- 1. Giới thiệu Kinh Pháp Cú
- 2. Kinh Pháp Cú (Tiếng Việt)
- 2. Kinh Pháp Cú (Tiếng Anh)
- 3. Thi kệ Pháp Cú Pali-Anh-Việt - Phần mở đầu - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Song Yếu - Twin Verses - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tinh Cần - Heedfulness - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tâm ý - The Mind - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Hoa hương - Flowers - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Ngu si - Fools - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Hiền trí - The wise - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm A la hán - The Worthy - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Muôn ngàn - Thousands - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Ác hạnh - Evil - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Hình phạt - The Rod or Punishment - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Già yếu - Old Age - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tự ngã - The Self - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Thế gian - The world - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Phật đà - The Enlightened one - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm An lạc - Happiness - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Hỷ ái - Affection - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Phẫn nộ - Anger - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Cấu uế - Impurities or Taints - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Pháp trụ - The Righteous - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Chánh đạo - The way or the Path - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tạp lục - Miscellaneous - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Ðịa ngục - Hell or Woeful state - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Voi rừng - The Elephant - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tham ái - Craving - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Tỳ kheo - The Bhikkhu - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Phẩm Bà la môn - The Brahmana - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- 4. Kinh Lời vàng Phần I - Tỳ kheo Giới Đức
- Phần II - Tỳ kheo Giới Đức
- Phần III - Tỳ kheo Giới Đức
- 5. Trích tụng Pháp Cú Nam Tông Phần I
- Phần II - Hòa thượng Thích Trí Quang
- Phần III - Hòa thượng Thích Trí Quang
- 6.Tích truyện Pháp Cú Phần mở đầu
- Phẩm I: Song Yếu
- Phẩm II: Không Phóng Dật
- Phẩm III: Tâm
- Phẩm IV: Hoa
- Phẩm V: Ngu
- Phẩm VI: Hiền Trí
- Phẩm VII: A La Hán
- Phẩm VIII: Ngàn
- Phẩm IX: Ác
- Phẩm X: Hình Phạt
- Phẩm XI: Già
- Phẩm XII: Tự Ngã
- Phẩm XIII: Thế Gian
- Phẩm XIV: Phật
- Phẩm XV: Hạnh phúc
- Phẩm XVI: Hỷ ái
- Phẩm XVII: Sân hận
- Phẩm XVIII: Cấu uế
- Phẩm XIX: Công bình pháp trụ
- Phẩm XX: Đạo
- Phẩm XXI: Tạp lục
- Phẩm XXII: Địa ngục
- Phẩm XXIII: Voi
- Phẩm XXIV: Tham ái
- Phẩm XXV: Tỳ kheo
- Phẩm XXVI: Bà la môn
- 7. Trích giảng Kinh Pháp Cú Bài giảng về Kinh Pháp Cú
- Nếp sống đạo hạnh và trí tuệ trong Kinh Pháp Cú
- Trích giảng kinh pháp cú - Thích Thanh Từ
- An lạc - Khát vọng của mọi hành trình. - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức
- Tinh cần giữa phóng dật
- Biết đủ thì an lành
- Hãy để tâm bình yên - Tỳ kheo Na Tiên
- Ðoạn diệt để giải thoát
- Ðạo đức Phật giáo qua kinh Pháp Cú. - Thích nữ Giới Toàn
- Nghiên cứu so sánh văn bản kinh Pháp Cú chữ Hán và chữ Pàli - Thích nữ Nguyệt Chiếu
- Giá trị thẩm mỹ trong kinh Pháp Cú - Thích Huệ Quang
- Kệ ngôn kinh Pháp Cú số 295
Kinh Pháp Cú
Phần III
19. Sống Pháp
Pc. 256
Người ấy đâu phải
là sống theo Pháp?
Bởi vì người ấy
phân xử một cách
khinh suất, độc đoán.
Người trí biết rõ
ai đúng ai sai
rồi mới phân xử.
Pc. 257
Người trí thì không
lãnh đạo một ai
bằng những xảo thuật.
Mà phải lãnh đạo
đúng với pháp luật
chứ không thiên vị.
Người trí nắm giữ
pháp luật như vậy
xứng đáng được gọi
người sống theo Pháp.
Pc. 258
Không phải nói nhiều
mà được gọi là
người có trí thức.
Mà phải điềm tĩnh,
chu toàn cho người
chứ không thù ghét
cũng không e sợ.
Như vậy mới thật
xứng đáng được gọi
là người trí thức.
Pc. 259
Không phải nói nhiều
mà được gọi là
người thông suốt Pháp.
Mà nghe tuy ít,
đích thân trực nhận
cái Pháp được nghe,
chứ không hời hợt
đối với Pháp ấy.
Thế mới đáng gọi
người thông suốt Pháp.
Pc. 262
Không vì lý do
ăn nói hùng hồn
hình dáng thanh tú
mà đã trở thành
một người hiền lương -
nếu còn đủ cả
ganh ghét, ích kỷ,
xảo quyệt, ngạo mạn.
Pc. 263
Chặt được, phá được,
nhổ được tận gốc
tính xấu trên đây,
nhất là bỏ được
cái thói giận dữ,
thì người trí này
mới đáng được gọi
là người hiền lương.
Pc. 269
Siêu việt mọi sự
thiện cũng như ác,
chuyên tâm phạm hạnh,
đem cái "thấy biết
đúng như sự thật"
mà sống trong đời,
thế mới đích thực
là vị Tỷ kheo.
Pc. 270
Sát hại sanh linh
thì đâu có phải
là bậc cao quí.
Mà bậc cao quí
thì phải là người
không tổn hại ai.
Pc. 271 - 272
Không phải chỉ vì
giữ giới, khổ hạnh,
học rộng, định tâm,
thanh cư, độc cư,
mà đã tự cho
"mình hưởng thụ được
cái vui xuất gia
mà người bình thường
không thể hưởng thụ".
Các vị Tỷ kheo!
Chớ có tự mãn
một khi chưa hết
ô nhiễm dơ bẩn.
20. Đường đi
Pc. 273
Đường chánh tám chi:
đường đi hơn hết
trong mọi đường đi.
Chân lý bốn chi:
chân lý hơn hết
trong mọi chân lý.
Siêu thoát ái dục:
Niết bàn hơn hết
trong mọi Niết bàn.
Nhãn quan toàn hảo:
là bậc hai chân
hơn hết ở trong
các loài hai chân.
Pc. 274
Không đường nào khác,
chỉ có đường này
đưa các người đến
nhãn quan toàn hảo.
Các người đi theo
đường đi như vầy
thì chính Ma vương
hết sức lo âu.
Pc. 277 - 279
Về mặt "diễn biến"
gọi là vô thường;
thấm thía như vậy
thì đó, đường sáng.
Về mặt "bất toàn"
gọi là khổ não;
thấm thía như vậy
thì đó, đường sáng.
Về mặt "tổ hợp"
gọi là vô ngã;
thấm thía như vậy
thì đó, đường sáng.
Pc. 280
Lúc cần cố gắng
vẫn không cố gắng,
còn trẻ và mạnh
mà lại lười nhác,
ý chí suy nhược,
cơ thể uể oải,
kẻ thụ động ấy
làm sao vận dụng
trí tuệ tư duy
đi theo "đường chánh"?
Pc. 281
Thận trọng miệng lưỡi,
chế ngự thân thể,
phòng vệ tâm ý,
làm sạch cả ba
nguồn hành động ấy,
như thế tức là
đi theo đường đi
của Phật chỉ dẫn.
Pc. 287
Say đắm bám lấy
con cái tài sản,
người mà như vậy
cái chết bám lấy,
túm lấy lôi đi
như là bão lũ
cuốn trôi cả vùng
đang còn say ngủ.
Pc. 288
Tử thần xuất hiện,
thì không phải cha,
cũng không phải con,
không phải họ hàng,
không phải bạn thiết,
không có một ai
lúc ấy có thể
che chở cho ta.
21. Tạp lục
Pc. 290
Phải biết từ bỏ
hạnh phúc nhỏ nhặt
mới có thể có
hạnh phúc lớn lao.
Người trí thực hiện
hạnh phúc lớn lao
là do từ khước
hạnh phúc nhỏ nhặt.
Pc. 291
Kẻ nào gây ra
đau thương cho người,
dụng ý mưu đồ
hạnh phúc cho mình,
kẻ ấy không thể
thoát được hận thù,
vì bị cuốn vào
guồng máy phức tạp
của sự hận thù.
Pc. 292
Đáng làm không làm,
không đáng lại làm;
kẻ này tự kiêu,
thiếu sự chủ yếu
"nhớ nghĩ chính xác",
nên chỉ tăng thêm
sơ hở, sai lầm.
Pc. 296
Đệ tử của Phật
thường tự thức tỉnh,
bằng cách ngày đêm
nhớ nghĩ đến Phật.
Pc. 300
Đệ tử của Phật
thường tự thức tỉnh,
bằng cách ngày đêm
nhớ nghĩ bất hại.
Pc. 301
Đệ tử của Phật
thường tự thức tỉnh,
bằng cách ngày đêm
nhớ nghĩ chỉ quán.
Pc. 302
Vui sống xuất gia
đã là việc khó,
sinh sống tại gia
cũng là việc khó.
Sống chung với kẻ
nghịch chí là khổ,
sống nổi chìm theo
luân hồi là khổ.
Vì vậy, chớ có
sống theo luân hồi,
và cũng không nên
chạy theo cái khổ.
22. Địa ngục
Pc. 306
Ăn nói gian dối,
làm bậy rồi chối,
hai việc như vậy
chết rồi đồng đẳng
sinh vào địa ngục,
vì đời sống này
dầu được làm người
việc làm lại hèn.
Pc. 309
Có bốn tai họa
dành cho những kẻ
sống mà phóng đãng
mê vợ chồng người:
bị lãnh nguy biến,
bị ngủ không yên,
bị chịu nhục mạ,
bị xa địa ngục.
Pc. 310
Gian dâm vốn hay
phát sinh tội ác,
sa vào cảnh khổ.
Lạc thú giác quan
của đôi nam nữ
đang lo sợ kia
quả là quá ngắn,
mà sự trừng phạt
xuất từ mọi phía
lại quá nặng nề.
Vậy chớ gian díu
với vợ chồng người.
Pc. 312
Hành động buông thả,
giới hạnh hoen ố,
phạm hạnh hoài nghi
cả ba điều này
không thể đem lại
thành quả lớn lao.
Pc. 313
Việc gì cần làm
thì phải làm đi,
làm hết sức mình;
chứ đã xuất gia
mà sống buông thả,
thì chỉ vung thêm
cát bụi vào đời.
Pc. 317
Không đáng sợ hãi
mà lại sợ hãi,
và đáng sợ hãi
lại không sợ hãi,
vì thấy và biết
sai lầm như vậy
nên những kẻ ấy
đi vào chỗ dữ.
Pc. 319
Việc mà lầm lỗi
thì biết lầm lỗi,
việc không lầm lỗi
biết không lầm lỗi,
vì thấy và biết
chính xác như vậy,
nên những người này
đi vào chỗ lành.
23. Con voi
Pc. 320
Như Lai như thể
con voi to lớn
ở giữa chiến trận.
Voi ấy hứng chịu
bao nhiêu tên đạn.
Như Lai đồng dạng
chịu đựng bao nhiêu
phỉ báng thóa mạ.
Vì lẽ cuộc đời
vốn có lắm kẻ
sống vô tư cách
Pc. 321
Voi ngựa thuần hóa
thì được trọng dụng.
Người mà thuần hóa
là người hơn người,
ở chỗ chịu được
bao nhiêu phỉ báng.
Pc. 322
Con lừa thuần hoá
con ngựa thuần chủng
con voi oai nghiêm,
tất cả rất quí.
Nhưng quí hơn hết
là người thuần hóa.
Pc. 324
Con voi Tài hộ
trở nên bất trị.
Xích lại thì nó
phản ứng, bỏ ăn.
Vì nó nhớ đến
rừng nhà của nó
nơi có mẹ nó.
[Con người càng phải
như voi Tài hộ,
lúc nào cũng biết
thương nhớ lo liệu
cho mẹ cho cha].
Pc. 326
Trước đây tâm ta
buông thả chạy theo
bao thứ dục vọng,
tình yêu, lạc thú.
Nhưng ta ngày nay
vận dụng "chánh niệm"
chế ngự lấy nó,
thuần hóa lấy nó.
Như viên quản tượng
buộc giữ nó lại,
khắc phục lấy nó,
con voi hung hăng.
Pc. 327
Thích thú chánh niệm
mà giữ tâm mình.
Ví như con voi
hăng lên mà vọt
khỏi chỗ bùn sâu,
các người cũng vậy,
ráng lên mà thoát
cho khỏi chỗ dữ.
Pc. 328
Gặp được người bạn
cẩn trọng, xứng đáng,
phong cách nghiêm chỉnh
ứng phó nguy khốn,
thì hãy chung sống
với bao hoan hỷ.
Pc. 331
Vui thay,
gặp được bạn tốt
trong lúc cần thiết!
Vui thay,
sống biết vừa đủ
với ít đồ dùng!
Vui thay,
khi chết mà có
phước báu đã làm!
Vui thay,
bao nhiêu khổ lụy
đã hết trọn vẹn!
Pc. 332
Vui thay hiếu dưỡng mẹ!
Vui thay hiếu dưỡng cha!
Vui thay kính tu hành!
Vui thay kính hiền thánh!
Pc. 333
Vui thay, đến già
mà vẫn giữ giới!
Vui thay, sống với
đức tin vững chắc!
Vui thay, thu hoạch
tuệ giác trong sáng!
Vui thay, không có
hành động bất thiện!
24. Ái dục
Pc. 336
Sống trong đời này
mà thắng được cái
khó thắng bậc nhất
đó là ái dục,
thì bao sầu khổ
tự rời người ấy
như thể nước giọt
không dính lá sen.
Pc. 341
Đời ưa ái dục,
lại ưa dục lạc.
Ái dục cuồn cuộn
tràn khắp giác quan,
tràn đến đối tượng
các giác quan ấy.
Thiên trọng dục lạc,
lùng kiếm dục lạc,
nhưng cái họ được
không là dục lạc,
mà là già yếu
một cách vô ích.
Pc. 345 – 346
Cùm xiềng bằng sắt
bằng cây bằng dây,
bậc Giác Ngộ nói
chưa phải bền chắc.
Thế nhưng bậc ấy
nói rằng ham muốn
vàng ngọc của quí,
ham muốn vợ chồng,
ham muốn con cái,
tơ tóc ái dục
ham muốn như vậy
mà ràng buộc ta,
thì chắc hơn nhiều.
Vì nó rị xuống,
ngó như lỏng lẻo
mà thật khó gỡ!
Người trí vì vậy
phải cắt cho đứt:
Phải thoát gia đình,
phải từ dục lạc.
Pc. 352
Các vị trọn vẹn
thoát ly ái dục
thì không còn nữa
vướng mắc gì hết.
Các vị lão thông
về cách hùng biện
với sự thông suốt
chủ đề, nội dung,
ngữ văn, thuyết trình;
trong sự thuyết trình
còn rành hai sự:
hệ thống tư tưởng,
hiệu quả trình bày.
cái thân đời này
đã là cuối cùng.
Vị ấy đáng được
tôn xưng Đại Giác,
hay Đại trượng phu.
Pc. 354
San sẻ về Pháp
hơn mọi san sẻ!
Hương vị của Pháp
hơn mọi hương vị!
Thỏa dạ về Pháp
hơn mọi thỏa dạ!
Thắng được ái dục
thì thắng đau khổ!
25. Tỳ kheo
Pc. 362
Chế ngự tay chân,
chế ngự lời tiếng,
chế ngự tư tưởng;
thích thú đề mục
của mình chỉ quán;
độc thân, biết đủ.
Đó, vị Tỷ kheo.
Pc. 363
Tỷ kheo thuần hóa
miệng lưỡi của mình,
nói năng vừa phải,
không nhiễm cao ngạo,
trình bày về Pháp
thì với lời tiếng
khả ái, dịu dàng.
Pc. 365
Tỷ kheo không khinh
cúng phẩm mình được,
cũng không ham thích
cúng phẩm người có -
Ham thích như vậy
làm sao định tâm?
367
Tâm lý vật lý
của chính bản thân.
Tỷ kheo cũng không
nắm làm tự ngã
và của tự ngã.
Không hề thắc mắc
hay nghĩ ngợi gì
cái mình không có.
Như thế xứng đáng
là vị Tỷ kheo.
Pc. 368
Tỷ kheo trú ở
trong tâm từ bi
thì rất đẹp dạ
với Pháp Phật dạy,
đạt được cái vui
an bình trong lắng,
thể hiện trạng huống
siêu thoát toàn bộ
hiện tượng chuyển biến.
Pc. 369
Chư vị Tỷ kheo,
hãy tát cho hết
nước trong cái thuyền
bản thân chư vị.
Thuyền bản thân này
không còn có nước
thì nhẹ, đi mau.
Hễ tát hết nước
tham vọng phẫn nộ,
chư vị dễ dàng
lướt đến Niết bàn.
Tỷ kheo vốn đã
ở chốn thanh vắng,
tâm trí đã được
giữ cho trong lắng,
thì hãy tịnh quan
về Pháp của Phật,
mà thụ hưởng lấy
cái vui siêu phàm.
Pc. 375
Tỷ kheo có trí
thì ngay ở trong
cái cuộc đời này
mà tu tập theo
những tiết mục chính
sau đây của Pháp:
phòng vệ giác quan,
tự biết vừa đủ,
giữ gìn giới luật
đúng như Giới kinh,
gần gũi các vị
chân thiện tri thức,
sống rất tinh tiến
theo cách "chánh mạng".
Pc. 376
Giao tiếp với người
thì khéo thân thiện,
cử chỉ thì giữ
cho thật thanh nhã.
Do vậy mà dược
lắm sự hoan hỷ,
và cũng tránh dược
lắm cái phiền toái.
Pc. 377
Hoa lài tự rụng
những cành hoa héo,
cũng là như vậy,
các vị Tỷ kheo!
Hãy tự rơi rụng
tham lam giận dữ.
Pc. 380
Hãy tự nương dựa
vào bản thân mình!
Hãy tự quay lại
nơi bản thân mình!
Hãy tự thuần hóa
như luyện tuấn mã!
Pc. 382
Tỷ kheo nhỏ tuổi
mà biết cần cù
thực hành lấy Pháp
của Như Lai dạy,
thì Tỷ kheo ấy
soi sáng cuộc đời
như thể vầng trăng
chiếu sáng vằng vặc.
26. Tịnh hạnh
Pc. 384
Người nào thường xuyên
sống trong "chỉ quán",
thì sẽ đạt đến
"bờ bến bên kia".
Người này Như Lai
gọi là một vị
Tịnh hạnh có trí
cắt hết thắt buộc.
Không bờ này.
Không bờ kia
Không hai bờ.
Giải trừ khổ não,
cởi mở thắt buộc.
Người này Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 386
Tu tập chỉ quán,
sống không bụi trần,
phận sự đã xong,
sơ hở không còn,
đạt đích tối thượng
người như thế này
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 389
Chớ có hành hung
một vị Tịnh hạnh!
Một vị Tịnh hạnh
chớ có giận lại!
Hành hung Tịnh hạnh
đã đáng xấu hổ.
Tịnh hạnh giận lại
càng xấu hổ hơn.
Pc. 391
Cả thân miệng ý
đều không làm ác.
Cả ba nghiệp này
cùng được đề phòng.
Người này Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 397
Phải là một người
thắt buộc cắt hết,
lo sợ không còn,
không còn dính mắc,
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 399.
Ai không tức giận,
chịu đựng nhục mạ,
hành hung, trừng phạt;
lấy chính sức mạnh
của đức Nhẫn này
mà làm quân lực;
người này Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 401
Như thể nước giọt
rơi trên lá sen,
hay như hạt cải
đặt đầu mũi kim,
thì không thế nào
dính mắc cho được:
không nhiễm ái dục
cũng là như vậy,
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 403
Trí tuệ xuất sắc,
biết rành thế nào
là đường chính xác,
biết rõ thế nào
là đường sai lầm;
bản thân người này
thì đã đi đến
cái đích tối thượng,
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 404
Không sống hỗn tạp
với cả hai phía
thế tục, tu sĩ;
mà sống đơn độc,
sống không ham muốn.
Ai sống như vậy
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 405
Không hề sử dụng
khí giới dao gậy
đối với sinh linh
bất cứ mạnh yếu;
cũng không tự mình
hay là bảo ai
sát hại sinh mạng
hay gây thương tổn.
Ng��ời này Như Lai
mới gọi Tịnh hạnh.
Pc. 406
Sống mà thân thiện
giữa người đối nghịch,
sống mà ôn hòa
giữa người hung hãn,
sống không lưu luyến
giữa người bám víu.
Người này Như Lai
mới gọi Tịnh hạnh.
Pc. 407
Tham vọng, phẫn nộ,
kiêu căng, phỉ báng,
tất cả rơi rụng
như là hạt cải
rơi khỏi mũi kim:
người mà như vậy
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 408
Nói năng thanh nhã
hiền hòa, xây dựng,
nhất là chân thành,
không xúc phạm ai.
Người này Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 410
Không tham vọng gì
ở thế giới này,
không tham vọng gì
ở thế giới khác:
người nào siêu thoát
tham vọng như vậy,
thì được Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 412
Ngay cuộc đời này
mà đã vượt lên
trên mọi lãnh vực
ác cũng như thiện,
không còn tất cả
bao loại vướng mắc.
Cái người trong sáng,
biểu thị trạng huống
không có ưu phiền
không có bụi bặm,
người ấy Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 414
Vượt được cuộc đời
lầy lội gập ghềnh,
vượt qua biển cả
luân hồi mù quáng,
vượt đến "bến bờ
chỉ quán bên kia ",
siêu thoát vướng mắc
thể hiện Niết bàn,
người ấy Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
Pc. 417
Xa sự buộc ràng
ở dưới trần thế,
tách sự buộc ràng
ở trên thiên đàng,
giải trừ toàn diện
các dạng buộc ràng,
như thế Như Lai
mới gọi Tịnh hạnh.
Pc. 418
Bỏ điều mình ưa,
bỏ cái mình ghét,
thể hiện trọn vẹn
trạng thái Mát mẻ,
loại trừ hoàn toàn
"dữ kiện tái sinh":
Cái bậc đại hùng
chiến thắng như vậy
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 422
Là bậc Vô úy,
là bậc Đại triết,
là bậc Siêu thắng,
là bậc Thanh khiết,
là bậc Thạc ngộ -
bậc nào như vậy
Như Lai mới gọi
là vị Tịnh hạnh.
Pc. 423
Biết rõ bao nhiêu
đời sống của mình;
thế giới an lạc
thế giới thảm não
cũng hiện rõ ràng
ở trong tuệ giác;
bậc Đại Mâu ni
tròn đầy như vậy,
xứng đáng Như Lai
gọi là Tịnh hạnh.
San sẻ
Chúng con nguyện đem
phước báu tụng niệm
Pháp cú mầu nhiệm
của đức Thế tôn,
hồi hướng san sẻ
cho hàng chư thiên
để thêm phước lực
hộ trì diệu pháp
hộ vệ thế gian
trang nghiêm quốc độ.
Hồi hướng san sẻ
phước báu của Pháp
cho cả nhân loại
và bao sinh linh
cùng bớt khổ não
cùng thêm yên vui.
Hồi hướng san sẻ
cha mẹ, sư trưởng,
thiện hữu, thí chủ,
cùng hưởng phước này.
Hồi hướng san sẻ
kẻ thù người thân,
hoan hỷ tha thứ
coi nhau anh em.
Hồi hướng bản thân,
san sẻ tha nhân,
cùng sống theo Pháp
trên cuộc đời này,
cùng nhau kết thành
"bà con Phật Pháp",
phục vụ Tam bảo
tạo bao phước báu.
Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Thế Tôn,
nguyện cầu Thế Tôn
từ bi gia hộ.