Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Kinh Ðại Duyên Phương Tiện

12/03/201211:11(Xem: 5491)
13. Kinh Ðại Duyên Phương Tiện

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

13.ĐẠI DUYÊN PHƯƠNG TIỆN

Tôinghe như vầy:

Mộtthời gian Phật ở tại nước Câu-lưu-sa, trú xứ Kiếp-ma-sa,cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi 1.250 người.

Bấygiờ, A-nan ở tại chỗ thanh vắng suy nghĩ: “Kỳ diệu thay!Hy hữu thay! Ánh sáng của mười hai nhân duyên mà Ðức ThếTôn đã dạy thật là sâu xa, khó hiểu! Nhưng theo ý ta quánxét thì như thấy ở trước mắt, có gì mà gọi là sâu xa?”

Rồithì, A-nan liền rời khỏi tịnh thất đi đến chỗ Phật;đầu mặt lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên, bạch ThếTôn rằng:

“Vừarồi, ở nơi tịnh thất, con tự thầm nghĩ: Kỳ diệu thay!Hy hữu thay! Ánh sáng của mười hai nhân duyên mà Ðức ThếTôn đã dạy thật là sâu xa, khó hiểu! Nhưng theo ý con quánxét thì như thấy ở trước mắt, có gì mà gọi là sâu xa?”

Bấygiờ, Phật bảo A-nan:

“Thôi,thôi, A-nan! Chớ nói như vậy. Ánh sáng của mười hai nhânduyên rất sâu xa, khó hiểu. Mười hai nhân duyên này khó thấy,khó biết. Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, những ngườichưa thấy duyên, nếu muốn tư lương, quán sát, phân biệtnghĩa lý của nó, đều bị hoang mê không thể thấy nổi.

“NàyA-nan, nay Ta nói với ngươi: Già chết có duyên. Nếu có ngườihỏi: Cái gì là duyên của già chết? Hãy trả lời ngườiấy: Sanh là duyên của già chết. Nếu lại hỏi: Cái gì làduyên của sanh. Hãy trả lời: Hữu là duyên của sanh. Nếulại hỏi: Cái gì là duyên của hữu? Hãy trả lời: Thủ làduyên của hữu. Nếu lại hỏi: Cái gì là duyên của thủ?Hãy trả lời: Ái là duyên của thủ. Nếu lại hỏi: Cái gìlà duyên của ái? Hãy trả lời: “Thọ là duyên của ái.Nếu lại hỏi: “Cái gì là duyên của thọ? Hãy trả lời:Xúc là duyên của thọ. “Nếu lại hỏi: “Cái gì là duyêncủa xúc? Hãy trả lời: Lục nhập là duyên của xúc. Nếulại hỏi: “Cái gì là duyên của lục nhập? Hãy trả lời:“Danh sắc là duyên của lục nhập. Nếu lại hỏi: Cái gìlà duyên của danh sắc? Hãy trả lời: “Thức là duyên củadanh sắc.. “Nếu lại hỏi: “Cái gì là duyên của thức?Hãy trả lời: “Hành là duyên của thức.. Nếu lại hỏi:“Cái gì là duyên của hành? Hãy trả lời: Vô minh là duyêncủa hành.

“NàyA-nan, như vậy duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyênthức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lụcnhập có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên áicó thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh cógià chết, lo, rầu, khổ não, tập thành một khối đại hoạn.Đó là duyên của cái đại khổ ấm vậy.

“NàyA-nan, duyên sanh có già chết: điều này có ý nghĩa gì? Giảsử hết thảy chúng sanh không có sanh, thì có già chết không?”

“A-nanđáp: “Không”.

“Vậynên, A-nan, Ta do lẽ đó, biết già chết do sanh, duyên sanh cógià chết, nghĩa của Ta nói thế đó.

“Lạinữa, này A-nan, duyên hữu mà có sanh là nghĩa thế nào? Giảsử hết thảy chúng sanh không có dục hữu, sắc hữu, vôsắc hữu, thế thì có sanh không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, Ta do lẽ đó, biết sanh do hữu, duyên hữu có sanh. Điềumà Ta nói, ý nghĩa là ở đó.

“Lạinữa, này A-nan, duyên thủ mà có hữu là nghĩa thế nào? Giảsử hết thảy chúng sanh không có dục thủ, kiến thủ, giớithủ, ngã thủ, thế thì có hữu không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, Ta do lẽ đó, biết hữu do thủ, duyên thủ có hữu.Nghĩa của Ta nói tại đó.

“Lạinữa, này A-nan, duyên ái mà có thủ là nghĩa thế nào? Giảsử hết thảy chúng sanh không có dục ái, hữu ái, vô hữuái, thế thì có thủ không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, Ta do lẽ đó, biết thủ do ái, duyên ái có thủ. Nghĩacủa Ta nói tại đó.

“Lạinữa, này A-nan, duyên thọ mà có ái, là nghĩa thế nào? Giảsử hết thảy chúng sanh không có cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không lạc không khổ, thế thì có ái không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, Ta do lẽ đó, biết ái do thọ, duyên thọ có ái. Nghĩacủa Ta nói tại đó.

“A-nan,nên biết, nhân tham ái mà có tìm cầu, nhân tìm cầu mà đắclợi, nhân đắc lợi mà thọ dụng, nhân thọ dụng mà thammuốn, nhân tham muốn mà đắm trước, nhân đắm trước màtật đố, nhân tật đố mà quản thủ, nhân quản thủ màbảo hộ. Này A-nan! Do bảo hộ nên mới có dao gậy, tranh cãi,gây vô số điều ác. Nghĩa của ta nói là ở đó. Này A-nan!Nghĩa đó thế nào? Giả sử hết thảy chúng sanh không bảohộ thế thì có dao gậy, tranh cãi, gây ra vô số ác không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, Ta do lẽ đó, biết dao gậy, tranh cãi là do tâm bảohộ, nhân tâm bảo hộ mà sinh ra. Nghĩa của Ta nói là ở đó.Lại này A-nan, nhân quản thủ mà có bảo hộ là nghĩa thếnào? Giả sử chúng sanh không tâm quản thủ thế thì có bảohộ không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết có bảo hộ là do quản thủ; nhânquản thủ mà có sự bảo hộ. Nghĩa của Ta nói là ở đó.Lại này A-nan! Nhân tật đố có quản thủ là nghĩa thế nào?Giả sử chúng sanh không tâm tật đố thế thì có quản thủkhông?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết quản thủ do tật đố; nhân tậtđố mà có quản thủ. Nghĩa của ta nói là ở đó. Lại nàyA-nan! Nhân đắm trước mà có tật đố là nghĩa thế nào?Giả sử chúng sanh không đắm trước thế thì có tật đốkhông?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết tật đố do đắm trước; nhân đắmtrước mà có tật đố. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Lạinày A-nan! Nhân ham muốn mà có đắm trước là nghĩa thế nào?Giả sử chúng sanh không ham muốn thế thì có đắm trướckhông?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết đắm trước do ham muốn; nhân hammuốn mà có đắm trước. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Lạinày A-nan! Nhân thọ dụng mà có ham muốn là nghĩa thế nào?Giả sử chúng sanh không thọ dụng thế thì có ham muốn không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết ham muốn do thọ dụng; nhân thọdụng mà có ham muốn. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Lại nàyA-nan! Nhân đắc lợi mà có thọ dụng là nghĩa thế nào? Giảsử chúng sanh không đắc lợi thế thì có thọ dụng không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết thọ dụng do đắc lợi; nhân đắclợi mà có thọ dụng. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Lại nàyA-nan! Nhân tìm cầu mà có đắc lợi là nghĩa thế nào? Giảsử chúng sanh không tìm cầu thế thì có đắc lợi không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết đắc lợi do tìm cầu; nhân tìm cầumà có đắc lợi. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Lại này A-nan!Nhân tham ái mà có tìm cầu là nghĩa thế nào? Giả sử chúngsanh không tham ái thế thì có tìm cầu không?

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Ta do lẽ đó, biết tìm cầu do tham ái; nhân tham ái màcó tìm cầu. Điều mà Ta nói, ý nghĩa là ở đó”.”

Lạibảo A-nan:

“Nhântham ái mà có tìm cầu, cho đến có thủ hộ. Thọ cũng vậy.Nhân thọ có tìm cầu, cho đến thủ hộ”.”

Phậtlại bảo A-nan:

“Duyênxúc mà có thọ, là nghĩa thế nào? Giả sử không có con mắt,không có sắc, không có thức con mắt, thế thì có xúc không?”

Đáp:“Không”.

“Nếukhông có tai, không có tiếng, không có thức của tai; khôngcó mũi, không có hương, không có thức của mũi; không cólưỡi, không có vị, không có thức của lưỡi; không có thân,xúc, thức của thân; không có ý, pháp, ý thức, thế thì cóxúc không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan! Giả sử chúng sanh không có xúc, thế thì có thọ không?”

Đáp:“Không”.

“A-nan,Ta do nghĩa đó, biết thọ do xúc; duyên xúc mà có thọ. Điềumà Ta nói, ý nghĩa là ở đó.

“NàyA-nan! Duyên danh sắc mà có xúc, là nghĩa thế nào? Giả sửchúng sanh không có danh sắc, thế thì có tâm xúc không?”

Đáp:“Không”.

“Nếuchúng sanh không có hình sắc, tướng mạo, thế thì có thânxúc không? “”

Đáp:“Không”.

“Nếukhông có danh sắc, thế thì có xúc không?”

Đáp:“Không”.

“A-nan,Ta do lẽ đó, biết xúc do danh sắc; duyên danh sắc mà có xúc.Điều mà Ta nói, ý nghĩa là ở đó.

“NàyA-nan, duyên thức mà có danh sắc, là nghĩa thế nào? Nếu thứckhông nhập thai mẹ thì có danh sắc không?”

Đáp:“Không”.

“Nếuthức nhập thai mẹ rồi không sinh ra, thế thì có danh sắckhông?”

Đáp:“Không”.

“Nếuthức ra khỏi thai mẹ mà đứa hài nhi bị hỏng thì danh sắccó được tăng trưởng không?”

Đáp:“Không”.

“A-nan,nếu không có thức, thế thì có danh sắc không?”

Đáp:“Không”.

“A-nan,Ta do lẽ đó, biết danh sắc do thức; duyên thức mà có danhsắc. Nghĩa của ta nói là ở đó.

“A-nan,duyên danh sắc có thức là nghĩa thế nào? Nếu thức khôngtrụ nơi danh sắc thời thức không có trú xứ. Nếu thứckhông có trú xứ, thế thì có sanh, già, bệnh, chết, ưu bikhổ não không?”

Đáp:“Không”.

“NàyA-nan, nếu không danh sắc thì có thức không?”

Đáp:“Không”.

“A-nan,Ta do lẽ đó, biết thức do danh sắc; duyên danh sắc mà cóthức. Nghĩa của Ta nói là ở đó. Vậy nên, danh sắc duyênthức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lụcnhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ,thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, ưu bikhổ não, tập thành một đại khổ ấm.

“NàyA-nan, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ, trong giới hạn ấylà sự thích ứng, trong giới hạn ấy là hạn lượng, tronggiới hạn ấy là sự phô diễn, trong giới hạn ấy là tríquán, trong giới hạn ấy là chúng sanh.

“NàyA-nan, các Tỳ-kheo nào ở trong pháp này mà như thật chánhquán, với tâm giải thoát vô lậu, Tỳ-kheo ấy được gọilà tuệ giải thoát. Đối với Tỳ-kheo giải thoát như vậy,Như Lai chung tuyệt cũng được biết, Như Lai không chung tuyệtcũng được biết, Như Lai vừa chung tuyệt vừa không chungtuyệt cũng được biết, Như Lai chẳng phải chung tuyệt chẳngphải không chung tuyệt cũng được biết. Vì sao? Này A-nan,trong giới hạn ấy là ngôn ngữ, trong giới hạn ấy là sựthích ứng, trong giới hạn ấy là hạn lượng, trong giớihạn ấy là sự phô diễn, trong giới hạn ấy là trí quán,trong giới hạn ấy là chúng sanh. Sau khi đã hiểu biết tậncùng, Tỳ-kheo với tâm giải thoát vô lậu không biết khôngthấy tri kiến như vậy.

“NàyA-nan, đối với những người chấp ngã, cho đến mức nàothì được gọi là ngã kiến? Danh sắc và thọ đều đượcchấp là ngã.

“Cóngười nói, thọ không phải ngã; ngã là thọ. Có người nói,thọ không phải ngã, ngã không phải thọ; nhưng thọ pháplà ngã. Có người nói, thọ không phải ngã, ngã không phảithọ, thọ pháp không phải ngã; nhưng thọ là ngã..

“NàyA-nan, đối với người thấy có ngã, nói rằng thọ là ngã”,hãy nói với người ấỵ: Như Lai nói có ba thọ là cảm thọlạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không lạc không khổ. Tronglúc hiện hữu thọ lạc thì không có thọ khổ, thọ khônglạc không khổ. Trong khi hiện hữu thọ khổ thì không cóthọ lạc, thọ không lạc không khổ. Trong lúc hiện hữu thọkhông lạc không khổ thì không có thọ lạc, thọ khổ. Sởdĩ như vậy, A-nan, là vì do duyên là cảm xúc lạc mà phátsanh thọ lạc. Nếu cảm xúc lạc diệt mất, thì cảm thọlạc cũng diệt mất. A-nan, do duyên là cảm xúc khổ mà phátsinh cảm thọ khổ. Nếu cảm xúc khổ diệt mất thì cảmthọ khổ cũng diệt mất. Này A-nan, do duyên là cảm xúc khônglạc không khổ mà phát sanh thọ không lạc không khổ. Nếucảm xúc không lạc không khổ diệt mất thì cảm thọ khônglạc không khổ cũng diệt mất. A-nan, ví như hai khúc cây cọlại với nhau thì lửa bật ra, hai khúc cây rời nhau thì lửakhông có. Ở đây cũng vậy, nhân bởi duyên là cảm xúc lạcmà cảm thọ lạc phát sanh; nếu cảm xúc lạc diệt thì cảmthọ cũng đồng thời diệt. Nhân bởi duyên là cảm xúc khổmà cảm thọ khổ phát sanh; nếu cảm xúc khổ diệt thì thọcũng đồng thời diệt. Nhân bởi duyên là cảm xúc không lạckhông khổ mà cảm thọ không lạc không khổ phát sanh; nếucảm xúc không lạc không khổ diệt thì thọ cũng đồng thờidiệt. Này A-nan! Ba thọ đó là hữu vi, vô thường, do nhânduyên sanh, là pháp phải tận, phải diệt, là pháp hủ hoại,nó chẳng phải sở hữu của ngã; ngã không phải là sở hữucủa nó. Hãy chánh quán điều đó một cách như thật vớichánh trí. A-nan, ai thấy có ngã, cho rằng thọ là ngã, ngườiấy sai lầm.

“A-nan,với những ai thấy có ngã, nói rằng, thọ không phải làngã; ngã là thọ, hãy nói với người ấy rằng: Như Lai nóicó ba thọ: thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc.Nếu thọ lạc là ngã; khi thọ lạc diệt mất, sẽ có haingã. Điều ấy sai lầm. Nếu thọ khổ là ngã; khi thọ khổdiệt mất thì sẽ có hai ngã. Điều ấy sai lầm. Nếu thọkhông lạc không khổ là ngã; khi thọ không lạc không khổdiệt, thì sẽ có hai ngã. Điều ấy sai lầm. A-nan, nhữngai thấy có ngã, nói rằng thọ không phải là ngã; ngã làthọ, người ấy sai lầm.

“A-nan,với những ai chủ trương có ngã, nói rằng: Thọ không phảilà ngã, ngã không phải là thọ; thọ pháp là ngã, hãy nóivới người ấy rằng: Hết thảy không thọ, làm sao ông nóiđược có thọ pháp. Ông là thọ pháp chăng?? Đáp: Không phải.

“Vìvậy, A-nan, những ai chủ trương có ngã, nói rằng: thọ khôngphải là ngã, ngã không phải là thọ; thọ pháp là ngã, ngườiấy sai lầm.

“A-nan,với những ai chủ trương có ngã, nói rằng: thọ không phảilà ngã, thọ pháp không phải là ngã; nhưng thọ là ngã “,nên nói với người ấy: Hết thảy không có thọ, làm saocó thọ. Ông chính là thọ chăng? Đáp: Không phải. Vì vậy,A-nan, những ai chủ trương có ngã, nói rằng: thọ không phảilà ngã, ngã không phải là thọ, thọ pháp không phải là ngã;thọ là ngã, người ấy sai lầm.

“A-nan,trong giới hạn ấy là ngôn ngữ; trong giới hạn ấy là sựthích ứng; trong giới hạn ấy là hạn lượng; trong giớihạn ấy là sự phô diễn; trong giới hạn ấy là trí quán;trong giới hạn ấy là chúng sanh.

“A-nan,các Tỳ-kheo ở trong pháp này mà như thật chánh quán, vớitâm giải thoát vô lậu, A-nan, Tỳ-kheo ấy được gọi làtuệ giải thoát. Với Tỳ-kheo tâm giải thoát như vậy, cóngã cũng được biết, không có ngã cũng được biết, vừacó ngã vừa không có ngã cũng được biết, không phải cóngã không phải không có ngã cũng được biết. Vì sao? NàyA-nan, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ; trong giới hạn ấylà sự thích ứng; trong giớói hạn ấy là hạn lượng; tronggiới hạn ấy là sự phô diễn; trong giới hạn ấy là tríquán; trong giới hạn ấy là chúng sanh. Sau khi biết rõ thấusuốt như vậy, Tỳ-kheo với tâm giải thoát vô lậu khôngbiết không thấy tri kiến như vậy”.”

Phậtnói A-nan:

“Vớinhững người chủ trương có ngã, cho đến giới hạn nàothì được xác định?”

“Vớinhững người chủ trương có ngã, hoặc nói: Một ít sắclà ngã ; hoặc nói: Phần lớn sắc là ngã; hoặc nói: Mộtít vô sắc là ngã; hoặc nói: Phần lớn vô sắc là ngã.

“A-nan,những người nói một ít sắc là ngã, xác định chỉ mộtít sắc là ngã; sở kiến của ta là đúng, ngoài ra đều sai.Những người nói phần lớn sắc là ngã, xác định phầnlớn sắc là ngã; sở kiến của ta là đúng, ngoài ra đềusai. Những người nói một ít vô sắc là ngã, xác định chỉmột ít vô sắc là ngã; sở kiến của ta là đúng, ngoài rađều sai. Những người nói phần lớn vô sắc là ngã, xácđịnh phần lớn vô sắc là ngã; sở kiến của ta là đúng,ngoài ra đều sai”.”

Phậtnói với A-nan:

“Cóbảy trú xứ của thức và hai nhập xứ, mà các Sa-môn, Bà-la-mônnói: Chỗ này là nơi an ổn, nơi cứu vớt, nơi hộ trì; làcái nhà, là ngọn đèn, là ánh sáng, là nơi qui tựa, là khônghư dối, là không phiền não.

“Nhữnggì là bảy? Hoặc có hạng chúng sanh, với nhiều thân khácnhau và nhiều tưởng khác nhau, tức chư Thiên và loài Người.Đó là trú xứ thứ nhất của thức, mà các Sa-môn, Bà-la-mônnói: Chỗ này là nơi an ổn, nơi cứu vớt, nơi hộ trì; làcái nhà, là ngọn đèn, là ánh sáng, là nơi qui tựa, là khônghư dối, là không phiền não. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo biếttrú xứ thứ nhất của thức, biết sự tập khởi, biết sựdiệt trừ, biết vị ngọt, biết sự tai hại, biết sự xuấtly, biết một cách như thật; A-nan, Tỳ-kheo ấy nói: Cái ấykhông phải là ta. Ta không phải là cái ấy với tri kiến nhưthật.

“Hoặccó hạng chúng sanh với thân đồng nhất nhưng với nhiềutưởng khác nhau, như trời Quang âm. Hoặc có hạng chúng sanhvới thân đồng nhất, tưởng đồng nhất, tức trời Biếntịnh. Hoặc có hạng chúng sanh trú nơi Không xứ. Hoặc cóhạng chúng sanh trú nơi Thức xứ. Hoặc có hạng chúng sanhtrú nơi Vô sở hữu xứ. Đó là bảy trú xứ của thức màcác Sa-môn, Bà-la-môn nói: Chỗ này là nơi an ổn, nơi cứuvớt, nơi hộ trì; là cái nhà, là ngọn đèn, là ánh sáng,là nơi qui tựa, là không hư dối, là không phiền não. NàyA-nan, nếu Tỳ-kheo biết bảy trú xứ của thức, biết sựtập khởi, biết sự diệt trừ, biết vị ngọt, biết sựtai hại, biết sự xuất ly, biết một cách như thật; A-nan,Tỳ-kheo ấy nói: Cái ấy không phải là ta. Ta không phải làcái ấy với tri kiến như thật.

“Thếnào là hai nhập xứ? Vô tưởng nhập và phi tưởng phi vôtưởng nhập. A-nan, đó là hai nhập xứ mà các Sa-môn, Bà-la-mônnói: Chỗ này là nơi an ổn, nơi cứu vớt, nơi hộ trì; làcái nhà, là ngọn đèn, là ánh sáng, là nơi qui tựa, là khônghư dối, là không phiền não. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo biếthai nhập xứ, biết sự tập khởi, biết sự diệt trừ, biếtvị ngọt, biết sự tai hại, biết sự xuất ly, biết mộtcách như thật; A-nan, Tỳ-kheo ấy nói: Cái ấy không phảilà ta. Ta không phải là cái ấy với tri kiến như thật”.

“A-nan,lại có tám giải thoát. Những gì là tám? Có sắc, quán sắclà giải thoát thứ nhất. Bên trong có sắc tưởng, quán ngoạisắc là giải thoát thứ hai. Tịnh giải thoát: là giải thoátthứ ba. Vượt sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, khôngniệm tạp tưởng, an trú Không xứ là giải thoát thứ tư.Vượt Không xứ, an trú Thức xứ là giải thoát thứ năm.Vượt thức xứ, an trú Vô sở hữu xứ là giải thoát thứsáu. Vượt Vô sở hữu xứ, an trú Phi tưởng phi phi tưởngxứ là giải thoát thứ bảy. Diệt tận định là giải thoátthứ tám. A-nan, các Tỳ-kheo đối với tám giải thoát nàydu hành theo chiều thuận và nghịch, xuất nhập tự tại, Tỳ-kheonhư vậy chứng đắc Câu giải thoát."”

Bấygiờ, A-nan sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567