Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Lý Duyên Khởi

07/02/201114:09(Xem: 9494)
4. Lý Duyên Khởi

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-4-

Sơlược về Lý Duyên Khởi

TênPhạn ngữ Pāli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppāda",còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "DependentOrigination". Thuyết này bao gồm 12 thành tố, nên cũng đượcgọi là Thập Nhị Nhân Duyên.

TrongTăng chi bộ, bài kinh số 92 thuộc chương Mười Pháp, ĐứcPhật giảng cho trưởng giả Cấp Cô Độc:

"Ởđây, này gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sátnhư sau:

Docái này có, cái kia có.
Docái này sinh, cái kia sinh.
Docái này không có, cái kia không có.
Docái này diệt, cái kia diệt."

Đólà tóm lược lý Duyên khởi. Rồi Ngài giảng rộng ra:

"Tứclà do duyên vô minh, có các hành.
Doduyên các hành, có thức.
Doduyên thức, có danh sắc.
Doduyên danh sắc, có sáu nhập.
Doduyên sáu nhập, có xúc.
Doduyên xúc, có thọ.
Doduyên thọ, có ái.
Doduyên ái, có thủ.
Doduyên thủ, có hữu.
Doduyên hữu, có sinh.
Doduyên sinh, có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Nhưvậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này."

Tiếptheo, Đức Phật giảng về sự đoạn diệt các khổ uẩn:

"Dovô minh diệt, không có dư tàn, nên các hành diệt.
Docác hành diệt, nên thức diệt.
Dothức diệt, nên danh sắc diệt.
Dodanh sắc diệt, nên sáu nhập diệt.
Dosáu nhập diệt, nên xúc diệt.
Doxúc diệt, nên thọ diệt.
Dothọ diệt, nên ái diệt.
Doái diệt, nên thủ diệt.
Dothủ diệt, nên hữu diệt.
Dohữu diệt, nên sinh diệt.
Dosinh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.

Nhưvậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt. Ðây là Thánh lý đượckhéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ."

Nhưthế, khi thuyết giảng lý Duyên khởi, Đức Phật dạy chochúng ta thấy rằng vì vô minh và bị mê si mà sự hiện hữuvà khổ đau hiện tại đã phát sinh; do sự diệt tận củavô minh, và từ đó ái diệt và thủ diệt, mà không còn sựtái sinh nào tiếp theo; và như vậy, tiến trình hiện hữuđược dừng lại, và cùng với sự dừng lại ấy, là sựchấm dứt mọi đau khổ.

*

Ởđây, xin trình bày sơ lược tóm tắt về các liên hệ giữa12 thành tố của lý Duyên khởi như sau:

Vôminh duyên hành: Do vô minh (avijjā), các hành (sankhara) có điềukiện để sinh ra. Hành là những tâm sở Tư (cetanā - tác ý,cố ý), sẽ đưa đến tái sinh, còn gọi là hành nghiệp. Vôminh ở đây chủ yếu là vô minh về Tứ Diệu Ðế, vô minhvề lý nhân duyên, vô minh về quá khứ và hiện tại củachúng ta.

Dovô minh, đôi khi chúng ta làm những hành động thiện, nhưngphần lớn chúng ta làm những hành động bất thiện, vì thôngthường những gì chúng ta làm đều bắt nguồn từ tham lamvà sân hận. Do vô minh, chúng ta làm đủ mọi loại hành động,vì chúng ta không biết đâu là đúng, đâu là sai, hoặc chúngta chỉ hiểu đại khái rằng những hành động thế này làthiện, những hành thế kia là bất thiện. Vì mù quáng bởivô minh mà chúng ta thường làm những điều sai lầm, dù rằngđôi khi chúng ta cũng làm được những việc tốt lành.

Haichi phần này, Vô Minh và Hành, thuộc thời quá khứ, và đâylà hai yếu tố đã khiến ta hiện hữu ở thế gian này. Nhữnghành động thiện trong quá khứ như bố thí, trì giới, cónhững ý nghĩ tốt đẹp, v.v. là những thiện nghiệp (kusala-kamma),đã giúp ta sinh ra trong cõi người trên thế gian này.

Hànhduyên thức: Tùy thuộc nơi hành nghiệp, thiện và bất thiện,chi phần thứ ba khởi sinh, đó là Thức (viññāna). Thức thuộcthời hiện tại, sinh khởi như kết quả của Vô Minh và Hànhtrong quá khứ. Ở đây, Thức không có nghĩa là tất cả cácloại tâm mà chỉ là tâm tục sinh sau khi chết. Như vậy, khởiđầu của kiếp sống hiện tại này, chúng ta có kiết sinhthức – thức nối liền – nghĩa là thức nối liền kiếpsống hiện tại với quá khứ. Khi Thức tái sinh phát khởi,ta được tái sinh. Ở đây, ta dùng chữ "tái sinh", mà khôngdùng chữ "đầu thai" với ý nghĩa một linh hồn bất biếnđi tái sinh, bởi vì không có một linh hồn bất tử trong quanniệm của đạo Phật.

Thứcduyên danh sắc: Tùy thuộc nơi kiết sinh thức - thức nốiliền, chúng ta có tâm và thân, tức là Danh (nāma) và Sắc(rūpa), hay sự kết hợp tâm lý và vật lý. Danh là phần tinhthần, còn Sắc là phần vật chất.

Danhsắc duyên lục nhập: Do có thân và tâm, hay danh và sắc, tacó sáu Căn hay sáu Nhập (āyatana). Có năm căn bên ngoài (ngoạimôn, năm căn vật lý): mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân, còngọi là "ngũ môn" hay năm cửa. Chẳng hạn qua nhãn môn, chúngta tiếp nhận một đối tượng của sự thấy, và qua nhãnmôn, chúng ta buông bỏ đối tượng đó; vì thế, con mắtcó hai chức năng: thu nhận và buông bỏ. Chữ "căn" đượcdùng ở đây với ý nghĩa của một "căn cứ", dựa vào đómà tâm có thể tác động. Căn thứ sáu là ý căn (căn tâmlý). Đây là một căn thuộc bên trong, hay nội môn. Nó khôngnhững chỉ là một căn hay môn, mà nó cũng còn là dòng tiếnsinh của chúng ta – Phạn ngữ Pāli gọi là bhavanga hay "hữuphần". Chính dòng tiến sinh này dẫn ta đi hết kiếp sốngnày đến kiếp sống khác trong vòng sinh tử luân hồi.

Lụcnhập duyên xúc: Nhờ có sáu căn, ta có Xúc (phassa). Xúc làsự va chạm hay giao tiếp giữa một đối tượng giác quanbên ngoài với cơ quan tương ứng của thân, hay nói cách khác,giữa căn và cảnh (trần). Tùy thuộc nơi năm cửa giác quan(ngũ môn vật lý) và ý căn (ý môn), ta có Xúc. Thí dụ nhưkhi hiện hữu một cảnh sắc và phần nhạy cảm của con mắtvật lý (tức nhãn căn), trong một khoảng cách thích hợp vàcó ánh sáng thích hợp, lúc đó, sự tiếp xúc giữa căn vàcảnh sắc khởi sinh. Hình sắc đó tiếp chạm với phần nhạycảm của con mắt vật lý. Tương tự như vậy với âm thanhvà nhĩ căn, mùi hương và tỉ căn, v.v.

Xúcduyên thọ: Vì có xúc nên ta có cảm giác, và Thọ (vedanā)phát sinh. Khi có sự giao tiếp với một đối tượng qua căn,ta có cảm thọ. Nếu sự tiếp xúc là mềm mại, ta có mộtcảm giác dễ chịu; nếu sự tiếp xúc là thô tháo, ta cómột cảm giác khó chịu; hoặc đôi khi, ta cũng có một cảmgiác trung tính, không khổ không lạc.

Thọduyên ái: Vì có thọ, nên Tham Ái (tanhā) khởi sinh. Khi cócảm thọ dễ chịu - qua thấy, nghe, ngữi, nếm, đụng chạm,v.v., tham ái, thích thú sinh khởi. Ái cũng khởi sinh khi cócảm thọ khó chịu. Trong bộ Thanh Tịnh Ðạo, Ngài Phật Âmgiải thích: "Khi một bệnh nhân có cơn đau kinh khủng, ngườiấy có cảm thọ khó chịu. Lúc ấy, tham ái khởi lên, vìngười ấy có ước muốn thoát ra khỏi cơn đau đó, mong muốnthoát ra khỏi cảm thọ khó chịu đó. Như vậy, tham ái khởilên bằng hai cách: khi có cảm thọ dễ chịu và khi có cảmthọ khó chịu".

Áiduyên thủ: Khi ái phát sinh, Chấp Thủ (upādāna) liền theosau. Ái là tham muốn nhẹ nhàng, Thủ là bám rễ thâm sâu,trói buộc chúng ta vào một điều gì đó. Tham tự nó khôngdính mắc, không tiến đến trạng thái chấp thủ, đó chỉlà sự ước muốn hay mong muốn đơn thuần. Tuy nhiên, vớimột phàm nhân không tỉnh giác, tham ái liền dẫn theo lòngchấp thủ.

Thủduyên hữu: Chấp thủ tạo duyên để khởi sinh Hiện Hữu.Hữu (bhava) nghĩa là sự trở thành, thu thập nghiệp lực mớicho đời sống tương lai. Hữu có hai mặt: nghiệp hữu (kamma-bhava)là hành động tích lũy của quả dị thục, và sinh hữu (upapatti-bhava)là quả dị thục hướng đến tái sinh. Nói cách khác, do duyênÁi và Thủ, chúng ta hành động tạo nghiệp, đây là nhữnghành động hiện tại (nghiệp hữu), và đồng thời, chúngta chuẩn bị cho sự tái sinh về sau (sinh hữu).

Hữuduyên sinh: Do những hành động hay nghiệp hiện tại, ta tạomầm mống cho lần Tái Sinh sắp tới (jāti), khởi đầu củakiếp sống tương lai.

Sinhduyên già chết: Do tái sinh trong thế gian này, nên ắt sẽđưa đến Già Chết (jarā-marana). Jarā là tuổi già, suy yếudần dần, rồi chết (marana). Vì đã sinh ra nên phải chịubuồn rầu, sầu bi, khổ, ưu, não, tuyệt vọng, v.v.

*

Chúngta thấy ở đây có tất cả 12 chi phần, thường được cácnhà Phật học phân tích, chia thành 3 thời: quá khứ, hiệntại, và vị lai. Hai chi Vô Minh và Hành thuộc về quá khứ.Năm chi: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ thuộc về hiệntại, xem như là quả dị thục của quá khứ. Ái, Thủ, Hữucũng thuộc hiện tại và làm nhân cho tương lai. Sinh và Giàchết thuộc về tương lai, kết quả của những nhân đã gieotrong hiện tại. Từ Sinh đến Già chết, chỉ có hai chi đượcđề cập ở thời tương lai; tuy nhiên, chúng bao hàm cả nămchi phần trong nhóm quả dị thục hiện tại – từ Thức đếnThọ. Trong cõi người, sự kết hợp của năm chi phần nàytạo ra cái gọi là đàn ông hay đàn bà, và chính năm chi phầnnày là những gì được sinh ra, già yếu, chết đi, rồi lạitái sinh… cứ tiếp tục mãi mãi không ngừng, do những hànhnghiệp từ quá khứ cũng như trong hiện tại.

*

Trongquyển sách "Cây Giác Ngộ" (The Tree of Enlightenment), Giáo sưPeter Santina phân chia 12 chi phần thành 3 nhóm:

1)Nhóm tai ách (ô trược): vô minh, ái và thủ;
2)Nhóm hành động (nghiệp): hành và hữu; và
3)Nhóm khổ đau: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sinh,và già chết.

Trongnhóm thứ nhất, vô minh là căn bản. Do vô minh mà chúng tatham đắm vào các dục lạc giác quan, vào hưởng thụ, vàonhững ý tưởng sai lầm, nhất là ý tưởng về cái Ta độclập và thường còn. Do vậy, vô minh, ái và thủ là nguyênnhân của nghiệp (hành động).

Nhómthứ hai là nghiệp (hành động), gồm có hành và hữu. Hànhbao hàm những dấu ấn, hay thói quen hình thành trong dòng tâmthức, hay sự tiếp diễn không ngừng của thức. Những dấuấn ấy được tạo thành bởi những hành động lập đi lậplại từ nhiều kiếp trước, trở thành thói quen. Những thóiquen đó dẫn dắt nhiều hành động của ta trong hiện tại.Ngoài ra, còn có những hành động tạo tác trong kiếp sốngnày, và được gọi là hữu. Những thói quen vốn phát triểntừ nhiều kiếp trước cùng với những hành động tạo táctrong kiếp này dẫn đến tái sinh với thân ngũ uẩn, rồigià chết, khổ đau, v.v. Đó là nhóm thứ ba.

Khihiểu được sự vận hành của lý Duyên khởi, ta có thểphá vỡ vòng luân hồi sinh tử đó, bằng cách thanh lọc nhữngbất tịnh của tâm – là vô minh, ái và thủ. Một khi cácbất tịnh này bị loại bỏ, còn hành nghiệp sẽ không còn,và nguồn thói quen cũng không sinh khởi. Khi hành nghiệp ngưng,tái sinh và khổ đau cũng ngưng.

*

TrongTrường bộ, kinh số 15, Ðức Phật dạy ngài Anandā rằng:

- "NầyAnandā, giáo pháp Duyên khởi rất thâm sâu, thật sự thâmsâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giốngnhư một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm laulách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phảichịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử."

Trongmột đoạn khác, trong bài kinh số 28 thuộc Trung bộ, Ngàidạy rằng:

- "Aihiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp; và ai hiểuđược Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi".

Chonên, giáo lý Duyên khởi là một giáo lý tinh yếu, thâm sâu,quan trọng, không phải dễ dàng thực chứng và thông hiểu.Là một phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, ở đây, chúng tôichỉ có thể trình bày tóm tắt sơ lược theo kiến giải thôthiển của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com