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba ? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về giới ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về giới.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tâm ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham lam, không có tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tâm.
7. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo : "Có bố thí, có lễ hy sinh, có cúng tế, có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tri kiến.
8. Do nhân viên mãn về giới, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tâm, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba viên mãn.
117. HÀNH ĐỘNG
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba khiếm khuyết này. Thế nào là ba ? Khiếm khuyết về hành động, khiếm khuyết về sanh kế, khiếm khuyết về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về hành động ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người sát sanh … (như 115, 1) nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây là khiếm khuyết về hành động.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về sanh kế ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo tà sanh kế, nuôi sống bằng tà sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về sanh kế.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến ? (như kinh 115, 3).
4. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba ? Viên mãn về hành động, viên mãn về sanh kế, viên mãn về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về hành động ? … (như kinh 115, 5)
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về sanh kế ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh sanh kế, nuôi sống bằng chánh sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về sanh kế.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến ? … (như kinh 115, 7)
Này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba viên mãn.
118. THANH TỊNH (1)
- Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba ? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
Thế nào là thân thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sánh sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tục nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có tham lam, với tâm không sân không hận, có chánh tri kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.
119. THANH TỊNH (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này, Thế nào là ba ? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thân thanh tịnh ? (như kinh 118, về thân thanh tịnh).
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh ? (như kinh 118, về lời nói thanh tịnh).
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, nếu nội tâm có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có ước muốn về dục". Nếu nội tâm không có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có ước muốn về dục". Ước muốn về dục chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Ước muốn về dục đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và ước muốn về dục đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
5. Nếu nội tâm có sân, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có sân". Nếu nội tâm không có sân, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có sân". Sân chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Sân đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và sân đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
6. Nếu tâm có hôn trầm thụy miên, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có hôn trầm thụy miên". Nếu nội tâm không có hôn trầm thụy miên, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có hôn trầm thụy miên". Hôn trầm thụy miên chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Hôn trầm thụy miên đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và hôn trầm thụy miên đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
7. Nếu tâm có trạo hối, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có trạo hối". Nếu nội tâm không có trạo hối, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có trạo hối". Trạo hối chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Trạo hối đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và trạo hối đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
8. Nếu tâm có nghi, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có nghi". Nếu nội tâm không có nghi, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có nghi". Nghi chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Nghi đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và nghi đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.
Thân và lời thanh tịnh
Tâm thanh tịnh vô lậu
Trong sạch được thanh tịnh
Được gọi ác đoạn trừ.
120. TOÀN HẢO
- Này các Tỷ-kheo, có ba sự toàn hảo. Thế nào là ba ? Toàn hảo về thân, toàn hảo về lời nói, toàn hảo về ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về thân ? … (như kinh 118)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về lời nói ? … (như kinh 118)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về ý ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn trừ có lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý toàn hảo.
Và này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba toàn hảo.
Thân và lời toàn hảo,
Tâm toàn hảo vô lậu,
Toàn hảo, được toàn hảo
Được gọi đoạn tất cả.