Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Lý thuyết và thực tế

07/02/201114:09(Xem: 9645)
1. Lý thuyết và thực tế

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-1-

Lý thuyết vàThực tế
Thiềnsư Ajahn Chah

Toànbộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), nhữnglời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đườngvượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc. Cho dùchúng ta học về các hiện tượng vật lý hay tâm linh, tâm(citta) và các tâm sở (cetasika), chỉ khi nào chúng ta lấy sựgiải thoát khỏi mọi phiền não làm mục đích tối hậu thìchúng ta mới đi đúng con đường, không có gì ít hơn thế.Khổ não có nguyên nhân và điều kiện đã gây nên sự hiệnhữu của nó.

Xinhãy hiểu thật rõ ràng rằng khi tâm được tĩnh lặng, đólà tình trạng tự nhiên, bình thường của tâm. Hễ tâm vừakhởi động lên, lập tức, nó bị điều kiện hóa. Khi tâmbị sự vật nào thu hút, âm ấy bị điều kiện hóa. Khi sựhiềm ghét khởi lên, tâm bị điều kiện hóa. Ý muốn di chuyểntừ nơi này đến nơi khác, cũng khởi lên do sự điều kiệnhóa. Nếu sự hay biết của chúng ta không theo kịp các biếnchuyển lay động của tâm linh, tâm tư sẽ đuổi theo các sựbiến chuyển đó, và từ đó bị điều kiện hóa bởi chúng.Khi nào tâm chuyển động, vào lúc đó, tâm ấy trở thànhmột thực tại qui ước.

Vìthế, Đức Phật dạy chúng ta phải luôn quán chiếu các biếnchuyển lay động của tâm. Mỗi khi tâm di động, nó trở nênbất ổn và vô thường (anicca), bất toại nguyện (dukkha, khổnão), và không thể lấy đó làm một tự ngã bất biến được(anattā, vô ngã). Vô thường, khổ, vô ngã là ba đặc tínhphổ quát của tất cả các pháp hữu vi. Đức Phật dạy chúngta phải quan sát và quán chiếu các biến động của tâm.

*

Đốivới lý duyên sinh (paticca samuppāda), ta cũng nên học tập nhưthế: vô minh (avijja) là nguyên nhân và điều kiện khởi sinhcác hành nghiệp; các hành là nhân và duyên khởi sinh các thức(viññāna); các thức là nhân và duyên khởi sinh danh (nāma)và sắc (rūpa), v.v., như ta đã từng học trong kinh điển.Đức Phật đã tách riêng ra từng mấu chốt trong chuỗi dàimười hai nhân duyên để chúng ta dễ học, dễ hiểu. Đâylà sự mô tả chính xác về thực tại. Nhưng khi tiến trìnhcủa các sự kiện ấy thật sự diễn ra trong đời sống,các nhà học giả không có đủ khả năng để theo dõi đúngvào lúc chúng xảy ra. Cũng như ta đang từ trên ngọn cây caobị rơi xuống đất. Chúng ta không biết rõ được khi rơixuống, chúng ta đã xuyên qua bao nhiêu cành lá. Như thế ấy,khi tâm bất thần va chạm vào một đối tượng, nếu có sựthỏa thích trong đó, tâm liền bám theo và tạo trạng tháivui vẻ. Tâm ấy chỉ biết đến sự vui vẻ đó mà không thểbiết đến chuỗi dài các nhân duyên đưa đến trạng tháivui vẻ ấy. Tiến trình các sự kiện đã xảy ra đúng vớinhững gì được mô tả trong lý thuyết, nhưng đồng thờinó vượt quá giới hạn của lý thuyết đó.

Khôngcó gì cụ thể rõ ràng khi nói: "Đây là vô minh. Đây là nhữnghành nghiệp, và đó là thức,..." Tiến trình nhân duyên khôngcho các học giả có cơ hội để đọc ra một danh sách cácsự kiện khi chúng xảy ra. Mặc dù Đức Phật đã phân tíchtỉ mỉ và giải thích rõ ràng các chập tâm, nhưng đối vớitôi, tiến trình đó giống với sự kiện một người từtrên cây cao bị rơi xuống. Khi chúng ta rớt phịch xuống đấtrồi, chúng ta không kịp phỏng tính đã té từ trên cao baonhiêu mét nữa. Điều mà chúng ta biết chắc là thân ta đãchạm mặt đất, và đau quá!

Tâmcũng như thế ấy. Khi tâm rơi vào một sự việc nào đó,điều mà chúng ta cảm nhận được là nỗi đau đớn. Sựthống khổ, đau đớn, ưu sầu, và chán nản đó đã từ đâumà đến đây? Chúng không đến từ lý thuyết trong sách vở.Không thấy có chỗ nào đã viết rõ các chi tiết của nỗithống khổ chúng ta. Sự đau khổ của chúng ta không liên quanchính xác với lý thuyết, nhưng cả hai, sự đau khổ và lýthuyết, lại cùng đi chung một con đường. Sự nghiên cứuqua sách vở không thể theo kịp với thực tại được. Vìlẽ đó, Đức Phật đã dạy cần phải đào luyện sự hiểubiết thật rõ ràng về chính chúng ta. Bất cứ điều gì khởisinh lên, điều đó đều khởi sinh trong sự hay biết đó.Khi sự hay biết này, đã hay biết được đúng với sự thật,ta sẽ nhận ra rõ ràng rằng tâm và các tâm sở không phảilà của ta. Một cách rốt ráo, tất cả những hiện tượngđó cần phải được dẹp bỏ qua và vứt đi như rác rến.Chúng ta không nên bám níu vào chúng và gán cho chúng một ýnghĩa nào cả.

Lýthuyết và thực tế

ĐứcPhật dạy về tâm và các tâm sở – thuộc tính của tâm,nhưng không phải để cho chúng ta bám chặt lấy các ý niệmđó. Ý định duy nhất của Ngài là giúp chúng ta nhận chânra được chúng (tâm và tâm sở) đều vô thường, bất toạinguyện và vô ngã. Sau đó, hãy buông bỏ chúng, gạt chúngqua một bên. Hãy nhận thức và hiểu rõ chúng khi chúng khởisinh. Tâm này đã bị điều kiện hóa từ lâu. Tâm ấy đãđược tập tành và chịu điều kiện hóa để quay cuồngvà xa rời khỏi tình trạng của sự hay biết thuần tịnh.Khi tâm ấy quay cuồng, nó tạo nên các hiện tượng bị điềukiện hóa, rồi các hiện tượng ấy trở lại ảnh hưởngđến tâm thêm nữa, khiến cho sự biến chuyển cứ tiếp tụcmãi. Tiến trình đó khởi sinh các điều thiện, điều ác,và các sự vật khác nữa dưới ánh mặt trời này. ĐứcPhật dạy ta phải từ bỏ chúng hết đi. Tuy nhiên, ngay buổiđầu, các bạn còn phải tập làm quen với lý thuyết, rồimới có thể buông bỏ nó vào một giai đoạn sau. Đó là tiếntrình tự nhiên. Tâm chỉ là như thế đó. Các tâm sở cũngchỉ là như thế đó.

Hãylấy một thí dụ, về Bát Chánh Đạo chẳng hạn. Khi trítuệ (paññā, bát nhã) quán sát sự vật một cách đúng đắnvới minh quán, Chánh Kiến khởi lên và đưa đến Chánh Tưduy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, và các chi kế tiếp. Điều nàycó liên hệ đến các tình trạng tâm lý đã khởi lên từgiác niệm thuần tịnh. Giác niệm đó cũng như một ngọnđèn soi sáng trong đêm tối cho con đường phía trước. Nếucó sự hiểu biết đúng đắn, nghĩa là phù hợp với chânlý, nó sẽ tỏa lan và soi chiếu cho mỗi bước đi khác trênđường Bát Chánh.

Bấtcứ điều gì chúng ta thể nghiệm, điều ấy cũng khởi lêntrong phạm vi của sự hiểu biết này. Sự hiểu biết khôngthể có nếu tâm không hiện hữu. Tất cả là những hiệntượng của tâm. Như Đức Phật có giảng, tâm chỉ giảndị là tâm. Tâm không phải là một chúng sinh, không phảilà một người, một tự ngã, hoặc là chính bạn. Tâm khôngphải là chúng ta, cũng không phải là chúng nó. Pháp (Dhamma)chỉ giản dị là Pháp. Đó là một tiến trình tự nhiên,vô ngã. Nó không thuộc về chúng ta, hay bất cứ ai khác. Nókhông phải là một vật. Bất cứ những gì mà một cá nhânthể nghiệm đều rơi vào trong năm nhóm căn bản này (khandas,năm uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đức Phật dạychúng ta nên buông bỏ chúng hết.

Sựquán chiếu cũng tựa như một thanh gỗ. Minh quán (Vipassanā)ở đầu này của thanh gỗ, còn An chỉ (Samatha) thì ở đầukia. Khi chúng ta cầm thanh gỗ lên, có phải một đầu hay làhai đầu cùng được nâng lên? Dĩ nhiên, khi cầm thanh gỗlên thì hai đầu đều được cất lên cả. Đầu nào là minhquán, và đầu nào là an chỉ? Chỗ nào là minh quán tận cùngvà chỗ nào là an chỉ bắt đầu? Cả hai đều là tâm cả.Khi tâm trở nên an tịnh, thì sự an định sẽ khởi lên ngaybước đầu từ nơi tịch tĩnh, an chỉ (samatha). Chúng ta gomvà hợp nhất tâm lại trong những trạng thái an định (samādhi).Tuy nhiên, khi sự an bình và ổn cố của samādhi phai nhạtdần, khổ sở sẽ khởi lên thay thế. Tại sao vậy? Bởi vìsự an bình do thiền an chỉ đưa đến vẫn còn căn cứ trênsự bám níu. Sự bám níu này có thể là một nguyên nhân gâyra đau khổ. Tịch tĩnh chưa phải là bước cuối của con đường.Đức Phật đã nhìn thấy điều đó, do chính kinh nghiệm củaNgài, khi còn là vị Bồ-tát trên đường tu tập, sự an địnhcủa tâm như thế vẫn chưa phải là cứu cánh. Các nguyênnhân nằm bên dưới tiến trình của sự hiện hữu (bhava)vẫn chưa được đoạn diệt (nirodha). Các điều kiện củatái sinh vẫn còn đó. Công tác tâm linh của ngài Bồ-tát vẫnchưa đạt đến mức toàn hão. Tại sao? Bởi vì vẫn còn khổnão. Do đó, căn cứ trên sự an định của tịch tĩnh, Ngàitiếp tục quán chiếu, điều tra, và phân tích bản chất hữuvi của thực tại cho đến khi Ngài đã giải thoát khỏi mọisự ràng buộc, ngay cả sự ràng buộc vào tịch tĩnh. Tịchtĩnh vẫn còn là một phần của thế giới hữu vi và thựctại ước định. Bám vào loại an định đó là bám vào thựctại ước định. Khi nào còn bám vào đó, chúng ta vẫn cònsa lầy trong hiện hữu và tái sinh. Hân hoan trong sự an địnhcủa tịch tĩnh sẽ đưa đến hiện hữu và tái sinh kế tiếp.Khi tâm bất an và chao động đã lắng dịu xuống rồi, conngười thường hay bám níu vào sự yên tịnh tiếp theo đó.

Thếnên, Ngài Bồ-tát quan sát các nguyên nhân và điều kiện nằmbên dưới sự hiện hữu và tái sinh. Cho đến khi nào Ngàicòn chưa thấm nhập hoàn toàn vào vấn đề và hiểu rõ ràngđược Chân Lý, Ngài vẫn tiếp tục thẩm sát càng lúc càngthâm sâu hơn, với một tâm tư an định, chiếu rọi vào tấtcả mọi sự vật, an lành hay xáo động, mỗi khi chúng khởisinh lên. Ngài tiếp tục thẩm sát cho đến khi Ngài thấy thậtrõ ràng, minh bạch rằng, muôn pháp khi khởi lên hiện hữuthì cũng tựa như một hòn sắt nóng đang nung đỏ. Năm uẩn(sắc, thọ tưởng, hành, thức) của chúng sinh là hòn sắtnóng đỏ. Khi một hòn sắt nung nóng đỏ, còn có chỗ nàocho ta cầm mà không bị phỏng tay chăng? Có chỗ nào nơi hònsắt nóng đỏ đó còn dịu mát chăng? Thử sờ vào bên trên,bên dưới hoặc hai bên, ta có thể thấy được chỗ còn nguộilạnh chăng? Không thể được. Hòn sắt nung đỏ đã hoàntoàn nóng cháy. Chúng ta không thể nào bám vào sự an tịnh.Nếu tự đồng hóa với sự an tịnh đó, rồi phỏng đoánrằng cũng có kẻ đang được yên ổn và tịch tĩnh, đó làvô tình củng cố thêm ý nghĩ sai lầm rằng có một linh hồnriêng biệt, một tự ngã độc lập. Ý tưởng về tự ngãchỉ là một phần của thực tại qui ước. Khi nghĩ rằng,"Tôi bình an, tôi xao động, tôi tốt, tôi xấu, tôi sung sướng,tôi đau buồn,...", chúng ta càng bị vướng vào hiện hữuvà tái sinh. Lại càng thêm khổ sở. Khi hạnh phúc tàn phai,chúng ta đau khổ. Khi sự khổ sở biến mất, chúng ta có hạnhphúc trở lại. Vướng mãi trong vòng lẩn quẩn đó, ta trồilên thụt xuống triền miên giữa thiên đường và địa ngục.

Trướckhi giác ngộ, Ngài Bồ-tát nhận thấy điều này trong chínhtâm của Ngài. Ngài biết rõ rằng các điều kiện của sựhiện hữu và tái sinh vẫn chưa tận diệt hết. Công tác củaNgài vẫn chưa hoàn tất. Chú tâm vào tính duyên sinh của cuộcđời, Ngài quán chiếu: "Do nguyên nhân này mà có sự sinh;do sự sinh này mà có sự chết, và tất cả các sự biếnchuyển này đến và đi." Thế là Ngài nắm lấy các chủ đềđó để quán chiếu hầu thông hiểu Sự Thật về năm uẩn.Tất cả mọi sự vật tâm linh hay vật chất, mọi sự việcđược quan niệm hay suy tư đến, đều do duyên sinh, khôngcó một ngoại lệ nào. Khi Ngài đã hiểu rõ như thế, Ngàidạy chúng ta nên đặt chúng xuống. Khi Ngài đã hiểu rõ nhưthế, Ngài dạy chúng ta nên buông bỏ chúng hết. Ngài khuyếnkhích mọi người nên thông hiểu cho phù hợp với Chân Lý.Nếu không như thế, chúng ta sẽ đau khổ. Chúng ta không đủkhả năng để vứt bỏ các sự vật đó. Tuy nhiên, khi chúngta thấy rõ Sự Thật về vấn đề này, chúng ta sẽ nhậnra rằng các sự vật đó làm mê hoặc chúng ta. Như Đức Phậtcó nói, "Tâm không có thực chất, nó không phải một vậtnào cả."

Tâmkhông phải sinh ra là thuộc về một ai. Tâm không chết đinhư bất cứ ai. Tâm ấy tự do, chiếu sáng rạng ngời, vàkhông vướng mắc vào bất cứ vấn đề nào cả. Lý do cácvấn đề khó khăn khởi lên là vì tâm ấy bị che mờ bởicác sự vật bị điều kiện hóa, bị vẩn đục vì quan niệmsai lầm về tự ngã. Bởi thế, Đức Phật dạy ta phải nênquan sát tâm ấy. Ngay tại buổi đầu, đã có gì ở đấy?Thực sự, không có gì cả. Tâm ấy không khởi lên cùng vớicác pháp hữu vi, và tâm ấy cũng không diệt mất theo cácpháp hữu vi đó. Khi gặp một sự việc gì thiện lành, tâmấy không thay đổi để trở thành thiện lành theo. Khi gặpmột sự việc xấu ác, tâm ấy cũng không xấu ác theo. Tâmấy như thế đó, khi có sự minh quán nhìn rõ ràng vào bảnthể của chính mình. Ta sẽ thông hiểu rằng đây vốn làmột tình trạng vô thực chất.

Trítuệ minh quán của Đức Phật nhìn thấy muôn pháp đều vôthường, bất toại nguyện và vô ngã. Ngài muốn mọi ngườichúng ta phải thông hiểu hoàn toàn theo đường lối đó. Dođó, trí tuệ đã biết rõ những gì phù hợp với Chân Lý.Khi trí tuệ đó biết đến niềm an lạc hay nỗi sầu bi, tâmsẽ giữ được sự an nhiên, tự tại. Cảm giác hỷ lạclà một hình thức của sự sinh ra. Khuynh hướng trở nên buồnbã là một hình thức của sự chết đi. Khi có sự chết,tất sẽ có sự sinh; và những gì sinh ra rồi sẽ chết đi.Khởi sinh rồi suy diệt, cứ mãi vướng vào vòng lẩn quẩncủa sự hiện hữu. Khi tâm tư của hành giả đã đạt đếntình trạng hiểu biết như thế đó, hành giả không còn sótlại chút nghi ngờ nào về sự trở thành và tái sinh nữacả. Không còn cần phải hỏi lại ai nữa cả.

ĐứcPhật thẩm sát đầy đủ hết tất cả các pháp hữu vi vàđã buông bỏ được chúng. Năm uẩn cũng được buông bỏ,và sự "hay biết" chỉ đơn thuần là một quan sát viên vôtư. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tích cực, Ngài không vìthế mà trở thành tích cực. Ngài chỉ đơn thuần quan sátvà tỉnh giác. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tiêu cực, Ngàikhông hề trở thành tiêu cực. Và tại sao lại như vậy? Bởivì tâm tư Ngài đã giải thoát khỏi các nhân duyên ấy. Ngàiđã thấm nhập vào Chân Lý. Nhân duyên đưa đến tái sinhkhông còn hiện hữu nữa. Đó là sự "hay biết" chắc chắnvà đáng tin cậy. Đó là một tâm tư thật sự hoàn toàn anđịnh. Đó là những gì không hề được sinh ra, không giàlão, không bệnh hoạn, và không hề chết đi. Đó cũng khôngphải là nguyên nhân hoặc hậu quả, cũng không tùy thuộcvào nhân và quả; hoàn toàn độc lập đối với tiến trìnhduyên sinh. Các nguyên nhân bấy giờ đã chấm dứt, và khôngcòn sót lại một duyên nào nữa. Tâm tư ấy vượt qua sựsinh và sự chết, vượt qua an lạc lẫn ưu bi, cả thiện lẫnác. Còn có thể nói gì hơn nữa? Nó vượt qua mọi giới hạncủa ngôn từ để mô tả nó. Tất cả các điều kiện hỗtrợ đã chấm dứt, và nỗ lực nào để mô tả nó cũng sẽchỉ đưa đến sự bám thủ. Ngôn từ được dùng bấy giờchỉ trở thành một tràng lý thuyết của tâm tư mà thôi.

Cácmô tả lý thuyết về tâm và cách vận hành của tâm tuy chínhxác nhưng Đức Phật lại xem loại hiểu biết đó tương đốivô dụng. Chúng ta dùng trí thức để hiểu biết một điềugì, rồi tin tưởng vào đó, nhưng đấy không có chút íchlợi thực sự nào. Kiến thức đó không đưa đến an định.Sự hiểu biết của Đức Phật đưa đến sự buông bỏ. Kếtquả là sự xả ly. Bởi vì chính cái tâm đã dẫn ta nhúngtay vào cả hai, điều phải và điều trái. Nếu khôn ngoan,chúng ta sẽ chọn điều phải. Nếu quá khờ khạo, chúng tasẽ dính dấp đến điều quấy. Tâm ấy là tâm thế gian,và đức Thế tôn đã dùng các sự vật của thế gian nàyđể quan sát chính thế gian đó. Biết được rõ ràng thếgian này đúng như thật nó là như thế, Ngài được tôn xưnglà bậc "Thế gian giải", nghĩa là bậc đã hiểu được thếgian này rất rõ ràng và minh bạch.

*

Trởlại với vấn đề an chỉ (samatha) và minh quán (vipassanā),điều quan trọng nhất là phải phát triển các trạng tháiđó ngay trong chính tâm của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta thậtsự phát triển chúng nơi ta thì chúng ta mới hiểu biết rõthực sự chúng là như thế nào. Chúng ta cố tìm học nhữnggì trong sách vở nói về các yếu tố của tâm, nhưng loạikiến thức trí năng này lại không có ích lợi chi cho việccắt đứt hẳn các ham muốn vị kỷ, sân hận và si mê. Chúngta nghiên cứu lý thuyết về tham, sân, si, giản dị chỉ môtả các đặc tính khác nhau của các lậu hoặc tinh thần đó:"Ham muốn ích kỷ có nghĩa là như thế này; sân hận mang ýnghĩa như thế kia; si mê được định nghĩa như thế nọ,v.v." Khi chỉ hiểu biết suông qua các đặc tính lý thuyếtđó, chúng ta có thể thuyết giảng về chúng, nhưng chỉ trênmột mức độ nông cạn. Chúng ta thông minh và hiểu biếtnhư thế, nhưng khi các lậu hoặc đó thực sự khởi lên trongtâm chúng ta, chúng có hoàn toàn giống hệt như trong lý thuyếtkhông? Thí dụ như, khi chúng ta gặp phải việc gì bất nhưý, chúng ta có phản ứng chống lại và trở nên cau có chăng?Chúng ta có bám chặt lấy nó không? Hay là chúng ta buông bỏ,cho qua đi? Nếu sự hiềm ghét nổi lên và chúng ta thấy đượcnhư thế, chúng ta có còn ôm ấp sự hiềm ghét đó mãi chăng?Hoặc khi chúng ta đã nhận diện rõ ra sự hiềm ghét rồi,chúng ta có lập tức buông bỏ nó không? Nếu tự xét mìnhkhi có điều không vừa ý nào đó mà lại nổi lên sự hiềmghét và cố giữ sự hiềm ghét đó mãi, tốt hơn là ta nênquay về học tập lại nữa. Bởi vì sự cố chấp đó khôngphải là thái độ đúng đắn. Sự thực tập vẫn chưa đượchoàn hảo. Hễ khi đã hoàn hảo rồi, tự nhiên có sự buôngbỏ xảy ra. Các bạn hãy nhìn lại sự việc dưới ánh sángnày.

Chúngta phải thành thực nhìn sâu vào chính tâm của chúng ta, nếuta muốn thể nghiệm được các lợi lạc của sự thực tập.Cố gắng mô tả các tình trạng tâm lý, qua các loại tâmsở khác nhau và các đặc tính của chúng, chưa phải là sựthực tập đầy đủ. Còn nhiều việc khác cần làm hơn thếnữa. Nếu cần học tập các điều ấy, bạn hãy tìm hiểuchúng một cách tuyệt đối, với sự sáng tỏ rõ ràng vàsự hiểu biết thâm sâu. Thiếu sự trong sáng của minh quán,làm sao ta hoàn tất được việc học tập? Chúng ta không baogiờ học tập cho xong cả.

*

Vìthế, thực hành Chánh Pháp là một việc làm rất quan trọng.Khi tôi thực hành, đó là tôi đang học tập. Tôi không biếtnhiều về các tâm sở, các bản tính đặc thù của tâm. Tôichỉ quan sát phẩm chất của sự hiểu biết. Nếu một tưtưởng khởi lên, tôi liền tự hỏi tại sao. Nếu một ýhờn giận nổi lên, tôi tự hỏi tại sao. Nếu một ý yêuthương sinh ra, tôi tự hỏi tại sao. Đó là phương cách màtôi thực hiện. Cho dù có đặt tên các ý đó là tư tưởng,là tâm sở, là yếu tố tâm lý, là gì gì đi nữa, cũng đãcó sao? Chỉ cần đi thật sâu vào điểm đó cho đến khi nàocác cảm xúc thương hay ghét hoàn toàn biến mất khỏi tâm.Khi tôi có đủ khả năng để chận dừng sự yêu hay ghét,trong bất cứ trường hợp nào, tôi mới có thể vượt thoátkhỏi sự đau khổ. Rồi thì đâu cần việc gì xảy ra thêm;tâm và trí đã được giải thoát và thoải mái. Không cógì còn lưu lại. Tất cả đều dừng đứng lại.

Xinhãy thực tập như thế. Nếu có ai muốn thuyết giảng vềlý thuyết, đó là việc của họ. Nhưng dù có tranh luận đếnbao nhiêu đi nữa, sự thực tập cũng chỉ gom lại ở mộtđiểm duy nhất tại đây. Khi sự việc nào khởi lên, nó khởilên ngay tại đây. Dù nhiều hay ít, nó cũng bắt nguồn từngay nơi đây. Khi nó chấm dứt, sự chấm dứt cũng xảy rangay tại đây. Còn chỗ nào khác nữa sao? Đức Phật gọiđiểm tại đây là "trí tuệ". Khi trí tuệ đó biết đượcsự vật một cách chính xác, phù hợp với Chân Lý, chúngta thông hiểu được ý nghĩa của tâm. Sự vật luôn luônlừa gạt không ngừng. Khi ta học tập về chúng, chúng luôndối gạt ta. Tôi còn phải nói cách nào nữa đây? Mặc dùbạn biết chúng, bạn vẫn bị mê hoặc vì chúng, ngay tạinơi bạn biết đến chúng. Đấy là thực trạng. Vấn đềlà như thế này: ý định của Đức Phật không phải là muốnta biết các sự vật được gọi tên là gì. Mục đích giáopháp của Ngài là dạy ta hãy suy gẫm để tìm ra con đườnggiúp chúng ta thoát ra khỏi các ràng buộc của vạn pháp, xuyênqua sự truy tầm các nguyên nhân sâu xa nằm ẩn bên dưới.

ThiệnNhựt & Bình Anson trích dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com