Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Người Dịch

12/01/201111:28(Xem: 11386)
Lời Người Dịch

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

LờiNgười Dịch

Thế giới bước vào thiên niên kỷ mới mang theo cùngvới nó những vấn nạn lớn của con người muôn thuở trên khắp các mặt chính trị,kinh tế, xã hội, môi sinh, như là những hệ quả tiếp nối của một thế kỷ đầy biếncố sôi động. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật với tốc độ phát triển nhanh chóngđã mang đến cho nhân loại những thành tựu vượt bực, nổi bật nhất là trong haibộ môn Tin học và Sinh học. Tất cả đã góp phần làm thay đổi khuôn mặt thế giớicả trên hai bình diện nhận thức lẫn cơ cấu. Các quốc gia, các cấu trúc xã hộikể cả tôn giáo hiện đang rung chuyển, và tùy theo mức độ của mình đang cố gắngchuyển mình để bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng đó. Những đổi thay này cũngmang đến cho con người của thiên niên kỷ mới những khủng hoảng mang tính thờiđại. Ðó là các cuộc khủng hoảng về tâm linh, về bản sắc và cơ cấu. Ðối diện vớicác cuộc khủng hoảng sâu sắc này, những người tự thấy có ý thức trách nhiệm gópphần mở ra những phóng lộ cho tương lai không thể không quay trở về với nhữnggiá trị tinh thần đã được thử thách với thời gian, trong đó có Phật giáo, và họđã tìm đến một khuôn mặt có trọng lượng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ mười bốn là một trongnhững nhà lãnh đạo tinh thần được thế giới tôn kính, không phải chỉ do nhữngkiến thức uyên thâm của Ngài về giáo lý mà còn là những hiểu biết sâu sắc củaNgài về những khía cạnh của cuộc sống đời thường được nhìn qua lăng kính Phậtgiáo. Với kiến thức quảng bác và một tầm nhìn rộng mở, không biên kiến, Ngàiđược xem như là một vị cố vấn tinh thần của nhân loại trong thời đại ngày nay.Trong chuyến viếng thăm nước Pháp vừa qua, một xứ sở từ lâu vẫn được coi như làmột trong những chiếc nôi của tư tưởng nhân loại, Ngài đã có dịp gặp gỡ, traođổi quan điểm với giới trí thức Âu Châu, cụ thể là trí thức Pháp, liên quan đếntất cả các vấn đề đương đại. Tác phẩm ”Vượt Khỏi Giáo điều"của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được ra đời trong khung cảnh này. Ðó là một tập hợpnhững bài nói chuyện, thuyết giảng, và đặc biệt là những cuộc đối thoại phảnánh hầu hết những suy nghĩ , những lý giải về các vấn nạn đang chi phốinhân loại trong thiên niên kỷ mới. Từ những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống cá nhân con người như tình dục, ngừa thai, phá thai, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đãđề cập đến những vấn nạn ở tâm mức cao hơn liên quan đến những bất công trongxã hội, hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa các quốc gianhược tiểu và tiên tiến và đây chính là đầu mối của các cuộc xung đột chínhtrị, hoặc đôi khi được núp bóng dưới danh nghĩa tôn giáo, như đang xảy ra trênthế giới hiện nay.

Như một vị lương y nhìn rõ được bệnh thái, thấy đượcnguyên nhân sâu xa những khổ nạn của con người, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, với tư cáchlà một Phật tử có trách nhiệm, cũng đã cống hiến cho nhân loại những phươngthức trị liệu mà Ngài nghĩ rằng Phật giáo có thể chia xẻ, góp phần để giảiquyết những vấn nạn, khủng hoảng này. Giải pháp mà Ngài đưa ra được xây dựngtrên tinh thần nhân bản và khai phóng của Phật giáo, lấy Ðại Từ Bi làm nềntảng, Trung Ðạo là hướng đi chủ yếu, và Bất Bạo Ðộng là phương châm hành động.Ðây là thông điệp chính mà Ðức Ðạt Lai Lạt Ma muốn rao truyền cho con ngườithời đại, là sợi chỉ vàng xuyên suốt tác phẩm ”Vượt Khỏi Giáo điều”. TừBi, Trung Ðạo và Bất Bạo Ðộng như thế phải được thể hiện ở mọi cấp độ của cuộcsống, trong nhận thức lẫn hành động ngõ hầu xây dựng được sự bình an nội tâmtrong mỗi con người để tiến đến việc kiến tạo một thế giới an lạc. Tin tưởngmột cách vững chắc vào bản chất thiện lương vốn có của con người, Ngài hy vọngtâm thức của nhân loại sẽ chuyển hoá theo hướng tốt lành. Ðó cũng là hy vọngcủa mỗi chúng ta, những người Phật tử đang thực hành Bồ Tát Ðạo trong tâmnguyện chuyển hoá nhân gian thành Tịnh Ðộ.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma qua ”Vượt Khỏi Giáo điều” cũng đã phân tích một cách rõ ràng tinh thần Bất Bạo Ðộng của Phật giáo vàkhẳng định rằng tìm kiếm hoà bình qua đường lối bất bạo động chính là sự kếthợp giữa trí tuệ và các phương tiện thiện xảo, đó là lý do giải thích tại saoNgài đã áp dụng phương sách này trong cuộc đấu tranh chính nghĩa dành độc lậpcho Tây Tạng hiện nay. Nhiều người có thể không đồng ý với Ngài về phương thứcđấu tranh bất bạo động, nhưng một điều ta không thể không đồng ý với Ngài làdưới chính sách diệt chủng và hủy diệt văn hoá của Trung Cộng, quốc gia TâyTạng hiện đang đứng bên bờ vực thẳm của nạn diệt vong. Dưới sự thống trị củaTrung Cộng, Tây Tạng hiện đang xuống cấp trầm trọng trên các lãnh vực môi sinh,nhưng điều tệ hại nhất theo Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là việc Trung Cộng đã sử dụng toànbộ đất nước này trở thành kho chứa vũ khí nguyên tử, biến Tây Tạng thành một bải rác chứa các chất thải nguyên tử của họ. Trước tình hình này, Ngài đãlên tiếng cảnh báo cùng dư luận thế giới về hiểm hoạ ô nhiễm các giòng sông lớntại Á Châu do tình trạng nhiễm độc tại đầu nguồn, nói rõ ra là tại Tây Tạng doTrung Cộng gây ra cho toàn khu vực và các quốc gia sống dọc theo những dòngsông này, kể cả Ấn Ðộ, Bangladesh, Hồi Quốc, Thái Lan, Lào, và như một địnhmệnh lịch sử ,Việt Nam sẽ là một quốc gia nạn nhân nằm ở điểm cuối của mộttrong những dòng sông lớn này, Cửu long giang.

Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cậpđến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra chocon người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứucánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này. Bằng một ngôn ngữ trong sángvà giản dị, trong tác phẩm này Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã triển khai hai lý thuyếttriết học căn bản của Phật giáo là Duyên Khởi và Tánh Không, đối chiếu và lý giảichúng dưới ánh sáng khoa học, làm nổi bật được yếu tính của Phật giáo như làmột tôn giáo được xây dựng trên cơ sở thuần lý, không phải là một tôn giáo dựatrên những niềm tin mù quáng. Ngài cũng vạch rõ cho ta thấy những tác hành củanghiệp báo và luật nhân quả, những nguyên nhân đưa đến phiền não khổ đau, củavòng luân hồi sinh tử không bao giờ chấm dứt. Và cuối cùng, bằng hiểu biết vàkinh nghiệm bản thân của một đời người hành trì, tu tập cả Hiển giáo lẫn Mậtgiáo, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã chỉ cho ta con đường vượt thoát vô minh để tự giảiphóng mình. Với bồ đề tâm kiên cố, bằng quán chiếu và thiền định không mỏi mệt,con người cuối cùng sẽ tìm thấy được bản tánh chân thật của mình, đó là nguồnlinh quang trong suốt, đó là sự thực rốt ráo, là thực chứng Niết Bàn, là đạtthành Phật quả.

Như đã trình bày, tác phẩm này đã ghi lại một cáchtrung thực những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.Do chủ đích của người ghi chép muốn cố gắng giữ đúng nguyên văn và tính cáchsống động của cuộc đối thoại nên người đọc có thể bắt gặp những đoạn có ý tưởngtrùng lặp, hoặc đôi khi có những chuyển ý đột ngột từ ý tưởng này qua ý tưởngkhác mà người ta thường gặp phải trong khi nói chuyện. Ngoài ra, vì bối cảnhcủa cuộc nói chuyện diễn ra tại Pháp, thế nên khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đề cập đếncác khái niệm Ðông - Tây ta nên hiểu đó là hai khối Ðông Âu và Tây Âu (tức cộngsản và tự do trước thời chiến tranh lạnh), và Nam - Bắc tức là các quố c gia ÂuChâu phát triển so với các quốc gia chậm tiến Phi Châu.

Bản dịch này được ra đời trong khuôn khổ chươngtrình dịch thuật của Ðạo Phật Ngày Nay do ÐÐ. Thích Nhật Từ chủ trương. Dịchgiả nhân đây xin được chân thành cảm tạ ÐÐ Nhật Từ cùng một số đạo hữu, đặcbiệt ÐH Hoa Ngọc, đã tạo điều kiện và thuận duyên để dịch phẩm này sớm đượchoàn tất. Nếu dịch bản này có những khiếm khuyết nào xin chư tôn đức, cùng qúythiện hữu trí thức hoan hỷ góp ý kiến để sửa chữa cho lần xuất bản tới đượchoàn chỉnh hơn. Ngoài ra nếu có được chút công đức nào trong việc dịch thuậtnày, dịch giả xin được hồi hướng đến muôn loài chúng sanh để không còn oan tráilẫn nhau, nguyện cầu cho đất nước và Phật giáo Tây Tạng sớm vượt qua khổ nạn,và riêng đối với cá nhân, xin được cầu nguyện đến cửu huyền thất tổ được siêusinh tịnh độ.

Tâm Hà Lê Công Ða
20-02-2002

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]