- 1. Lý thuyết và thực tế
- 2. Bốn mươi lăm năm hoằng pháp của Ðức Phật
- 3. Tám giới của bậc Thánh
- 4. Lý Duyên Khởi
- 5. An cư, Tự tứ và Vu-lan
- 6. Trưởng lão ni Sanghamitta: Vị Ni trưởng đầu tiên tại Sri Lanka
- 7. Vesak là ngày lễ quốc tế
- 8. Về bài kinh Kalama
- 9. Về bài kinh Quán Niệm
- 10. Sống tỉnh giác từng ngày
- 11. Vài ghi chú khi đọc kinh điển
- 12. Tu sĩ và thế giới hôm nay
- 13. Thiền trong đời sống
- 14. Người dịch kinh Phật
- 15. Tu sĩ ẩn lâm
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551
-15-
Tusĩ ẩn lâm
Phỏngvấn Ajahn Brahmavamso
*
Thiềnsư Ajahn Brahmavamso là vị trụ trì tu viện Bodhinyana (Giác Minh),bang Tây Úc, Australia. Ngài cũng là vị cố vấn tinh thần củaHội Phật giáo Tây Úc. Ngài đã từng tu học tại Thái Lan,trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướngdẫn của ngài Thiền sư Ajahn Chah. Sau đây là vài đoạn tríchdịch từ một bài phỏng vấn của bà Rachael Kohn, phóng viênđài phát thanh Úc châu, vào tháng 3-2003.
*
RachaelKohn (RK): Tìm sự an bình trong một thế giới vui chơi ồn àoquả thật là một điều hiếm có đối với một chàng traitrẻ. Sinh ra tại thủ đô London của Anh quốc, tốt nghiệpthạc sĩ ngành Vật lý Lý thuyết tại Đại học Cambridge,Ajahn Brahma-vamso trở thành một tu sĩ Phật giáo trong truyềnthống Ẩn lâm của Thiền sư Ajahn Chah tại Thái Lan. Ngày nay,ngài là vị trụ trì Tu viện Bodhinyana, huyện Serpentine, bangTây Úc, và là một giảng sư được nhiều nơi thỉnh mời,và nổi tiếng về tài kể các mẫu chuyện ngắn rất ý nghĩa.
Mặcdù sống đơn giản là căn bản của đời sống tu sĩ, nhấtlà trong khung cảnh núi rừng ở huyện Serpentine, nhưng có lẽđiểm chính yếu của tuệ quán Phật giáo là tìm thấy sựan bình trong thế giới loạn động. Và đó cũng tương tựvới sự kiện lần đầu tiên khi tôi gặp Sư Brahmavamso tạiTrung tâm Thiền Phật giáo Bodhikusuma tọa lạc trong khu nộithị ồn ào của thành phố Sydney, với các đoàn xe tải dichuyển rầm rộ ngay trước cửa.
BạchSư, ngài là tu sĩ từ nhiều năm qua, hình như ngài đi tu lúc23 tuổi?
AjahnBramavamso(AB): Vâng, năm tôi 23 tuổi, tôi thấy đờisống thế tục không có gì hấp dẫn, và quyết định trởthành tu sĩ. Trước đó, tôi đi dạy, sau khi tốt nghiệp đạihọc. Trong thời gian làm giáo viên, tôi cảm thấy trong tâmcó một cảm xúc rất mạnh mẽ về đời sống tu sĩ, hay mộtsự thôi thúc tâm linh nào đó. Hơn nữa, trong truyền thốngPhật giáo Thái Lan, người ta có thông lệ xuất gia tu gieoduyên, nghĩa là đi tu chỉ trong một thời gian ngắn.
Vìthế, tôi quyết định xin nghỉ việc tạm thời trong vài năm,du hành sang Thái Lan, xuất gia đi tu, để thỏa mãn sự thôithúc trong tâm, rồi sau đó, sẽ trở về đời sống thế tục.Nhưng một khi tôi trở thành tu sĩ, có cái gì đó đã xảyra rất nhanh chóng làm cho tôi nhận thức được rằng đâychính là điều tôi hằng mong ước, và tôi cảm thấy rấtthoải mái trong vai trò của một tu sĩ.
RK:Xin Sư nói rõ hơn, về lý do thật sự đã làm cho Sư có mộtquyết định thay đổi cuộc sống như thế?
AB:Điều làm tôi có một quyết định rốt ráo như thế là vìtôi nhận thức được rằng đối với tôi lúc ấy, có mộtcái gì đó trong đời sống thật sự quan trọng hơn là chỉđi làm việc hay dính mắc vào tình cảm yêu đương. Có lẽmột trong những kinh nghiệm rung cảm nhất trong đời tôi làkinh nghiệm có được khi tôi tham dự các khóa thiền khi cònlà cư sĩ. Tôi đạt được một mức độ an định rất tốt,với nhiều hỷ lạc. Cảm giác đó không bao giờ rời khỏitôi, và tôi muốn tìm hiểu ý nghĩa thật sự của nó, vàvai trò của nó trong thế gian này. Sự an định trong thiềnlà những gì làm thay đổi cái nhìn của tôi về ý nghĩa củađời sống, và tôi muốn tìm hiểu sâu xa hơn về ý nghĩađó. Điều này chỉ thực hiện được trong đời sống xuấtgia.
RK:Thế nhưng qua những gì Sư đã từng kể cho biết, đời sốngtu hành của Sư cũng không thoải mái lắm. Ý tôi muốn nóilà Sư đã bỏ nhiều công sức xây dựng chùa chiền trong suốt20 năm, trong hoàn cảnh rất khó khăn...
AB:Xây dựng tự viện quả thật rất cực nhọc, nhưngcũng đầy thú vị nếu chúng ta làm việc trong niềm hoan hỷ.Một trong những câu chuyện tôi thường kể là khi chúng tôixây dựng chánh điện tại tu viện của thầy tôi, ngài thiềnsư Ajahn Chah, ở Thái Lan. Một ngày nọ, ngài Ajahn Chah bảochúng tôi phải dời một đống đất lớn từ nơi này sangmột nơi khác, vì ngài cho rằng nếu để ở đây thì khôngđẹp mắt.
Chúngtôi làm việc cực khổ suốt 3 ngày, từ 9 giờ sáng đến10 giờ đêm, không ngừng nghỉ, ngoại trừ lúc ăn. Mỗi ngày,chúng tôi chỉ ăn một bữa cơm, và chúng tôi làm việc trongthời tiết nóng bức của vùng nhiệt đới. Sau khi hoàn tất,chúng tôi rất vui mừng, nhưng lúc đó, ngài Ajahn Chah lạiđi viếng một tu viện khác. Sáng hôm sau, vị sư phó trụtrì đến gặp chúng tôi, bảo rằng chúng tôi đã đổ đốngđất đó nhầm chỗ và chúng tôi phải dời đống đất đinơi khác. Thế là chúng tôi phải làm việc thêm 3 ngày nữa,và dĩ nhiên tôi rất vui sướng khi hoàn tất công việc ấy.
Tuynhiên, ngày hôm sau, Ajahn Chah trở về, ngài gọi chúng tôiđến và bảo: "Tại sao các sư lại đem đổ đống đất ởchỗ đó? Tôi đã dặn các sư phải đổ đất tại chỗ nàymà?!" Thế là chúng tôi lại phải ra sức lao động di dờiđống đất thêm 3 ngày nữa. Dĩ nhiên là tôi phát cáu, nổisân. Là người Tây phương duy nhất trong một tu viện châuÁ, tôi có thể lầm bầm, càu nhàu bằng tiếng Anh, không sợngười khác biết. Nhưng các vị sư khác vẫn hiểu được,vì họ có thể đoán qua cử chỉ của tôi.
Vàmột sự kiện xảy ra làm tôi luôn luôn ghi nhớ. Một vịsư đến gần tôi và dịu dàng nói: "Đẩy xe cút kít rấtdễ, nhưng càng suy nghĩ về nó lại càng tạo thêm khó khăn!"Chỉ một câu nói đó đã thay đổi cái nhìn của tôi vềcông việc tôi đang làm. Ngay khi tôi chấm dứt càu nhàu, thanphiền, công việc đẩy xe cút kít đổ đất trở nên dễdàng và nhẹ nhàng hơn. Đây là tôi đã học được một trongnhững bí quyết của đời sống tu sĩ. Cho dù ta đang làm bấtcứ việc gì, ngồi hành thiền giờ này sang giờ khác trongtịnh thất hay phải lao động xây cất chùa chiền, chính sựđắn đo than trách làm cho công việc trở nên khó khăn, cựcnhọc hơn.
RK:À, như thế có vẻ như một trong các bí quyết của đờisống tu sĩ là phải biết tuân lệnh. Phải chăng đó là mộthình thức tra tấn, khổ nhục? Tuân lệnh làm một việc nầy,rồi đảo ngược lại, rồi làm lại như trước?
AB:Không hẳn thế. Cùng một sự kiện qua một góc nhìnnày, ta thấy thế này, nhưng qua một góc nhìn kia, ta lại thấykhác. Ta có thể thấy việc gì cũng là một cực hình khổsở, việc ăn uống có thể là một cực hình, bị phỏng vấnnhư thế này cũng là một cực hình, v.v. nhưng thái độ củata đối với các công việc ấy như thế nào mới là điềuquan trọng. Và một trong những bài học quý giá có đượctrong đời sống tu sĩ là cách thức ta xử lý một vấn đềnào đó. Thông thường ta có được sự lựa chọn. Nếu tatiếp tục tuân theo đường lối ngu xuẩn quen thuộc để nhìncuộc đời, ta sẽ bị khổ não. Nhưng nếu ta thật sự thayđổi cách nhìn của mình về đời sống, hay nói cách khác,khi ta có thêm trí tuệ, ta sẽ thấy vấn đề đó không cònkhó khăn, khổ sở nữa.
RK:Phải chăng lúc nào Sư cũng quan tâm đến thái độ của Sưđối với mọi sự việc? Tôi có ý nói là dường như Sưlúc nào cũng là một người tìm sự toàn bích, tìm kiếm cáihạnh phúc tuyệt đối... Bởi vì đối với tôi, khi nghỉđến hạnh phúc, tôi thường thấy thỏa mãn với những cáihạnh phúc và không hạnh phúc, vì đó là tổng hợp của nhữnggì mà đời sống thường đem đến cho chúng ta. Nhưng Sư,hình như Sư lại nỗ lực tìm kiếm một giải pháp huyềndiệu nào đó để thấy được hạnh phúc trong mọi sự việc.
AB:Vâng, đúng thế. Tôi luôn luôn nghĩ rằng việc tầmcầu hạnh phúc là động lực chính của cuộc sống. Trongcuộc sống, bất cứ việc gì chúng ta làm trên thế gian này,luôn luôn là để tầm cầu một hạnh phúc nào đó. Riêngtôi, một trong những kinh nghiệm ban đầu về niềm hỷ lạcthâm sâu trong thiền định đã cho tôi thấy thế nào là hạnhphúc xuất thế. Và khi ta thưởng thức được điều đó,ta càng nỗ lực để tìm hiểu sâu xa hơn nữa về ý nghĩađích thực của hạnh phúc.
Ýnghĩa của hạnh phúc là ý nghĩa của đời sống. Đó khôngphải chỉ đơn thuần là ý nghĩa hạnh phúc trong thiền định,mà còn là ý nghĩa hạnh phúc của bất cứ công việc nàota đang thực hiện. Ngay cả khi thân thể của ta ra lệnh chota: "Bây giờ bạn phải đi ngủ", hay "Bây giờ bạn phải bịbệnh", hay "Bạn không thể làm được điều bạn mong muốn".Không có vấn đề chi, nếu có sự việc nào đó trong đờisống ngăn cản, không cho chúng ta làm những gì chúng ta muốnlàm. Cũng như thể đó là các mệnh lệnh của đời sống,lúc ấy, ta có cơ hội để buông xả, không bám víu vào đó,khi ta không thể làm gì khác hơn, và ta nên có thái độ thỏalòng với hoàn cảnh hiện tại. Và đó là một trong nhữngđiều kỳ diệu mà tôi đã tìm thấy khi thực hành Phật pháp.Ta có thể an vui, hạnh phúc, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
RK:Tôi còn nhớ Sư đã từng kể một câu chuyện khi Sư đếnthăm viếng trại tù và thuyết giảng cho các tù nhân. Khi Sưnói cho họ biết về đời sống tu sĩ, hình như họ rất ngạcnhiên, và họ nói: "Trời! Thế là khổ quá! Quý Sư hãy đếnđây sống với chúng tôi, đời sống ở đây dễ chịu hơnlà đời sống tu sĩ!" Đó là một trong những câu chuyện Sưthường kể để chuyển tải một thông điệp nào đó…
AB:Ta hiểu rõ đời sống qua các câu chuyện, hơn là quacác ý tưởng. Các ý tưởng tựa hồ như thể một bản báocáo xưa cũ về những gì thật sự xảy ra trong cuộc sống.Nếu chúng ta kể các mẫu chuyện về đời sống chung quanhta và lồng trong đó các ý nghĩa mà ta muốn truyền tải, ngườinghe sẽ dễ thông hiểu và hấp thu. Vì thế, tôi thích kểcác câu chuyện ý nhị đó.
Trởlại câu chuyện Bà vừa nêu ra, đó là khi chúng tôi đếnviếng một trại tù gần tu viện, và một vị tu sĩ trong đoànthuyết pháp cho các trại viên. Sau thời pháp, một tù nhâncó hỏi về đời sống của một tu viện Phật giáo ở phươngTây. Chúng tôi cho ông ấy biết là tại tu viện, chúng tôithức dậy rất sớm, khoảng 4 giờ sáng, rồi cùng nhau tụtập tại ngôi chánh điện lạnh lẽo, ngồi xếp chân trênmặt đất, hành thiền, và sau đó, tụng kinh công phu sáng.Đến khoảng 6.30 sáng, chúng tôi uống trà hoặc cà phê, rồilàm các công việc lao động bảo quản chùa, thường rấtnặng nhọc trong 3-4 giờ, trước khi ăn trưa. Bữa ăn trưacũng không được chọn lựa, có chi ăn nấy, do sự cúng dườngcủa các cư sĩ, và các loại thức ăn được trộn lẫn lộnvới nhau trong một bình bát của mỗi tu sĩ. Như thế, hươngvị thức ăn cũng không có gì hấp dẫn. Sau khi nghỉ trưa,chúng tôi lại phải chấp tác lao động nữa, vì lúc đó,tu viện có nhiều công trình xây dựng. Chúng tôi không xemti-vi, vì chùa không có máy ti-vi mà cũng không có máy radio,nên không ai xem thể thao, không ai được phép chơi thể thao,không được phép đánh đàn hay nghe nhạc, v.v. Vào buổi chiều,chúng tôi không có xi nê phim ảnh giải trí, mà cũng khôngđược ăn buổi chiều. Chúng tôi lại tụ tập nơi chánh điện,ngồi xếp chân hành thiền hằng giờ trên nền đất buốtlạnh, và sau buổi thiền, mỗi tu sĩ trở về liêu cốc riêng,sống một mình, và nằm ngủ trên nền đất lạnh lẽo.
Khinghe chúng tôi trình bày như thế, các trại viên rất sửngsốt, ngạc nhiên, vì họ không ngờ chúng tôi lại có mộtđời sống như thế. Cho nên, một trại viên, có lẽ ông tađã quên rằng ông đang sống trong tù, phát biểu: "Ghê quá!Đời sống như thế là quá khắc khổ! Tại sao các Sư khôngvào đây mà sống với chúng tôi, trong trại này, sung sướnghơn?!" Thật là điên rồ và khôi hài, vì ông ta đã quên rằngông đang bị giam trong tù! Điểm quan trọng trong câu chuyệnnày là: lý do chính mà các vị tu sĩ và các vị cư sĩ thiềnsinh khi đến viếng tu viện đều muốn ở lại đó, vì họcảm thấy an lạc, thỏa mãn. Họ không xem tu viện như làtù giam, bởi vì họ tự nguyện, thật lòng muốn đến tu họctại đó, cho dù cuộc sống có phần khắc khổ. Trong khi ấy,các trại viên tội nhân bị chính quyền giam vào một nơimà họ không muốn ở, cho nên đối với họ, nơi đó là mộtnhà tù.
RK:Bạch Sư, như thế, đó là sự tự do, phải không? Đó làquan kiến của chúng ta về sự tự do, về những gì tạo ratự do. Tôi có ý muốn nói về những gì tạo ra sự tự dolà sự lựa chọn, không gò bó, không trói buộc. Còn ý củangài thì sao?
AB:Thật ra, chúng ta có hai loại tự do: tự do ham muốnvà tự do khỏi ham muốn. Đa số người ta trên thế gian nàychỉ biết đến loại tự do của ham muốn, tự do của chọnlựa. Trong đạo Phật, nhất là trong hành thiền, chúng tôinhắm đến loại tự do thứ hai, đó là tự do khi thoát khỏisự ham muốn, tự do khi thoát khỏi sự chọn lựa.
Chonên, khi ta bằng lòng ngay trong hiện tại, khi tâm ta an bình,các sự ham muốn sẽ không xảy ra. Ta được tự do, thoátkhỏi áp lực của những sự ham muốn vốn có khuynh hướngáp đảo chúng ta và sai khiến ta phải làm theo mệnh lệnhcủa chúng. Đó là những mệnh lệnh trong nội tâm của mỗingười chúng ta, ra lệnh chúng ta phải làm sao cho vượt trộihơn người khác, phải làm sao để xua đuổi cơn đau, phảilàm sao để đạt được một mục đích nào đó, cho dù chúngta cũng không biết tại sao cần phải làm như thế, … Khihành thiền, dần dần chúng ta sẽ đạt được sự tự dothoát khỏi các mệnh lệnh đó.
RK:Có phải chăng Sư lúc nào cũng biết được lý do để đạtmục đích là trở thành một tu sĩ Phật giáo, và một vịtrụ trì tu viện?
AB:Không hẳn thế. Trở thành vị trụ trì chỉ là vìhoàn cảnh đưa đẩy. Còn trở thành một tu sĩ Phật giáolà điều tôi mơ ước từ khi còn trẻ. Lúc ấy, chung quanhtôi, tôi thấy có nhiều người có rất nhiều của cải tàisản và danh vọng. Hình như họ có cơ hội để sống vớiước mơ của họ, nhưng sự mong muốn của họ không bao giờngưng. Họ không bao giờ thoát khỏi lòng mong muốn, lúc nàocũng nỗ lực để thoả mãn sự mong muốn, thèm khát điềunày, rồi lại điều kia, như là những người đói khát, thậtlà khổ tâm. Đôi khi chúng ta cũng thế, chúng ta muốn chấmdứt cảm giác đói khát trong nội tâm, muốn được thỏamãn vĩnh viễn, nhưng hình như điều đó không bao giờ đạtđược… Có rất nhiều người giàu có và thành công trênđời này, được nhiều người ca tụng và bắt chước, nhưngnếu ta hỏi họ: "Ông Bà có thật sự tự do không?" Nếu họthành thật, có lẽ ta sẽ nhận được các câu trả lời rấtlý thú!
Rồitôi gặp được vài vị tu sĩ Phật giáo, và họ là nhữngngười an lạc nhất mà tôi đã từng thấy trên đời này.Mặc dù sống trong tu viện với nhiều giới luật nghiêm khắc,trong một đời sống rất đạm bạc và đơn giản, nhưng tacó thể cảm nhận được sự an lạc, thảnh thơi, tự do củacác vị tu sĩ đó. Từ đó, ta mới hiểu được sự khác biệtcủa hai loại tự do: tự do của ham muốn và tự do thoát khỏiham muốn. Trong thế giới ngày nay, chúng ta có quá nhiều phươngtiện để theo đuổi và thỏa mãn các ham muốn của chúngta, hầu như ta có thể làm được những gì ta muốn. Nhưngcó mấy ai thật sự cảm thấy tự do?
RK:Tất cả đều tùy thuộc chúng ta mong muốn gì từ cuộc sống.Tôi biết thông điệp của Sư thông thường là về sự hạnhphúc, như thể để chuyển tải câu: "Đừng lo âu. Hãy an vui",liên quan đến việc thay đổi thái độ của chúng ta, chứkhông phải để thay đổi thế gian. Thế nhưng, chắc Sư cũngbiết, thái độ đó cũng có thể phát sinh một thái độ thờơ đối với cuộc đời?
AB:Không hẳn thế đâu. Tôi không nghĩ điều đó có liên hệgì đến sự thờ ơ lãnh đạm, bởi vì khi có nhiều ngườithay đổi thái độ sống thì thế gian sẽ thay đổi theo.
Tuynhiên, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng ngày nay, thay vì phảigiải quyết các vấn đề trong đời sống với một thái độan vui, người ta giải quyết chúng với một tâm sân hận,giống như thái độ của một chuyên viên diệt trừ sâu bọ.Thay vì cố gắng tìm hiểu và chung sống hòa hợp với thiênnhiên, ta lúc nào cũng muốn khống chế và tiêu diệt tấtcả những gì đã và đang tạo ra vấn đề khó khăn cho chúngta, và những thứ đó có thể bao gồm cả những người thânhoặc một loại thù địch nào đó mà ta xem như là sâu bọ.Nhưng ắt hẳn chúng ta cũng biết rằng ta không thể nào diệttrừ tất cả các loài sâu bọ trên thế giới, mà ta cũngkhông thể diệt trừ tất cả các sâu bọ trong thân thể củachính mình, như ung thư và các loại bệnh tật khác. Đôi khi,chúng ta phải dành thì giờ để học cách sống an bình vàhài hòa với thiên nhiên.
RK:Đạo Phật có dạy chúng ta phải đối kháng những điềunguy hiểm, xấu ác, quỷ quyệt không?
AB:Vâng. Chúng tôi giảng dạy về sự đối kháng tâm sân hận,về sự đối kháng tâm đố kỵ, về sự đối kháng tâm ngusi. Đó là những điều chúng ta phải thật sự đối kháng,đó là những gì liên quan đến lòng sân hận và cảm giácmuốn trả thù, liên quan đến sự đau đớn buồn khổ trongtâm, sự ưu sầu, cảm giác tội lỗi, v.v, tất cả nhữngcảm tính tiêu cực của đời sống. Đó là những gì chúngta muốn đối kháng, muốn hiểu rõ, để vượt qua, bằng cáchbuông xả. Khi ấy, chúng không còn hiện hữu nữa.
RK:Tôi thích câu chuyện Sư thường kể về một vị giảng viênvào trong lớp học và mang theo một lọ chứa đầy các viênsỏi… Ngài có thể kể ra đây không?
AB:Vâng. Thật ra, đó là một câu chuyện tôi học được từmột vị Phật tử, có quảng bá trên Internet. Cho nên, có lẽnhiều thính giả của đài phát thanh đã từng biết qua, nhưngđó là một câu chuyện hay.
Mộtngày nọ, một vị giảng viên đại học đến lớp giảng,thay vì đọc và dạy những gì ghi trong sách như thường lệ,ông ấy mang theo một lọ thủy tinh to, và đặt nó trên bànviết. Trong khi các sinh viên thắc mắc không biết ông ấycó ý định gì, ông bắt đầu mở một cái túi và lấy racác viên sỏi to và bỏ từng viên vào lọ cho đến khi khôngcòn bỏ thêm được viên nào nữa. Ông hỏi cả lớp: "Lọnày đã đầy chưa?", và mọi người trả lời: "Vâng, đầyrồi".
Ôngmỉm cười, rồi lấy ra một túi khác, chứa các viên sỏinhỏ, và bỏ từng viên sỏi nhỏ vào lọ, vào trong các khegiữa các viên sỏi lớn, đến khi không còn bỏ thêm đượcviên nào. Rồi ông hỏi: "Đầy lọ chưa?". Bây giờ, có lẽđoán được ý ông, cả lớp lắc đầu và trả lời: "Dạ,chưa đầy". Họ cười vang, thích thú theo dõi các động táccủa ông. Ông mỉm cười, lấy ra một túi khác chứa đầycát mịn, từ từ đổ cát vào lọ, vừa đổ vừa lắc lọđể các hạt cát mịn chảy vào các khe trống trong lọ, chođến khi không còn đổ cát thêm được nữa. Rồi ông lạihỏi: "Đã đầy chưa?" và cả lớp trả lời: "Dạ chưa". Lầnnày, ông nhờ sinh viên mang đến một chai nước và từ từđổ nước vào lọ cho đến khi đầy tràn. Rồi ông hỏi cảlớp: "Những gì tôi làm hôm nay có ý nghĩa gì?"
Đâylà lớp học về quản lý kinh doanh, cho nên, một sinh viênnhanh nhẩu đưa tay đứng lên phát biểu: "Thưa Thầy, việcnày có ý nghĩa là cho dù chúng ta có bận rộn như thế nào,chúng ta vẫn có thể thu xếp để đảm nhận thêm vài việckhác nữa". Cả lớp vỗ tay thưởng. Nhưng vị giáo viên nói:"Không hẳn thế. Đấy không phải là ý nghĩa điều tôi muốndiễn tả. Điều mà tôi muốn trình bày ở đây là nếu cácem muốn bỏ vào lọ các viên sỏi to thì các em phải bỏ chúngvào trước tiên. Đừng đợi đến lúc cuối, vì như thế,các em sẽ không bao giờ bỏ chúng vào trong lọ được." Đâylà một câu chuyện về thứ tự ưu tiên, về những gì taphải dành ưu tiên trong lịch làm việc của mình, của cuộcđời mình.
Cũngvậy, có những sự việc chúng ta đều biết chúng quý giánhư những viên đá quý, những viên sỏi to của cuộc đời,như gia đình ta, như sự liên hệ giữa ta và những ngườithân thương, như sự an bình trong tâm thức, v.v., nhưng nhiềukhi, ta lại xếp chúng sang một bên, xếp vào thứ bậc cuốicùng của lịch làm việc trong ngày, trong tuần, trong cuộcđời của ta, để rồi sẽ không bao giờ có được cơ hộithực hiện những điều ấy. Đó là một trong những lý dokhiến chúng ta không tìm được hạnh phúc. Chúng ta không đặtđúng thứ tự ưu tiên những gì cần phải thực hiện chocuộc đời mình. Chúng ta phải luôn luôn nhớ đến câu chuyệnbỏ đá vào lọ của vị giảng viên đại học kia, và thuxếp thực hiện những việc thật sự quan trọng nhất trongcuộc đời chúng ta. Chúng ta vẫn luôn luôn có cơ hội đểlàm thêm các việc khác, kém quan trọng hơn, về sau này.
RJ:Bạch Sư, có còn những gì khác mà Sư muốn đặt thêm vàolọ của Sư không?
AB:Bỏ vào lọ của tôi? Đó là sự an bình và hạnh phúc chotôi và cho người khác. Rốt cuộc, điều quan trọng nhấttrong đời tôi là làm thế nào để mang lại hạnh phúc chotôi và cho người khác. Tuy nhiên, sau nhiều năm trong đờitu sĩ, tôi thấy không thể nào tách rời hạnh phúc của riêngtôi và hạnh phúc của người khác. Vì thế, tôi sẵn sàngđi đây đi đó để phục vụ mọi người, càng nhiều càngtốt, thuyết giảng, và kể nhiều câu chuyện vui nhưng cóý nghĩa, để mọi người vui vẻ đón nhận và thông hiểu.
RK:Bạch Sư, chúng ta đang ngồi đây, bên cạnh một bàn thờrất truyền thống, trên đó có một tượng Phật và chungquanh có các đóa hoa sen. Câu hỏi cuối cùng của buổi phỏngvấn hôm nay là: các biểu tượng này có ý nghĩa như thếnào?
AB:Vâng. Chúng ta nhìn vào bàn thờ, bắt đầu từ vị trí caonhất, tượng Đức Phật trong tư thế hành thiền, mắt khéplại, miệng mỉm cười, rõ ràng đó là biểu tượng củasự an bình. Khi ta nhìn những hình ảnh như thế, lòng ta cảmthấy thanh thản, nhẹ nhàng, từ bi. Hai bên tượng Phật làcác cây nến, đó là biểu tượng của trí tuệ, vì ta thắpnến là để mang ánh sáng, xua tan sự tối tăm, mê ám. Quanhiều thế kỷ trong lịch sử, đó là biểu tượng cho sựgiác ngộ. Trí tuệ hiện hữu, không ai thật sự sở hữutrí tuệ, nhưng chúng ta cần có cây nến để thắp sáng, đểtự mình thấy rõ ràng mọi sự việc.
Rồita thấy các đóa hoa sen trên bàn thờ. Hoa sen là một biểutượng quan trọng trong đạo Phật. Hoa sen có nhiều lá, vànhiều cánh hoa, hằng ngàn cánh hoa, và đây là một trong nhữngđề mục hành thiền mà tôi ưa thích nhất. Trong thiên nhiên,muốn mở các cánh hoa sen, mặt trời phải duy trì đầy đủcác tia nắng ấm liên tục trên ngàn cánh hoa, từ cánh hoathứ nhất ở ngoài cùng cho đến cánh hoa thứ một ngàn nằmsâu bên trong.
Phầntrong cùng của hoa sen là phần thơm ngát nhất, tế nhị nhấtvà mỹ lệ nhất. Nếu ta may mắn, và nếu mặt trời vẫnduy trì được các tia nắng ấm trong suốt thời gian nở hoa,lúc ấy, nụ sen sẽ mở ra, và ta sẽ thấy được phần quantrọng nhất, được gọi là viên ngọc của hoa sen. Đây làbiểu tượng của hành thiền, vì chúng ta phải duy trì chánhniệm liên tục, không ngừng nghỉ, không gián đoạn trong suốtthời gian lâu dài, để mở ra cánh sen thứ một ngàn nằmsâu bên trong, như thế, ta mới thấy được thật sự nhữnggì ở bên trong, viên ngọc ở trong tâm chúng ta.
RK:Ngài Thiền sư Ajahn Brahm, chúng tôi kính tri ân Ngài đã thamdự buổi phỏng vấn hôm nay.
AB:Không có chi. Xin cám ơn Bà.
BìnhAnson trích dịch,TâyÚc, tháng 9-2007