Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu

12/03/201211:11(Xem: 6086)
28. Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

28.KINH BỐ-TRA-BÀ-LÂU

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấpcô độc, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm nămmươi người.

Bấygiờ, vào lúc sáng sớm, Thế Tôn khoác y cầm bát vào thànhXá-vệ khất thực. Khi ấy, Thế Tôn nghĩ rằng:

“Ngàyhôm nay khất thực, thời gian còn sớm, Ta hãy đến thăm khurừng của Phạm chí Bố-tra-bà-lâu; đợi đến giờ rồihãy đi khất thực”. Rồi Ngài đi đến rừng của Phạm chí.Phạm chí Bố-tra-bà-lâu từ xa trông thấy Phật đi đến,liền đứng dậy nghinh đón rằng:

“Hoannghinh, Sa-môn Cù-đàm! Lâu nay không đến. Nay vì duyên cớgì lại khuất mình chiếu cố? Xin mời ngồi phía trước đây.”

ThếTôn ngồi xuống chỗ ấy, nói với Bố-tra-bà-lâu rằng:

“Cácông tập họp tại đây, để làm gì? Để bàn chuyện gì?”

Phạmchí bạch Phật:

“ThếTôn, ngày hôm qua có nhiều Sa-môn, Bà-la-môn tập họp tạigiảng đường, bàn luận sự việc như vậy. Những vấn đềchống trái nhau.

“Cù-đàm,hoặc có Phạm chí nói như vầy: Con người phát sanh tưởngkhông do nhân gì duyên gì. Tưởng có đến, có đi. Đến thìtưởng sanh. Đi thì tưởng diệt.

“Cù-đàm,hoặc có Phạm chí nói như vầy: Do mạng, có tưởng sanh; domạng, có tưởng diệt. Tưởng kia đi, đến. Đến thì tưởngsanh. Đi thì tưởng diệt.

“Cù-đàm,hoặc có Phạm chí nói như vầy: Các thuyết nói trước đókhông đúng sự thật. Có vị đại quỷ thần, có uy lực lớn,mang tưởng đi; mang tưởng đến. Khi vị ấy mang tưởng đithì tưởng diệt. Khi vị ấy mang tưởng đến thì tưởngsanh.

“Tôinhân đó có suy nghĩ, nghĩ rằng Sa-môn Cù-đàm tất biết rõý nghĩa này, tất có thể biết rõ tưởng tri diệt định.”

Bấygiờ Thế Tôn nói với Phạm chí rằng:

“Cácluận thuyết ấy đều có chỗ sai lầm. Tức là nói khôngdo nhân, không do duyên mà có tưởng sanh; không do nhân, khôngdo duyên mà có tưởng diệt; tưởng có đến, đi; đến thìtưởng sanh, đi thì tưởng diệt. Hoặc nói nhân bởi mạngmà tưởng sanh, nhân bởi mạng mà tưởng diệt; tưởng cóđến, đi; đến thì tưởng sanh, đi thì tưởng diệt. Hoặcnói, không hề có chuyện đó, mà là có một vị đại quỷthần mang tưởng đến và mang tưởng đi; khi vị ấy mang đếnthì tưởng sanh; khi mang đi thì tưởng diệt. Những lời nhưvậy thảy đều sai lầm. Vì sao? Này Phạm chí, có nhân, códuyên để tưởng sanh. Có nhân, có duyên để tưởng diệt.

“NếuNhư Lai xuất hiện ở đời; là Bậc Chí Chân, Đẳng ChánhGiác, mười hiệu đầy đủ. Có người ở trong Phật phápmà xuất gia tu đạo, cho đến, diệt năm triền cái che lấptâm, trừ khử dục, ác bất thiện pháp, có giác có quán,hỷ lạc do định sanh, nhập Sơ thiền. Trước diệt tưởngvề dục, rồi phát sanh tưởng về hỷ và lạc. Phạm chí,vì vậy biết có nhân duyên cho tưởng sanh, có nhân duyên chotưởng diệt.

“Diệtgiác, quán, nội tâm hoan hỷ, nhất tâm, không giác, không quán,hỷ và lạc do định sanh, nhập đệ Nhị thiền. Phạm chí,kia tưởng của Sơ thiền diệt, tưởng của Nhị thiền sanh,vì vậy nên biết có nhân duyên để tưởng diệt; có nhânduyên để tưởng sanh.

“Dứthỷ, an trú xả, chuyên niệm nhất tâm, tự biết thân lạc,điều mà Hiền thánh mong cầu, hộ niệm thanh tịnh, nhậpđệ Tam thiền. Phạm chí, kia tưởng của Nhị thiền diệt,tưởng của Tam thiền sanh. Vì vậy nên biết có nhân duyênđể tưởng diệt, có nhân duyên để tưởng sanh.

“Dứtkhổ, dứt lạc, ưu và hỷ từ trước đã diệt, xả niệmthanh tịnh, nhập đệ Tứ thiền. Phạm chí, kia tưởng Tamthiền diệt, tưởng Tứ thiền sanh. Vì vậy biết rằng cónhân duyên để tưởng diệt; có nhân duyên để tưởng sanh.

“Xảhết thảy tưởng về sắc, diệt nhuế, không niệm dị tưởng, nhập không xứ. Này Phạm chí, tưởng về hết thảy sắcdiệt, tưởng về không xứ sanh. Vì vậy biết rằng có nhânduyên để tưởng sanh, có nhân duyên để tưởng diệt.

“Vượthết thảy không xứ, nhập thức xứ. Này Phạm chí, tưởngvề không xứ diệt, tưởng về thức xứ sanh. Vì vậy biếtrằng có nhân duyên để tưởng sanh, có nhân duyên để tưởngdiệt.

“Vượthết thảy thức xứ, nhập bất dụng xứ. Này Phạm chí, tưởngvề thức xứ diệt, tưởng về bất dụng xứ sanh. Vì vậybiết rằng có nhân duyên để tưởng sanh, có nhân duyên đểtưởng diệt.

“Xảbất dụng xứ, nhập hữu tưởng vô tưởng xứ. Này Phạmchí, tưởng về bất dụng xứ diệt, tưởng về hữu tưởngvô tưởng xứ sanh. Vì vậy biết rằng có nhân duyên đểtưởng sanh, có nhân duyên để tưởng diệt.

“Kiaxả hữu tưởng vô tưởng xứ, nhập tưởng tri diệt định.Này Phạm chí, tưởng về hữu tưởng vô tưởng xứ diệt;nhập tưởng tri diệt định. Vì vậy biết rằng có nhân duyênđể tưởng sanh, có nhân duyên để tưởng diệt.

“Vịấy khi đạt đến tưởng này rồi, suy nghĩ như vầy: có niệmlà ác, không niệm là thiện. Vị ấy khi suy nghĩ như vậy,tưởng vi diệu của vị ấy không diệt, mà tưởng thô lạisanh. Vị ấy lại suy nghĩ: Nay ta không nên niệm hành, khôngkhởi tư duy. Vị ấy khi không niệm hành, không khởi tư duy,tưởng vi diệu diệt, tưởng thô không sanh. Khi vị ấy khôngniệm hành, tưởng vi diệu diệt, tưởng thô không sanh, liềnnhập định tưởng tri diệt.

“Thếnào, Phạm chí, từ trước đến nay ông đã bao giờ nghe nhânduyên của thứ tự diệt tưởng này chưa?”

Phạmchí bạch Phật:

“Tôitin là từ trước đến nay chưa bao giờ nghe đến nhân duyêncủa thứ tự diệt tưởng này.”

Phạmchí lại bạch Phật:

“Naytôi có ý nghĩ như vầy, tức là, đây là có tưởng; đâylà không có tưởng. Hoặc lại có tưởng. Sau khi có tưởngnhư vậy rồi, vị ấy suy nghĩ như vầy: có niệm là ác, khôngniệm là thiện. Vị ấy khi suy nghĩ như vậy, tưởng vi diệucủa vị ấy không diệt, mà tưởng thô lại sanh. Vị ấylại suy nghĩ: Nay ta không nên niệm hành, không khởi tư duy.Vị ấy khi không niệm hành, không khởi tư duy, tưởng vi diệudiệt, tưởng thô không sanh. Khi vị ấy không niệm hành, tưởngvi diệu diệt, tưởng thô không sanh, liền nhập định tưởngtri diệt.”

Phậtnói với Phạm chí:

“Lànhthay, lành thay, đó là theo thứ tự đạt diệt tưởng địnhtrong pháp của Hiền thánh.”

Phạmchí lại bạch Phật:

“Trongcác tưởng này, tưởng nào là tối thượng bậc nhất?”

Phậtnói với Phạm chí:

“Nhữnggì được nói là có tưởng và những gì được nói là khôngcó tưởng, ở khoảng trung gian đó mà có thể thứ tự đạtđược tưởng tri diệt định, đó là tưởng tối thượngbậc nhất.”

Phạmchí lại hỏi:

“Làmột tưởng, hay nhiều tưởng?”

Phậtnói:

“Cómột tưởng. Không có nhiều tưởng.”

Phạmchí lại hỏi:

“Trướccó tưởng sanh sau đó mới trí, hay trước có trí sanh sau đómới tưởng?”

Phậtnói:

“Trướccó tưởng sanh, sau đó mới trí. Do tưởng mà có trí.”

Phạmchí lại hỏi:

“Tưởngtức là ngã chăng?”

Phậthỏi:

“Ngươinói con người như thế nào là ngã?”

Phạmchí nói:

“Tôikhông nói con người là ngã. Tôi tự nói, sắc thân với bốnđại, sáu nhập, do cha mẹ sanh, được nuôi nấng mà lớn,trang sức bằng y phục, nhưng là pháp vô thường, biến hoại.Tôi nói, con người đó là ngã.”

Phậtnói với Phạm chí:

“Ngươinói, sắc thân với bốn đại, sáu nhập, do cha mẹ sanh, đượcnuôi nấng mà lớn, trang sức bằng y phục, nhưng là pháp vôthường, biến hoại. Nói con người đó là ngã. Này Phạmchí, hãy gác qua tự ngã đó. Nhưng, tưởng của con ngườisanh, tưởng của con người diệt “.”

Phạmchí nói:

“Tôikhông nói con người là ngã. Tôi nói, Dục giới thiên là ngã.”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, hãy gác qua Dục giới thiên là tự ngã đó. Nhưng,tưởng của con người sanh, tưởng của con người diệt.”

Phạmchí nói:

“Tôikhông nói con người là ngã. Tôi tự nói, Sắc giới thiênlà ngã" .”

Phậtnói:

“NàyPhạm chí, hãy gác qua Sắc giới thiên là tự ngã đó. Nhưng,tưởng của con người sanh, tưởng của con người diệt.”

Phạmchí nói:

“Tôikhông nói con người là ngã. Tôi tự nói không xứ, thức xứ,bất dụng xứ, hữu tưởng vô tưởng xứ, vô sắc thiên,là ngã.”

Phậtnói:

“Hãygác qua không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, hữu tưởngvô tưởng xứ, vô sắc thiên, là ngã. Nhưng, tưởng của conngười sanh, tưởng của con người diệt.”

Phạmchí bạch Phật:

“Thếnào, thưa Cù-đàm, tôi có thể biết được tưởng của conngười sanh, tưởng của con người diệt không?”

Phậtnói:

“Ngươimuốn biết tưởng của con người sanh, tưởng của con ngườidiệt. Thật quá khó! Thật quá khó! Vì sao vậy? Vì do ngươi,y pháp khác mà có kiến giải khác, tập hành khác, nhẫn khác,thọ khác.”

Phạmchí bạch Phật:

“Thậtvậy, thưa Cù-đàm, tôi y theo pháp khác mà có kiến giải khác,tập hành khác, nhẫn khác, thọ khác, cho nên, muốn biết tưởngcủa con người sanh, tưởng của con người diệt, thật quákhó! Thật quá khó! Vì sao vậy? Ngã, thế gian là thường hằng:đây là thật, ngoài ra là dối. Ngã, thế gian là vô thường:đây là thật, ngoài ra là dối. Ngã, thế gian vừa thườngvừa vô thường: đây là thật, ngoài ra là dối. Ngã, thếgian không phải thường không phải vô thường: đây là thật,ngoài ra là dối. Ngã, thế gian là hữu biên: đây là thật,ngoài ra là dối. Ngã, thế gian là vô biên: đây là thật,ngoài ra là dối. Ngã, thế gian vừa hữu biên vừa vô biên:đây là thật, ngoài ra là dối. Ngã, thế gian không phải hữubiên không phải vô biên: đây là thật, ngoài ra là dối. Thântức là mạng: đây là thật, ngoài ra là dối. Mạng khác thânkhác: đây là thật, ngoài ra là dối. Thân, mạng không phảikhác không phải không khác: đây là thật, ngoài ra là dối.Không mạng, không thân: đây là thật, ngoài ra là dối. NhưLai có tận cùng: đây là thật, ngoài ra là dối. Như Lai khôngcó tận cùng: đây là thật, ngoài ra là dối. Như Lai khôngphải có tận cùng không phải không có tận cùng: đây làthật, ngoài ra là dối.”

Phậtnói với Phạm chí:

“Thếgian là thường hằng, cho đến, Như Lai không phải có tậncùng không phải không có tận cùng: là những câu hỏi Ta khôngtrả lời.”

Phạmchí bạch Phật:

“Cù-đàm,vì sao không trả lời, ngã và thế gian là thường hằng, chođến, Như Lai không phải có tận cùng không phải không cótận cùng?”

Phậtnói:

“Vìchúng không phù hợp ý nghĩa, không phù hợp pháp, không phảiphạm hạnh, không phải vô dục, không phải vô vi, không phảitịch diệt, không phải chỉ tức, không phải Chánh giác, khôngphải Sa-môn, không phải Nê-hoàn. Vì vậy Ta không trả lời.”

Phạmchí lại hỏi:

“Thếnào là phù hợp nghĩa, phù hợp pháp? Thế nào là phạm hạnhsơ? Thế nào là vô vi? Thế nào là vô dục? Thế nào là tịchdiệt? Thế nào là chỉ tức? Thế nào là Chánh giác? Thếnào là Sa-môn? Thế nào là Nê-hoàn? Thế nào là vô ký?”

Phậtnói:

“Tatrả lời về Khổ đế, về Khổ tập, Khổ diệt, Khổ xuấtyếu đế. Vì sao vậy? Vì phù hợp nghĩa, phù hợp pháp, làphạm hạnh sơ thủ, là vô dục, vô vi, tịch diệt, chỉ tức,Chánh giác, Sa-môn, Nê-hoàn. Vì vậy Ta trả lời.”

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết pháp cho Phạm chí nghe xong, chỉ bày,khuyến khích, làm cho ích lợi, hoan hỷ, Ngài đứng dậy màđi.

Phậtđi chưa bao lâu, sau đó các Phạm chí khác nói với Phạm chíBố-tra-bà-lâu rằng:

“Tạisao ngươi nghe theo những lời của Sa-môn Cù-đàm? Chấp nhậnnhững lời của Cù-đàm rằng: Ngã và thế gian là thườnghằng, cho đến, Như Lai không phải có tận cùng không phảikhông có tận cùng, là những vấn đề không phù hợp nghĩanên Ta không trả lời. Tại sao ngươi ấn khả những lờinhư vậy? Chúng ta không chấp nhận sở thuyết như vậy củaSa-môn Cù-đàm.”

Bố-tra-bà-lâutrả lời các Phạm chí:

“Sa-mônCù-đàm nói rằng: Ngã và thế gian là thường hằng, cho đến,Như Lai không phải có tận cùng không phải không có tận cùng,là những vấn đề không phù hợp nghĩa nên Ta không trả lời.Tôi cũng không ấn khả lời ấy. Nhưng Sa-môn Cù-đàm kia ytrên Pháp, trụ trên Pháp, đúng Pháp mà nói, đúng theo Phápmà xuất ly; làm sao tôi có thể chống lại lời nói có trítuệ ấy? Pháp ngôn vi diệu như thế của Sa-môn Cù-đàm, khôngthể chống trái được.”

Rồi,một lúc khác, Phạm chí Bố-tra-bà-lâu cùng với Tượng ThủXá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi xong, ngồi xuốngmột bên. Tượng Thủ lễ Phật xong rồi ngồi xuống. Phạmchí bạch Phật:

“Trướcđây Phật tại chỗ tôi. Khi Ngài đi chưa lâu, sau đó cácPhạm chí khác nói với tôi rằng: Tại sao ngươi nghe theo nhữnglời của Sa-môn Cù-đàm? Chấp nhận những lời của Cù-đàmrằng: Ngã và thế gian là thường hằng, cho đến, Như Laikhông phải có tận cùng không phải không có tận cùng, lànhững vấn đề không phù hợp nghĩa nên Ta không trả lời.Tại sao ngươi ấn khả những lời như vậy? Chúng ta khôngchấp nhận sở thuyết như vậy của Sa-môn Cù-đàm.Tôi trảlời các Phạm chí: Sa-môn Cù-đàm nói rằng: Ngã và thế gianlà thường hằng, cho đến, Như Lai không phải có tận cùngkhông phải không có tận cùng, là những vấn đề không phùhợp nghĩa nên Ta không trả lời. Tôi cũng không ấn khả lờiấy. Nhưng Sa-môn Cù-đàm kia y trên Pháp, trụ trên Pháp, đúngPháp mà nói, đúng theo Pháp mà xuất ly; làm sao chúng ta cóthể chống lại lời nói có trí tuệ ấy? Pháp ngôn vi diệunhư thế của Sa-môn Cù-đàm, không thể chống trái được.”

Phậtnói với Phạm chí:

“CácPhạm chí nói: Ngươi tại sao nghe những điều Sa-môn Cù-đàmnói mà ấn khả? Lời ấy sai lầm. Vì sao vậy? Pháp mà Tanói, có trường hợp được ghi nhận xác quyết, có trườnghợp không được ghi nhận xác quyết. Thế nào gọi là khôngghi nhận xác quyết? Ngã, thế gian thường hằng, cho đến,Như Lai không phải có tận cùng không phải không có tận cùng.Ta cũng nói lời ấy, nhưng không ghi nhận xác ký. Sở dĩ nhưvậy, vì những lời ấy không phù hợp nghĩa, không phù hợppháp, không phải là phạm hạnh sơ, không phải vô dục, khôngphải vô vi, không phải tịch diệt, không phải chỉ tức,không phải Chánh giác, không phải Sa-môn, không phải Nê-hoàn.Vì vậy, này Phạm chí, Ta tuy nói những lời ấy nhưng khôngghi nhận xác quyết. Thế nào gọi là ghi nhận xác quyết?Ta ghi nhận Khổ đế, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ xuất yếuđế. Vì sao vậy? Điều đó phù hợp nghĩa, phù hợp pháp,là phạm hạnh sơ thủ, vô dục, vô vi, tịch diệt, chỉ tức,Chánh giác, Sa-môn, Nê-hoàn. Vì vậy, Ta nói được ghi nhậnxác quyết.

“Hoặccó Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương ở một nơi thế gian chỉcó hoàn toàn lạc. Ta nói với vị ấy rằng: Các ông có thậtchủ trương ở một nơi thế gian chỉ có hoàn toàn lạc chăng?Những vị ấy trả lời Ta rằng: Thật vậy. Ta lại nói vớihọ rằng: Các ông có thấy, biết một nơi thế gian chỉ cóhoàn toàn lạc không? Họ trả lời: Không thấy, không biết.Ta lại nói với họ: Chư Thiên ở một nơi thế gian chỉ cóhoàn toàn lạc; các ông đã từng thấy chưa? Kia đáp: Khôngbiết, không thấy. Ta lại hỏi: Chư Thiên ở một nơi thếgian kia, có bao giờ các ông từng cùng đứng ngồi trò chuyện,tinh tấn tu định chưa? Đáp rằng: Chưa. Ta lại hỏi: ChưThiên ở một nơi thế gian hoàn toàn sung sướng kia, có baogiờ đến nói với các ông chưa, rằng: Việc làm của ngươichất trực, ngươi sẽ sanh lên cõi trời hoàn toàn sung sướngkia. Ta do việc làm chất trực, nên được sanh lên kia cùnghưởng thọ dục lạc?? “Kia đáp rằng: Chưa. Ta lại hỏi:Các ông có thể ở nơi thân của mình, khởi tâm biến hóathành thân tứ đại khác, thân thể đầy đủ, các căn khôngkhuyết, hay không? Kia đáp: Không thể. Thế nào, Phạm chí,những điều mà Sa-môn, Bà-la-môn kia nói có thành thật chăng?Có thích ứng với pháp chăng?”

Phạmchí bạch Phật:

“Đấykhông phải là thành thật; không phải là lời nói đúng pháp.”

Phậtbảo Phạm chí:

“Nhưcó người nói: Tôi đã giao thông với người nữ xinh đẹpkia, khen ngợi dâm nữ kia. Người khác hỏi: Ngươi có biếtngười nữ ấy không? Ở tại địa phương nào: Đđông, tTây,Nnam, Bbắc? Đáp: Không biết. Lại hỏi: Ngươi có biết đấtđai, thành ấp, chòm xóm mà người nữ ấy cư ngụ không?Đáp: Không biết. Lại hỏi: Ngươi có biết người kia làSát-lỵ, hay Bà-la-môn, hay Cư sĩ, hay Thủ-đà-la không? Đáp:Không. Lại hỏi: Ngươi có biết người kia cao hay thấp, thôkệch hay thanh lịch. Đen hay trắng, xấu hay đẹp không? Đáp:Không. Thế nào, Phạm chí, những điều mà người này nóicó thành thật chăng?

Đáp:Không.

“Phạmchí, Sa-môn, Bà-la-môn kia cũng vậy, không có sự chân thật.Phạm chí, cũng như có người dựng thang nơi khoảng đấttrống. Những người khác hỏi: Dựng thang để làm gì? Đáp:Tôi muốn leo lên nhà trên. Thế nào, Phạm chí, người dựngthang kia há không phải là dối sao?”

Đáp:“Kia thật sự hư dối”.

Phậtnói:

“CácSa-môn, Bà-la-môn kia cũng vậy, hư dối, không thật.”

Phậtbảo Bố-tra-bà-lâu:

“Thânta, sắc gồm bốn đại, sáu nhập, do cha mẹ sanh, được nuôilớn bằng bú mớm, trang sức bằng y phục, vô thường hoạidiệt; thân đó được cho là ngã. Ta nói đó là ô nhiễm,là thanh tịnh, là được giải thoát. Ý của ngươi hoặc giảcho rằng pháp nhiễm ô không thể diệt, pháp thanh tịnh khôngthể sanh, luôn luôn tồn tại trong đau khổ. Chớ nghĩ nhưvậy. Vì sao? Vì, pháp nhiễm ô có thể bị diệt tận, phápthanh tịnh có thể xuất sanh, an trú nơi lạc địa, hoan hỷ,ái lạc, chuyên niệm, nhất tâm, trí tuệ rộng lớn. Phạmchí, Ta đối với Dục giới thiên, Sắc giới thiên, Khôngxứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng vô tưởng thiên,nói là ô nhiễm và cũng nói là thanh tịnh, cũng nói là đượcgiải thoát. Ý ngươi có thể cho rằng pháp nhiễm ô khôngthể diệt, pháp thanh tịnh không thể sanh, luôn luôn tồn tạitrong đau khổ. Chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Vì, pháp nhiễm ôcó thể bị diệt tận, pháp thanh tịnh có thể xuất sanh,an trú nơi lạc địa, hoan hỷ, ái lạc, chuyên niệm, nhấttâm, trí tuệ rộng lớn. ”

Bấygiờ Tượng Thủ Xá-lợi-phất bạch Phật rằng:

“ThếTôn, khi đang hiện hữu thân người thuộc Dục giới, vớibốn đại và các căn, khi ấy thân thuộc Dục giới thiên,thân thuộc Sắc giới thiên, thân thuộc Không xứ, Thức xứ,Bất dụng xứ, Hữu tưởng vô tưởng xứ thiên, lúc ấy cóđồng thời cùng hiện hữu không?

“BạchThế Tôn, khi đang hiện hữu thân thuộc Dục giới thiên, khiấy thân người thuộc Dục giới với bốn đại và các căn,thân thuộc Sắc giới thiên, thân thuộc Không xứ, Thức xứ,Bất dụng xứ, Hữu tưởng vô tưởng xứ thiên, lúc ấy cóđồng thời cùng hiện hữu không?

“BạchThế Tôn, khi đang hiện hữu thân thuộc Sắc giới thiên, khiấy thân người thuộc Dục giới với bốn đại và các căn,thân thuộc Dục giới thiên, thân thuộc Không xứ, Thức xứ,Bất dụng xứ, Hữu tưởng vô tưởng xứ có đồng thờicùng hiện hữu không?

“Cũngvậy, cho đến, khi đang hiện hữu thân thuộc Hữu tưởngvô tưởng xứ, khi ấy thân người thuộc Dục giới với bốnđại và các căn, thân thuộc Dục giới thiên, thân thuộcSắc giới thiên, thân thuộc Không xứ, Thức xứ, Bất dụngxứ thiên có đồng thời cùng hiện hữu không?”

Phậtnói với Tượng Thủ Xá-lợi-phất:

“Khiđang hiện hữu thân người thuộc Dục giới với bốn đạivà các căn, thì ngay khi ấy là thân người thuộc Dục giớivới bốn đại và các căn, chứ không phải là thân thuộcDục giới thiên, thân Sắc giới thiên, thân Không xứ thiên,thân Thức xứ thiên, thân Vô sở hữu xứ thiên, thân Hữutưởng vô tưởng thiên. Cũng vậy, cho đến, nếu khi đanghiện hữu thân Hữu tưởng vô tưởng thiên, thì ngay khi ấylà thân Hữu tưởng vô tưởng thiên, chứ không phải là thânngười Dục giới với bốn đại và các căn, không phải làthân Dục giới thiên, thân Sắc giới thiên, thân Không xứ,Thức xứ, Vô sở hữu xứ thiên.

“NàyTượng Thủ, ví như sữa bò. Sữa biến thành tô. Tô biếnthành lạc. Lạc biến thành sanh tô. Sanh tô biến thành thụctô. Thục tô biến thành đề hồ. Đề hồ là bậc nhất.Khi là sữa, thì chỉ được gọi là sữa mà không gọi làlạc, tô, đề hồ. Cũng vậy, lần lượt cho đến khi là đềhồ, thì khi ấy chỉ được gọi là đề hồ mà không gọilà lạc, tô.

“TượngThủ, ở đây cũng vậy, khi đang hiện hữu thân người thuộcDục giới với bốn đại và các căn, thì ngay khi ấy là thânngười thuộc Dục giới với bốn đại và các căn, chứ khôngphải là thân thuộc Dục giới thiên, cho đến, không phảilà thân Hữu tưởng vô tưởng thiên. Cũng vậy, lần lượtcho đến, khi đang hiện hữu thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,thì ngay khi ấy chỉ có thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,chứ không phải là thân người Dục giới với bốn đạivà các căn, cho đến, thân Vô sở hữu xứ thiên.

“TượngThủ, ý ngươi nghĩ sao? Nếu có người hỏi ngươi: Khi đanghiện hữu thân quá khứ; khi ấy thân vị lai và thân hiệntại có cùng nhất thời hiện hữu không? Khi đang hiện hữuthân vị lai, khi ấy thân quá khứ và thân hiện tại có đồngthời hiện hữu không? Khi đang hiện hữu thân hiện tại,khi ấy thân quá khứ và thân vị lai có đồng thời hiệnhữu không? Giả sử được hỏi như vậy, ngươi sẽ trảlời như thế nào?”

TượngThủ đáp:

“Giảsử có người hỏi như vậy, con sẽ trả lời người ấyrằng: Khi đang hiện hữu thân quá khứ, khi ấy duy chỉ làthân quá khứ, mà không phải là thân hiện tại và vị lai.Khi đang hiện hữu thân vị lai, khi ấy duy chỉ là thân vịlai. Chứ không phải là thân quá khứ và hiện tại. Khi đanghiện hữu thân hiện tại, khi ấy chỉ là thân hiện tại,chứ không phải là thân quá khứ và thân vị lai.”

Phậtnói:

“TượngThủ, ở đây cũng vậy, khi đang hiện hữu thân người thuộcDục giới với bốn đại và các căn, thì ngay khi ấy là thânngười thuộc Dục giới với bốn đại và các căn, chứ khôngphải là thân thuộc Dục giới thiên, cho đến, không phảilà thân Hữu tưởng vô tưởng thiên. Cũng vậy, lần lượtcho đến, khi đang hiện hữu thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,thì ngay khi ấy chỉ có thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,chứ không phải là thân người Dục giới với bốn đạivà các căn, cho đến, thân Bất dụng xứ thiên.

“Lạinữa, Tượng Thủ, giả sử có người hỏi ngươi: Có phảingươi trong quá khứ đã từng hiện hữu và đã diệt; vịlai sẽ sanh và hiện tại đang tồn tại chăng? Nếu đượchỏi như vậy, ngươi sẽ trả lời như thế nào?”

TượngThủ bạch Phật:

“Giảsử có người hỏi như vậy, con sẽ trả lời người ấyrằng: Trong quá khứ tôi đã từng hiện hữu; không phải khônghiện hữu. Trong vị lai, tôi sẽ sanh, chứ không phải khôngcó; trong hiện tại, tôi đang tồn tại. Chứ không phải khôngcó.”

Phậtnói:

“TượngThủ, ở đây cũng vậy, khi đang hiện hữu thân người thuộcDục giới với bốn đại và các căn, thì ngay khi ấy là thânngười thuộc Dục giới với bốn đại và các căn, chứ khôngphải là thân thuộc Dục giới thiên, cho đến, không phảilà thân Hữu tưởng vô tưởng thiên. Cũng vậy, lần lượtcho đến, khi đang hiện hữu thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,thì ngay khi ấy chỉ có thân Hữu tưởng vô tưởng thiên,chứ không phải là thân người Dục giới với bốn đạivà các căn, cho đến, thân Vô sở hữu xứ thiên.”

Bấygiờ, Tượng Thủ bạch Phật:

“Connay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Xin nhận con là Ưu-bà-tắctrong Chánh pháp. Từ nay đến trọn đời, nguyện không giết,không trộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu.”

Khiấy Phạm chí Bố-tra-bà-lâu bạch Phật:

“Concó thể ở trong Phật pháp xuất gia, thọ giới Cụ túc đượckhông?”

Phậtnói với Phạm chí:

“Nếucó người dị học muốn được xuất gia thọ giới trong Phápcủa Ta, trước hết phải cần bốn tháng quán sát, làm hàilòng đại chúng, sau đó mới được xuất gia thọ giới. Tuycó quy định như vậy, nhưng cũng còn nhận xét tùy người.”

Phạmchí bạch Phật:

“Nếucó các người dị học muốn được xuất gia thọ giới trongPhật Pháp, trước hết phải cần bốn tháng quán sát, làmhài lòng đại chúng, sau đó mới được xuất gia thọ giới.Như con nay, có thể ở trong Phật pháp qua bốn tháng quan sát,khi đại chúng hài lòng, con mới xin xuất gia thọ giới Cụtúc.”

Phậtnói với Phạm chí:

“Tađã có nói với ngươi trước rồi. Tuy có quy định như vậy,nhưng cũng còn nhận xét tùy người.”

Bấygiờ Phạm chí liền được xuất gia thọ giới Cụ túc ởtrong Chánh pháp. Như vậy không bao lâu, do tín tâm kiên cố,tịnh tu phạm hạnh, ở ngay trong đời này mà tự thân tácchứng, sanh tử đã dứt, điều cần làm đã làm xong, khôngcòn tái sinh nữa; tức thành A-la-hán.

Bấygiờ, Bố-tra-bà-lâu sau khi nghe những điều Phật dạy hoanhỷ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567