Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành

12/03/201211:11(Xem: 6440)
06. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

6.KINH CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG TU HÀNH

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại Ma-la-hê-sưu,, du hành nhân gian, cùng vớimột ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo, dần dần đi đến nướcMa-lâu.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo, các ngươi hãy tự thắp sáng. Thắp sáng trongChánh pháp, chớ đừng thắp sáng ở nơi khác. Hãy tự mìnhnương tựa nơi mình, nương tựa nơi Chánh pháp, chớ đừngnương tựa vào một nơi nào khác..

“Nàycác Tỳ-kheo, thế nào là hãy tự thắp sáng; thắp sáng trongChánh pháp, chớ đừng thắp sáng ở nơi khác; hãy tự mìnhnương tựa nơi mình, nương tựa nơi Chánh pháp, chớ đừngnương tựa vào một nơi nào khác?

“Ởđây, Tỳ-kheo quán thân trên nội thân, tinh cần không biếngnhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời. Quánthân trên ngoại thân, quán thân trên nội ngoại thân, tinhcần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưuở đời. Quán thọ, quán ý, quán pháp cũng vậy. Đó là Tỳ-kheohãy tự thắp sáng; thắp sáng trong Chánh pháp, chớ đừngthắp sáng ở nơi khác; hãy tự mình nương tựa nơi mình,nương tựa nơi Chánh pháp, chớ đừng nương tựa vào mộtnơi nào khác. Thực hành như thế sẽ không bị ma nhiễu hại,công đức ngày một thêm. Tại vì sao?

“Vàothời quá khứ xa xưa, có vị vua tên là Kiên Cố Niệm, làvua Quán đảnh dòng Sát-lỵ, làm Chuyểnluân thánh vương, thống lãnh cả bốn châu thiên hạ. Bấygiờ nhà vua là vị Tự tại, cai trị bằng chánh pháp, làngười tối thắng trong loài người. Vua có đủ bảy thứbáu: bánh xe vàng báu, voi trắng báu, ngựa xanh báu, thần châubáu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, chủ binh báu. Và có một ngànngười con hùng dũng, đủ sức dẹp địch. Vua không cần dùngbinh mà thiên hạ tự thái bình.

“VuaKiên Cố Niệm trị vì đã lâu ngày, một hôm bánh xe vàngbáu ở không trung bỗng tự nhiên rời khỏi chỗ cũ. Ngườicoi bánh xe gấp đến tâu vua: Tâu Đại vương, nên biết, bánhxe báu nay rời khỏi chỗ cũ. Sau khi nghe thế, vua Kiên CốNiệm nghĩ: Ta từng nghe các bậc tiền túc kỳ cựu nói: Nếubánh xe báu rời khỏi chỗ cũ thì thọ mạng của Chuyển luânvương không còn được lâu. Ta nay đã thụ hưởng phướclạc ở cõi người, nên tìm phương tiện để thọ hưởngphước lạc thiên thượng. Ta hãy lập thái tử lên thốnglãnh bốn châu thiên hạ và phong riêng một ấp cho ngườihớt tóc, để khiến cắt bỏ râu tóc, rồi ta mặc pháp y,xuất gia tu đạo.

“Rồivua Kiên Cố Niệm sai gọi thái tử và bảo: Khanh biết không?Ta từng nghe các bậc tiền túc kỳ cựu nói, nếu bánh xe báurời khỏi chỗ cũ thì thọ mạng của Chuyển luân vương khôngcòn được lâu. Ta nay đã thụ hưởng phước lạc ở cõingười, nên tìm phương tiện để thụ hưởng phước lạctrên Trờithiên thượng. Nay ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia tu đạo. Ta đem bốn châu thiên hạ ủythác cho ngươi. Ngươi hãy gắng sức, thương yêu dân chúng.Sau khi thái tử lãnh mạng. Vua Kiên Cố Niệm liền cạo bỏrâu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo.

“Vuaxuất gia được bảy ngày thì bánh xe vàng báu bỗng nhiênkhông hiện ra nữa. Người coi bánh xe đến tâu vua: Đại vươngnên biết, nay bánh xe vàng báu bỗng nhiên biến mất. Vua khôngvui. Bèn tìm đến chỗ vua Kiên Cố Niệm. Sau khi đến, bạchrằng: Phụ vương nên biết, nay bánh xe vàng báu bỗng nhiênkhông hiện ra nữa. Vua Kiên Cố Niệm trả lời con: Ngươichớ lo lắng cho là điều không vui. Bánh xe vàng báu đó khôngphải là của cha ngươi sản xuất ra. Ngươi chỉ cần gắngthi hành chánh pháp Thánh vương, rồi đến ngày rằm trăngtròn, tắm gội nước hương, lên ngồi tại chánh pháp điện,có thể nữ bao quanh, tức thì có thần bảo bánh xe vàng báutự nhiên hiện đến. Bánh xe có ngàn căm, màu sắc đầy đủ,là tác phẩm của thợ nhà trời chứ không phải của loàingười.

“Tháitử tâu phụ vương: Phụ vương, chánh pháp của Chuyển luân thánh vương là thế nào? Phải làmnhư thế nào?. Vua bảo con: Hãy nương trên pháp, an lập trênpháp, thành tựu nơi pháp; cung kính, tôn trọng, quán sát pháp;lấy pháp làm đầu, thủ hộ chánh pháp. Lại nữa, hãy răndạy các thể nữ bằng pháp. Lại nữa, hãy chăm sóc dạydỗ các vương tử, đại thần, các quan lại, trăm quan vàthứ dân bằng pháp. Hãy hộ trì, chăm sóc các Sa-môn, Bà-la-môn,cho đến cầm thú. Rồi vua lại bảo con: Lại nữa, trong cõinước ngươi, nếu có các Sa-môn, Bà-la-môn, tu hành thanh chơn,công đức đầy đủ, chuyên cần tinh tấn, xa lìa kiêu mạn,nhẫn nhục nhân ái, một mình ở chỗ nhàn tịnh tu tập, mộtmình yên nghỉ, một mình đạt đến Niết-bàn; tự mình diệttrừ tham dục, dạy người khác diệt trừ tham dục; tự diệttrừ sân nhuế, dạy người khác diệt trừ sân nhuế; tựdiệt trừ ngu si, dạy người khác diệt trừ ngu si; ở trongchỗ ô nhiễm họ không ô nhiễm, trong chỗ tội ác họ khôngtội ác, trong chỗ ngu si họ không ngu si, chỗ có thể đắmtrước họ không đắm trước, chỗ đáng trụ họ không trụ,chỗ đáng ở họ không ở, thân hành chất trực, miệng nóilời chất trực, ý nghĩ chất trực; thân hành thanh tịnh,miệng nói thanh tịnh, ý nghĩ thanh tịnh, chánh niệm thanh tịnh,nhân huệ,, không hề chán; biết đủ trong sự ăn mặc vàcầm bát đi khất thực để gây phước lành cho chúng sanh.Nếu có những người như thế, ngươi hãy thường nên tìmđến, tùy lúc hỏi han: phàm những điều tu hành, sao là thiện,sao là ác, sao gọi là phạm, sao gọi không phạm, cái nào đángthân, cái nào không đáng thân, việc gì đáng làm, việc gìkhông đáng làm và thi hành pháp gì để được an lạc lâudài? Ngươi hỏi xong rồi lấy ý mình quán xét thấy việcnên làm thì gắng làm, việc nên bỏ thì gắng bỏ. Trong nướcnếu có kẻ mồ côi, già cả hãy nên chẩn cấp. Người nghèocùng yếu kém đến xin, cẩn thận chớ trái nghịch. Trong nướccó luật pháp cũ, ngươi chớ thay đổi. Đó là những phápmà Chuyển luân thánh vương tu hành,ngươi hãy phụng hành”.”

Phậtnói với các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo, khi Chuyển luân thánh vương nghe lời phụ vươngdạy xong, thì như lời dạy mà tu hành. Đến ngày rằm trăngtròn, tắm gội nước hương, lên ngồi tại bảo điện, cóthể nữ bao quanh, tự nhiên có bánh xe báu hiện ra trướcmặt, vành xe có ngàn căm sáng chói, do thợ trời làm chớkhông phải đời có được. Bánh xe toàn bằng chân kim, đườngkính bánh xe một trượng tư. Khi ấy, Chuyển luân thánh vương thầm nghĩ: Ta từng nghe các bậc tiêntúc kỳ cựu nói: Nếu vua Quán đảnh dòng Sát-lỵ, đến ngàyrằm trăng tròn, tắm gội nước hương, lên ngồi tại bảođiện, có thể nữ bao quanh, thời tự nhiên có bánh xe vànghiện đến trước mặt, bánh xe có ngàn căm, ánh sáng rựcrỡ, là tác phẩm của thợ nhà trời chứ không phải do conngười làm, được làm thành bằng vàng thật, đường kínhtrượng tư, khi đó được gọi là Chuyểnluân thánh vương. Nay có bánh xe báu ấy hiện đến há khônglà đây chăng? Ta hãy thử coi bánh xe đó thế nào?

“Khiấy, vua Chuyển luân liền triệu bốn thứ binh, hướng vềphía bánh xe vàng, trịch áo bày vai phải, đầu gối phảiquỳ sát đất, rồi lấy tay mặt vỗ lên bánh xe và nói:Ngươi hãy theo đúng phép mà vận chuyển về phương Đông,chớ trái lệ thường. Bánh xe liền chuyển về phương Đông.Vua bèn dẫn bốn thứ quân binh đi theo bánh xe vàng, trướcbánh xe vàng có bốn vị thần dẫn đường. Đến chỗ bánhxe vàng ngừng thì vua cũng dừng xe. Bấy giờ, các tiểu quốcphương Đông thấy đại vương đến, họ đem bát vàng đựnglúa bạc, bát bạc đựng lúa vàng đến trước vua, cúi đầutâu rằng: “Đại vương đến, thật lành thay! Nay phươngĐông này đất ruộng phì nhiêu, nhân dân sung túc, tánh khínhân hòa, từ hiếu trung thuận. Cúi mong Thánh vương lấy chánhpháp trị hóa chốn này, chúng tôi xin cung cấp hầu hạ, phụcvụ mọi việc cần dùng. Vua Chuyển luân nói với các tiểuvương: “Thôi thôi chư Hiền! Thế là các ngươi đã cúngdường ta rồi đó. Các ngươi hãy nên lấy chánh pháp mà trịdân, chớ làm cho thiên lệch, không để cho quốc nội có hànhvi phi pháp. Như vậy tức là ta trị hóa đó. Các tiểu vươngvâng lệnh. Họ liền theo vua đi tuần khắp nước, đến tậnmé biển Đđông mới trở về.

“Vualần lượt đi về phương Nnam, rồi phương Ttây, phương Bbắc.Hễ bánh xe vàng đến ở đâu thì các quốc vương đều đếncống hiến như các tiểu quốc phương Đông vậy.

“Bấygiờ, vua Chuyển luân, sau khi đã theo bánh xe vàng đi khắpbốn biển, đem chánh đạo khai hóa, an ủi dân chúng xong, trởvề nước, thì bánh xe vàng dừng lại trên không trung ngaycửa cung điện. Vua Chuyển luân vui mừng phấn khởi nói: Bánhxe vàng báu này thật là điềm tốt của ta. Nay ta chính thậtlà Chuyển luân thánh vương.

“Đólà sự thành tựu bánh xe vàng báu.

“Vuaấy trị đời một thời gian lâu, rồi bánh xe vàng báu giữahư không lại bỗng nhiên rời chỗ cũ. Người coi bánh xe gấpđến tâu vua: Đại vương nên biết, nay bánh xe báu đã rờichỗ. Vua nghe xong liền tự mình suy nghĩ: Ta từng nghe nơi cácbậc tiên túc kỳ cựu rằng, nếu bánh xe báu dời chỗ, Chuyển luân thánh vương sống chẳng cònbao lâu nữa. Ta nay đã hưởng thọ phước lạc của loài người,cũng nên tìm phương tiện thọ phước lạc trên trời. Ta hãylập thái tử thống lãnh bốn thiên hạ, phong riêng một ấpcho người hớt tóc và ra lệnh cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy, xuất gia tu đạo.

“Rồivua sai gọi thái tử và bảo: Khanh biết không? Ta từng nghecác bậc tiền túc kỳ cựu nói, nếu bánh xe báu rời khỏichỗ cũ thì thọ mạng của Chuyển luân vương không còn đượclâu. Ta nay đã thụ hưởng phước lạc ở cõi người, nêntìm phương tiện để thụ hưởng phước lạc thiên thượng.Nay ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo.Ta đem bốn châu thiên hạ ủy thác cho ngươi. Ngươi hãy gắngsức, thương yêu dân chúng. Sau khi thái tử lãnh mạng, vualiền cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo.

“Vuaxuất gia được bảy ngày thì bánh xe vàng bỗng nhiên khônghiện. Người coi bánh xe đến báo tin vua: Tâu Đại vương,bánh xe báu nay bỗng nhiên biến mất. Vua nghe xong chẳng chođó là điều đáng lo, cũng chẳng chịu đến hỏi ý phụvương.

“Rồivua cha bỗng nhiên thăng hà.

“Kểtừ đây về trước có sáu vua Chuyển luân, cứ đắp đổitrao ngôi và lấy chánh pháp trị dân, duy một ông vua sau nàytự chuyên trị nước, không theo pháp cũ, chánh trị bất côngkhiến thiên hạ oán thán, quốc độ kém sút, nhân dân điêulinh. Thấy vậy có một đại thần dòng Bà-la-môn đến tâuvua: Nay quốc độ sút kém, nhân dân điêu linh, không đượcnhư trước. Hiện nay trong nước vua có nhiều vị trí thức,thông minh bác đạt, rõ thấu cổ kim, biết đủ pháp chánhtrị của tiên vương, sao ngài không vời lại để hỏi nhữngđiều họ biết, hỏi chắc họ đáp. Vua liền vời quần thầnđến hỏi cái đạo trị chánh của Tiên vương, các vị tríthần đáp đủ mọi việc. Vua nghe xong bèn thi hành theo phápcũ, lấy chánh pháp cứu hộ nhân dân, nhưng vẫn không thểchẩn tế những kẻ cô lão, cấp thí cho người hạ cùng,nhân dân trong nước vẫn bị đưa dần tới chỗ nghèo khổ,xâm đoạt lẫn nhau mà thành có nạn đạo tặc hoành hành.Mỗi khi có ai bị rình bắt được đem đến vua, tâu rằng:Người này làm giặc, xin vua trị nó. Vua hỏi: Có thật ngươilà giặc không? Người ấy đáp: Thật. Vì tôi nghèo cùng đóikhát, không tự sống nổi nên phải làm giặc. Vua liền xuấtkho, lấy của cấp cho và dặn: Ngươi đem của này về cungcấp cha mẹ, giúp đỡ bà con, từ nay chớ làm giặc nữa nghe.

“Cácngười khác thấy vậy đồn: Có kẻ làm giặc được vua cấpcho tài bảo, nên họ cũng bắt chước làm theo. Họ lại bịrình bắt được đem đến vua, tâu rằng: Người này làm giặc,xin vua trị nó. Vua lại hỏi: Có thật ngươi là giặc không?Người kia đáp: Dạ thật. Vì tôi nghèo cùng đói khát khôngtự sống nổi, nên phải làm giặc. Vua lại xuất kho lấycủa cấp cho và bảo: Ngươi đem của này về cung cấp chamẹ, giúp đỡ bà con, từ nay chớ làm giặc nữa nghe.

“Lạinhững người khác nghe nói có kẻ làm giặc được vua cấpcho tài bảo, nên họ bắt chước rủ nhau làm theo và lạibị rình bắt đem đến vua, tâu: Người này làm giặc, xinvua trị nó. Vua lại hỏi: Có thật ngươi làm giặc không?Người kia đáp: Dạ thật. Vì tôi nghèo cùng đói khát, khôngtự sống nổi nên phải làm giặc. Lần này vua nghĩ: Trướccó người làm giặc, ta thấy nghèo đói cấp cho tài vật,dặn thôi đừng làm. Người khác nghe thế lại bắt chướclàm. Nạn đạo tặc nhân đó tràn lan mãi. Thôi bây giờ tốthơn ta phải hạ lệnh bắt trói người này dắt đi các ngõđường, sau đưa ra ngoài thành đến chỗ trống trải mà hànhhình, để răn người sau. Vua liền sắc tả hữu bắt tróilại rồi đánh trống xướng lệnh đưa đi khắp ngõ đường.Xong rồi đem tới một nơi trống trải ở ngoài thành mà hànhhình. Mọi người khác thấy vậy truyền nhau: Nếu chúng talàm giặc, cũng phải bị xử như thế chẳng khác gì. Từđây quốc dân, để tự phòng hộ, mới tạo ra những binhtrượng, gươm đao, cung tên, tàn hại nhau, tấn công, cướpgidậựt lẫn nhau.

“Kểtừ vua này mới bắt đầu có sự nghèo cùng. Nhân có nghèocùng mới có đạo tặc. Nhân có đạo tặc mới có đao trượng.Nhân có đao trượng mới có sát hại. Nhân có sát hại nênnhan sắc con người mới tiều tụy, thọ mạng ngắn ngủi.Họ sống từ bốn vạn tuổi, sau lần xuống còn hai vạn tuổi.Trong số đó có người sống lâu; có người chết yểu; cóngười khổ; có người sướng. Những người khổ thì sinhtâm tà dâm, tham thủ, bày đủ phương tiện để mưu đọạatcủa nhau, nên tai nạn nghèo cùng, trộm cướp, đao trượng,sát hại càng ngày càng nhiều, làm cho mạng người lại giảmdần xuống chỉ sống một vạn tuổi.

“Trongthời gian người sống một vạn tuổi, vẫn lại trộm cướplẫn nhau. Mỗi khi bị rình bắt đem đến vua, tâu rằng: Ngườinày làm giặc, xin vua trị nó. Vua hỏi: Có thật ngươi làmgiặc không? Người kia đáp: Tôi không làm. Và ở giữa đámđông nó cố ý nói dối. Như vậy chúng sanh lúc đó vì nghèocùng nên trộm cướp. Vì trộm cướp nên có đao binh. Vì đaobinh nên có giết hại. Vì giết hại nên có tham thủ tà dâm.Vì tham thủ tà dâm nên có nói dối. Vì có nói dối, do đótuổi thọ lại giảm lần, chỉ còn sống được một ngàntuổi.

“Trongthời gian sống một ngàn tuổi, bắt đầu người ta tạo bốnác hạnh về miệng trên đời là nói dối, nói hai lưỡi,nói độc ác và nói thêu dệt. Ba ác nghiệp đó tăng dầnlên thì tuổi thọ con người giảm bớt xuống, chỉ còn sốngđược năm trăm tuổi.

“Trongthời gian sống năm trăm tuổi, người ta lại tạo thêm banết ác khác là dâm dục phi pháp, tham lam phi pháp và tà kiến.Ba ác nghiệp này tăng dần lên thì tuổi thọ con người giảmbớt xuống, chỉ còn sống đến ba trăm rồi hai trăm tuổivà nay, nhân loại trong thời ta, chỉ còn sống được mộttrăm tuổi. Số tuổi thọ được tăng thì ít mà giảm thìnhiều. Hễ cứ làm ác mãi thì tuổi thọ cứ như thế giảmxuống mãi cho đến khi nhân loại chỉ còn sống mười tuổi.

“Trongthời gian nhân loại sống mười tuổi này, con gái vừa sinhra năm tháng đã gả chồng. Ở vào thời ấy, những vị ngonngọt như dầu mỡ, đường mật không còn nghe tên. Đậu,mè, lúa, nếp biến thành cỏ rác. Những thứ danh phục, lụalà, gấm vóc, vải trắng, kiếp- ba, lụa tơ, lãnh nhiễu nhưbây giờ không thấy mặc, mà phải bện lông gai xô xảm lấylàm áo mặc thượng hạng. Bấy giờ, toàn cõi đất này mọcđầy gai góc, sanh đầy mòng muỗi, ruồi lằng, chấy rận,rắn rết, ong, bò cạp, trùng độc. Vàng bạc, lưu ly, trânchâu, danh bảo đều lặn hết xuống đất, chỉ còn ngói đá,sạn sỏi thì nổi cả lên trên. Nhân loại lúc đó tuyệtnhiên không còn nghe đến tên thập thiện mà chỉ có thậpác dẫy đầy thế gian. Nhằm lúc cái tên thiện pháp còn khôngnghe thấy, nhân loại không biết đâu để tu tập hạnh lành,do đó hễ người nào làm điều cực ác, bất hiếu với chamẹ, bất kính với sư trưởng, bất trung bất nghĩa, phảnnghịch vô đạo, thì được dân chúng tôn sùng như hiện nayngười ta tôn sùng kẻ làm điều lành, hiếu dưỡng cha mẹ,kính thuận sư trưởng, trung tín tiết nghĩa, thuận đạo tunhân vậy.

“Nhânloại thời ấy, phần nhiều tạo mười điều ác nên sa vàonẻo ác nhiều, hễ vừa trông thấy nhau là họ muốn bắngiết nhau như kẻ thợ săn trông thấy bầy nai.

“Cõiđất lúc ấy đầy dẫy hố hầm, khe suối, hang hóc; đấtrộng người thưa, đi lại ghê sợ. Nhằm lúc ấy thì có nạnđao binh nổi lên. Cọng cỏ nhánh cây cầm trong tay cũng đềubiến thành qua mâu, giết hại nhau trong vòng bảy ngày. Khiấy, những kẻ có trí, tìm lánh vào rừng sâu, nương ở hanghố, trong bảy ngày lòng quá sợ hãi mà phát lời từ thiệnrằng: Ngươi không hại ta, ta không hại ngươi. Họ nhờ ăncỏ cây mà sống còn. Qua khỏi bảy ngày họ từ núi đi ra,hễ gặp người sống sót, vừa thấy nhau đã mừng rỡ nói:Ngươi không chết ư? Ngươi không chết ư? Giống như cha mẹchỉ có con một, xa cách lâu ngày, nay gặp lại mừng khôngxiết kể. Họ đem lòng mừng rỡ chúc hỏi nhau như thế xong,sau mới thăm hỏi đến nhà, thì hay rằng thân thuộc nhà họđã chết đi nhiều, nên họ lại buồn khóc, than van, kêu cavới nhau trong suốt bảy ngày tiếp.

“Hếtbảy ngày buồn khóc, tiếp đến bảy ngày họ cùng nhau chúcmừng, hoan lạc và tự nghĩ: Vì chúng ta chứa ác quá nhiềunên gặp phải tai nạn, khiến thân tộc chết chóc, gia quyếnmất tiêu. Vậy nay ta nên chung nhau tu tập điều lành, nhưnghãy tu điều lành gì? Ta nên đừng sát sinh.

“Bấygiờ nhân loại lại phát từ tâm, không tàn hại nhau, nhờđó nhân loại được tăng dần sắc lực và thọ mạng từmười tuổi nay sống lên hai mươi tuổi. Trong lúc sống haimươi tuổi lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ít hạnh lànhkhông tàn hại nhau mà thọ mạng tăng lên hai mươi tuổi. Cólẽ ta nên tu thêm ít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lànhgì? Trước đã không sát sinh rồi, giờ ta nên đừng trộmcắp. Và do tu điều không trộm cắp mà thọ mạng tăng lênbốn mươi tuổi. Trong lúc sống bốn mươi tuổi, lại suy nghĩ:Chúng ta nhờ tu chút ít lành mà thọ mạng tăng lên, nay cólẽ ta nên tu thêm ít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lànhgì? Ta nên tu điều không tà dâm. Từ đó mọi người đềukhông tà dâm và thọ mạng tăng lên tám mươi tuổi. Trong lúcsống tám mươi tuổi, lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ítlành mà thọ mạng tăng lên, nay có lẽ ta nên tu thêm ít điềulành nữa. Nhưng nên tu điều lành gì? Ta nên không nói dối.Từ đó mọi người thảy đều không nói dối và thọ mạngtăng lên đến một trăm sáu mươi tuổi. Trong lúc sống mộttrăm sáu mươi tuổi lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ítđiều lành mà thọ mạng tăng lên. Nay có lẽ ta nên tu thêmít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lành gì? Ta nên khôngnói hai lưỡi. Từ đó mọi người đều không nói hai lưỡivà thọ mạng tăng lên ba trăm hai mươi tuổi. Trong lúc sốngba trăm hai mươi tuổi, lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ítđiều lành mà thọ mạng tăng lên. Nay có lẽ ta nên tu thêmít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lành gì? Ta nên khôngác khẩu. Từ đó mọi người không ác khẩu và thọ mạngtăng lên sáu trăm bốn mươi tuổi. Trong lúc sống sáu trămbốn mươi tuổi, lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ít điềulành mà thọ mạng tăng lên. Nay có lẽ ta nên tu thêm ít điềulành nữa. Nhưng nên tu điều lành gì? Ta nên không nói thêudệt. Từ đó mọi người không nói thêu dệt và thọ mạngtăng lên đến hai ngàn tuổi. Trong lúc sống hai ngàn tuổi,lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ít điều lành mà thọ mạngtăng lên. Nay có lẽ ta nên tu thêm ít điều lành nữa. Nhưngnên tu điều lành gì? Ta nên không xan tham. Từ đó mọi ngườikhông xan tham và thọ mạng tăng lên đến năm ngàn tuổi. Tronglúc sống năm ngàn tuổi, lại suy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chútít điều lành mà thọ mạng tăng lên. Nay có lẽ ta nên tuthêm ít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lành gì? Ta nênkhông tật đố, Từ tâm tu thiện. Từ đó mọi người khôngtật đố, Từ tâm tu thiện và thọ mạng tăng lên đến mộtvạn tuổi. Trong lúc sống một vạn tuổi, lại suy nghĩ: Chúngta nhờ tu chút ít điều lành mà thọ mạng tăng lên. Nay cólẽ ta nên tu thêm ít điều lành nữa. Nhưng nên tu điều lànhgì? Ta nên tu chánh kiến, không sanh điên đảo. Từ đó mọingười tu chánh kiến, không sanh điên đảo và thọ mạng tănglên đến hai vạn tuổi. Trong lúc sống bốn vạn tuổi, lạisuy nghĩ: Chúng ta nhờ tu chút ít điều lành mà thọ mạngtăng lên. Nay có lẽ ta nên tu thêm ít điều lành nữa. Nhưngnên tu điều lành gì? Ta nên hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờsư trưởng. Từ đó mọi người đều hiếu dưỡng cha mẹ,kính thờ sư trưởng và thọ mạng tăng lên đến tám vạntuổi.

“Tronglúc nhân loại sống tám vạn tuổi, con gái đến năm trămtuổi mới gả chồng và có chín thứ bệnh là lạnh, nóng,đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, tham dục, ham ăn và giànua. Cõi đất lúc ấy bằng phẳng không có rạch hầm, gònổng gai góc, cũng không mòng muỗi, rắn rết, trùng độc.Ngói, đá, cát, gạch thì biến thành lưu ly. Nhân dân sung túc,ngũ cốc rẻ thường, giàu vui không xiết tả. Có tám vạnthành lớn được dựng lên, thôn thành san sát gần nhau, gàgáy cùng nghe được.

“Vàothời kỳ ấy thì có Đức Phật ra đời hiệu là Di-lặc NhưLai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, mười hiệu đầy đủ nhưĐức Thích-ca Như Lai ngày nay không khác. Đức Di-lặc kia tựmình tu chứng ngay ở giữa hàng chư Thiên, Đế Thích, Ma, Thiênma, Sa-môn, Bà-la-môn và Nhân gian, mà tự thân tác chứng, cũngnhư ta ngày nay ở ngay giữa hàng chư Thiên, Đế Thích, Ma hoặcThiên ma, Sa-môn, Bà-la-môn và Nhân gian mà tự mình tác chứngvậy.

“ĐứcDi-lặc sẽ thuyết pháp, khoảng đầu, giữa và cuối đềutrọn lành, đầy đủ nghĩa vị, tịnh tu phạm hạnh như ngàynay Ta thuyết pháp, khoảng đầu, giữa, cuối đều chân chánh,nghĩa vị đầy đủ, phạm hạnh thanh tịnh vậy.

“ĐứcDi-lặc có chúng đệ tử vô số ngàn vạn, như Ta ngày naycó đệ tử vài trăm. Nhân dân lúc ấy gọi đệ tử Ngàilà Từ tử như gọi đệ tử Ta nay là Thích tử.

“Lúcấy, có vua tên là Tương-già, là vua Sát-lỵ Chuyển luân thánh vương quán đảnh, cai trị bốn châuthiên hạ. Vua lấy chánh pháp trị dân, ai nấy đều mến phục.Vua có đủ bảy thứ báu là bánh xe vàng, voi trắng, ngựaxanh, thần châu, ngọc nữ, cư sĩ, chủ binh và ngàn ngườicon dõng mãnh hùng nghị, đủ sức dẹp ngoại địch, đượcbốn phương kính thuận, không cần binh đao mà thiên hạ tháibình.

“Vuathiết lập một Đại bảo tràng vòng vây mười tầm, cao mộtngàn tầm, được trang nghiêm với ngàn sắc lẫn lộn. Bảotràng có một trăm góc ;; mỗi góc có trăm nhánh, dệt bằngchỉ báu, có các châu bảo xen lẫn. Sau khi lập bảo tràngđể cúng thí hàng Sa-môn, Bà-la-môn và người nghèo trong nướcxong, vua cắt bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo,tập hạnh vô thượng, ngay trong pháp hiện tại mà tự thântác chứng, sanh tử dứt hết, phạm hạnh thành tựu, việclàm hoàn mãn, không còn phải chịu thân sau nữa”.”

Phậtdạy:

“Nàycác Tỳ-kheo! Các ngươi hãy siêng tu các thiện hạnh. Nhờtu thiện hạnh mà thọ mạng lâu dài, nhan sắc thêm tươi,an ổn khoái lạc, tài bảo phong nhiêu, oai lực đầy đủ,giống như các vua thuận làm theo cựu

phápcủa Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương thờithọ mạng lâu dài, nhan sắc thêm tươi, an ổn khoái lạc,tài bảo phong nhiêu, oai lực đầy đủ. Tỳ-kheo cũng vậy,nên tu thiện pháp, thọ mạng lâu dài, nhan sắc thêm tươi,an ổn khoái lạc, tài bảo phong phú, oai lực đầy đủ.

“Thếnào gọi là Tỳ-kheo được thọ mạng lâu dài? Tỳ-kheo tutập dục định, tinh cần không giải đãi, do thành tựu diệthành mà tu thần thông.. Tu tập tinh tấn định, ý định, tưduy định, tinh cần không giải đãi, do thành tựu diệt hànhmà tu thần thông. Như thế là Tỳ-kheo thọ mạng lâu dài.

“Thếnào gọi là Tỳ-kheo được nhan sắc thêm tươi? Ở đây, Tỳ-kheocó giới Cụ túc, thành tựu oai nghi, thấy có tội nhỏ đãsanh lòng sợ lớn, học tập đầy đủ trong các học giới,hoàn toàn không thiếu sót. Như thế là Tỳ-kheo nhan sắc thêmtươi.

“Thếnào gọi là Tỳ-kheo được an ổn khoái lạc? Ở đây, Tỳ-kheođoạn trừ dâm dục, xả bỏ pháp bất thiện, có giác cóquán, có hỷ lạc phát sanh do viễn ly, chứng đệ Nhất thiền.Trừ diệt giác và quán, nội đẳng tịnh, tâm chuyên nhất,không giác không quán, có hỷ lạc phát sanh do định, chứngđệ Nhị thiền. Lìa hỷ, an trú xả, chuyên tâm không tánloạn, tự mình biết rõ cảm giác lạc nơi thân, an trú nơiđiều mà Hiền thánh nói là xả-niệm-lạc, chứng đệ Tamthiền. Dứt khổ dứt lạc, ưu và hỷ đã loại trừ từ trước,không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh, chứng đệTứ thiền. Như thế là Tỳ-kheo an ổn, khoái lạc.

“Thếnào gọi là Tỳ-kheo được tài bảo phong nhiêu? Ở đây, Tỳ-kheolo tu tập Từ tâm, khắp một phương, rồi đến các phươngkhác cũng vậy, bao trùm, rộng lớn, bình đẳng vô lượng,trừ mọi oán kết, tâm không tật đố, tịch mặc từ nhu.Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâm cũng như thế. Như thế là Tỳ-kheođược tài bảo phong nhiêu.

“Thếnào gọi là Tỳ-kheo được oai lực đầy đủ? Ở đây, Tỳ-kheohiểu biết một cách như thật về Khổ đế, Tập đế, Diệtđế, Đạo đế. Như thế là Tỳ-kheo được oai lực đầyđủ. Này các Tỳ-kheo! Nay ta xem khắp những người có sứclực không ai hơn ma lực, nhưng Tỳ-kheo đã đoạn trừ hếthoặc lậu, thì lại thắng được chúng ma đó.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567