- Chương Một Pháp
- Chương Hai Pháp
- Chương Ba Pháp (1 - 4)
- Chương Ba Pháp (5 - 8 )
- Chương Ba Pháp (9 - 12 ) Tăng Chi Bộ Kinh (Phẩm hạt muối)
- Chương Ba Pháp (13 - 16 )
- Chương Bốn Pháp (1 - 5)
- Chương Bốn Pháp (6 - 10)
- Chương Bốn Pháp (11 - 15)
- Chương Bốn Pháp (16 - 20)
- Chương Bốn Pháp (21 - 25)
- Chương Bốn Pháp (26 - 28)
- Chương Năm Pháp (1 - 5)
- Chương Năm Pháp (6 - 10)
- Chương Năm Pháp (11 - 15)
- Chương Năm Pháp (16 - 20)
- Chương Năm Pháp (21 - 26)
- Chương Sáu Pháp (1 - 5)
- Chương Sáu Pháp (6 - 9)
- Chương Sáu Pháp (10- 12)
- Chương Bảy Pháp (1- 5)
- Chương Bảy Pháp (6- 9)
- Chương Tám Pháp (1- 5)
- Chương Tám Pháp (6- 10)
- Chương Chín Pháp (1 -5)
- Chương Chín Pháp (6 -10)
- Chương Mười Pháp (1 - 6)
- Chương Mười Pháp (7 - 12)
- Chương Mười Pháp (13 - 17)
- Chương Mười Pháp (18 - 22)
- Chương Mười Một Pháp (1 - 3)
Kinh Tăng Chi Bộ
Chương Hai Pháp
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
I. PHẨM HÌNH PHẠT
1-10. - HAI LOẠI TỘI
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :
- Có hai loại tội này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Tội có kết quả ngay trong hiện tại, và tội có kết quả trong đời sau. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa bắt được một người ăn trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi. Họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đầu hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt La-hầu khẩu hình … hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa) … đốt tay … khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt) … bì y hình (lấy vỏ cây làm áo) … linh dương hình (hình phạt con dê núi) … câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt) … tiền hình (cắt thịt thành đồng tiền) … khối chắp hình … chuyển hình … cao đạp đài … Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.
Người thấy vậy suy nghĩ như sau : "Do nhân các ác nghiệp như vậy, vua chúa bắt được một người ăn trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi … họ lấy gươm chặt đầu. Nếu ta làm các ác nghiệp như vậy, vua sẽ bắt ta và áp dụng các hình phạt ấy". Người ấy sợ hãi tội phạm ngay trong hiện tại, không có cướp phá tài sản của những người khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả ngay trong hiện tại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau ? Ở đây, có người suy xét như sau : "Quả dị thục của thân làm ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của miệng nói ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của ý nghĩ ác trong đời sau là ác và khổ. Nếu thân ta làm ác, nói điều ác, nghĩ việc ác, sao ta lại không có thể, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Người ấy sợ hãi tội có kết quả trong đời sau, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, và cư xử tự ngã hoàn toàn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả trong đời sau.
Này các Tỷ-kheo, trên đây là hai loại tội. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả hiện tại. Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong đời sau. Chúng ta phải tránh xa các tội. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm của các tội". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Đối với ai tránh xa các tội, này các Tỷ-kheo, đối với ai thấy rõ sự nguy hiểm của các tội, thời được chờ đợi rằng người ấy sẽ được giải thoát tất cả các tội.
2. Có hai sự tinh cần này rất khó thực hiện ở đời. Thế nào là hai ? Sự tinh cần của các gia chủ ở nhà với mục đích bố thí các vật dụng như đồ ăn khất thực, các sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, và sự tinh cần của các người xuất gia từ bỏ đời sống không gia đình, với mục đích từ bỏ tất cả sanh y. Hai sự tinh cần này rất khó thực hiện ở đời.
Trong hai tinh cần này, này các Tỷ-kheo, tối thắng là tinh cần với mục đích từ bỏ tất cả sanh y.. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : "Ta sẽ cố gắng tinh cần để từ bỏ tất cả sanh y". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
3. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu. Thế nào là hai ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói lời ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý nghĩ không thiện. Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Thân ta đã làm ác". Vị ấy bị nung nấu với ý nghĩ : "Thân ta đã không làm thiện". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã nói lời ác". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã không nói lời thiện". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã nghĩ ác". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã không nghĩ thiện". Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu.
4. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu. Thế nào là hai ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói lời thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý nghĩ không ác. Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Thân ta đã làm thiện". Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ : "Thân ta đã không làm ác". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã nói lời thiện". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã không nói lời ác". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã nghĩ thiện". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã không nghĩ ác". Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu.
5. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đã học được, biết được. Thế nào là hai ? Không biết đủ đối với thiện pháp và không có thối chuyển đối với tinh cần. Không có thối chuyển, này các Tỷ-kheo, ta cố gắng như sau : "Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người. Ta nhờ không phóng dật, chứng được Chánh Giác. Nhờ không phóng dật, chứng được Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không có thối chuyển, cố gắng như sau : "Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người". Thời không bao lâu, này các Tỷ-kheo, các Thầy sẽ đạt được mục đích mà các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình : "Đó chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : "Không có thối chuyển, chúng ta cố gắng, chúng ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
6. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là hai ? Thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Và thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Ai sống thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận. Do tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận, nên không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ đau. Ai sống thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận. Do tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận, nên được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy giải thoát khỏi khổ đau. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
7. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai ? Không tàm và không quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đen.
8. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp. Thế nào là hai ? Tàm và quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp trắng.
9. Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai ? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở thời giờ thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.
10. Có hai thời kỳ an cư mùa mưa, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Tiền an cư và hậu an cư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai thời kỳ an cư mùa mưa.
II. PHẨM TRANH LUẬN
1-10. - CÁC SỨC MẠNH
1. Có hai sức mạnh, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tư sát như sau : "Với thân làm ác, quả dị thục là ác, ngay hiện tại và trong đời sau. Với miệng nói ác, quả dị thục là ác, ngay hiện tại và trong đời sau. Với ý nghĩ ác, quả dị thục là ác, ngay hiện tại và trong đời sau". Vị ấy, tư sát như vậy, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, tư xử sự thật thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, sức mạnh tu tập là sức mạnh của người hữu học. Do sức mạnh tu tập, vị ấy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si. Sau khi từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, vị ấy không làm các điều bất thiện, không phục vụ các điều ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
2. Có hai sức mạnh, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát ? … (như trên) … Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm Niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, lậu hoặc đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập Trạch pháp giác chi … tu tập Tinh tấn giác chi … tu tập Hỷ giác chi … tu tập Khinh an giác chi … tu tập Định giác chi … tu tập Xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, lậu hoặc đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
3. Có hai sức mạnh, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. … (như trên) …Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và từ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
4. Có hai cách thuyết pháp này của Như Lai, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Lược thuyết và rộng thuyết. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai cách thuyết pháp của Như Lai.
5. Trong bất cứ tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tránh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tránh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, khéo tự mình quán sát lấy mình ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội quán sát như sau : "Ta phạm một tội bất thiện về thân. Tỷ-kheo ấy đã thấy ta phạm một tội bất thiện về thân. Nếu ta không phạm một tội bất thiện về thân, Tỷ-kheo ấy sẽ không thấy ta phạm tội bất thiện về thân. Do vì ta có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy Tỷ-kheo ấy thấy ta có phạm tội bất thiện về thân. Tỷ-kheo ấy không được hoan hỷ. Vì không hoan hỷ, Tỷ-kheo ấy nói với ta lời không hoan hỷ. Vì ta bị Tỷ-kheo ấy nói lời không hoan hỷ, nên ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội phạm chinh phục ta như trong trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo phạm tôi tự khéo tự mình quán sát lấy mình.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo buộc tội, khéo tự mình quán sát lấy mình ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội quán sát như sau : "Tỷ-kheo phạm một tội bất thiện về thân. Ta đã thấy Tỷ-kheo ấy phạm một tội bất thiện về thân. Nếu Tỷ-kheo này không phạm một tội bất thiện về thân, ta sẽ không thấy Tỷ-kheo ấy phạm tội bất thiện về thân. Do vì Tỷ-kheo ấy có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy Ta thấy Tỷ-kheo ấy có phạm tội bất thiện về thân. Và sau khi thấy Tỷ-kheo này phạm một tội bất thiện về thân, ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói với Tỷ-kheo ấy lời không hoan hỷ. Vì Tỷ-kheo ấy bị ta nói lời không hoan hỷ, nên Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ. Do Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, Tỷ-kheo ấy nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội phạm chinh phục ta, như trong trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo buộc tội khéo tự mình quán sát lấy mình.
Trong bất cứ tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tránh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tránh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.
6. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn :
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục ?
- Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục !
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này ?
- Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng ! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !
7. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn :
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục ?
- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục !
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này ?
- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thưa Tôn giả Gotama, lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama, con không được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn :
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau :
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý nghĩ không thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm là như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Lại ở đây, này Bà-la-môn, có một số chúng sanh thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý nghĩ không ác. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm là như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !
8. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ànanda đang ngồi xuống một bên :
- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ànanda, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm.
- Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại gì được chờ đợi ?
- Vì rằng này Ànanda, Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi : Tự mình chê trách mình ; sau khi được biết, kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi mạng chung ; sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vì thế, này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như vậy được chờ đợi.
- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ànanda, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm.
- Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những lợi ích gì được chờ đợi ?
- Vì rằng này Ànanda, Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi : Tự mình không chê trách mình ; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi mạng chung ; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Vì thế, này Ànanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như vậy được chờ đợi.
9. Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng : "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện".
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng : "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và này các Tỷ-kheo, vì tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau : "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện".
10. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai ? Văn cú bị ngược đảo và ý nghĩ bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị ngược đảo thời ý nghĩ bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến sự hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.
11. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai ? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩ được hiểu chơn chánh. nếu văn cú phối trí chơn chánh thời ý nghĩ được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp.
III. PHẨM NGƯỜI NGU
1-10
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai ? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.
Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai ? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai.
5. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩ là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai.
6. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩ là kinh đã được giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai.
7. Với người có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : địa ngục hay bàng sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : chư Thiên hay loài Người.
8. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : địa ngục hay loại bàng sanh.
Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : chư Thiên hay loài Người.
Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận : địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận : chư Thiên hay loài Người.
9. Do quán thấy hai lợi ích, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế nào là hai ? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng đến chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.
10. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai ? Chỉ và quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì ? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì ? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì ? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì ? Cái gì thuộc về vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.
IV. PHẨM TÂM THĂNG BẰNG
1-11. ĐẤT
1.- Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng cho các Thầy về địa vị bậc không phải Chân nhân và địa vị bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là địa vị bậc không phải Chân nhân ? Người không phải Chân nhân, này các Tỷ-kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị kẻ không Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Còn bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn.
2. Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt một trăm năm, cho đến trăm tuổi ; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cho có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, an trú, hướng dẫn các vị ấy vào lòng tin ; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới ; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí ; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.
3. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Bà-la-môn ấy nói với Thế Tôn :
- Tôn giả Gotama đã nói gì, đã thuyết gì ?
- Này Bà-la-môn, ta thuyết về hành động và Ta thuyết về không hành động.
- Như thế nào, Tôn giả Gotama thuyết về hành động và thuyết về không hành động ?
- Ta thuyết không hành động, này Bà-la-môn, đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ta thuyết không hành động đối với nhiều loại pháp ác, bất thiện. Ta thuyết hành động, này Bà-la-môn, đối với thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Ta thuyết hành động đối với nhiều loại pháp thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, ta thuyết về hành động và Ta thuyết về không hành động.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !
4. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika bạch Thế Tôn :
- Có bao nhiêu người, bạch Thế Tôn, đáng được cúng dường ở đời ? Và chỗ nào cần phải bố thí cúng dường.
- Có hai hạng người, này gia chủ, đáng được cúng dường ở đời : Hữu học và vô học. Đối với hai hạng người này đáng được cúng dường ở đời, này gia chủ, ở đây cần phải bố thí cúng dường.
Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Đạo sư lại nói thêm :
Hữu học và vô học
Cả hai ở trong đời
Đều đáng được cúng dường
Đối với người dâng lễ
Họ giữ thân chánh trực
Cả lời nói ý nghĩ
Phước điền người dâng cúng
Đây thí có quả lớn.
5. Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở tại Sàvatthi, Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Đông Viên, lâu đài của mẹ Migàra. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo :
- Này chư Hiền Tỷ-kheo !
- Thưa Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp tổn hại Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau :
- Này chư Hiền, tôi sẽ giảng về con người bị nội kiết sử trói buộc và vị ngoại kiết sử trói buộc. Hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp tổn hại Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau :
- Này chư Hiền, thế nào là người bị nội kiết sử trói buộc ? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào một trong các Thiên giới. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy làm người lại trở về, trở về ở thế giới này. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị nội kiết sử trói buộc, người trở lại, trở lui trạng thái này.
Thế nào, này chư Hiền, là người bị ngoại kiết sử trói buộc ? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy, chứng đạt và an trú tịch tịnh tâm giải thoát. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào một loại chư Thiên. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị ngoại kiết sử trói buộc, không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới hạnh … và chấp nhận học tập trong các học giới. Vị ấy thực hiện sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hữu. Vị ấy thực hiện sự đoạn diệt khát ái. Vị ấy thực hiện sự đoạn diệt tham. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào một trong các Thiên giới. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị ngoại kiết sử trói buộc, không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa.
Rồi một số đông chư Thiên với tâm thăng bằng đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, chư Thiên ấy bạch Thế Tôn :
- Tôn giả Sàriputta này, bạch Thế Tôn, tại Đông viên, lâu đài mẹ Migàra, thuyết pháp về người bị nội kiết sử trói buộc và người bị ngoại kiết sử trói buộc. Hội chúng rất hoan hỷ, bạch Thế Tôn. Lành thay ! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến Tôn giả Sàriputta.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất ở Thắng Lâm, hiện ra ở tại Đông viên, tại lâu đài mẹ Migàra, trước mặt Tôn giả Sàriputta. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Tôn giả Sàriputta đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên :
- Ở đây, này Sàriputta, có một số đông chư Thiên, với tâm thăng bằng, đi đến Ta ; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Đứng một bên, chư Thiên ấy thưa với Ta : "Tôn giả Sàriputta này, bạch Thế Tôn, tại Đông viên, lâu đài mẹ Migàra, thuyết pháp về người bị nội kiết sử trói buộc và người bị ngoại kiết sử trói buộc. Hội chúng rất hoan hỷ, bạch Thế Tôn. Lành thay ! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến Tôn giả Sàriputta". Này Sàriputta, chư Thiên ấy tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong một khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau. Này Sàriputta, Thầy có thể nghĩ như sau : "Chắc chắn, tại chỗ kia (trên thế giới) đã tu tập, nhờ vậy, chư Thiên ấy, tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong một khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau". Này Sàriputta, Thầy chớ có thấy như vậy. Chính tại đây, này Sàriputta, chư Thiên ấy đã tu tập tâm, nhờ như vậy chư Thiên ấy tuy con số đến … không chen lấn nhau. Do vậy, này Sàriputta, cần phải ta như sau : "Chúng tôi sẽ có các căn an tịnh, các ý an tịnh". Này Sàriputta, cần phải học tập như vậy. Với những ai có các căn an tịnh, thời thân nghiệp cũng sẽ được an tịnh, khẩu nghiệp được an tịnh, ý nghiệp được an tịnh. "Chúng tôi sẽ đem tặng cho các vị đồng Phạm hạnh một quà tặng an tịnh". Như vậy, này Sàriputta, các Thầy cần phải học tập. Các du sĩ ngoại đạo này, này Sàriputta, không được nghe pháp môn này, họ sẽ bị thiệt hại.
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna ở tại Vanara, trên bờ sông Kaddamada. Rồi Bà-la-môn Àràmadanda đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm ; sau khi nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Àràmadanda thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna :
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Kaccàna, do duyên gì các người Sát-đế-lỵ tranh chấp với các người Sát-đế-lỵ, các người Bà-la-môn tranh chấp với các người Bà-la-môn, các người gia chủ tranh chấp với các người gia chủ ?
- Do nhân thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham, này Bà-la-môn, nên các quý tộc tranh chấp với các quý tộc, các người Bà-la-môn, các người gia chủ tranh chấp với các người gia chủ.
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Kaccàna, do duyên gì các Sa-môn tranh chấp với các Sa-môn ?
- Do nhân thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham, này Bà-la-môn, nên các Sa-môn tranh chấp với các Sa-môn.
- Nhưng thưa Tôn giả Kaccàna, có người nào ở đời có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham này, có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các kiến tham này ?
- Có người ở đời này, này Bà-la-môn, có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham này, có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các kiến tham này.
Vị ấy là ai, này các Bà-la-môn, có thể vượt qua thiên chấp … kiến tham này ?
Ở quốc độ phương Đông, này Bà-la-môn, có một thành phố tên là Sàvatthi, Tại đấy, Thế Tôn nay đang trú, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Vị Thế Tôn ấy, này Bà-la-môn, đã vượt qua thiên chấp … kiến tham này.
Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Àràmadanda từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, đầu gối phía hữu quỳ trên đất, chắp tay hướng về phía Thế Tôn, và nói lên ba lần với lời cảm hứng như sau :
- Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Vị Thế Tôn ấy, đã vượt qua thiên chấp … kiến tham này.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Kaccàna ! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Kaccàna ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Kaccàna dùng nhiều pháp môn để giải thích. Thưa Tôn giả Kaccàna, con nay xin quy y Tôn giả Kaccàna, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng ! Mong Tôn giả Kaccàna nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !
7. Một thời, Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà, tại rừng Gundhà. Rồi Bà-la-môn Kandaràyana đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna ; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Kandaràyana thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna :
- Tôi có nghe như sau, thưa Tôn giả Kaccàna : "Sa-môn Kaccàna không kính lễ, không đứng dậy, không lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt mức cuối tuổi đời". Thưa Tôn giả Kaccàna, có phải sự tình là như vậy không ? Nếu Tôn giả Kaccàna không kính lễ, không đứng dậy, không lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt mức cuối tuổi đời, sự tình như vậy, thưa Tôn giả Kaccàna, là không được tốt đẹp.
- Này Bà-la-môn, có Thế Tôn, bậc Tri giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã tuyên bố về địa vị của tuổi trưởng lão và địa vị của tuổi trẻ. Vị trưởng lão, này Bà-la-môn, 80 tuổi hay 90 tuổi, hay 100 tuổi đời, nếu vị ấy thọ hưởng các dục vọng, sống giữa các dục vọng, bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, cố gắng tìm cầu các dục vọng ; người như vậy được gọi là kẻ ngu, không phải là bậc trưởng lão. Dầu cho này Bà-la-môn, một người còn trẻ, một thanh niên trẻ trung với tóc đen nhánh, đầy đủ tuổi trẻ hiền thiện trong thời sơ khởi của tuổi đời, mà người ấy không hưởng thọ hưởng các dục vọng, sống giữa các dục vọng, bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, cố gắng tìm cầu các dục vọng ; người như vậy được gọi là bậc có trí, bậc trưởng lão.
- Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Àràmadanda từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân các Tỷ-kheo còn trẻ tuổi và nói :
- Trưởng lão là chư Tôn giả, đã đứng trên địa vị trưởng lão. Trẻ tuổi là chúng con, đã đứng trên địa vị trẻ tuổi.
Thật vi diệu, Tôn giả Kaccàna, … Mong Tôn giả Kaccàna nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !
8. - Khi nào các người ăn trộm cường mạnh, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, các vua chúa yếu đuối, trong khi ấy, thật không an toàn cho các vua chúa đi qua lại, đi ra, đi quan sát các biên cương. Và trong khi ấy, thật không an toàn cho các Bà-la-môn, các gia chủ để đi qua lại, đi ra, đi quan sát các công việc làm ở ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các ác Tỷ-kheo cường mạnh, khi ấy, các thuần tịnh Tỷ-kheo yếu đuối. Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo thuần tịnh giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc đi đến các quốc độ biên địa. Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là bất hạnh cho đa số, là không an lạc cho đa số, là không lợi ích cho đa số, là bất hạnh, là đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Khi nào, này các Tỷ-kheo, vua chúa cường mạnh, trong khi ấy, các trộm cướp yếu đuối, trong khi ấy, thật an toàn cho các vua chúa đi qua lại, đi ra, đi quan sát các biên cương. Và trong khi ấy, thật an toàn cho các Bà-la-môn, các gia chủ để đi qua lại, đi ra, đi quan sát các công việc làm ở ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các thuần tịnh Tỷ-kheo cường mạnh, khi ấy, các ác Tỷ-kheo yếu đuối. Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các ác Tỷ-kheo giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc các chỗ khác. Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạnh phúc cho đa số, là an lạc cho đa số, là lợi ích cho đa số, là hạnh phúc, là an lạc cho chư Thiên và loài Người.
9. Ta không tán thán hai loại tà hạnh, này các Tỷ-kheo, ở người gia chủ hay người xuất gia. Người gia chủ, này các Tỷ-kheo, hay người xuất gia theo tà hạnh, do nhân duyên tà hạnh, không thể đem lại chánh lý, thiện pháp.
Ta tán thán hai loại chánh hạnh, này các Tỷ-kheo, ở người gia chủ hay người xuất gia. Người gia chủ, này các Tỷ-kheo, hay người xuất gia theo chánh hạnh, do nhân duyên chánh hạnh, có thể đem lại chánh lý, thiện pháp.
10. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ sai lạc các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều vô phước làm cho diệu pháp biến mất.
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều phước đức, làm cho diệu pháp an trú.
V. PHẨM HỘI CHÚNG
1-10.
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng nông nổi và hội chúng thâm sâu. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng nông nổi ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo tháo động, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng nông nổi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thâm sâu ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo, không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, không thất niệm, tỉnh giác, có định tĩnh, nhất tâm, các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thâm sâu.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thâm sâu.
2. Có hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Hội chúng bất hòa và hội chúng hòa hợp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bất hòa ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bất hòa.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo hòa hợp, hòa kính, không có đấu tranh, hòa hợp như sữa với nước, sống nhìn nhau với cặp mắt từ ái, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng hòa hợp.
3. Có hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Hội chúng không thù thắng và hội chúng thù thắng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không thù thắng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuộc hậu kiến của họ, sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ.. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không thù thắng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thù thắng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, từ bỏ não hại nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuộc hậu kiến của họ, không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ.. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thù thắng.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thù thắng.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không phải Thánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không như thật rõ biết : "Đây là khổ" ; không như thật rõ biết : "Đây là khổ tập" ; không như thật rõ biết : "Đây là khổ diệt" ; không như thật rõ biết : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không phải bậc Thánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bậc Thánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo như thật rõ biết : "Đây là khổ" ; như thật rõ biết : "Đây là khổ tập" ; như thật rõ biết : "Đây là khổ diệt" ; như thật rõ biết : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bậc Thánh.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng bậc Thánh.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng cặn bã và hội chúng tinh ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng cặn bã ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đi đến con đường dục, đi đến con đường sân, đi đến con đường si, đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng cặn bã.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tinh ba ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không đi đến con đường dục, không đi đến con đường sân, không đi đến con đường si, không đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tinh ba.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tinh ba.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng được huấn luyện trong khoa trưởng, không được huấn luyện trong chất vấn và hội chúng không được huấn luyện trong khoa trưởng, được huấn luyện trong chất vấn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong khoa trưởng, không được huấn luyện trong chất vấn ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa siêu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như : "Cái này là gì ? Thế nào là ý nghĩa của cái này ?" Họ không mở rộng ra những gì được che kín, hạng không phới bày ra những gì không được phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong khoa trưởng, không được huấn luyện trong chất vấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa siêu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ hỏi đi hỏi lại cùng nhau, họ mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như : "Cái này là gì ? Thế nào là ý nghĩa của cái này ?" Họ mở rộng ra những gì được che kín, họ phới bày ra những gì không được phơi bày, họ giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp, hội chúng tôn trong diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, tự tán thán lẫn nhau như sau : "Tỷ-kheo là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Tuệ giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng. Sau khi được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng, bị trói buộc, bị say mê, đắm trước, không thấy các sự nguy hại, không hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, không tự tán thán lẫn nhau như sau : "Tỷ-kheo là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Tuệ giải thoát, Tỷ-kheo là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng các lợi dưỡng ấy, không bị trói buộc, không bị say mê, không đắm trước, thấy các sự nguy hại, hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng không đồng đẳng và hội chúng đồng đẳng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không đồng đẳng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp phi pháp được thi hành, nghiệp đúng pháp không được thi hành, nghiệp phi luật được thi hành, nghiệp đúng luật không được thi hành, nghiệp phi pháp được phát huy, nghiệp đúng pháp không được phát huy, nghiệp phi luật được phát huy, nghiệp đúng luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không đồng đẳng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng đồng đẳng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp đúng pháp được thi hành, nghiệp phi pháp không được thi hành, nghiệp đúng luật được thi hành, nghiệp phi luật không được thi hành, nghiệp đúng pháp được phát huy, nghiệp phi pháp không được phát huy, nghiệp đúng luật được phát huy, nghiệp phi luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng đồng đẳng.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng phi pháp và hội chúng đúng pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng đúng pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng thuyết phi pháp và hội chúng thuyết đúng pháp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết phi pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi lên sự tránh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tránh tụng ấy, họ không tin cho nhau biết và tìm cách tin cho nhau biết, họ không hòa giải cùng nhau và không tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết không tin cho nhau biết và cương quyết không hòa giải với nhau, họ không từ bỏ tránh tụng ấy, họ kiên trì tránh tụng ấy, chấp thủ, thiên chấp và tuyên bố : "Chỉ có đây mới là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết phi pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết đúng pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi lên sự tránh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tránh tụng ấy, họ tin cho nhau biết và tìm cách tin cho nhau biết, họ hòa giải cùng nhau và tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết tin cho nhau biết và cương quyết hòa giải với nhau, họ từ bỏ tránh tụng ấy, họ không kiên trì tránh tụng ấy, không chấp thủ, không thiên chấp và không tuyên bố : "Chỉ có đây mới là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết đúng pháp.
Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thuyết đúng pháp.
VI. PHẨM NGƯỜI
1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai ? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai ? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.
3. Có hai hạng người khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai ? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.
4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai ? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.
5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, và Độc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.
6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai ? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai ? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
8. … (như trên, chỉ thay vào Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú) …
9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai ? "Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật". Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.
10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai ? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau : "Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học ! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp". Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau … vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau …. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau : "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta, và ta cũng nói với vị trưởng lão, ta cũng nói với vị trung niên, ta cũng nói với vị tân học ! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta hãy nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta hãy nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp".
Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau …
Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau : "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta, và ta cũng nói với vị trưởng lão, ta cũng nói với vị trung niên, ta cũng nói với vị tân học ! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta hãy nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.
12. Trong cuộc tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tránh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tránh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía không có lời qua tiếng lại, không có những quan điểm ngoan cố, với tâm không hiềm hận, không ưu não, không uất ức, nội tâm an tịnh, thời sự tránh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.
VII. PHẨM LẠC
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4-12. … (như trên, chỉ có đổi lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc … lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật … lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh … lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm … lạc có hỷ và lạc không hỷ … lạc có hân hoan và lạc có xả … lạc có định và lạc không có định … lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không hỷ … lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả …
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
VIII. PHẨM TƯỚNG
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có hành, không phải không có hành. Do đoạn tận chính hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
6-9. … có sắc, không phải không có sắc … có thọ, không phải không có thọ… có tưởng, không phải không có tưởng … có thức, không phải không có thức …
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận chính hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
IX. PHẨM CÁC PHÁP
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
(Cũng vậy đối với các pháp kế tiếp như :
Tinh tấn và nhất tâm.
Danh và sắc.
Minh và giải thoát.
Hữu kiến và vô hữu kiến.
Vô tàm và vô quý.
Tàm và quý.
Khó nói và ác hữu.
Dễ nói và thiện hữu.
Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.)
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Phạm thiện xảo và xuất Phạm thiện xảo. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
X. PHẨM KẺ NGU
1-20. KẺ NGU
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai ? Người mang gánh nặng chưa đến và người mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai ? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai ? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai ? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai ? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai ? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai ? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai ? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai ? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai ? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là có phạm tội đối với việc phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào ? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
XI. PHẨM CÁC HY VỌNG
1-12. HY VỌNG
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai ? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai ? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai ? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai ? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai ? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm cho thỏa mãn.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai ? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai ? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai ? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai ? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai phạm tội. Thế nào là hai ? Phạm tội nhẹ và phạm tội nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai phạm tội. Thế nào là hai ? Phạm tội thô trọng và phạm tội không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai phạm tội. Thế nào là hai ? Phạm tội có dư tàn và phạm tội không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
XII. PHẨM HY CẦU
1-11. - HY CẦU
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta bà Moggallàna". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo -ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Àlavì". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Àlavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai ? Không có suy tư, không có thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai ? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai ? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai ? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Đối với hai hạng người nào ? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … nhiều phước đức. Đối với hai hạng người nào ? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Đối với hai hạng người nào ? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Đối với hai hạng người nào ? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận.. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
XIII. PHẨM BỐ THÍ
1-10. - BỐ THÍ
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai bố thí này. Thế nào là hai ? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.
2-10. (Như trên đối với các pháp sau đây :)
Hai loại cúng dường … Thí xả … Biến xả … Tài sản … Tài sản thọ dụng chung … Tài sản thọ dụng đồng đẳng … Nhiếp thọ … Nhiếp ích … Ai mẫn …
XIV. PHẨM ĐÓN CHÀO
1-12.- ĐÓN CHÀO
1-12. (Như trên đối với các pháp sau đây :)
Đón chào … đón tiếp … tầm cầu … tầm cầu cùng khắp … tầm hỏi … cúng lễ … chiêu đãi … phồn vinh … tăng trưởng … châu báu … tích tập … quảng đại
XV. PHẨM NHẬP ĐỊNH
1-17. NHẬP ĐỊNH (Hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây :)
Chất thực và nhu hòa
Kham nhẫn và dịu hiền
Hòa thuận và đón tiếp
Bất hại và thanh tịnh
Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
Tư trạch lực và tu tập lực.
Niệm lực và định lực.
Chỉ và quán
Phá giới và phá kiến
Cụ túc giới và cụ túc kiến
Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
Không biết đủ với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
Thất niệm và không tỉnh giác
Niệm và tỉnh giác.
XV. PHẨM NHẬP ĐỊNH
1-17. NHẬP ĐỊNH (Hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây :)
Chất thực và nhu hòa
Kham nhẫn và dịu hiền
Hòa thuận và đón tiếp
Bất hại và thanh tịnh
Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
Tư trạch lực và tu tập lực.
Niệm lực và định lực.
Chỉ và quán
Phá giới và phá kiến
Cụ túc giới và cụ túc kiến
Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
Không biết đủ với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
Thất niệm và không tỉnh giác
Niệm và tỉnh giác.
XVI. PHẨM PHẪN NỘ
1-100.
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên đối với các pháp sau đây :)
Giả dối vào não hại
Tật đố và xan lẫn
Man trá và phản trắc
Không tàm và không quý
Không phẫn nộ và không hiềm hận
Không giả dối và không não hại
Không tật đố và không xan tham
Không man trá và không phản trắc
Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận.
Giả dối vào não hại
Tật đố và xan tham
Man trá và phản trắc
Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc. Thế nào là hai ? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
Không giả dối và không não hại
Không tật đố và không xan tham
Không man trá và không phản trắc
Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận.
Giả dối vào não hại
Tật đố và xan tham
Man trá và phản trắc
Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai ? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
Không giả dối và không não hại
Không tật đố và không xan tham
Không man trá và không phản trắc
Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai ? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai ? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này …
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này …
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này …
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này …
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này …
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này …
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này …
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này …
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này …
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này …
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) …
XVII. PHẨM THỨ MƯỜI BẢY
Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai ? Cực thiện cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc thú cho thuần tịnh Tỷ-Kheo … sự phòng hộ các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện trong tương lai … lòng từ mẫn đối với các gia chủ và đoạn tuyệt các thành phần ác dục … đem lại tâm tín cho kẻ bất tín và trăng trưởng những kẻ có tín tâm … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật.
Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-Kheo, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử.
Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai chế lập giới bổn cho các đệ tử (như số 1 ở trên) … tụng đọc giới bổn … đình chỉ giới bổn … tự tứ … đình chỉ tự tứ … sở tác cần phải quở trách … sở tác cần phải xin lỗi … sở tác cần phải ngưng chức … cho phép biệt trú … bắt làm lại từ đầu …, cho phép làm … được phục hồi địa vị cũ … được phục chức … cần phải xuất ly … cụ túc … bạch yết-ma (lần đầu tiên) đưa ra biểu quyết lần thứ nhất … đưa ra biểu quyết lần thứ hai … đưa ra biểu quyết lần thứ tư … điều chưa được chế lập … thay đổi điều đã được chế lập … giải quyết với sự hiện diện của hai phe liên hệ … giải quyết theo ước niệm của đương sự phạm tội … giải quyết như trải cỏ ra.
Thê nào là hai ? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc trú cho thuần tịnh Tỷ-kheo … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai đã chế lập … như trải cỏ ra cho các đệ tử.
Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai ? Chỉ và quán. Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập.
Để biến tri tham, này các Tỷ-kheo, … để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai ? Chỉ và quán …
Để thắng tri … để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật, để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biết diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân … phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai ? Chỉ và quán … hai pháp này cần phải tu tập.