Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.2- Phân loại thể tài của ngôn ngữ kinh điển

13/01/201107:52(Xem: 9163)
I.2- Phân loại thể tài của ngôn ngữ kinh điển

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Thích Tâm Thiện

I.2- Phân loại thể tài của ngôn ngữ kinh điển

Trước khi đi vào khảo sát các đặc trưng của ngôn ngữ kinh điển Phật giáo, cần thiết thảo luận về vấn đề "thể loại văn học" trong kinh điển. Như đã trình bày, cách phân loại thể tài trong kinh điển chỉ mang tính cách ước lệ, nghĩa là sự phân loại được tựa vào một số nét đặc trưng trên cơ sở "nhân duyên thuyết pháp", cách trình bày khi thuyết pháp, cách ghi nhận của thời thuyết pháp và nội dung của giáo pháp.

Thông qua bốn cơ sở này mà có sự phân loại khác nhau về thể tài ngôn ngữ của kinh điển. Và, sự phân loại thể tài này cũng được Đức Phật xác định trong kinh "Ví dụ con rắn" như sau (4): "Kinh, ứng tụng, giải thuyết, kệ tụng, cảm hứng ngữ, như thị ngữ, bỗn sanh, vị tằng hữu pháp, phương quảng". Từ đó, trên cơ sở này, chúng ta có thể phân loại 9 thể tài trên theo bốn nhóm như sau:
* Nhóm 1: (1) �ng tụng - (2) Kệ tụng
* Nhóm 2: (3) Như thị ngữ - (4) Bỗn sinh, Bỗn sự - (5) Vị tằng hữu
* Nhóm 3: (6) Cảm hứng ngữ
* Nhóm 4: (7) Phương quảng - (8) Giải thuyết
Trong bốn nhóm này, thực tế chỉ có 8 loại, vì kinh là tên gọi chung cho tất cả, như trình bày trong biểu đổ. Trong 8 loại và được chia thành bốn nhóm trên, chỉ có nhóm 1, bao gổm ứng tụng là kệ tụng, là thể tài chung của kinh điển. Ba nhóm còn lại (2, 3 và 4) được phân chia theo đặc tính của từng thể loại.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567