MỤC LỤC
Ngỏ. 7
Thi kệ và đại nguyện tịnh độ. 9
Đại nguyện thứ nhất: Cõi nước không có các đường xấu ác 13
Đại nguyện thứ hai: Không bị rơi lại trong các đường xấu ác 17
Đại nguyện thứ ba: Được thân sắc màu vàng như màu vàng kim loại 20
Đại nguyện thứ tư: Hình và sắc tương đồng. 22
Đại nguyện thứ năm: Biết rõ sinh mệnh đời trước. 24
Đại nguyện thứ sáu: Có được thiên nhãn. 28
Đại nguyện thứ bảy: Có được thiên nhĩ 30
Đại nguyện thứ tám: Thấy được tâm người 32
Đại nguyện thứ chín: Có được thần túc. 36
Đại nguyện thứ mười: Không chấp thân thể. 39
Đại nguyện mười một: An trú thiền định đến chứng Niết bàn 41
Đại nguyện mười hai: Có được ánh sáng vô lượng. 44
Đại nguyện mười ba: Sống lâu vô lượng. 47
Đại nguyện mười bốn: Chúng Thanh văn vô số. 49
Đại nguyện mười lăm: Chư thiên-nhân loại thọ mạng lâu dài 51
Đại nguyện mười sáu: Không nghe tên xấu. 53
Đại nguyện mười bảy: Chư Phật khen ngợi 55
Đại nguyện mười tám: Mười niệm vãng sanh. 57
Đại nguyện mười chín: Thánh chúng tiếp dẫn. 59
Đại nguyện hai mươi: Muốn sanh toại ý. 62
Đại nguyện hai mươi mốt: Đủ ba mươi hai tướng tốt 65
Đại nguyện hai mươi hai: Một đời làm Phật 69
Đại nguyện hai mươi ba: Cúng dường chư Phật 70
Đại nguyện hai mươi bốn: Vật cúng tùy ý. 73
Đại nguyện hai mươi lăm: Thuyết bằng tuệ giác. 75
Đại nguyện hai mươi sáu: Được thân kim cang. 76
Đại nguyện hai mươi bảy: Muôn vật nghiêm tịnh. 79
Đại nguyện hai mươi tám: Thấy đạo thọ cao sáng. 82
Đại nguyện hai mươi chín: Được trí tuệ biện tài 84
Đại nguyện ba mươi: Biện tài vô hạn. 87
Đại nguyện ba mươi mốt: Cõi nước thanh tịnh. 90
Đại nguyện ba mươi hai: Trang nghiêm cõi nước. 93
Đại nguyện ba mươi ba: Xúc chạm ánh sáng. 95
Đại nguyện ba mươi bốn: Chứng vô sanh nhẫn. 98
Đại nguyện ba mươi lăm: Thoát ly nữ thân. 101
Đại nguyện ba mươi sáu: Tu hạnh thanh tịnh. 104
Đại nguyện ba mươi bảy: Trời người cung kính. 106
Đại nguyện ba mươi tám: Y phục tùy niệm.. 108
Đại nguyện ba mươi chín: Niềm vui vô tận. 111
Đại nguyện bốn mươi: Ngay trong cây báu thấy rõ
cùng khắp. 113
Đại nguyện bốn mươi mốt: Các căn vẹn toàn. 115
Đại nguyện bốn mươi hai: Trong định cúng dường. 118
Đại nguyện bốn mươi ba: Sanh nhà tôn quý. 121
Đại nguyện bốn mươi bốn: Đủ cội công đức. 125
Đại nguyện bốn mươi lăm: Trong định thấy Phật 128
Đại nguyện bốn mươi sáu: Nghe pháp tùy nguyện. 130
Đại nguyện bốn mươi bảy: Không còn thoái chuyển. 135
Đại nguyện bốn mươi tám: Chứng ba pháp nhẫn. 140
Bốn mươi tám đại nguyện Âm và Việt.............. 147
- Sám khể thủ - Việt âm....................................... 175
- Sám văn khể thủ - Việt nghĩa........................... 182
- Sám nhất tâm - Việt âm..................................... 190
- Sám văn nhất tâm - Việt nghĩa......................... 193
- Sám phổ hiền - Việt âm..................................... 196
- Sám văn Phổ hiền - Việt nghĩa......................... 197
- Sám thập phương - Việt âm.............................. 298
- Sám văn thập phương - Việt nghĩa.................. 200
- Nguyện kệ sinh - Việt âm................................. 202
- Nguyện kệ sinh - Việt nghĩa............................. 208
- Thư Mục Tham Khảo. 214
Ngỏ
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo.
Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng.
Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng.
Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
Kính lễ Tam bảo mỗi ngày bằng tín tâm thanh tịnh, ngã tính tự rỗng lặng, năng sở tiêu dung, cõi tâm rực sáng, như không gian không còn có gợn mây mù, mặt trời, mặt trăng, sao hôm, sao mai tha hồ soi chiếu, muôn vật tùy cơ mà ứng, tùy thời mà hiện.
Nên, ai kính tín Tam bảo thì tự biết lấy, ai không có niềm tin Tam bảo xin miễn luận bàn; Ai chí thành thanh tịnh lễ Phật, thì cõi Phật thanh tịnh hiện ra; Ai biết duyên vào tâm thanh tịnh mà cầu sinh Tịnh độ, thì Tịnh độ chư Phật hiện tiền, khiến sinh mà bất sinh và bất sinh mà thường sinh ở trong cõi Tịnh độ của chư Phật vậy.
Thích Thái Hòa
Thi Kệ và Đại Nguyện Tịnh Độ_Thích Thái Hòa