PHỤ BẢN:
ĐẠO PHẬT VIỆT
Lời Nói Đầu
Để có một tầm nhìn thật chính xác về Đạo Phật Việt, chúng tô xin cống hiến quí bạn đọc một vài dữ kiện lịch sử - do các quốc sư, thiền sư, các anh hùng, liệt sĩ đã dóng góp những công trình xây dựng quốc gia Việt được hùng mạnh - từ trước thời Tự chủ Ngô - Dinh, Tiền Lê và Lý - Trần về sau...
Trên khắp mặt sinh hoạt quốc gia, hầu hết các ngành: Văn hóa, chính trị, quân sự và luật pháp, có thể nói đều đã chịu trực tiếp ảnh hưởng tinh chỉ TỪ BI TRÍ TUỆ BÌNH ĐẲNG GIẢI THOÁT và TỰ CHỦ của đạo Phật. Do đó, đạo Phật đã là những chấtliệu để nuôi dưỡng cho thân cây Việt Nam thêm xanh tốt.
Dưới đây là bài khảo luận về sự hiện diện của đạo Phật trên đất nước Việt Nam. Trong bài này, chúng tôi chỉ trình bày những nét tổng quát để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm và để hướng đến sự sáng, đẹp của Dân tộc -Đạo pháp ở hiện tại và tương lai.
ĐẠO PHẬT VIỆT THẾ KỶ THỨ NHẤT
và THỜI KỲ BẮC THUỘC (111 tr TL-541)
... Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, nên về tôn giáo, chính trị và vănhóa nước Việt Nam ta đã từ nhieừ thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần của TrungHoa. Tuy nhiên, Đạo Phật Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.
Căn cứ vào lịch sử nước nhà: Đạo Phật truyền vào Việt Nam (khi nước ta còn gọi là Văn Lang (?) - Giao Chỉ) do hai ngã đường bộ và thủy, giaoliên giữa Ấn Độ và Trung Hoa phải ngang qua Việt Nam.
v Về Đường Bộ đi qua miền Trung Á (Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa) rồi từ Trung Hoa qua Cao Ly và Nhật Bản.
v Về Đường Thủy thì qua ngả Sri Lanka, Java thuộc Indonésia và Trung Hoa.
Nước ta ở vào giữa hai con đường ấy, và do sự ghé lại của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ, đã mang hạt giống Bồ Đề - Đạo Phật - trồngtrên đất Giao Chỉ[1]
Rất có thể trước kỷ nguyên Tây lịch người Việt đã có biết đến đạo Phật rồi.
Sau năm 111 trước Tây lịch, khi nước Việt đã bị người Hán đô hộ, thìđạo Phật - tôn giáo của Tình Thương - cũng đã từ Ấn Độ truyền vào làm tươi mát những tâm hồn khô héo của người dân mất nước, nên tổ tiên ta đãtôn thờ đức Phật, biết thâu thái những tinh hoa của Đạo là Lẽ Sống để giữ lấy mình mãi còn là mình.
Khi người phương Bắc thôn tính nước Nam Việt, chúng liền sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, lập thành quận huyện với tên gọi lúc đầu là Giao Chỉ, sau đổi: Giao Châu, đặt dưới sự cai trị của các triều đại: Hán - Ngô - Tấn - Tống - Tề - Lương - Tùy - Đường từ năm 111 tr TL đến năm 939 TL, qua ba thời kỳ, cộng 1031 năm, nền văn hóa Văn Lang - ÂuLạc có cơ nguy bị Hán tộc đồng hóa.cũng trên một nghìn năm ấy, ông cha ta phải ẩn nhẫn, chịu đựng gian khổ, đã biết áp dụng giáo lý giác ngộ giải thoát và tự chủ của đạo Phật trogn thực tế cuộc sống hằng ngày..., và lấy đó làm phương châm "cứu nguy" cho đất nước dân tộc ngày mai.
*
Vào thế kỷ thứ III tr TL, thánh quân ASOKA (268 - 232 tr TL), nước Magadha, vì muốn mở mang bờ cõi, vua đã đem quân đánh lấy xứ Kaginla, gây nên cuộc huyết chuyến vô cùng thảm khốc mà, về sau này, chính vua đãcông khai sám hối. Hồi xâm lược Kalinga vua ASOKA chưa theo giáo pháp của đức Phật. Nhưng sau khi quy uy tam bảo rồi vua mớ thật tình hối hận và trở nên thánh thiện. Sự kiện này được ghi rõ trong một tấm bia:
"... Tất cả nỗi thống khổ về nạn binh đao đã làm cho trẫm phải nặng lòng lo ngại. Dù cho số người bị sát hại bị đọa đày trong việc xâm chiếmKalinga nhiều đến thế nào cũng không thể sánh được với sự đau khổ của trẫm...
Đối với trẫm, sự thắng trận cao cả hơn hết là sự thắng trận của chính pháp...
Kim ngôn này được khắc vào trong đá để cho ngày sau con cháu của trẫmsẽ không còn nghĩ đến những cuộc thắng trận nữa, và chúng nó phải làm cách nào để thắng trrận giặc lòng..."
Khi thánh quân ASOCA cho khắc bia này thì xứ Kalinga đã bị tiệu diệt mất mười vạn và bị lưu đày mười lăm vạn quân, đấy là chưa kể số thường dân bị sát hại, chết oan, cữa nhà đổ nát, cháy rụi. Đấy là ta chỉ mới kểcó một bên nước Kalinga, chứ chưa kể số quân bị chết, bị thương, bị bắtlàm tù binh và thường dân bị chết oan về phía vua Asoka (Magadha).
Chúng ta được biết, thở Phật giáo được 218 năm, thánh quân Asoka hết lòng hằng dương chính pháp, và được thực hiện ba việc lớn:
1. Triệu tập Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Kỳ 3.
2. Dựng tháp thờ Phật và xây tu viện.
3. Thành lập phái đoàn tu sĩ hoằng pháp.
Sua 9 thánh Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Kỳ 3 tại thành Pàtaliputra, tức Bihar và Patna ngày nay, Thánh tăng Moggaliputta Tissa lĩnh xứ mệnh Vua Asoka trực tiếp diều động đoàn truyền giáo đi khắp vùng: Kashmir, Gandhàra, Mahisamandala, Vanavàsa, Aparantaka, xứ Marathe, xứ Hy Lạp, vùng Himalaya, xứ kim thổ, tức Myanmar, cửa ngõ mở ra toàn thể Ấn - Hoa,Indonésia và Sri Lanka. Thánh tăng Mahimda truyền pháp vào Sri Lanka, hai vị thánh tăng Sona và Uttara thì truỳn vào Myanmar.
v Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, chương 1:
Đạo Phật su nhâp Việt Nam - thời điểm và các tuyến du nhập, tác giả Minh Chi viết: "... Một phái đoàn do hai cao tăng Uttara và Sona được phái đến Suvannabhumi, xứ của vàng. Sử liệu Phật giáo Miến Điện chép rằng hai cao tăng đó đã đến Miến Điện truyền giáo. Nhưng sử liệu Phật giáo Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Sona và Uttara có đến Thái Lan truyền giáo liệu hai cao tăng đó có tiếp tục hành trình và đến Việt Nam hay không, đó là một nghi vấn m các nhà sử học Trung Quốc và Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ được. Có học giả dựa vào tài liệu TrungHoa nói rằng, ở Giao Chỉ tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka. Vàhọc giả đó xác định thành Nê Lê mà sử liệu Trung Hoa nói tới, chính là Đồ Sơn ở nước ta hiện nay" ( Sđd, trg 21 - 22).
Vào buổi ấy, một phong trào di dân rất rộng từ xứ Kalinga sang phía Đông và xuống phía Nam nhưng chỉ lẻ tẻ và nhiều đợt; phong tròa trở nên rầm rộ vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. (Có lẽ) đạo Phật du nhập nước ta cũng vào thời điểm này. [2]
Sự truyền bá đạo Phật ở nước, buổi sơ khai tuy mới chỉ mở mang và khai đạo ở trị sở Luy Lâu, nhưng cũng gây được sự chú ý của người dân bản địa, cũng như đã xây chùa, dựng tháp...
Một sự trùng hợp lịch sử kỳ diệu là, trong sách Lý Hoặc Luận, Mâu Tử tự xác định: "ông học và theo đạo Phật ở Luy Lâu". Bài Tựa của sách Lý Hoặc Luận đã cho chúng ta những dữ kiện quý báu:
"... Sau khi vau Hán Linh Đế băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Chỉ là yêu ổn. Các bậc dị nhân phương Bắc đều tới đây, phần lớn đềutin theo thuận thần tiên tịch cố trường sinh. Hồi ấy có nhiều học giả, Mâu Tử thường lấy ngũ kinh ra vấn nạn, các đạo gia và thuật sĩ không ai đối đáp cho xuôi được, cũng tỷ như Mạnh Kha cự lại Dương Chu - Mặc Địch..." (Nguyễn Lang, VNPGSL, trang 54).
(cũng trong bài Tựa ấy) "... Bèn mài chí theo đạo Phật, cùng nghiên cứu Lão Tử, lấy huyền diệu làm ruợu ngon, lấy ngũ kinh làm đàn sáo... Người thế tục đa số không biết, cho rằng Mâu Tử đả phá lại ngũ kinh mà theo dị giáo... Thực ra, neú mở miệng ra tranh luậ với họ thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì coi như bất lực, bèn dùng bút mực, lược dẫn đều thánh hiền mà chứng dẫn điều mình nghĩ. Do đó gọi là Mâu Tử Lý Hoặc Luận" (Sđd, trg 55, 56).
Tác giả sách Nghiên Cứu Về Mâu Tử Viết: "Nếu Phật giáo không truyền vào nước ta từ thời vua A Dục (thế kỷ thứ 3 tr TL) để đến năm 43 khi haiBà Trưng thất trận, một trong các nữ tướng của hai Bà là Bát Nàn phu nhân đi xuất gia, như truyền thuyết dân gian đã có, thì ít nhất vào năm 100 sau Tây lịch Phật giáo đã hiện diện với tư cách một tín ngưỡng đầy quyền uy đến nỗi dân ta đã trồng một thứ hoa để cúng Phật gọi là uất kimhương. Sự hiện diện được xác lập này đưa tới một số hệ luận đáng quan tâm, không những đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam, trong đó nỗi bậc nhất là việc ra đời tác phẩm văn học tư tưởng Phật giáo xưa nhất do Mâu Tử viết hiện biết của không những Việt Nam, mà cả Trung Quốc và Viễn Đông nữa, đó là Lý Hoặc Luận.
"Kể từ Trần Văn Giáp công bố quan điểm cho rằng Mâu Tử là một trong những người truyền giáo đầu tiên của Phật giáo nước ta Le Bouddhisme en Annam dès origines jusqu'au XIII è Siècle (1932) "... Ngược lại, chính bản Tự Truyện do tay (Mâu Tử) viết trong Lý Hoặc Luận đã xác định ông học và theo đạo Phật tại nước ta. Nói cách khác, ông là sản phẩm của Phật giáo Việt Nam, là tác phẩm Lý Hoặc Luận là kết tinh đầu tiên của nền Phật giáo đó"[3]
Trong Đạo Giáo Nguyên Lưu, gồm 3 quyển: thượng, trung và hạ, của An Thiền, viết bằng Hán tự thế kỷ XIX, trong đó tác giả ghi lại đạo Phật ở Việt Nam, mở đầu với đoạn dẫn nhập tổng quát, và Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi (bước đầu Thiền học ở Đại Nam). Đoạn này gồm phần Hùng Vương Phạn Tăng (các nhà sư Ấn Độ dười đời Hùng Vương, tác giả viết về KHÂU ĐÀ LA (Ksùdra), cư sĩ TUĐỊNH và con gái là A MAN; Đại Nam Phật Tháp (các tháp thờ Phật Đại Nam). Tiếp theo là các vị sư tổ truyền giáo thuộc các triều đại Việt Nam cho đến đời Thiệu Trị (1845); các truyện than thoại liên quan đến đạo Phật ở Trung Hoa và Việt Nam. Hai quyển còn lại đặc biệtnói về Nho giáo và Lão giáo.
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh chép truyện Đầm Nhất Dạ: Tiên Dung Mỵ Nương và Chử Đồng Tử chứng minh sự có mặt của đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ III (Triều đại 18 vua Hùng kể từ 2879 - 257 tr TL Thục AnDương Vương). Ở đây chỉ xin nhắc lại chỗ cần thiết trong Truyện: Hai vợchồng Tiên Dung Mỵ Nương và Chử Đồng Tử, sau khi vua cha đuổi ra khỏi nước, bèn lập chợ để buôn bán. Ngôi chợ này vẫn thường có các thương nhân ngoại quốc lui tới. Người ngoại quốc ở đây chỉ có thể là người Ấn Độ đã vượt biên giới phía bắc Ấn Độ sang vùng trù phú Myanmar (Miến Điện) rồi vào vùng Founan (Phù Nam). Trong truyện có nói rõ là hai vợ chồng gặp một thương gia dùng thuyền để đi buôn và nói với Tiên Dung: "Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay cùng với người nhà buôn ra ngoài biển mua vật quý, sang năm sẽ lời được một thoi". Hai vợ chồng bànvới nhau rồi đồng ý. Người chồng cùng với đại thương gia đi buôn ở biển. Ngoài biển có hòn đảo tên là Quỳnh Viên (sách "Đạo Giáo Nguyên Lưu" ghi là Quỳnh Vi). Nơi đây có một Am và có một vị Tăng sĩ tên là Phật Quang. Người đại thương gia và Chử Đồng Tử phải ghé thuyền vào đão để lấy nước ngọt. Dịp này Đồng Tử được vị Tăng sĩ Phật Quang thuyết phápcho nghe nên giác ngộ và được truyền pháp khí là chiếc gậy và cái nón lá và bảo rằng "những thứ ấy làm chìa khóa cho mọi năng lực huyền bí"; Đồng Tử có pháp khí thần thông nên bỏ nghề buôn, rồi đưa thoi vàng cho người đại thương gia đi buôn, và dặn khi nào trở về ghé vào am để chở Đồng Tử cùng về với. Khi về gặp lại nhau hai vợ chồng cùng nhất trí đi tìm thầy học đạo. Sau hai vợ chồng đều đắc đạo. Truyện còn nữa, nhưng đến đây có thể tạm kết thúc.
Theo JAKATA (Ấn Độ) kể truyện tiền thân của đức Phật và ta cũng thường gặp cảnh hoàng tử ra khơi tìm trâu châu, lương dược để cứu độ chúng sinh... Như vậy, Truyện kể trên chắc chắn là người Ấn Độ chứ không ai khác.
Trong kho tàng cổ tích Viêt Nam Kể Truyện Tấm Cám được Bụt hiện xuốngcứu người lành: "Tấm, Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con bàvợ cả; còn Cám, con bà vợ lẻ. Bố của chúng không may mất sớm. Sau đó, M\mẹ Tấm cũng mất. Nó ở với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà dì ghẻ ác độc hành hạ Tấm đủ điuề oan khuất. Tấm đã bao phèn chìm nổi luân hồi, khi là hình thức trái thị, khi là hình thức chim Vàng Anh... Bụt thấy thương tâm hiện ra cứu độ Tấm bé bỏng hiền lành. Ở hiền gặp lành, sau Tấm hưởng phúc báo, được vua chọn làm hoàng hậu".
Hẳn ta chưa quyên tích Truyện Mai An Tiêm buôn bán với người ngoại quốc. Truyện Cây Nêu Ngày Tết và Tấm Aùo Cà Sa, Truyện Trầu Cau với sự luân hồi thác sinh thành cây, đá, v.v... tất cả đều nói lên sự liên lạc văn hóa Ấn - Việt. Được biết: dưới thời Sĩ Nhiếp cai trị từ năm 187 đến năm 226 thì văn hóa Trung Quốc, hay nói khác là Nho giáo và Lão giáo, lúc ấy đã chính thức truyền vào ở Giao Châu; hệ thống giáo lý của hai đạo này không có cách tính kể trên, qua các truyền thuyết đời Hùng Vương.
Với những mẫu truyện trên, ta thấy: người Việt đã tiếp nhận giáo lý Nhân Quả, Luân Hồi và Nghiệp Báo của đạo Phật một cách hết sức tự nhiên,không do dự, như tiếp nhận sự phát minh của chính mình vậy.
Hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch, thời đại Hai Bà Trưng, dòng dõi Hùng Vương (40 -43) [4] dân số Giao Chỉ không hiểu, chỉ có 32.000 ngàn nóc nhà, nhưng về luật pháp nhà Hán những mười (10) điều[5] Do đó có thể khẳng định rằng; cách nay 2000 năm, Việt Nam đã có pháp luật thành văn hóa rồi, không còn ở chế độ tục lệ pháp nữa; toàn dân thuần nhất nên vớiba mươi hai ngàn nhà thì dân số hữu dụng trai tráng rất ít, thế mà với vận mệnh Khởi Nghĩa ban ra, toàn dân nhất trí đứng dậy, ắt phải có một nền văn minh đặt thù và một tình nghĩa máu mủ đùm bọc keo sơn, một sự cương quyết mãnh liệt và khôn khéo lắm mới dám đối địch với quân nhà Hán.
Năm quý mão (2030, tức là năm thứ 3 đời Hán Hiến Đế, Sĩ Nhiếp dân sớ xin đổi Giao Chỉ thành Giao Châu, thì đạo Phật đã do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào từ trước kỷ nguyên Tây lịch chứ không phải là sau này.
Trong tờ chiến của vua Hán Hiến Đế có đoạn đáng chú ý:
"Đất Giao Châu là nơi văn hiến, sông núi phong phú, của báu, vật lạ, văn vật khá đẹp, nhân tài lỗi lạc. Thường năm thường có tai họa chiến tranh, lâu nay ít có quan đầu mục, thái thú xứng đáng có tài, cho nên đất hẻo lánh chưa được thấm nhuần giáo hóa. Nay đặc ủy cho khanh trọng nhiệm, nên tuân theo phong tục họ Triệu, họ Đô, lấy ơn nhân túc mà chăn dắt dân, không phụ cái tài lương đống triều đình. Trẫm đề cử khanh làm An viễn tướng quân, phong tước Long độ đình hầu". - Dẫn theo Việt Diện ULinh, mục nói về Sỹ Nhiếp -
Truyện Cao Tăng Trung Quốc có nhận định là lúc Phật giáo ở Trung Quốcchưa được thịnh thì ở Luy Lâu, các tăng sĩ người Ấn Độ đã hiện diện ở đây truyền bá giáo lý đạo Phật rất náo nhiệt, như xây chùa, dựng tháp, mở trường và dịch kinh...
Để chứng minh cho sự kiện trên, ta hãy đọc một đoạn văn mà Thuyền Uyển Tập Anh đã ghi lại một đối thoại do quốc sư Thông Biện trả lời Hoàng Thái Hậu. [6]
Quốc sư Thông Biện đã trình bày những dữ kiện lịch sử đạo Phật truyền vào Việt Nam ra sao? (Sđd):
... "Theo sự tích của đại sư Đàm Thiên, Chính Pháp luôn luôn được vuaCao Tổ nhà Tùy ngưỡng mộ, và phán rằng : "Ta nghĩ đến đạo từ bi của đứcPhật mà không biết là thế nào để báo đáp ân đức của Ngài. Ta đã lạm ở ngôi cao... Ta chỉ muốn đem tài đức của ta hộ trì ngôi Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng). Ta đã thu thập di hài của chư Tăng và đã kiến lập bốn mươichín cây tháp thờ ở khắp nước, để làm quy củ cho nhân gian, như là bến đò và chiếc cầu cần thiết cho khách qua sông. ngoài một trăm năm mươi ngôi chùa, ta còn muốn xây thêm nhiều chùa nữa ở khắp xứ Giao Châu, vì ta muốn rằng hạnh phúc ngự trị khắp cả thế gian. Giao Châu tuy nội thuộcTrung Hoa, lại ở quá xa. Vậy phải chọn những sa môn đức hạnh và tài ba đến đó để giáo hóa chúng dân bằng pháp Bồ Đề (Bodhi)".
Đại sư Đàm Thiên[7] tâu: "Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc, khi Phật pháp truyền vào Trung Quốc, chưa đến Giang Đông, mà tại Luy Lâu đã sáng lập trên hai mươi chế - đa (Caitya : tháp thờ xá lợi), đã độ năm trăm tăng sĩ và dịch được mười lăm bộ kinh. Do đó, người ta nói rằng giáo pháp truyền đến Giao Châu trước Giang Đông (Trung Quốc) vậy.
"Theo đó người ta thấy rằng đạo đạo Phật ở Giao Châu không khác gì ở Trung Quốc,Bệ hạ có tấm lòng thương yêu khắp thiên hạ, và muốn truyền bá giáo pháp ở khắp nơi một cách bình đẳng. Thì những người truyền giáo không cần thiết mà, thần nghĩ rằng, phải gửi quan viên đến đó chăm sóc các chùa chiền nơi đó mà thôi".
Sang thế kỷ thứ II Tây lịch (168 - 189), đạo Phật Việtđã phát triển vững mạnh náo nhiệt do bốn vị Phạn tăng:
1. Ma Ha Kỳ Vực (Marajivaka)
2. Khang Tăng Hội (K'ang seng houei)
3. Chi Cương Lương (Tchi kiang liang)
4. Mâu Bác (Mécu - Fo)
Ba vị trên là người Ấn Độ. Ngài Mâu Bác cũng gọi là Mâu Tử) thuộc người Trung Quốc. Bốn nhân vật trên đều đã lưu trụ tại Bắc Kỳ, các ngài đã cùng với người bản địa dựng chùa pháp vân và nhiều chùa khác để tu niệm và truyền bá đạo Phật được lan rộng khắp nơi trong nước.
Năm 255 -256 cũng có một vị tăng sĩ: tên KALYÀNARŨCI (Chi Cương LươngTiếp), người bắc Ấn Độ (Inđoscythe) tới Giao Châu dịch kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmassmadhi suttra). Có Tỳ Khưu Đạo Thanh, người Việt phụdịch. Đạo Phật Việt thuở ấy đã tạo được Niềm Tin của người dân bản địa và đã có ảnh hưởng tốt trong nếp sống nhân gian.
Vào thế kỷ thứ IV, hai vị thiền sư Đạt - Ma - Đề - Bà (Dharmadeva) vàHuệ Thắng, cũng đã xuất hiện trên đất Giao Châu. Thiền sư Đạt Ma Đề Bà,người Ấn Độ, tới Giao Châu truyền bá thiền học tại đây. Thiền sư Huệ Thắng, người Giao Châu là một trong những đệ tử xuất sắc của Đạt Ma Đề Bà, đã chứng ngộ thiền tâm. Sau thiền sư (Huệ Thắng) qua Trung Quốc hoằng pháp và tịch tại chùa U Thế ở Bành Thành.
Sách Phật Giáo Việt nam, giáo sư Nguyễn Đăng Thục đã đau ra nhận địnhvề dịa thế nước tai và ảnh hưởng của nền văn hóa tự chủ đạo Phật đối với dân tộc Việt Nam:
"Điều kện địa lý thuận lợi của đất Giao Chỉ là có đường thông với Tây Trúc tức khu vực văn hóa Ấn Độ mà đại diện bây giờ ở phía nam Giao Chỉ là Chiêm Thành và Chân Lạp. Do đấy mà Phật giáo trước khi ảnh hưởng vào Trung Hoa phải từng phát triển ở Giao Chỉ trước đã. Và điều kiện Lĩnh Nam đã mở cửa xuống Đông Nam Á để tiếp đón và giao dịch với người ÁChâu là hải đão Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để sớm trở nên đất "ngã ba, ngã tư giao lưu của các chủng tộc và văn hóa". Phật giáo là một tôn giáo mở cửa độc nhất trong các tôn giáo thế giới đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam đất Giao Chỉ cái nhựa sống thiết yếu để hợp nhất các khuynhhướng tư tưởng tín ngưỡng giao lưu xưng khắc, thành cái ý thức hệ khai phóng của địa lý đòi hỏi. Cũng vì thế mà nhân dân tự động suy tôn người con Phật họ Lý và Lý Phật tử lãnh đạo cuộc giải phóng và xây dựng một nước Việt Nam độc lập đầu tiên. Tuy triều tiền Lý ngắn ngủi có nửa thế kỷ, nhưng cái ý thức hệ "Tam Giáo" do Thiền tông hợp sáng trên căn bản thực nghiệm tâm linh Phật giáo, đến thời hậu Lý đã giải phóng hẳn Việt Nam, trở nên một nước Đại Việt vững bền và cường thịnh tại khu vực Đông Nam Á" (Sđd, trang...)
Việt Nam là nơi hội tụ các tăng tài khắp bốn phương, nên tinh hoa ĐạoPhật Việt luôn luôn đượm sắc thái đặc biệt, trong những thời gian hoàn cảnh đặt biệt. Đạo Phật đối với dân tộc Việt Nam được coi như thứ vũ khítinh thần hiệu nghiệm, để vừa đối kháng với nền văn hóa Trung Quốc, vừathâu hái những tinh hoa của nền văn hóa đó rồi dung hóa cả hai nền văn hóa Ấn - Hoa hợp với tinh thần "Lối Sống" của người Việt hình thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc. Phật giáo đã kích động tinh thần tự chủ của người Việt. Và, từ đó đưa đến đòi hỏi một nền tự chủ dân tộc. Khi một nền văn hóa Việt tộc đã có cá tính khác biệt với nền văn hóa của đế quốc thì công việc đấu tranh dành độc lập dân tộc chỉ còn là công việc thời gian mà thôi. Chính vì vậy mà trước kia, trong lịch sử đạo Phật Việt, các vị thiền sư cùng với dân tộc Việt Nam phấn đấu cho một nền Tự Chủ vẻ vang của dân tộc.
CÔNG CUỘC DỰNG NƯỚC
THỜI TIỀN LÝ VÀ HẬU LÝ NAM ĐẾ (541 - 603)
Dưới sự lãnh đạo của Lý Bôn (cũng gọi là Lý Bí), một cuộc đại khởi nghĩa chống ngoại sâm vào mùa xuân năm 542 được toàn dân hưởng ứng, thamgia, đứng chung trên một trận tuyến để đánh đuổi tên thái thú tàn bạo là Tiêu Tư và bè lũ về Tàu, rồi chiếm lấy thành Long Biên. Đầu năm 543, triều đình nhà Lương tỗ chức cuộc phản công nhưng bị nhà Lý dẹp tan.
Sau cuộc khởi nghĩa thành công, mùa xuân tháng giêng năm giáp tý (544), Lý Bôn tuyên cáo dựng nước, xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt quốc hiệu Vạn Xuân, xây điện Vạn Thọ, tổ chức thành một triều đình của một quốc gia độc lập. Nam Đế bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Thiên Đức (VNSL) hay Đại Đức (theo LSVN, tl), và dựng một ngôi chùa lấy tên là Khai Quốc (mở nước). Sử thần triều Lê viết: "Tiền Lý NamĐế, tính rất thông minh, phía bắc đánh đuổi Tiêu Tư, phía nam dẹp yên Lâm Ấp, lập quốc hiệu, có đại lược quy hoạch của đế vương". (Đại Việt SửKý Toàn Thư - Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, tập 1, trang 101).
Qua năm ất sửu (545), vua Lương sai Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên làm tư mã đem đại quân sang đánh Chu Diên, trận thứ hai đánh ở Gia Ninh, vua Nam Đế thấy thế địch mạnh đành rút quân lên đóng ở động Khuất Liêu (thuộc đất Hưng Hóa) gần một năm trời chuẩn bị quân cơ, Lý Nam Đế đem hai vạn quân đánh nhau với Trần Bá Tiên ở hồ Diển Triệt lại bị thất bại, vua bèn giao quyền cho tả tướng quân Triệu Quang Phục cầm đầu một cánh quân lui về lập căn cứ ở Dạ Trạch (Hưng Yên). Còn anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cùng với Lý Phật Tử đem ba vạn quân vào Cửu Chân (Thanh Hóa), bị quân nhà Lương đuổi đánh phải chạy sang Lào, đóng binh ở động Dạ Năng.
Cuộc kháng chiến kéo dài bốn năm thì Lý Nam Đế bị bệnh chết (4 - 546).
Triệu Quang Phục khi hay tin Lý Nam Đế mất, ông tự xưng là Triệu ViệtVương. Nhân dịp ở bên Tàu có loạn, vua nhà Lương phải triệu Trần Bá Tiên về chỉ để một tỳ tướng là Dương Sàn ở lại nước ta, Triệu Quang Phụcđem quân giết chết Dương Sàn, chiếm lấy thành Long Biên.
Năm 555, Lý Thiên Bảo mất, Lý Phật Tử lên thay. Rồi năm 557, Lý Phật Tử[8] lần nữa, đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, thống nhất đất nước.
Nối nghiệp nhà Tiền Lý, cũng trong năm 571, Lý Phật Tử lên làm vua, đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên) mà lịch sử sau này gọi là Hậu Lý nam Đế.
Lý Phật Tử làm vua 32 năm (571 - 603).
Sách Việt Điện U Linh, tác giả Lý Tế Xuyên (đời Trần) viết:
"... Nam Đế đã chiếm được nước của Triệu Việt Vương rồi, thiên đô quaxứ Lộc Loa và Vũ Ninh, phong cho anh là Xương Ngập, làm thái bình hầu, giữ Long Biên, phong đại tướng quân là Lý Tấn Đỉnh làm an ninh vương giữthành Ô Diên, ở ngôi ba mươi (30) năm, khởi từ năm tân mão, niên hiệu Đại Kiến thứ ba nhà Trần đến năm nhâm tuất niên hiệu Nhân Thọ thứ hai, vua Văn Đế nhà Tùy thì mất; con là Sư Lợi lên nối ngôi, được vài năm thìbị tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh chiếm mất nước.
"Sau khi Nam Đế đã băng, người trong nước chỗ nào cũng có lập đền thờ, có miếu ở tại cửa Tiểu Nha, phường An Khang, rất linh dị.
"Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sách phong Anh Liệt Uy Hoàng Đế. Năm thứ bốn mươi, gia thêm hai chữ Nhân Hậu. Năm Hưng Long thứ hai mươi một,gia tăng bốn chữ "Khâm Minh Thánh Vũ" (bản dịch chữ Hán ra Việt văn củaLê Hữu Mục - Sđd, trang 55).
Lịch sử Việt Nam, tập ghi: "Năm 589, nhà Tùy diệt nhà Trần, Thống nhất Trung Quốc. nhà Tùy âm mưu đặt lại ách dô hộ trên miền đất nước ta.Lý Phật Tử về danh nghĩa phải chịu thuần phục nhà Tùy nhưng thực chất vẫn giữ quyền cai trị nước ta.
"Năm 602, nhà Tùy gọi Lý Phật Tử về kinh đô chầu Hoàng Đế. Và chầu cónghĩa là đầu hàng, mất nước. Lý Phật Tử đã chống lại lệnh đó. Phật Tử sai cháu là Lý Đại Quyền đem quân giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), sai tướng Lý Phổ Đỉnh đem quân giữ thành Ô Diên (Từ Liêm, Hà Nội), còn tự mình tổ chức phòng ngự tại "thành cũ" của Việt Vương" (tức thành Cổ Loa,Đông Anh, Hà Nội).
"Đầu năm 603, nhà Tùy cử Lưu Phương đem quân theo đường tây bắc xuốngxâm lực nước ta. Lý Phật Tử chặn đánh quân Tùy ở núi Dô Long (vùng Tụ Long, xưa thuộc Tuyên Quang, nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc). Quân ta bị thua. Giặc tiến vây thành Cổ Loa, bắt Phật Tử đầu hàng và bắt giải về Tùy. Nhiều tướng lĩnh của Lý Phật Tử tiếp tục cùng nhân dân dân đánh giặc nhưng sau cùng bị tàn sát. Đất nước ta rơi vào ách thống trị nhà Tùy (Sđd trg 116).
Năm 571 là năm Lý Phật Tử lên ngôi vua, chỉ càch ba năm sau, tức 574,ngài Tỳ ni Đa Lưu Chi (Vinnitaruci), người nam Thiên Trúc (Ấn Độ) qua Trung Quốc cầu pháp với Đệ tam tổ Tăng Xán, và sau khi đắc pháp được tổ ấn ký và khuyên nên qua phương Nam truyền đạo. Năm 580, ngài từ Trung Quốc sang Việt Nam, trụ trì chùa Pháp Vân, thuộc làng Cổ Châu, Long Biên, dịch bộ kinh Tổng Trì và lập ra phái Thiền Tông Thứ Nhất ở nước ta. Đến năm 594, trước khi viên tịch, ngài truền tâm ấn cho đệ tử là tôngiả Pháp Hiền, người Việt Nam đầu tiên được vinh dự lĩnh pháp ấn để kế truyền Chính Pháp.
Triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) vì cảm mến đức hóa của ngài, đã làm bài kệ truy tán:
"Sáng tự lai Nam quốc
Văn quân cửu tập thiền
Ứng khai chư Phật tích
Viễn hợp nhất tâm nguyên
Hạo họa lăng già nguyệt
Phân phân bát nhã liên
Hà thời hạnh tương kiến
Tương dữ thoại trùng huyền"
(Mở lối qua Nam Việt
Nghe Ngài hiểu đạo thiền
Nguồn tâm thông một mạch
Cõi Phật rộng quanh miền
Lăng già ngời bóng nguyệt
Bác nhã nức mùi sen
Biết được bao giờ gặp
Cùng nhau kể đạo huyền).
- bản dịch Thích Mật Thể -
Hệ phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, truyền được 19 đời (580 - 1216), gồm 28 vị tổ kế thừa.
Vào khoảng cuối thế kỷ vi đầu thế kỷ VII, Việt Nam lại có thêm ba đoàn truyền giáo:
- Đoàn thứ nhất ba vị: MINH VIỄN, TUỆ MỆNH, VÔ HÀNH.
- Đoàn thứ hai ba vị: ĐÀM NHUẬN, TRÍ HOẰNG, TĂNG GIÀ BẠT MA.
- Đoàn thứ ba sáu vị: VẬN KỲ, MỘC XOA ĐỀ BÀ (Moksadeva), KHUY XUNG, TUỆ DIỆM, TRÍ HÀNH, ĐẠI THẶNG ĐĂNG.
Trong ba đoàn truyền giáo, hai đoàn là người Trung Hoa, trong đó duy có ngài Tăng Già Bạt Ma (Samyhavarma) là người Trung Á. Đoàn thứ ba, đáng chú ý hơn, vì toàn người Việt Nam cả (bốn người ở Giao Châu - Hà Nội, Nam Định - và hai người ở Aùi Châu - Thanh Hóa -). Cả sáu ngài đã qua Trung Hoa, Ấn Độ, và đã cầu pháp, dịch kinh.
Sau thời đại Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế), nước ta bị nhà Tùy (602 - 617) đô hộ, rồi tiếp đế nhà Đường (617 -907) cai trị, gồm 305 năm.
Trong thời thuộc Đường, năm Nhâm Tuất (722), nhà ái quốc Mai Thúc Loan, quê ở Hà Tĩnh, nổi lên giải phóng ách thống trị nhà Đường đang đè nặng lên thân phận người dân Giao Châu bị trị, đã chiêu tập ba mươi ngàn nghĩa quân chống cự với quân nhà Đường, chiếm giữ lấy đất Hoan Châu (tỉnh Nghệ An), xây thành chung quanh núi sông Lam dài đến cả trăm dặm, xưng Hoàng Đế, đóng đô ở Vạn An, tục gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen).
Nhà Đường phải vận dụng đến mười vạn quân để chống cự với ba mươi ngàn quân... Rất tiếc! Cuộc kháng chiến đang hồi quyết liệt thì ông bị bệnh chết, giữa lúc sự nghiệp quốc gia cần có người như ông.
Rồi nửa sau thế kỷ VIII (766 - 791), có vị anh hùng tên là Phùng Hưng, quê ở Đường Lâm (tỉnh Sơn Tây) nổi dậy, đem quân về chiếm giữ phủ thành được mấy tháng, công việc đang dở dang, không may cho vận nước: ông mất! Quân sĩ lập con là Phùng An lên nối nghiệp. Dân ái mộ Phùng Hưng tôn vinh là Bố Cái Đại Vương, bậc cha mẹ của dân.
Tháng bảy năm Tân Tỵ (791), vua Đường sai Triệu Xương sang làm đô hộ sứ, Phùng An thấy thế chống không nổi, xin ra hàng.
*
Đến năm 907 TL thì nhà Đường bị đổ. Nước Trung Quốc rất rối loạn, anhhùng hào kiệt nổi loạn khắp nơi. Ngai vàng là mục tiêu chính mà con cháu các dòng vua chúa thuở trước có cớ dấy binh. Các cuộc huyết chiến xảy ra liên miên... Hẳn ta chưa quên thời Đông Hán, Trung Hoa cũng xảy ra cảnh sứ quân cát cứ tương tranh giữa ba nhà Ngụy - Thục - Ngô. Nay, nhà Đường bị chấm dứt thì cảnh loạn lạc tranh ngôi cửu ngũ lại xảy ra. Thời nay, sử Trung Hoa gọi là Ngũ Quý, hay là Ngũ Đại, gồm có Hậu Lương,Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Trong năm nhà Hậu này, chẳng cónhà "Hậu" nào có thực lực cả, chỉ được một thời gian rất ngắn độ dăm năm là bị khai trừ. Toàn lãnh thổ Trung Hoa bị bão tố loạn lạc và lụn bại. Lúc này đúng là lúc "trời không có mắt" nên lãnh thổ của "thiên triều" như vô cương trên nửa thế kỷ.
Trước bối cảnh đen tối ấy, các viên chức Trung Hoa Cai trị nơi viễn xứ đang phân vân, bối rối, khong biết dòng họ nào sẽ cầm chính quyền điều khiển quốc gia? - Còn người Việt, sau bao nhiêu năm trời dài đằng đẵng buộc phải sống bên người Trung Hoa, đã nhận ra cái nhược điểm ấy của nước thống trị, nên cũng như bao lần trước, cuộc biến loạn tại chínhquốc (Trung Hoa) là một dịp tốt cho người dân bị trị Giao Châu vùng đứng dậy giành lại quyền tự chủ của quốc gia mình. Khúc Thừa Dụ, quê ở Hải Hưng "được nhân dân khâm phục, ông nhân danh là hào trưởng một xứ màtự xưng là tiết độ sứ".
Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường (bất đắc dĩ) phải chấp nhận cho Khúc Thừa Dụ giữ chức tiết độ sứ, một chức quan của nhà Đường, nhưng ôngđã xây dựng một chính quyền tự trị của người bản địa. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo nối nghiệp cha giữ chứ tiết độ sứ, chỉ sau đó mấy tháng, ông đã cải cách lại tất cả cơ cấu hành chính quốc gia, thay đổi các viên chức Trung Hoa, định lại thuế khóa cho công bằng và hợp lý... Tiết độ sứ Khúc Hạo mất năm 917 TL. Con là Khúc Thừa Mỹ lên thay, vẫn tự xưng là tiết độ sứ.
Năm 923 nhà Nam Hán xua quân sang đánh nước Việt, bắt được Khúc Thừa Mỹ nhưng sau lại thả ra cho phục chức như cũ. Năm 931, Dương Đình Nghệ, một tùy tướng của tiết độ sứ Khúc Họa, nổi dậy đuổi được quân Nam Hán, sau 8 năm bị đô hộ. Rồi, sau 6 năm hưng quốc, Dương Đình Nghệ bị viên nha tướng của mình, là Kiều Công Tiễn, phản loạn giết và soán đoạt ngôi báu. Ngô Quyền, một kị thuộc tướng của Dương Đình Nghệ, đương trấn nhậm ởÁi Châu, Thanh Hóa, xuất đại quân đánh Kiều Công Tiễn để trừ hậu họa.
*
... Tuy không có tài liệu chính truyền xác định đạo Phật đã truyền vào Việt Nam trước thế kỷ thứ nhất dương lịch, nhưng bằng phương pháp thuần lý, do sự quy nạp các tài liệu có tính cách phong tục học và xã hội học thuộc các triều đại xa xăm của đất nước, thấy có nhiều bằng chứng (gián tiếp) cho phép ta tin tưởng rằng: đạo Phật du nhập Việt Nam trước Trung Hoa, và đã hưng thịnh rất xán lạn rồi.
Riêng có điều này nên chú ý: Thời Tùy - Đường của Trung Hoa, Phật giáo rất thịnh (mà) duy chỉ có một ngài Huyền Trang Sang Ấn Độ học đạo và thỉnh kinh; mà ở Việt Nam đã có (cả thảy) sáu vị thiền sư qua Ấn Độ tu học. Rất tiếc là các vị ấy đã tịch ở xứ người (sáu vị thiền sư Việt Nam đó là các ngài: Vận Kỳ, Mộc Xoa Đề Bà, Tuệ Diệm, Trí Hành, Khuy Xungvà Đại Thặng Đăng). Ta cũng không quên được là lúc bấy giờ nhà Đường không thiếu vì các nhà tài đức, thế mà các vị thiền sư như: Phụng Đình và Duy Giám của nước Việt Nam đã được vua nhà Đường thỉnh vào cung thuyết pháp cho vua nghe. Các nhà trí đức Trung Hoa (đời Đường) rất kính mộ các thiền sư Việt Nam và đã làm thơ tán thán các ngài. Trong Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn có ghi lại những bài thơ ấy. Nguyên bảnbài thơ chữ Hán của thi sĩ Dương Cự Nguyên viết để tặng thiền sư PhụngĐình:
"Cố hương Nam Việt ngoại
Vạn lý bạch vân phong
Kinh luân từ thiên khứ
Hương hoa nhập hải phùng
Lộ đào thanh Phạn triệt
Thầ các hóa thành tùng
Tâm đáo trường An mạch
Giao châu hậu hạ chung".
(Quê nhà trong cõi Việt
Mây trắng tít mù xa
Cữa trời vắng kinh kệ
Mặt biển nồi hương hoa
Sóng gợn cò in bóng
Thành xây hến mấy tòa
Trường An lòng quất quýt
Giao Châu chuông đêm tà ...)
- Thích Mật Thể dịch -
và dưới đây là bài thơ của thi sĩ Cổ (có chỗ đọc là Giả) Đảo viết để tiễn thiền sư Duy Giám:
"Giảng kinh luân điện lý
Hoa nhiễu ngự sàng phi
Nam hải kỷ hồi quá
Cựu sơn lâm não quy!
Xúc phong hương tổn ấn.
Lộ vũ khánh sinh y
Không thủy khứ như bỉ
Vãng lai tiêu tức hy".
(Giảng kinh nơi cung điện
Vườn ngự hoa xuân bay
Xa quê từ mấy độ
Mưa xa dầm áo bạc
Gió táp ấn hương phai[9]
Biển vắng như thế đó
Tin tức làm sau hay[10]
Cách hơn 300 năm sau, khoảng thế kỷ IX, Việt Nam lại xuất hiện một phái Thiền tông nữa, do ngài VÔ NGÔN THÔNG từ Trung Hoa truyền vào. Ngàiđắc pháp với tổ Đại Trí Bách Trượng Hoài Hải, và năm 820 thì qua Việt Nam, trụ trì chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, sau truyền pháp lại cho tôn giả CẢM THÀNH. Dòng thiền này truyền được 15đời, gồm 40 vị tổ kế thừa (mà) tôn giả Cảm Thành là sơ tổ của Việt Nam,thuộc phái Thiền tông thứ hai, dòng Vô Ngôn Thông.
CUỘC CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NAM HÁN
CỦA NGÔ QUYỀN (937 - 967)
Ngô Quyền, người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng), ông có chí lớn, mưu cao, tài kiêm văn võ, khi quân Nam Hán còn ngấp nghé bên ngoài bờ cõi, ông đã sửa soạn công cuộc ứng chiến, và việc trước hết là đánh lấy thành Đại La, giết tên phản chủ bán nước Kiều Công Tiễn để trừ nội họa; ổn định tình hình trong nước. Cuối nằm 938, vua Nam Hán ra lệnh chohàng trăm vạn quân, do thái tử Lưu Hoằng Thao chỉ huy, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Trận chiến oanh liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, Hoằng Thao bị chết, còn quân giặc phần bị giết phần bị chết chìm hoặc bịbắt, thiệt hại quá nửa. Hán chủ đành phải nuốt hận thu tàn quân về Tàu.
Năm 939, Ngô Quyền xưng đế hiệu, thành lập một vương quốc độc lập, đóng đô ở Cổ Loa (tỉnh Phú Yên), chấm dứt thời kỳ mất nước kéo dài 1031 năm (một ngàn không trăm ba mươi mốt năm).
*
(Đạo Phật Việt từ thời Bắc thuộc thứ II qua thời Lý Nam Đế và suốt thời Bắc thuộc thứ III tuy có phát triển nhưng chưa được long thịnh như các triều đại ĐINH - TIỀN LÊ - LÝ - TRẦN sau này).
ĐẠO PHẬT THỜI TỰ CHỦ NHÀ ĐINH (968 - 980) VÀ TIỀN LÊ (981 -1009)
Khi Đinh Tiên Hoàng Đế dẹp loạn Thập nhị sứ quân, thống lĩnh sơn hà, định lại việc triều chính, vua liền nghĩ đến chỉnh đốn hàng ngũ giáo hộiTăng già và định phẩm trật cho các tăng sĩ lỗi lạc hữu công tham dự quốc chính, nên đã tặng chức Khuông Việt Thái Sư cho ngài tăng thống NgôChân Lưu, chức Tăng Lục Đạo Sĩ cho pháp sư Trương Ma Ly, và thiền sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chấn Uy Nghi.
Về sinh hoạt chính trị, văn học trong nước lúc bấy giờ đều do các bậctăng già hữu học nhận lãnh trông coi. Đạo Phật Việt được vương triều công nhận coi như là quốc đạo kể từ nhà Đinh.
Lịch sử Việt Nam, tập 1, viết về Phật giáo đời nhà Đinh:
"trong buổi đầu thời kỳ độc lập, Phật giáo là tôn giáo chiếm ưu thế trong xả hội. Trong nước nhiều chùa tháp được xây dựng. Riêng ở Hoa Lư, năm 973, Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng, cho dựng 100 cột đá khắc kinh Phật (gọi là kinh tràng). Các nhà sư là tầng lớp có học thức, có uy tín và ảnh hưởng trong xã hội. Ngoài văn học dân gian, lực lượng sáng tác văn học lúc đó chủ yếu là các nhà sư. Những tác phẩm văn học thành văn của giai đoạn này còn lại đến nay là một số bài thơ chữ Hán của các nhà thơ như Đỗ Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, v.v... (Sđd trang 150).
Sau nhà Đinh là nhà Tiền Lê, các tăng sĩ vẫn được trọng dụng. Vua Lê Đại Hành đã triệu thỉnh Khuông Việt Thái Sư làm cố vấn và thiền sư Pháp Thuận lo việc ngoại giao; đồng thời triều đình cũng cho thiết lập tự viện, và năm 1008 vua sai sứ là ông Minh Xưởng, Hoàng Thành Nhã qua Trung Hoa thỉnh Đại tạng kinh. Đây là lần đầu tiên nước ta sai sứ đi thỉnh kinh.
Năm Thiên Phúc thứ VII (986) nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang nước ta[11], vua sắc Ngài Khuông Việt Thái Sư giữ việc ngoại giao để ứng tiếpvới sứ giả. Còn thiền sư Pháp Thuận cải trang làm chú lái đò cho sứ giả. Tình cờ có đôi ngỗng bơi trên mặt nước, Lý Giác vốn có tài văn thơ,liền tức cảnh:
"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha"
(Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó ven trời)
Chú lái đò - tức thiền sư Pháp Thuận - đã ứng đối:
"Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba"
(Lông trắng phơi giòng nước
Sóng xanh chân hồng bơi)
Sứ giả nghe xong lấy làm ngạc nhiên và kính phục, không ngờ nước việt lại có lắm nhân tài.
Qua những lần tiếp đãi lịch sự của một thiền sư (Khuông Việt Thái Sư đại diện cho triều đình) đối với sứ giả một nước lớn là Trung Hoa, Lý Giác càng lúc càng tỏ ra kính trọng vua nước ta, nên ông đã viết tặng bài thơ:
"Hạnh ngộ minh thời tán thịnh du
Nhất thân lưỡng độ xứ Giao Châu
Đông Đô tái biệt tâm vưu luyến
Nam việt thiên trùng vọng vị hưu
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tịch kiến thiềm thu."
Thiền sư Thích Mật Thể đa dịch bài thơ ấy ra tiếng Việt:
May gặp minh quân giúp việc làm
Một mình hai lượt sứ miền Nam
Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ
Muôn dặm non sông mắt chừa nhàm
Ngựa đạp mây bay qua suối đá
Xe vòng núi chạy tới dòng lam
Ngoài trời lại có trời soi sáng
Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm.
Câu thứ bảy của bài tơ tác giả có ý xưng tụng vua nước Việt cũng như vua của họ.
Thật là thần tình, chỉ do khẩu khí thơ văn xướng họa mà đã làm chuyểnđổi được vận mệnh của cả nước đang từ thế yếu sang hẳn một thế mạnh. Và, vì cảm mến đức hóa của người xưa, Lê Quí Đôn, nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII, đã hết lời ca tụng hai vị thiền sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận:"Câu thơ của thiền sư Pháp Thuận làm cho sứ nhà Tống phải kinh dị; điệutừ của đại sư Ngô Chân Lưu đã nỗi danh một thuở (Sư Thuận thi ca, Tống sứ kinh dị, Chân Lưu từ điệu, danh chấn nhất thời) - Thiền Dật -
Thiền sư Pháp Thuận được vua Lê tôn trọng như bậc quốc sư. Vua thường hỏi ngài về những việc bình trị quốc gia và ngôi cửu ngũ dài vắn ra sao?
- Thiền sư trả lời bằng một bài thơ:
"Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh".
(Ngôi nước như dây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Trên điện không sinh sự
Đây đó hết đao binh).
Các vị thiền sư, quốc sư đã đóng góp không nhỏ cho công trình dựng nước, giữ nước. Các ngài đã khai hóa nền văn học quốc gia, đã giáo hóa nhân dân. Vốn sẵn có tinh thần yêu nước cao độ, nhân dân ta lại thấm nhuần giáo lý giác ngộ giải thoát của đạo Phật rồi lấy đó làm chất men cho cuộc nổi dậy, chống lại sự thống trị của người phương Bắc, giành lấyquyền độc lập tự chủ cho quốc gia kéo dài hơn 5 thế kỷ, kể từ thời nhà Đinh trở về sau (968 - 1504).
ĐẠO PHẬT VÀ NHÀ LÝ (1010 - 1225)
Phật giáo chính thức và công khai hoạt động từ thời nhà Đinh và Tiền Lê nhưng đến nhà Lý mới phát triển được mạnh. Như thế không phải nhà đã nâng đỡ một mình đạo Phật mà chính Phật giáo cũng phải theo thông lệ củacác tôn giáo, học phái khác mà tiệm tiến, chờ đến lúc túc duyên mới phát triển được mạnh, và đến lúc không còn liên tục duyên thì nó cũng theo luật vô thường mà bị suy vi. Hơn nữa, không một vị vua nào lại sơ suất đến độ gây ra hiềm khích giuã các học phái, tôn giáo hay các lý thuyết với nhau, để chính triều đại của mình chịu gặp nhiều xáo trộn trong đời sống cộng đồng.
Hồi nước ta mới lấy quyền tự trị, kể từ họ Khúc, rồi họ Dương, họ Ngôthì Nho giáo đã có nhiều người chấp chính, và lúc ấy chưa có sự xuất hiện của các vị thiền sư một cách chính thức và đại qui mô. Thế mà Nho giáo vẫn không hưng thịnh được, chính là vì những con người theo Nho giáo hồi đó phần nhiều đặt nặng lòng tham vị kỷ lên trên hết, và nhằm ngai vàng làm mục tiêu của mình. Vì thế mấy dòng họ kia đã không được vững bền, lâu dài. Người theo Nho giáo đã không ý thức được sự cường thịnh phải có của quốc gia, qua sự ổn cố của xã hội, rồi lại không gây các cơ sở nền móng cho xã hội, không tập hợp được quốc dân để hướng họ vào sự phục vụ quốc gia. Nho giáo ở Việt Nam lúc ấy là một trò ngại cho bước tiến vững chắc của toàn dân. Về kinh tế, chính trị không được cải thiện một cách hợp lý. Xã hội thì vẫn là xã hội rập khuôn theo Trung Hoa, không có điều gì mới mẻ quan trọng được khai sinh. Con người thì không có được hoàn cảnh thuận lợi để phát triển khả năng của mình cho xãhội và chính hạnh phúc bản thân mình nữa. Tóm lại, Nho giáo lúc ấy, không có chính sánh hưng quốc, không có đường hướng hoạt động hợp lý, trên cương vị hành xử việc điều khiển quốc gia. Do đó, sau khi nhà Đinh thống nhất quốc gia, dẹp tan nạn Thập nhị sứ quân thì đã phải dùng đến các hình luật cực kỳ đanh thép, để lập lại trật tự, tạo cơ hội thuận duyên cho toàn dân an cư lạc nghiệp.
Lúc tai họa Thập nhị sứ quân bị tiêu diệt thì chính là lúc cáo chung vai trò của những phần tử theo Nho giáo, và chính lúc ấy đạo Phật bắt đầu công khai hoạt động.
Đạo Phật, qua hai triều Đinh và Tiền Lê vẩn chưa được mãnh tiến đúng khả năng phục vụ quốc gia. Vì hai triều nọ vẫn hãy còn ảnh hưởng nặng nềtinh thần Khổng Nho phần nào nên cả hai đều không tồn tại được lâu bền.
Quốc gia Việt Nam phải chờ đến thời nhà Lý mới được hùng mạnh, vì nhờcó Lý Công Uẩn, vị khai sáng triều đại nhà Lý vốn là người đã được đào tạo trong một thờ gian ở Thiền môn dưới sự dạy dỗ của thiền sư Vạn Hạnh.[12]
ĐẠO Phật phát triển được khả năng kiến quốc một cách vinh quang, không phải là nhờ vào phép lạ nào hoặc nhờ vào xảo thuật lấn áp, dìm dậphạng nhân tài chụ ảnh hưởng Nho giáo; trái lại, do quá trình tiến hóa tự nhiên chung cho mọi tập đoàn văn hóa mà nó đã rút ra kinh nghiệm kiếnquốc ở hai triều đại trước. Nhà Đinh thì đã dùng luật pháp quá khắt khe- trong khi chưa khai phóng, cởi mở cho từng lớp nhân dân - được thi hành triệt để, và các sự cải tổ về chính trị, kinh tế, xã hội chưa mấy hợp lý. Còn nhà Tiền Lê thì cũng không tạo nổi sự thay đổi nào quan trọng có tính cách đại qui mô và có căn bản trường tồn.
Vai trò của các vị thiền sư, quốc sư làm cố vấn chỉ đạo cho hai triềuĐinh, Tiền Lê không được nổi bậc như dưới triều Lý. Vì ở vào môi trườnggiao tiếp giữa Nho giáo và Lão giáo nên các ngài tuy chỉ dẫn vô tư cho các vị quốc vương, song các vị này đã không đủ quyền năng, nghị lực thi hành trọn vẹn sứ mệnh. Đến lớp con cháu các vị thì vẫn còn ảnh hưởng di truyền của Nho giáo, về cả tinh thần lẫn vật chất, qua các vị tiên đế thiếu sáng suốt và nghèo nghị lực nên chỉ miệt mài lo củng cố hạnh phúc vị kỷ, đến nỗi kéo đổ cả ngai vàng và đưa dòng họ đương vinh quang trở lại đời sống bình thường và phức tạp. Phải nhờ đến thời nhà Lý, nước Việt Nam mới thực sự cường thịnh là do có Con Người Mới mang một Ý Thức Mới tới, và do đó có một Chính Sách Mới cải tổ toàn diện các cơ cấu quốcgia đi.
* Về Chính Trị - Năm 1010, Lý Công Uẩn[13] lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho một thời đại văn minh cường thịnh ở Việt Nam. Việc làm trước tiên của vị minh chủ này là: "cho đốt chài lưới, giải phóng các loài chim muông... trên rừng dưới biển, bãi ngục tù ban chiếu từ nay trong nước aicó đều gì oan ức cho đến triều đình tâu, vua sẽ đích thân giải quyết".
Mùa thu năm ấy vua cho dời đô từ Hoa Lư, về thành Đại La , có điềm rồng vàng hiện lên, nhân đấy vua đổi Đại La thành Thăng Long Thành, tức Hà Nội ngày nay. Cùng với việc dời đô nhà Lý đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Đuống (Bắc Giang) làm sông Thiên Đức.
Dưới đây là nguyên văn bài "Chiếu Thiên Đô":
"Xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu với các vua thời Tam đại theo ýriêng mình mà tự tiện dời đổi? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, muutoan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dướitheo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi, là cốt mong vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh Lê lại vinh theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của nhà Thương nhà Chu, cứ đóng yên đô thành ở đấy, đến nỗi triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đi.
"Huống nữa thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng vị trí các hướng nam bắcđông tây, rất tiện cho sự nhìn sông tựa núi; địa thế vừa rộng vừa bằng phẳng, đất đai lại cao và thoáng; dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Ngắm khắp nước Việt ta, chỉ có nơi đây là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của đế vương muôn đời.
"Trẫm muốn nhân cái thế thuận lợi ấy để định chỗ ở. Ý các khanh thế nào?" [14]
sau khi dời đô về Thăng Long, cùng lúc với công việc kiến thiết các cung điện của triều đình, như : điện Càn Nguyên để coi chầu, điện Lập Hiền, điện Quảng Vũ, điện Long An, diện Long Thụy, điện Nhật Quang, điệnNguyệt Minh, cung Thúy Hoa và Long Thụy cho cung nữ ở. thành có bốn cửa: Tường phù (đông), Quảng Phúc (tây), Đại Hùng (nam), Diệu Đức (bắc).Cộng 13 sở, xây thành lũy xung quanh. Vua cũng cho dựng ở phủ Thiên Đức8 ngôi chùa. Triều đình có dựng bia ghi công. Riêng trong nội thành, vua cho dựng chùa Hưng Thiên Ngự; ở cung Thái Thanh, chùa Vạn Thọ, nhà tàng kinh Chấn Phúc; và ở ngoại thành là những chùa: Thắng Nghiêm, ThiênVương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ,Thiên Quang, Thiên Đức. Triều đình cũng ra lệnh cho các làng trùng tu những chùa hư hại. Phát 1.680 lạng bạc để đúc chuông chùa Đại Giác, phát 310 lạng vàng để đúc chuông chùa Hưng Thiên. Tuyển dân làm tăng, lập giới đàn ở chùa Vạn Thọ cho tăng thụgiới. [15]
Năm sau (1011), vua ban lệnh đại xá, cấp quần áo thuốc men cho những người bị Ngọa Triều bắt được trở về quê cũ làm ăn sinh sống. Đồng thời xóa thuế trong ba năm cho cả nước "xóa hết nợ thuế cũ của những người mồcôi, góa chồng, già yếu".
Niên hiệu Thuận Thiên thứ 7, 8, 9 trong ba năm liền, vua lại xuống chiếu tha cho dân không phải đóng thuế ruộng.
Năm 1018, vua sai Lý Đạo Thành và Phạm Hạc đi Tống thỉnh kinh Tam tạng và năm 1023, sai các quân đội thị sảnh viết lại kinh Tam Tạng, rồ trử tại tàng kinh Đại Hùng. Năm 1025, dựng chùa Chân Giáo ở trong nội thành để tiện việc tụng kinh.
Ngô Thời Sĩ, trong Việt Sử Tiêu Án, có lời bình phẩm:
"Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhà cửa Phật, Khánh Văn nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu trong lòng, cho nên kinh mới kiến quốc, sáng tạo nhiều chùa, cấp điệp độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu muốn cho qui Phật, đến đời sau nhà Lý mới dựng lên ngôi chùa cao sát mây, lập nên cột chùa bằng đá cao vót, lấy sự thờ Phật làm việc thường phải có của một nước (lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng 12.000 cân đồng). Khi khánh thành chùa thì mở hội, xá cho tội nhân..." (Sđd, trang 108).
Nhà Lý trải qua các triều vua Thái Tổ, Thái Tông (1028 -1054), Thánh Tông (1054 - 1071), Nhân Tông (1027 -1127). Các vua trên đây đã cho tổ chức lại cơ cấu hành chính, soạn thảo pháp luật, xây dựng nhu yếu quốc phòng, an sinh và giáo dưỡng, kiến thiết thủ đô Thăng Long, và làm mọi việc để bảo toàn lãnh thổ, thống nhất nhân tâm, nhằm củng cố nền độc lậplâu dài: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
* Về Ngoại Giao- ở phái nam, nước Đại Việt giáp giới với Chiêm Thành,một tiểu vương quốc vốn có tiêng hung bạo, thường xua quân sang đánh phá miền duyên hải nước ta. Bằng chứng khi nhà Tiền Lê mới chấp chính, vua Đại Hành sai sứ sang Chiêm Thành, bị vua nước này bắt giam sứ lại. Vua Đại Hành giận lắm. Chờ đến sau khi phá được Tống rồi, vua đem quân qua hỏi tội. Quân nhà Tiền Lê tràn vào thàdêdô nước Chiêm đốt phá, bắt người, và lấy rất nhiều của cải châu báu, rồi rút quân về một cách an toàn. Ngay sau khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã có chủ trương giao hảo với nhà Tống. Năm 1010, viên ngoại lang Lương Nhậm và Lê Tài Nguyên đượccử đi sứ Tống, do đó quan hệ giữa hai nước tương đối hòa hảo.
Buổi đầu thời nhà Lý, khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm Thành vẫn cho sứthần sang cống. Kể từ năm 1028, thái tử Phật Mã, tức Lý Thái Tông lên làm vua, đã mười lăm năm Chiêm Thành không chịu thông sứ. Do đó, năm 1044, vua Thái Tông đích thân ngự giá đi đánh Chiêm Thành. Quân ta kéo vào kinh đô Vijaya bắt sống vua nước ấy là Rudravarman III. Từ đấy phía nam được tạm yêu. Vua nước Chiêm Thành hằng năm lại phải triều cống như cũ.
Về phía bắc, nước tảo sát nách một nước khổng lồ (Trung Hoa). Mà các ông vua Trung Hoa vốn tự xem mình là một nước "thiên triều", coi các lânbang ở chung quanh là man di, chỉ chờ cơ hội thuận tiện là đem quân tớixâm lược, hòng áp đặt lại ách thống trị thời Hán - Đường của cha ông họ.
Cho tới khi Tống Thần Tông (1068 - 1078) lên cầm quyền. Vương An Trạch được cử làm tể tướng. Bấy gờ Ung Châu có quan tri châu là Tiêu Chúlàm sớ dâng về Tống triều, nói rằng: "Nếu không đánh lấy đất Giao Châu thì về sau thành mối lo cho nước Tàu". (Trong lúc) Vương An Thạch có ý muốn lập công ở ngoại biên và nhân dịp để khỏa lập sự thất bại về "5 TânPháp" do ông ta chủ trương để cải tổ việc chính trị trong nước bị ngườidân Trung Quốc oán giận, không chịu thi hành, cho là trái với chế độ phong kiến cổ truyền.
Cuộc chiến tranh xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống vẫn được khởi sự. Quan hệ bang giao Lý - Tống trở nên căn thẳng trong một thời gian.
(Nhưng sau kháng chiến chống Tống đã toàn thắng, nhà Lý vẫn giữ tư thế một nước độc lập, tiếp tục giao hảo với nhà Tống).
Trong hơn hai thế kỷ, nhà Lý theo đuổi một chính sách ngoại giao lúc cương nghị, lúc uyển chuyển thật linh động: nhằm mở rộng quan hệ ngành thương nghiệp với các nước láng giềng, đồng thời bảo toàn được lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc.
* Về quân sự - Quân đội nhà Lý gồm có quân cấm vệ và quân các lộ. Độichuyên bảo vệ cung điện nhà vua, đóng chung quanh kinh thành, gọi là cấm vệ. Ngoài cấm quân, có quân các lộ các phủ. Tất cả nhân dân đến tuổihoàng nam (18 tuổi) đều phải đăng lính, nhưng vẫn được ở nhà cày bừa, mỗi tháng phải đi phiên một kỳ ngắn. Đó là chính sách "ngụ binh ư nông" (có nghĩa là giữ quân lính ở nhà nông) vừa bảo đảm sản xuất nông nghiệp vừa bảo đảm số quân cần thiết, phòng khi không may có chiến tranh xảy tới. Các chức chỉ huy quân đội có: Đô thống, nguyê người soái, thống quản, thượng tướng, đại tướng, đô tướng.
Những lần chinh phạt lớn, vua tự làm tướng hay cử các hoàng tử thân vương làm nguyên soái chỉ huy (LSVN tk 1 - 1427 q1 T2).
"Quân đội nhà Lý đã đạt đến một trình độ tổ chức và huấn luyện khá cao. Quân đội phiên chấn thành các đơn vị: quân, vệ và bao gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh. Trang bị quân đội, ngoài các loại vũkhí đã thấy từ trước như giáo mác, cung nỏ, khiên, v.v... còn có thêm máy bắn đá. Lực lượng quân đội hùng hậu đó giữ vai trò rất quan trọng việc củng cố nhà nước... và đã lập nên nhiều chiến công rực rỡ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước" (LSVN, tập 1, trang 153).
Năm 1011, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, giết chúa là Sạ Đẩu, bắt 30 voi, 5000 người lính làm tù binh.
Năm 1038, trấn Quảng Nguyên (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) có tên tù trưởng Nùng Tồn Phúc làm loạn. Năm sau (1039), Thái Tông Đích thân đánh dẹp, bắt được Nùng Tồn Phúc đem về kinh sử tội. Thì ba năm sau (1041) vợNùng Tồn Phúc và con trai là Trí Cao từ động Lôi Hỏa dời về châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra một nước Đại Lịch. Thái Tông một lần nữa, cất quân tự thân đi đánh và bắt được Trí Cao, nhưng lần này vì tương tình không giết, tha cho về và phong cho làm Quảng nguyên mục. Tình hình được tạm yên.
Để chuẩn bị chống tống, điều trước nhất, là đánh Chiêm Thành, nhằm cảnh cáo nước này (đã) dựa vào thế lực nhà Tống, cắt đứt quan hệ với ĐạiViệt, và còn đem quân quấy phá vùng biên cảnh nước ta. Nên năm 1069, LýThái Tông xuống chiếu thân chinh Chiêm Thành, quân ta đã vào lấy được Vijaya, bắt vua nước ấy là Rudravarman III (Chể Củ) và nhiều lính làm tùbinh. Rudravarman III xin dâng đất chuộc tội. Vua Lý bằng lòng. Ba châuBố Chính, Đại Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địch phận Quảng Bình về phía Tây Quảng Trị.
Trong số tù binh có hòa Thượng Thảo Đường, người Trung Hoa, sang truyền đạo ở Champa (Chiêm Thành)... khi biết rõ chuyện vua sắc phong ngài làm quốc sư và cho mở đạo tràng, giảng kinh tại chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Số đệ tử theo học đạo có đến hàng ngàn, trong đóvua Lý Thánh Tông cũng xin làm đệ tử. Từ đây đạo Phật Việt có thêm một phái Thiền Tông thứ ba, phái Thảo Đường.
Dòng Thiền Thảo Đường (1069 - 1205) truyền được 5 đời, gồm 19 vị tổ kế thừa.
Cuộc Kháng Chiến Chống Tống Dưới Thời Vua Lý Nhân Tông
Năm 1068, khi Tống Thần Tông lên cầm quyền, triều đình nhà Tống gặp phải cảnh huống khủng hoảng và quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội. Qua năm sau, năm 1069, Vương An Thạch, một nho thần, được cử làm tể tướng, y đề ra chính sách cải cách kinh tế "làm dân bớt bị quấy; thêm giàu, làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh"[16], nhằm cứu vãng tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu - Hạ ở phíabắc và tây Trung Hoa[17] ; đồng thời có ý đồ mở rộng biên cương xuống phía nam mà Quảng Nam là vùng ở cực nam nước Tống, gồm hai lộ: Quảng Namtây lộ và Quảng Nam đông lộ. Gọi tắc là Quảng Tây và Quảng Đông. Nước Đại Việt đời Lý tiếp giáp đất Quảng Tây. Theo kế hoạch trên "nếu thắng,thế Tống sẽ tăng, và các nước Liêu - Hạ sẽ phải kiêng nể". Vẫn theo sự tính toán của Vương An Thạch thì: "Lúc quân ta (tức quân Tống) diệt được Giao Chỉ (tức nước ta), uy ta sẽ có. Rồi ta báo cáo cho Thiềm Tây biết, quân dân Thiềm Tây sẽ có thắng khí. Với Thắng khí ấy, ta sẽ nuốt tươi nước Hạ. Mà nếu nuốt được nước Hạ thì ai dám quấy nhiễu Trung Quốc nữa".[18]
Vương An Thạch làm nội chính cánh mạng, nhưng khi đem ra thực hiện "Tân Pháp", gặp phải rất nhiều sự chống đối trong nước, nhất là các lão thần. Khoảng tháng 6 năm 1074, Vương An Thạch tự thấy không làm được gì,xin từ chức. Nhưng tình hình mỗi ngày càng phức tạp hơn. Đến tháng 3 năm sau (1075), chỉ sau mười tháng vắng mặt ở Biện Kinh, Vương An Thạch lại được vua triệu về chấp chính.
... Nước Đại Việt, từ lâu, đã là mục tiêu của vua tôi nhà Tống muốn đánh lấy. Theo Vương An Thạch vẫn là "đánh lấy nước yếu để dọa nước mạnh". Triều đình nhà Tống ra lệnh cho các tướng tá phòng thủ phía nam: [19] "chuẩn bị lương thực, bắt lính, đóng chiếm thuyền và tổ chức tập trận". Nhà Tống còn ra sức "mua chuộc các thủ lĩnh bộ tộc thiểu số vùng biên giới", hòng làm suy giảm tiềm lực kháng chiến của dân tộc ta. Tronglúc Tống sửa soạn đánh Lý, thì có sứ Liêu đến Biện Kinh, hỏi viên tiếp sứ rằng:
- "Nam man có việc gì?
Nam man tức là Giao Châu. Viên tiếp sứ trả lời.
- Nam man tức cướp. Triều đình đã sai người dẹp.
- Binh dùng có đến vài vạn không?
- Không đến vài nghìn.
- Ai làm tướng?
- Quách Quì và Triệu Tiết (LTK.)
Ở nước ta, khi Lý Thường Kiệt lên cầm quyền, trước hết, ông lo việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng quốc phòng, để kịp thời đối phó với quân xâm lăng nhà Tống. Trong khi đó, có người Tốngở Quảng Tây tên Từ Bá Tường, gửi mật thư cho vua Lý (1073), nói rằng: "Tống sửa soạn đánh Giao Chỉ. Theo binh pháp: "Trước khi người có bụng cướp mình chi bằng mình đánh trước. Lúc nào quân đại vương vào đánh, bá tường này xin làm nội ứng".[20] Khi đã nắm được tình thế chủ động rồi, một mặt, Lý Thường Kiệt tâu vua Lý Nhân Tông xin gửi công hàm tới triều đình Tống đòi lại tụi Mùng Thiện Mỹ và 700 bộ thuộc đã trốn sang Trung Quốc; một mặt, ông lập tức tâu vua: "Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc". Triều đình Lý tán thành.
Thế là cuộc chuẩn bị đánh Tống được nhanh chóng thực hiện. Với một đạo quân từ sáu tới mười vạn người, chia làm hai đạo thủy và bộ, do Lý Thường Kiệt Tổng chỉ huy, nhằm tiêu diệt các cứ điểm quân sự của Tống ở các trại biên giới, cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu, và chủ yếu là đánh thành Ung Châu.
Ngày 27 - 10 - 1075, quân ta mở đầu cuộc tiến công vào đất Tống. Trước khi ra quân, Lý Thường Kiệt tuyên bố:
"Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa mái mưunuôi mình béo mập.
"Bỡi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà vẫn sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!
"Nay bản cức vân mệnh quốc vương, chỉ đường tiến quân lên Bắc, muố dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thể, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng thánh Thuấn thăng bình!
"Ta nay ra quân, cốt chỉ cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văntruyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hảy tự đắn đo, chớ cómang lòng sợ hãi".
- bản dịch của Trần Văn Giáp, trích dẫn Thơ Văn Lý Trần, tập 1 -
Lý Thường Kiệt ra lệnh tập trung thủy quân ở Vĩnh An và bộ quân ở dọcbiên thùy các châu: Quảng Nguyên, Môn, Quan Lang và Tô Mậu. Khí giớ thìngoài cung nõ, trường thương mà hai bên đều dùng, ta có tên tẩm thuốc độc, và máy bắn đá. Ta còn dùng nhiều chiến thuyền và voi để xung phong.Voi có thể do cả đường thủy và đường bộ tiến vào. Đạo quận thuộc các bộtộc thiểu số do Tôn Đản chỉ huy, được lệnh xuất quân trước, chia thành nhiều ngã vượt biên giới tiến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, HoànhSơn... châu Tây Bình, châu Lộc. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm Châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo. "Quân ta tới đâu như vào nhà trống người không" (VSL).
Trong khi ấy, Lý Thường Kiệt dẫn đại quan đi đường thủy, từ châu VĩnhAn (Móng Cái) tới Khâm Châu và Liêm Châu. Ngày 30 - 12 - 1075, quân tatiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân, không phải giao phong một trận nào. Ba ngày sau, 2 - 1 - 1076, Liêm Châu cũng mất vào tay quân ta. Tám nghìn thổ binh bị ta bắt làm phu khiêng vác...
Chiếm xong hai châu Khâm, Liêm, Lý Thường Kiệt dùng chính sách "phủ dụ" để nêu danh nghĩa làm yên lòng dân Tống, ông sai yết bảng dọc đường kể tội quan Tống. Lời Lộ Bố nói rằng: "Quan coi Quế Châu đã kiểm điểm dân các động và đã tuyên bố rõ ràng muốn sang đánh Giao Chỉ". Ông cũng lợi dụng sự tranh chấp giữa hai phái tân và cựu trong triều đình Tống, để chia rẽ hàng ngũ địch. Trong các lộ bố có nói: "Trung Quốc dùng các phép thanh miêu, trợ dịch, làm dân khốn khổ. Nay ta đem quân tới cứu"[21]
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, vua tôi Tống rất lo ngại, hoang mang. Triều đình náo động. Các tướng ở địa phương bối rối. Ty kinhlược Quảng Nam Tây Lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được đều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ knh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mong chóng, ty ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu. (LTK)
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứQuảng Tây, đồng thời xuống chiếu cho các quan lại địa phương, dặn rằng:"Nếu xem chừng quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ lấy chỗ hiểm mà thôi. Chỗ nào có tiền, vải, lương thực, thì phải chở tháo đi, đừng để lọt vào tay địch". Sau đó lại ra lệnh trái ngược, nói rằng: "Nếu quân bỏ thành đi chỗ khác, thì lo rằng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ty đều phải trở lại thành mình".
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt ra lệnh cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi thập vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đôngbắc chiếm lấy châu Bạch, hình như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Rồi hẹn ngày 18 - 1 - 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại tạo thành một sức mạnh tiến công bão táp và bất ngờ vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giàm cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ, để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu. "Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, sẽ rất gay go, quyết liệt, và sẽ là một trường tranh đấu giữa mưu trí của Lý Thường Kiệt và lòng dũng cảm của Tô Giàm" (LTK)
Ngày 11 - 2 - 1076, Trương Thủ Tiết, từ Quảng Châu, đem quân tới cứu viện, bị quân ta chặn đánh ở ở Côn Lôn (phía bắc Ung Châu) cách Ung Châu40 cây số. Quân Tống bạc nhược chưa đánh đã chạy. Nhiều tên quân hàng theo ta. Trương Thủ Tiết và nhiều tướng tá bị giết.
Thành Ung Châu vẫn tiếp tục bị vây hãm. Quân ta dùng một thứ công cụ (thường gọi là máy bắn đá) nhằm bắn vào trong thành, khiến người và ngựachết như rác. Quân của Giàm có cung thần tí bắn một phát được nhiều tên, giết nhiều lính và voi của ta. Lý Thường Kiệt ra lịnh cho quân sĩ chiếm thành. Nhưng thành cao và chắc, quân ta phải dùng vân thê, là một thứ thang bắc truyền nối nhau rất cao, để leo lên thành, nhưng vẫn khôngtiến theo được bước nào. Ta phải dùng đến kế đào đường hầm, định chui vào thành, cũng không vào nổi. Sau dùng hỏa công, nghĩa là bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành. Trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy.
Sau 42 ngày công phá mà không sao phá được, cuối cùng ta dùng phép thổ công: lấy đất bỏ vào bao bì, xếp chồng lên nhau, thành bực thềm để lên thành. Bao đất chất hàng vạn, dần dần qua như núi. Chốc lát đã cao đến vài trượng. Quân Lý nối tiếp nhau như kiến mà trèo lên, rồi lọt vào trong thành. Hôm ấy là ngày 1 - 3 - 1076. [22]
Lý Thường Kiệt sai phá thành Ung Châu, lấy đá lấp sông để ngăn ngừa quân cứu viện của địch. Rồi tiếp tục tiến lên phía bắc, định lấy Tân Châu. Viên coi Tân Châu, nghe quân ta kéo gần đến thành, bỏ thành chạy trốn (LTK).
Sau khi Ung Châu thất thủ. Mộng Vương An Thạch định lấy nước ta đã tan tành như mây khói. Dư luận xôn xao ở khắp nơi rất bất lợi cho y. Cáctriều thần nhao nhao phản đối vì "ai cũng biết y là chủ mưu và hoàn toàn phải mang trách nhiệm". Tuy nhiên, Vương An Thạch vẫn tìm mọi cách để tự bào chữa: "Đáng lẽ ta phải đánh khi Càn Đức (tức Lý Nhân Tông) mớilập. Bấy giờ, các khê động đều muốn nội phụ. Nếu lúc ấy ta muốn đánh Giao Chỉ, thì chỉ cần hai vạn tinh binh, chọn năm sáu tướng vừa vừa,l à có thể làm xong chiện". Y nói thêm: "Tôi, khi trước Thấy Giao Chỉ đánh Ung Châu chưa hạ được, trong nước chúng bỏ không, nên tính có thể hành động chóng mà đánh úp ở hậu phương nó. Làm như thế thì ta không cần đánhquân nó đương cướp ở nước ta, mà chúng cũng bị tan. Sau khi Ung Châu mất, sự đánh úp chúng không thể bàn đến nữa".
Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vô đất Tống - trước khi chúng định đánh lấy nước ta - đã làm đảo lộn mọi kế hoạch của địch, khiến chúng phải chùn bước: đang từ thế chủ động rơi vàothế thụ động; vì thế, cuộc đánh phục thù và có ý đồ xâm lăng nước Đại Việt của Tống đành phải lùi lại một thời gian nữa mới có thể thực hiện. Vương An Thạch không kịp chờ kết quả của cuộc phát binh trả thù mà mình đã chủ mưu. Tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch từ chức.
Khi mục tiêu của cuộc “hành quân” đã đạt được, Lý Thường Kiệt ra lệnhcho toàn bộ quân nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc khánh chiến mới, chống quân Tống sắp sửa kéo xuống xâm lăng nước ta. [23]
Cuộc khởi binh của Tống lần này có mục đích rõ rệt: vừa đánh báo thù,sau khi quân lý đánh chiếm các châu Khâm - Liêm - Ung, vừa có chủ ý "chinh phục nước ta và sáp nhập đất đai ta vào Tống".Chỉ sau 8 ngày, UngChâu bị quân ta chiếm, ngày 9 - 3 - 1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân sang đánh Đại Việt.
Muốn chắc đạt mục đích, một mặt, Tống sửa soạn một cách chu đáo về đủmọi phương diện: "tướng tá, quân bộ, quân thủy, khí giới, lương thực, thuốc men, xe ngựa, tàu thuyền, tuyên truyền, phủ dụ...; Mặt khác, vua Tống sai sứ qua chiêm Thành, Chân Lạp xúi giục các nước này đánh biên thùy phía nam nước ta.
Đại quân sẽ kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, bắt đầu tháng 8 năm 1076, những cánh quân Tống đã đột nhập miền đất nước ta, do Thẩm Khởi cầm đầu, đánh chiếm châu Vĩnh An.
Tháng 10, Yên Đạt đánh vào châu Quảng Nguyên (Cao Bằng), một vị trí chiến lược của ta ,mà có lần, Quách Quỳ đánh giá rất quan trọng: "Quảng Nguyên là cổ họng của Giao Chỉ. Có binh giáp mạnh đóng ở đó. Nếu ta không đánh lấy được, thì sau khi ta đi sâu vào đất chúng, quân ta sẽ bị đánh cả mặt trước mặt sau".
Lư Kỳ đốc thúc 5.000 quân cự chiến, nhưng đến ngày 1-1-1077, Quảng Nguyên bị mất.
Ngày 8-1-1077, Quách Quỳ dẫn đại quân từ Tư Minh, Bằng Tường theo đường qua ải Nam Quan đánh vào ải Quyết Lý, bị quân ta - do phò mã Thân Cảnh Phúc chỉ huy - chặn lại ở đây. "Quân Tống không thể tiến, Quỳ sai quân cung tiễn thủ lấy nõ bắn vào voi. Voi sợ, quay chạy, dẫm xéo lên quân Lý, Quân Lý tan vỡ. Quyết Lý mất" (LTK).
Với một đạo quân hơn mười vạn người, do chín tướng dặt dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ. Mỗi tướng đều động chừng 5.000 quân. Vậy có 45 ngàn quân chính qui, trong số đó có 2.500 kỵ binh châu Kinh, Nguyên, Tần, Lũng... Ngoài 5.000 quân chính quy ra, dọc đường sẽ mộ thêm binh các lộ Hà Bắc, kinh động và ở miền nam, Động Đình và quân tình nguyện. Tại chính huyện thuộc Quế Châu, Quách Quỳ ra lệnh bắt 8.500 bảo đinh, 91.200hạng khác. Chủ lực Tống là bộ binh. Quách Quỳ và Triệu Tiết đều là những tướng giỏi, quen với lính cưỡi ngựa vùng cao nguyên và sa mạc, nêncuộc nam chinh lần này, Quách Quỳ đã đem theo một vạn con ngựa.
Tống cũng chuẫn bị một toán thủy binh phối hợp với bộ binh, nhưng thủy binh không có chiến hạm; như vậy, làm sao so được với thủy binh củata vốn đã quen với chiến trận và có truyền thống đánh đuổi quân Hán - Tống dưới thời Ngô Quyền - Lê Đại Hành, lập nên nhưng chiến công hiển hách, làm khiếp vía kẻ địch.
*
ngày 27-3-1076, Quách Quỳ từ dã Phu Diên về đến Biện Kinh. Quỳ vào yết kiến vua Tống. Tống Thần Tông xuống chiếu, dặn rằng: "Sau khi bình được Giao Chỉ, sẽ dặt châu huyện như ở nội địa".
Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân ta ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳngtới Sông Cầu vào ngày 18-1-1077. Quân Tống đóng trên một tuyến dài 60 đặm (khoảng 30 cây số) từ bến đò Như Nguyệt đến gần núi Nham Biền.
Bờ bên này là quân của ta tấ ngự.
Dòng sông Như Nguyệt trở thành chiến tuyến thiêng liêng mà Lý Thường Kiệt đã "tiên liệu" chọn làm nơi phòng ngự cuối cùng nhằm chặn dứng quộctiến công của địch định vượt sông, chiếm lấy kinh đô Thăng Long. Ông đãsai đắp đê Nam Ngạn cao như một bức thành. Ngoài đê, đóng cọt tre mấy lớp để làm giậu. Quân ta đóng dọc theo sau lũy tre dài gần 100 cây số, sẵn sàng đón đánh địch, nếu chúng chực qua sông.
Đại bản doanh quân Lý đóng ở Thiên Đức và Thăng Long. Phòng tuyến ra rất kiên cố. Mà quân Tống laị không có thuyền qua sông. Thủy quân cũng không thể tới. Quân tống bị chặn đứng ở bên kia sông Cầu. Quách Quỳ sai bắc cầu phao, đóng bè lớn, mỗi lần, chở được 500 quân sang sông, hết lớpnày đến lớp khác, rầm rộ tiến công vào phòng tiến của ta. Quân ta từ bên bờ cao đánh xuống. Quân Tống, phần bị giết, phần xin hàng, đạo quân đã qua sông hoàn toàn tan rã.
Đã hai lần quân Tống vượt sông thì cả hai lần thất bại nặng nề.
Quách Quỳ chán nản, thất vọng, không dám nghĩ đến việc vượt sông nữa, và ra lệnh: "Ai bàn đánh sẽ bị chém!".
Tống Thần Tông trước kia từng dặn Quách Quỳ: "Phải lo việc An Nam chochóng xong". "Khi đem quân vào cõi chúng, ta phải đánh cho chóng được"."Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu huyện như nội địa. Giấc mộng bá chủ nhằm "chinh phục nước ta và sáp nhập đất dai và Tống" đã không thể nào thực hiện được.
Hơn một tháng bị lún chân ở bên kia khúc sông Như Nguyệt (Sông Cầu), quân Tống Lâm vào tình trạng bi đát; lương thực ngày một vơi dần, đường tiếp vận quá xa xôi, phu phen thiếu thốn, lại bị quân ta chặn bít các ngã, không thể nào chuyển được lương thực tới nơi. Sau lưng địch, những toán quân nhỏ của ta không ngừng hoạt động quấy phá. Cộng vào đó, thời tiết đang chuyển dần san nóng nực - sức nóng dữ dội của mùa hạ - không thích hợp với quân Tống. Số quân lính và phu vận chuyển mệt mỏi, chêt dần chết mòi quá nửa, số còn lại cũng bị ốm đau. "Lương ăn của chín đạo quân đã cạn. Lúc ra đi, quân có mười vạn, phu có 20 vạn. Vì nóng bức và lam chướng, quân phu đã chết mất quá nửa rồi. Còn non nửa, cũng đều ốm" (LTK).
Thời cơ và hoàn cảnh rất thuận tiện cho ta chuyển sang thế phản công.Hai hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn, theo kế hoạch đã vạch sẵn, dẫn 400 chiến hạm, đổ bộ vài vạn quân đánh vào trận tuyến địch ở vùng sông Kháo Túc (Sông Cầu gần núi Kháo Biền) đê nhử địch về hướng này, rồi kéo quân xuống thuyền trở về căn cứ địa, bị quân địch bắn đá như mưa làm thuyền chìm. Quân ta chết đuối khá đông và hai hoàng tử cũng đã hy sonh anh dũng. Nhưng sau đó, vào một đêm không trăng sao, đại quân của ta, doLý Thường Kiệt chỉ huy, mở cuộc tổng phản công bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Quân Tống đại bại.
Trước khí thế chiến thắng oanh liệt ấy, Lý Thường Kiệt dõng dạc đọc vang trước ba quân bài thơ Lẫm Liệt bất hủ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm Phạn
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Tạm dịch:
1. Nước Việt Nam vua Nam quản trị
Sách trời vạch định rõ biên cương
Cớ sao lũ giặc sang xâm Phạn?
Quyết đánh không tha, buộc chúng hàng.
2. Vua Nam ngự trị nước Nam ta
Ranh giới sách trời đã vạch ra
Quân giặc, cớ sao sang cướp phá?
Bọn ngươi chuốc lấy nhục thua mà!...
Bài thơ ngắn, vỏn vẹn chỉ có 28 chữ. Mà hồn thơ là hồn của dân tộc nên lời thơ như sấm sét đã tác động tâm lý người nghe (hay đọc) đến phảisửng sốt rợn tóc gáy. Toàn bài tơ chứa đựng cả một nội dung triết lý "chính trị nhân sinh", nói lên sức mạnh của một nước Đại Việt Tự Chủ (mà) Lý Thường Kiệt, người đại diện triều đình, đại diện cho toàn thể quốc dân, tuyên bố lúc mở cuộc tổng phản công diễn ra tại khúc sông Như Nguyệt, với lời thơ ấy, đã kích động lòng yêu nước, trí thông minh sáng tạo, sức dũng cảm phi thường của tướng sĩ ta, cương quyết đánh đuổi quânxâm lược Tống ra khỏi bờ cõi, nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn nên độc lập thống nhất của dân tộc, mở ra một sinh lộ mới đầy tựhào, phấn khởi cho con cháu mãi muôn đời về sau...
*
Sau cuộc chiến thắng trận ở sông Như Nguyệt và khi đã nắm vững tình hình một cáchchủ động, Lý Thường Kiệt, cũng như triều đình nhà Lý (thấy đã đến lúc) đứng ra đặt vấn đề điều đình để gỡ thế kẹt cho địch, đồng thời nhằm chấm dứt chiên tranh để mưu lợi cho dân tộc: "Không nhọc tướngtá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu, xã tắc" - Văn bia chùa Linh Xứng của thiền sư Pháp Bảo, đời Lý -
Công việc thương lượng được tiến hành gấp, Quách Quỳ đang ở trong thếbí, như một kẻ sắp chết đuối vớ được phao, vội vã nhận "giảng hòa" rút quân về nước.
Quách Quỳ bùi ngùi than thở với những thuộc hạ của y: "Ta không đạp đổ được sào huyệt giặc, bắt được Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) để báo mệnh triều đình; đó là tại trời! Thôi ta đành liều một thân ta, chịu tội với triều đình; để mong cứu hơn mười vạn nhân mạng".
Tháng 3 năm 1077, đang đêm, Quách Quỳ cho lệnh rút quân. Các bộ binh và kỵ binh hoảng hốt rút chạy trong cảnh hổn loạn. "giày xéo lên nhau đểmong được thoát chết trở về nước".
Lịch Sử Việt Nam, tập 1, đã ghi lại những thành tích cuộc khánh chiếnchống Tống dưới thời vua Lý Nhân Tông: "Do thắng lợi mãnh liệt của cuộckháng chiến mà trong suốt cả thời kỳ thống trị ở phương bắc từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, nhà Tống không dám đụng đến đất nước ta. Ý chí xâm lược của nhà Tống thật sự đã bị đè bẹp dưới sức mạnh đoàn kết đấu tranh kiên cường, bất khuất và trí tuệ sáng tạo của dân tộc ta. Dù nghĩa lịch sử quan trong của cuộc kháng chiến là buộc nhà Tống, năm 1164, phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập" (Sđd trang 181)
* Về Văn Học - Trước khi tìm hiểu văn học đời Lý, thiết tưởng cũng nên nhìn lại hai thời Đinh - Tiền Lê xem thế đứng của Phật giáo lúc ấy có những ảnh hưởng gì để từ đó, chúng ta khả dĩ có một nhận định chính xác. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi viết trong Việt Nam Cổ Văn Học Sử:
"Đạo Phật truyền bá trong dân gian đã rộng. Một vài đạo viện vừa có chỗ tu hành vừa là nơi học tập, đã sản xuất được số đông nhà thơ, nhà văn, trong số đó có nhiều nhân tài ra giúp việc nội chính cùng việc ngoại giao cho triều đình.
"Năm 917, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, lúc ban định tước cấp cho các quan cũng định luôn giai phẩm cho hàng tăng đạo có công giúp nước. Đứng đầu có chức tăng thống trao cho Ngô Chân Lưu và ban hiệu là Khuông Việt Thái Sư, hiệu này - có nghĩa: chống đỡ nước Việt - kể cũng đặc biệt, đủ biết vị hoàng đế ở Hoa Lư rất chuộng đạo Phật và các công việc vạn thắngnhờ có Đại sư khá nhiều.
"Nhà Lê kế chân nhà Đinh cũng ưu đãi tăng đồ từng sai sứ qua Tàu thỉnh Cửu kinh và Đại tạng (1007) Vua Đại Hành còn dùng cha con Sư Maha,người Chàm để dịch kinh sách bối diệp bên Tiểu thừa để truyền rộng Phậthọc, nhưng cũng không cạnh tranh nổi với môn phái hai nhánh thiền tông của Vinitaruci và Vô Ngôn Thông.
"Nói tóm lại, trong khoảng thế kỷ thứ X, cửa thiền đã đóng một vai quan trọng về văn học. Cũng vì thế mà đạo Phật ở Việt Nam từ đó càng lắmtín đồ và được chính phủ vì nể" (Sđd, trang 96 - 97)
Để mở đầu cho một nền văn học dân tộc, về thể thơ, thì bài từ của đạisư Ngô Chân Lưu được coi là đóa hoa đầu mùa đã nở trong vườn thơ văn Việt Nam, thế kỷ thứ X.
Nguyên văn bài từ:
"Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương (lãng)
Cửu thiên qui lộ trường
Nhân tình thảm thiết đối ly trường
Phan luyết sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương
Phân minh báo ngã hoàng
Tạm dịch:
Trời trong, mây tạnh, cánh buồm giương
Sứ thần về cố hương
Ngàn trùng non nước vượt đại dương
Xa xôi hút dặm trường
Tình (người) thắm thiết, xin nâng chén rượu lên đường
Cầm tay nhau... lòng vấn vương
Nhờ đem ý nguyện người Nam cương
Bày tỏ với thượng hoàng.
Trong lời tựa tập sách Toàn Việt Thi Tập, Lê Quí Đôn dã đưa ra những nhận sét về tình hình sinh hoạt văn học dưới hai triều Lý - Trần: "... Nước Việt Nam ta ngay từ buổi đầu dựng nước cũng đã văn minh không kém gì Trung Quốc. bài từ của thời Tiền Lê tiễn sứ thần Lý Giác nhà Tống, lời lẽ bóng bẩy nõn nà, có thẻ vốc được. Đến các vua nhà Lý đều là nhữngbậc giỏi chữ hay thơ, nhưng không biết tìm kiếm vào đâu, chỉ thấy sách Thiền Uyển Tập Anh còn chép được của vua Thái Tông hai bài, của vua NhânTông hai bài. Cho đến các vua nhà Trần cũng rất mến chuộng sáng tác thơvăn, mỗi vị đều có tập thơ riêng, nhưng đã rơi rụng mất mát rất nhiều, trong Việt Âm Thi Tập chỉ còn thấy độ vài ba chục bài. Nói chung là hồn thơ Lý - Trần rất phóng khoáng, tình cảm cao siêu mà thanh thoát,phong vị phản phất THIỀN NGỮ, nên đã tạo được tiếng vang có ảnh hưởng sâu rộngđến chính sự và giáo hóa đương thời..." (Sđd, trang 24).
Nói về văn học đời Lý, khi nền văn học nước ta mới bắt đầu hình thành, những công trình sáng tác thơ văn của các thiền sư và văn thi sĩthời ấy còn truyền lại đến nay, được ghi trong các sách: Thiền Uyển TậpAnh. Việt Âm Thi Tập của Phan Phu Tiên; Toàn Việt Thi Lục và mục Nghệ Văn Chí trong bộ Đại Việt Thông Sử (hay Lê Triều Thông Sử) của Lê Quí Đôn; mục Văn Tịch Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên v.v...
Các tuyển tập phú và tản văn thì phải kể đến một bộ sách quan trọng về thể phú: Quần Hiền Phú Tập của Hoàng Thụy Phu, và truyện tích như: Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam Chính Quái của Trần Thế Pháp v.v...
Trên chặn đường phát triển một nền văn học dân tộc mà (ở đây) ta có thể hình dung được sự kết quả rực rỡ của nó theo như lời nhà sử hoạc Phan Huy Chú, mục Văn Tịch Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí,thì: "Nước Việt ta được gọi là nước giữ lễ đã lâu. Kể từ Đinh, Lê dựng nước, đã đứng ngang hàng với Trung Hoa; mệnh lệnh, từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý Trần nối trị, văn vật mở mang; về thẩm định thì có những sách điển chương, điều luật; về ngự chế thì có các thể chiếu, sắc, thi ca. Trị bình tiếp nối, văn nhã rõ ràng. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có. Văn chương nảy nở như rừng. Trứ tác mỗi ngày một nhiều. Nếu chẳng phải trải qua cướp bóc, đốt phá mà hóa tro tàn, thì hẳn là trâu kéo đến toát mồ hôi, chứa đầy đến tận xà nhà" (Dẫn theo sách Thơ Văn Lý Trần, tập 1, trang 54).
Thật đáng tiếc! Cả một nền văn học rực rỡ như thế, sau khi nước ta bịnhà Minh cai trị (1407) - 1427), bao nhiêu sách vở của người mình trứ tác, chúng thu nhặt đốt sạch biến thành tro than! Mãi tới năm 1901, trường Viễn Đông Bắc Cổ (Ecole Francaise d'extrême - Orient) thành lập tại Hà Nội mới bắt đầu xúc tiến việc sưu tầm và bảo tồn những di sản vănhóa quốc gia còn sót lại, từ cuối đời Trần - Hồ đến hết thế kỷ XV, gồm các thể loại: thơ, văn, truyện tích, bí ký v.v...
Những tác phẩm văn học Phật giáo đời Lý gồm có:
Về thơ:
- Ngộ Đạo Ca Thi Tập của Khánh Hỷ.
- Viên Thông Tập của Viên Thông. Cuốn này có tới một nghìn bài thơ.
Về Trử Tác:
- Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn của Pháp Thuận.
- Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn của Viên Chiếu.
- Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng của Viên Chiếu.
- Tham Đồ Hiền Quyết của Viên Chiếu.
- Chư Phật Tích Duyên Động của Viên Thông.
- Tăng Già Tạp Sự, 50 Chương, của Viên Thông.
- Hồng Chung Văn Bi Ký của Viên Thông.
- Pháp Sự Trai Nghi của Huệ Sinh.
- Chư Đạo Tràng Khánh Tán của Huệ Sinh.
- Nam Tông Tự Pháp Đồ của Thường Chiếu.
(do trạng Nguyên Lương Thế Vinh viết tựa)...
tất cả sách kể trên đều đã bị thất lạc. Riêng cuốn Tham Đồ Hiển Quyếtcủa thiền sư Viên Chiếu thì có lẽ được trích một đoạn trong sách Thiền Uyền Tập Anh mà ta có hiện nay.
Ngoài ra, trong mục Nghệ Văn Chí của sách ĐVTS và Văn Tịch Chí của sách LTHCLC chép: Năm 1026, vua Thái Tổ sai các quan triều biên soạn sách Hoàng Triều Ngọc Điệp, đây là cuốn sách mở đầu cho việc chép sử ở nước ta. Sang đời Nhân Tông, sử gia Đỗ Thiện cũng có soạn một cuốn Sử Ký, ghi chép tường tận những việc nhà Lý. Hình như sau này ông Lê Văn Hưu cũng đã căn cứ vào đó mà viết bộ đại việt Sử Ký, 30 quyển. Các bộ sách này đều đã mất.
Về Bia ký:
Lê Quí Đôn đã viết về các bài minh và bia trong Kiến Văn Tiểu Lục, mục Thiên Chương: "... những sách vở ghi chép sơ lược thiếu sót không tường tận, tôi thu nhặt những áng văn còn sót lại ở đồ đồng và bia đá (kim thạch di văn) được mấy chục bài, thì thấy văn thời nhà Lý, lối Biềnngẫu, bóng bảy đẹp đẽ còn giống thể văn nhà Đường; đến thời nhà Trần, thì lưu lót chỉnh tề, đã giống khẩu khí người nhà Tống". Phạm Đình Hổ, nhà thạc nho thời hậu lê, bình luận về văn học đời Lý - Trần trong cuốn Vũ Trung Tùy Bút: "Ta thường xét về văn hiến nước ta văn đời Lý cổ áo xương kính, phản phất như văn đời Hán; đến văn đời Trần thì lại hơn kém đời Lý, nhưng cũng điển nhã, hoa thiệm, nghị luận phô bày đều có sở trường cả, so với những văn các danh gia đời Hán - Đường, cũng phần nhiều tương tự..." - Bản dịch của Đông Châu, Nam Phong tạp chí, số 127 -
Nền văn học đời Lý có thể chia ra các thể;
1. Thi Ca: thơ, sấm truyền.
2. Tản Văn: chiếu, biểu, bia, ký...
3. Truyện Tích: sử truyện, văn ngữ lục, di ngôn của các thiền sư.
Đến đây, ta thử xét hai quan niệm của văn chương đời Lý:
1. Vũ trụ,
2. Nhân sinh.
Thơ văn đời Lý chịu ảnh hưởng sâu xa của nguồn giáo lý đại thừa Phật giáo, nhất là về Thiền Tông và Mật Tông, nên "huyền diệu, thần bí lạ lùng!"
Chúng ta thử rút tỉa một vài bài làm tiêu biểu để chứng minh cho hồn thơ siêu thoát và hiện thực về quan niệm vũ trụ nhân sinh của đời Lý.
Khoảng giữa niên hiệu Thông Thụy (1034 - 1035), vua Lý Thái Tông có lần đến thăm chùa Thiên Phúc, đã cùng các bậc kỳ túc bốn phương tham cứuvề những yếu chỉ đạo Phật.
Vua nói: "Bàn về nguồn gốc cái tâm của Phật Tổ thì các thánh hiền đờixưa còn chưa khỏi bị chê bai, huống chi những kẻ hậu học. Nay ta muốn cùng các vị trưởng lão trình bày sơ lược ý nghĩ của mình, mỗi người một câu kệ thuật xem ý tứ thế nào?
Mọi người còn đang suy nghĩ, vua đã làm xong bài kệ:
"Bát nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Quá hiện vị lai Phật
Pháp tính bản lai đồng"
(Bát nhã thực không tông
Người không, ta cũng không
Ba đời các đức Phật
Thể "pháp tính" chung cùng).
Đứng về Bản Thể luận thì Chân Như (hay bản thể của vũ trụ vạn hữu) làthể tuyệt đối duy nhất, trong sáng tự tại, tròn đầy, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm không bớt không bị không gian, thờigian và động lực làm ngăn ngại mà (nó) chu biến khắp pháp giới bao la. Nhưng dời sang Hiện tượng giới, khi vạn hữu đã hình thành, từ một mảy lân hư trần đến trăng, sao, núi, sông, cây cỏ, người và vật, đều mang trong tự thể cái tính dời đổi: vô ngã, vô thường, có, không, còn, mất... Như vậy, cho ta thấy bản thể và hiện tượng chỉ là hai bộ mặt của một Thực tại tuyệt đối được mệnh danh là tâm hay Chân Như. Nói theo thiền ngữ thì:
"Bát nhã thực không tông
Người không, ta cũng không
Ba đời các đức Phật
Thể "pháp tánh" chung cùng.
Nên giữa Phật (Người giác ngộ) và chúng sinh (người chưa giác ngộ) không còn biên giới cách ngăn nữa; ta và người đã hòa chung trong một Nguồn Sống (Pháp tính bản lai đồng) trong sáng, tự tại, tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la...
Cũng trong dịp gặp gỡ này, thiền sư Huệ Sinh đã trả lời vua Lý Thái Tông bằng một bài kệ mang tính cách triết lý "Bất Nhị" vượt lên trên và ngoài cả lẽ Có và Không:
"Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi không
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sinh dữ Phật đồng
Tịch tịch lăng già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông chu"
(Pháp cũng như không pháp
Không có cũng không không
Nếu biết được lẽ đó
Chúng sinh, Phật vẫn đồng.
Trăng Lăng già[24] in bóng
Thuyền đậu bến chân không
Biết không, không là có
Định Tuệ chiếu vô cùng).
Lời thơ đẹp như châm ngôn. Khí thơ chuyển động như những nhịp thở củatrái tim. Hồn thơ phiêu dật như có thần lực làm thức tỉnh chúng sinh hãy quay về với bản tính trong sáng sẵn có của mình.
Ngôn ngữ là sự thể hiện của tư tưởng, các thiền sư đời Lý quen sống với tư tưởng nên họ nhìn vũ trụ nhân sinh quan bằng quan niệm: Có, không: "Hữu hình cũng là một với cái vô hình và ngược lại, cái vô hình cũng diễn đạt bằng cái hữu hình".
"Có thì có tự mảy may
không thì cả thế gian này cũng không..."
cảm sống hết cái triết lý Bất Nhị, các thiền sư đời Lý "nhìn thấy đâu cũng là Chân Như".
Thi ca đời Lý, có thể nói, là thứ ngôn ngữ siêu ngôn ngữ, triết lý siêu triết lý, có khả năng rút tất cả triết lý vào hai chữ (Có -Không) bằng một ý niệm (idée) mà vẫn diễn tả được hết mọi lẽ sinh hóa của vũ trụ vạn hữu...
Một ánh nắng, một bông hoa nở, một áng mây, một giọt sương rơi đều mang một ý nghĩa mật ẩn sâu xa; tất cả... chỉ là hình ảnh của Tâm hay Chân Như biến hiện và sự Sống từ đó tràn lan bất tận vô thủy vô chung...
Dưới đây chúng tôi trích một ít bài thơ của các vị thiền sư đời Lý đểchúng ta cùng suy ngẫm về những thiền ngữ đã có "ảnh hưởng sâu rộng trong chính sự và giáo hóa đương thời".
Thiền sư NGỘ ẨN:
"Diệu tính hư vô bất khả phan,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.
Tạm dịch:
Chân như diệu tính "vô ngôn thuyết"
Liễu ngộ chân như mới hiểu thôi.
Trên núi ngọc thiêu màu tỏa sáng
Tronglò sen nở sắc khe tươi.
Thiền sư VIÊN CHIẾU:
Ly hạ trung dương cúc
Chi đầu thục khí oanh
Trúc tắc kim ô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh.
Tạm dịch:
Dưới dậu, cúc thu nở,
Đầu cành oanh xuân ca.
Ngày ngày mặt trời chiếu,
Đêm đến trăng hiện ra.
Thiền sư QUẢNG NGHIỆM:
"Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hữu hướng Như Lai hành xứ hành.
Tạm dịch:
Lìa tịch diệt, bàn câu Tịch Diệt
Chứng vô sinh hãy thuyết vô sinh.
Tài trai tự chủ tròn thiên chí
Khoan... vọng Như Lai - thẳng lộ trình.
Thiền sư MÃN GIÁC:
"Xuân khứ bách hoa lạc,
xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu vị lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Tạm dịch:
Xuân đi, trăm hoa rụng
Xuân đến nở... trăm hoa
Trước mắt, đời chuyển biến!
Đầu xanh tuyết điểm pha...
Đừng nghĩ:
Xuân tàn hoa rụng hết
Bên thềm, mai nở trắng... đêm qua!
Nước Đại Việt được hùng cường là do sự kết hợp giữa hai dòng thiền TỲNI ĐA LƯU CHI và VÔ NGÔN THÔNG mà các thiền sư, quốc sư là những người đã dâng hiến trọn cuộc đời mình để phụng sự quốc gia dân tộc và đạo pháp, như các ngài: PHÁP BẢO, SÙNG PHẠM, VẠN HẠNH, SÙNG NGHIÊM, HUỆ SINH, MINH KHÔNG, BẢN TỊCH, KHÁNH HỶ, VIÊN THÔNG v.v... (phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi): v dòng thiền Vô Ngôn Thông với các ngài: ĐỊNH HƯƠNG, VIÊN CHIẾU, CỨU CHỈ THÔNG BIỆN, MÃN GIÁC, NGỘ ẤN, KHÔNG LỘ, QUẢNG NGHIÊM, THƯỜNG CHIẾU v.v...; đồng thời về mặt tư tưởng, các ngài đã sáng tác và dịch thuật rất nhiều kinh sách làm vẻ vang cho Đạo Phật Việt. [25]
"Thời bấy giờ Phật giáo truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội, in rõ dấu ấn trong mọi lĩnh vực văn hóa. Nhà vua và tầng lớp quí tộc rất tôn sùng đạo Phật,nhiều người bỏ tiền ra dựng chùa, cúng ruộng cho nhà chùa. Biết bao nhiêu chùa tháp mọc lên ở kinh thành và khắp nơi danh lam thắng cảnh trong nước".
"Năm 1031, triều đình bỏ tiền xây dưng 950 chùa, quán. Riêng thái hâuLinh Nhân trước sau đã dựng đến 100 ngôi chùa." (LSVN, TI, trang 163 - 164)
"Năm 1129, triều đình mở hội khánh thành 84.000 bảo tháp (tháp bằng đất nung)."
"Một số vua nhà Lý (như Lý Thái Tông, Thánh Tông, Cao Tông, Huệ Tông)đã từng đi tu. Vua Lý Thánh Tông sáng lập ra một phái Thiền Tông mới ở Việt Nam: phái Thảo Đường. Trong nhân dân số sư sãi và tín đồ đạo Phật chiếm một tỉ số khá đông. Theo nhà sử học Lê Văn Hưu (đời Trần) thì vào đời Lý "nhân dân quá một nửa làm tăng, trong nước chỗ nào cũng có chùa" (LSVN, TI, trang 163 - 164). Và, sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu, giáo sư Dương Quảng Hàm viết: "... Trong thời kỳ này, đạo Phật ở nươc ta rất thịnh, hầu được coi như quốc giáo: triều đình đặt chức quốc sư, mở khoa thi tam giáo (Nho - Phật - Lão); nhiều ông vua nhà Lý nhà Trần đi tu saukhi thoái vị và chùa chiền dựng lên ở khắp trong nước rất thịnh" (Sđd, trang 59).
Xét ra đạo Phật nước ta đời nhà Lý thịnh nhất. Trong 215 năm, trải tám đời, vua nào cũng sùng tín đạo Phậ đồng thời nhà Lý cũng tôn trọng các đạo giáo khác. Bằng chứng:
v Năm 1070, vua Lý Thánh Tông dựng văn miếu ở Thăng Long để thờ đức Khổng Tử và các vị tiền hiền.
v Năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi "tam trường". Nền đại học nước ta bắt đầu hình thành từ đó.
v Năm 1076, vua Lý Nhân Tông đặt ta Quốc Tử Giám cho các quan có văn học vào coi việc giảng dạy. Sử chép: các khóa thi mở vào những năm 1088, 1152, 1165, 1193 và năm 1195, vua Cao Tông mở khoa thi Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo). Mục đích mở các khoa thi để chọn nhân tài và hầu hêt quốc dân là tín đồ đạo Phật. Nền văn hóa quốc gia do đấy mà tiến triển một cách tốt đẹp tột bậc. Các bậc hiền thần như LÝ THƯỜNG KIỆT, TÔ HIẾN THÀNH v.v... đều là những nhân tài lỗi lạc, đã làm vẻ vangcho đất nước. Nhưng cuối đời Lý, đạo Phật phải đình đốn, nhân tài trongtông phái hầu như đã kém sút!...
Trong sách Lý Thường Kiệt, sử gia Hoàng Xuân Hãn đã viết về nhà Lý với Phật giáo:
"... Sau các đời vua hung hãn họ Đinh, Lê ta thấy xuất hiện ra những kẻ cầm quyền có độ lượng khoan hồng, những người giúp việc ít tham lam phản bạn. Đời lý có thể gọi là đời thuần từ nhất trong sử nước ta. Đó chính là nhờ ảnh hưởng đạo Phật.
"Mà thực vậy, một lúc ta thấy có Nho giáo bài xích Phật giáo thì ta biết rằng trong nước sẽ có cuộc tranh quyền lợi mà giết lẫn nhau. Sau khi Đàm Dĩ Mông sa thải tăng già thì có Trần Thủ Độ liền sau tàn sát nhàLý. Cuối đời Trần, Nho học nên thịnh có Trương Hán Siêu, Lê Quát chỉ trích đạo Phật, thì sau lại có Hồ Quí Ly sát hại nhà Trần. Trần Thủ Độ và Hồ Quí Ly làm những việc kia, ấy cũng vì muốn thi hành chính trị vị danh, xa hẳn lòng từ bi của đạo Phật" (Sđd trang 429 - 430)
ĐẠO PHẬT ĐỜI TRẦN (1225 - 1400)
Sự nghiệp to lớn nhà Lý đối với đạo Phật đã ảnh hưởng đến nhà Trần, Trần Thái Tông cũng như vua kế tiếp đều là những ph tử hiểu giáo lý một cách quán triệt. Ở giai đoạn này, Phật giáo được coi như lên đến tột đỉnh vinh quang. Kể từ năm 1225 - 1329, các vua nhà Trần:
- Thái Tông (1225 - 1258)
- Thánh Tông (1258 - 1278)
- Nhân Tông (1279 - 1293)
- Anh Tông (1293 - 1341)
- Minh Tông (1314 - 1329)
đều là những vị vua thông minh, có tài đức siêu việt.
Trong khoảng thời gian 132 năm trị vì, các vua hết lòng hoằng dương chánh pháp, nên Đạo Phật Việt thuở ấy rất long thịnh. Sự thật thì nhà Trần không chỉ riêng ủng hộ Phật giáo, mà Nho giáo, Lão giáo cũng được nâng đỡ một cách bình đẳng. Nói chung, thời Tiền Trần, các tôn giáo và mọi ngành "văn nghiệp" võ công" đều được phát triển tốt đẹp. Có thể nói đây là thời đại vàng soi snag rỡ nhất của lịch sử nước ta.
Bây giờ chúng ta hãy lần giở lại trang lịch sử oai hùng cua dân tộc mà đạo Phật Việt tự hào đã có công lớn đóng góp cho nền độc lập cường thịnh của quốc gia Đại Việt.
Nhà Trần kế thừa sự nghiệp lớn lao của nhà Lý - trải 215 năm xây dựngnước Đại Việt hùng mạnh - đến đời cuối cùng nhà Lý là Chiêu Hoàn thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lên ngôi vua mớicó tám tuổi, nên mọi việc trong nước đều do thái sư Trần Thủ Độ quán xuyến cả.
(bài chiếu nhường ngôi, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bàn hành ngày 21 tháng 10 năm ất dậu (22 - 11 - 1225).
Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên chép: "Năm Kiến Trung thứ VII (1231)vua Thái Tông sắc cho nhân dân vẽ tượng Phật ở khắp nơi công quán và các nơi công chúng hội họp".
Niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ VI, ngày 3 tháng 4 năm bính thân, đương đêm vua bỏ lại ngai vàng, mặc áo thường dân, lẻn lấy con ngựa dắt ra khỏi thành và bảo với tả hữu rằng: "Ta muốn đi để nghe dư luận dân gian mà biết được mong cầu của họ để dễ bề trị nước". Vua liền lên ngựa đi đến bế đò dưới núi Phả Lại, thuộc làng Đại Than, thì trời bắt đầu hừng sáng. Sợ có kẻ biết, vua phải lấy vạt áo che mặt mà qua đò, rồi ventheo đường tắt lên núi. Đêm đến, vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợicho đến sáng lại đi. Chật vật trèo non lội suối, con ngựa đã nhọc khôngthể lên núi được nữa,vua phải bỏ ngựa vin vào đá mà đi, mải chiều mới đến được núi Yên Tử. Sáng mai, vua lên thẳng đỉnh núi vào ra mắt quốc sưTrúc Lâm, xin ở lại tu hành. [26]
Trần Thủ Độ biết được vua có ý từ bỏ ngai vàng, quyết chí đi tu, liền dẫn các quan lên núi Yên Tử đón vua về kinh.
Vua nói: "Trẫm còn ít tuổi, chưa thể cáng đáng việc to lớn trong thiên hạ thì phụng hoàng đã xa lánh cõi đời, sớm mất chỗ cậy trông, lạm ởngôi vua mà làm nhục xã tắc". Thủ Độ nài nỉ hai ba lần mà vua vẫn khôngnghe. Ông liền bảo mọi người: "Vua ở đâu thì triều đình ở đó". Quốcsư thế mới tâu vua: "Xin bệ hạ hãy về gấp kinh sư, chớ để làm hại tới núi rừng của lão tăng". Trần Thủ Độ hiểu vua là người nhân từ hiếu hạnh,liền đem câu chuyện Thái Tổ ủy thác cho ông mà khuynh động tâm lý nhà vua: "Tôi chịu lời ủy thác của đức tiên quân, vâng lệnh bệ hạ làm chủ thần dân. Nhân dân nay mong nhớ bệ hạ như con đẻ mến yêu cha mẹ vậy. Huống chi ngày nay, các vị cố lão trong triều đều là họ hàng thân thích,sĩ thứ trong nước ai cũng biết bệ hạ là cha mẹ dân. Vả lại, Thái Tổ vừamới bỏ tôi mà đi, hòn đất trên nấm mộ chưa khô, lời dặn bên ta còn văngvẳng, mà bệ hạ đã lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy ý riêng của mình, tôi dám nói rằng bệ hạ vì sự tự tu như vậy thì được nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu để lời suông cho đời sau thì sao bằng lấy ngay thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Bệ hạ nếu không nghĩ lại,quần thần chúng tôi cùng thiên hạ sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về".
- Trẫm nghe thái sư và quần thần bô lão không có ý bỏ trẫm, cho nên mới đem lời thái sư bạch với quốc sư, quốc sư cầm tay trẫm bảo rằng: "Phàm làm đấng nhân chủ, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn củamình, và lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về cung, bệ hạ không về sao được? Tuy nhiên, sự nghiên cứu nội điển (kinh Phật) xin bệ hạ đừng phút nào quên".
Do lời khuyên chí tình ấy, trẫm và mọi người trong triều liền trở về kinh, gượng lên ngôi báu. Ròng rã hơn mười năm trời, mỗi khi rảnh rỗi, trẫm hội họp các kỳ túc để tham vấn về đạo Thiền, và hầu hết kinh điển đại thừa, không cuống nào mà không nghiên cứu" (Thiền Tông Chỉ Nam, lời tựa).
Lời nói của quốc sư Trúc Lâm đã in sâu vào tâm thức vua: "Phàm làm đấng nhân chủ, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấytâm của thiê nhạ làm tâm của mình" (phàm vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm). Lời nói ấy đã như một phán quyết của định nghiệp mà vua phải đi trọn con đường, không thể nào cưỡng lại được. Nên ngay sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông đã phải loviệc đối phó với cảnh loạn lạc khắp nơi, ở mạn Quốc Oai, có giặc Mường quấy phá; ở Hồng Châu có Đoàn Thượng, vốn là con nuôi của Lý Huệ Tông, chiếm giữ huyện đường Hòa; ở Bắc Giang, Nguyễn Nộn cũng xưng vương, nhưng chỉ trong ba năm (1228) nhà Trần đã dẹp yên quân nổi loạn.
Mấy năm đầu, chính thể nhà Trần còn theo pháp chế nhà Lý, nhưng đến năm 1242, vua cho cải cách lại hệ thống cai trị. Về tổ chức quân đội củanhà Trần cũng rất chu đáo. Do đó mà sau khi quân Mông Cổ sang đánh, triều đình đã có 20 vạn quân để chống quân địch. Vua cũng rất quan tâm đến đời sống của toàn dân, vì nước ta vốn có truyền thống nông nghiệp, nên năm 1244, vua cho đắp đê Đỉnh Nhĩ ở hai bên bờ sông Hồng để ngăn nước lớn; hằng năm đến mùa nghỉ làm ruộng thì đắp đê và đào ngòi để đề phòng nước lụt và đại hạn. Năm 1230, vua sai các quan soạn sách Quốc Triều Hình Luật, dựa theo bộ hình luật đời Lý để nghiên cứu biên soạn. Năm 1232, chính vua đích thân đi đánh Chiêm Thành, vì đã từ lâu Chiêm Thành vẫn phải theo lệ triều cống, nhưng lại hay xua quân cướp phá miền duyên hải nước ta và đòi lại đất cũ, ba châu: Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, nay là địa phận tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Từ khi bình phục được Chiêm Thành rồi, các nước ở phía nam cũng lần lượt về triều cống vua nước Đại Việt.
Nhưng... ở phía bắc Trung Quốc, có giống dân Mông Cổ, họp thành các bộ lạc và sống liên minh với nhau trên vùng thảo nguyên Á Châu rộng lớn.Năm 1206. Témoudjine được đại hội quý tộc các dân bộ lạc tôn lên làm vua, tức Thành Cát Tư Hãn, lấy niên hiệu là Nguyên Thái Tổ. Danh từ MôngCổ chính thức có từ đấy.
Mông cổ vốn là giống dân du mục, hiếu chiến, Thành Cát Tư Hãn đã đưa quân ồ ạt tiến chiếm vùng Trung Á, rồi băng qua núi Capca vào chiếm nướcNga, Tiệp, tiến vào bò biển Nam Tư sát gần nước Ý, đất Ba Tư bị xâm lược nhiều lần, cuối cùng phải sáp nhập vào Tây Hạ, phía tây bắc nước Tàu, và diệt nước Kim, xâm lăng Triều Tiên (Cao Ly), đánh Trung Quốc, Nhật Bản hai lần bị tiến công. Miến Điện cũng bị đánh tơi tả, sau cùng phải thuần phục. Các nước Đông Nam Á xa xôi cũng bị uy hiếp nghiêm trọng. Nước Đại Việt cùng chịu chung số phận và tưởng chừng chỉ trong khoảnh khắc sẽ bị tiêu diệt bỡi đoàn quân Mông Cổ bách chiến bách thắng,chúng đi đến đâu ngọn cỏ cũng không mọc lên được!
Nhưng vua và triều đình nhà Trần vẫn ngạo nghễ tự cường chống lại quân Mông Cổ hiếu chiến, khiến chúng phải cuối đầu chạy trốn về phương Bắc.
Quân Mông cổ đã ba lần sang đánh nước ta, cả ba lần chúng đều thất bại nhục nhã.
Dưới đây xin tóm lược 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của triều đình nhà Trần:
· Lần Thứ Nhất - Hốt Tất Liệt (Koubilai) lên làm vua, đổi quốc hiệu là Nguyên. Năm 1278, Hốt Tất Liệt đem quân sang đánh nhà Tống. Tống thua, nước Trung Quốc bị đặt dưới sự cai trị của người Mông Cổ. Năm 1257, Hốt Tất Liệt sai sứ sang dụ vua Trần Thái Tông đầu hàng. Vua nước Đại Việt không những không chịu mà còn bắt giam sứ giả Mông Cổ, rồi sai Trần Quốc Tuấn đem binh giữ ở phía bắc.
Sự đe dọa và ý muốn thôn tính nước ta của đế quốc Mông Cổ, ngày thêm lộ liễu. Và việc đến đã đến, ngày 17 tháng 1 năm 1258, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đem ba vạn quân từ Vân Nam sang đánh nước ta. Quân Mông Cổ đi theo lưu vực sông Hồng tràng vào Vĩnh Phú. "Cuộc giao chiến lớn xảy ra trên một dòng sông". Trần Thái Tông đích thân chỉ huy trận đánh. Nhưng trước thế tiến công ồ ạt của địch, vua tạmcho quân rút lui, bị chúng đuổi theo về đến Đông Bộ Đầu, gần thành Thăng Long.
Triều đình quyết rời khỏi kinh thành, lui quân về đóng ở mé sông Thiên Mạc, tỉnh Hưng Yên. Quân Mông Cổ tiến vào thành Thăng Long bỏ trống, chúng chỉ tìm thấy những tên sứ giả của chúng bị trói giam ở trong ngục. Thăng Long bị đốt phá tan tành!
Ngày 29 - 1 - 1258, quân ta từ Thiên Mạc ngược dòng sông Hồng tiến vềđánh tan quân giặc ở Thăng Long. Trận đánh này làm cho quân giặc bị tổnthất nặng. Chúng hoảng sợ, kéo tàn quân chạy về Vân Nam.
Lễ ăn mừng chiến thắng Nguyên Phong được mở ra vào ngày tết Nguyên Đánnăm mậu ngọ (5-2-1258), để phong thưởng cho các tướng sĩ có công; và cũng là ngày tonà dân náo nức hân hoan đòn chào cảnh Thái Bình Thịnh Trịcủa đất nước.
Cũng vào mùa xuân năm ấy (1258), vua nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông, để dạy con cách quản trị việc nước. Triều đình tôn vinh TháiTông làm thái thượng hoàng.
"Thái Tông trị vì 33 năm, làm thái thượng hoàng 19 năm, thọ 60 tuổi" (VNSL). [27]
· Lần Thứ Hai: - Sau khi đoàn quân Mông Cổ dẹp xong nhà quân Nam Tống, vào năm 1279, toàn cõi Trung Hoa đặt dưới quyền của Hốt Tất Liệt, tức Thế Tổ nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt vốn có tham vọng mở mang đế quốc về phía Nam và Đông Nam Á, mục tiêu mà y nhắm tới là nước Đại Việt và các nước Champa, Myanmar, Indonésia...
Nước Đại Việt không may gặp lúc thái thượng hoàng Trần Thái Tông mất ởThiên Trường năm 1277; rồi năm sau, 1278, Thánh Tông lại nhường ngôi cho thái tử Khâm, tức vua Trần Nhân Tông, và về ở Thiên Trường làm thái thượng hoàng.
"Thánh Tông trị vì 21 năm, làm thái thượng hoàng 13 năm, thó tuổi" (VNSL).
... Để kiếm cớ phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước Đại Việt; khihay tin vua Nguyên sai lễ bộ thượng thư Sài Thung đi sứ sang nước ta, đưa thư "trách Nhân Tông sao không xin phép triều đình nhà Nguyên mà dámtự tiện lập làm vua..."
Niên hiệu Thiệu Long thứ ba (1281), vua Nhân Tông sai người chú họ làTrần Duy Ái và Lê Tuân, Lê Mục đi sứ sang Trung Hoa đều đình với nhà Nguyên; ba vị này bị chúng giữ lại. Vua Nguyên quyết ý chiếm lấy nước Đại Việt, ta lệnh lập Tuyên phủ tuy để giám sát các châu, huyện của ta. Quan nhà Nguyên sang đến nơi,,vua Nhân Tông không nhận, đuổi về Tàu. NhàNguyên đổi chiến lược, dùng chính sách phủ dụ, mua chuộc và bắt ép TrầnDuy Ái làm An Nam Quốc Vương, và ban chức tước cho bọn Lê Tuân, Lê Mục,tạo nên một lũ "vua quan bù nhìn", rồi sai Sài Thung đẫn 1.000 quân đưabọn chúng về nước, nhằm buộc triều đình ta phải đầu hàng..., nhưng bọn chúng vừa đến biên giới thì quân ta chặn đánh ở ải Nam Quan, Sài Thung trúng tên bắn mù một mắt, trốn thoát chạy về Tàu, còn bọn nghịch thần bịbắt giải về kinh, phạt tội đồ làm lính.
Cuộc âm mưu của nhà Nguyên đưa bọn Trần Duy Ái về nước lập chính phủ bù nhìn, làm tay sai cho chúng, bị hoàn toàn thất bại.
Quan hệ Việt - Hoa bắt đầu căng thẳng.
Cuộc chiến tranh xâm lược nước Đại Việt của quân Nguyên lần này đã códấu hiệu cho biết chỉ trong môt sớm một chiều có thể sẽ xảy ra. Thì cuối năm 1282, Hốt Tất Liệt sai Toa Đô dẫn một đạo quân từ Quảng Châu vượt biển đánh vào Chiêm Thành (phía nam nước ta) rồi từ đó, hình thành một trận đồ, chờ khi đoàn quân từ phía bắc tràn sang (sẽ) phối hợp nội địa đánh vào nước ta.
Trước tình thế khẩn trương ấy, vua Nhân Tông triệu tập Hội Nghị Bình Than, gồm các vương hầu, văn võ bách quan, để bàn định kế hoạch kháng chiến. Rồi từ hội nghị này truyền đi khắp nơi. Cả nước, ai nấy đều hăng hái chuận bị lương thực, khí giới, sẵn sàng đánh giặc, cứu nước.
Cuối năm 1283, vua Nhân Tông phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội kháng chiến chống Nguyên.
Tháng 8 năm 1284, đại quân nhà Nguyên do trấn nam vương Thoát Hoan - người con trai của Hốt Tất Liệt - giữ chức chỉ huy toàn bộ quân đội, từ Quảng Tây kéo tới xâm lược lãnh thổ Đại Việt. Khi quân của Thoát Hoan tới ải quan, chúng (giả vờ) mượn đường qua nước ta sang đánh Chiêm Thành, rồi sau A Lý đưa thư yêu sách triều đình nhà Trần... nhưng vua vàtriều đình nhà Trần không chấp nhận.
Qua tháng 9 năm 1284, vua Nhân Tông đích thân chủ tọa cuộc duyệt binhtại bến Đông Bộ Đầu. Hưng Đạo Đại Vương, nhân danh tiết chế thống lĩnh quân đội truyền hịch cho các tướng sĩ:
"... Ta cùng các ngươi, sinh nhằm thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, nhìn thấy lũ giặc đi lại nghênh ngang ngoài phố, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân vua chó mà bắt nạt tể phụ; ỷ Thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng; mượn danh hiệu Vân Nam vương để thu bạc vàng, vơ quết hết của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau?
"Ta thường tới bữa quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xé thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa,cũng nguyện xin làm.
"... Ta bảo thật các ngươi: phải cẩn thận ngừa sự nguy hại như "châm mồi lửa trong đồng củi", nên lấy điều tư răn như "kiêng canh nóng mà thổi rau nguội". Các ngươi hãy huấn luyện quân sự, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam vương ở chốnCảo Nhai. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bỗnglộc các ngươi đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được trăm năm sống xum hợp hòa vui; chẳng những tông miếu của ta được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được quanh năm thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng thơm lưu truyền; chẳng nhữngdanh hiệu ta không bị mai một, mà đến tên họ các ngươi cũng lưu truyền sử sách. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
"... Ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ lòng ta".
Bài hịch đã thổi bùng lên ngoạn lửa chính nghĩa, nhằm vạch một hướngđi cho tướng tá, quân đội và toàn dân, muôn người như một, cương quyết đánh bại quân địch, giữ gìn từng tất đất của tổ quốc thân yêu. Được khởiđộng bỡi lòng yêu nước, chí căm thù cực độ, qua bài hịch trên, chiến sĩđã tự mình thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", nghĩa là giết quân Mông Cổ.
Đầu năm 1285, vua Nhân Tông triệu tập Hội Nghị Diên Hồng[28] mời các bậc phụ lão - những người đại diện nhân dân - về kinh đô Thăng Long để hỏi Kế Đánh Giặc. Các vị đại biểu nhất loạt hô "Quyết Đánh". Tiếng hô quyết đánh như một làng chớp lang ra khắp hang cùng ngõ hẻm, tạo thành khối dân tộc đoàn kết lớn mạnh, tất cả... đều cương quyết đứng lên chốnggiặc, bảo toàn lãnh thổ và quyền dân tộc độc lập.
Vua xuống chiếu cho Hưng Đạo Đại Vương, ra lệnh cho các tướng tá dướiquyền, cấp tốc đều động binh sĩ, trấn giữ các phòng tuyến hiểm yếu để ngăn chặn địch. Trần Bình Trọng được lệnh đem quân giữ khúc sông Bình Than (địa giới tỉnh bắc ninh). Trần Khánh Dư đóng quân tại Vân Đồn (thuộc tỉnh Quảng Yên). Còn chính Hưng Đạo Đại Vương thì dẫn đại quân đóng bản doanh ở Vạn Kiếp (tỉnh Hải Dương) để tiếp ứng cho các nơi, khi chiến trận xảy ra.
Ngày 27-1-1285, quân Nguyên tiến vào nội địa nước ta, đánh chiếm vùngnúi Kỳ Cấp, ải Khả Ly và Châu Lộc. Quân ta đánh nhau với quân địch ở núi Kỳ Cấp hai ba trận, không phân thắng bại, song vì ải Khả Ly và Châu Mộc thất thủ, nên phải rút lui về Chi Lăng (đại phận tỉnh Lạng Sơn). Thoát Hoan dẫn đại binh đánh Chi Lăng. Hưng Đạo Đại Vương thua trận, luiquân về Vạn Kiếp.
Ngày 11 tháng 2, Thoát Hoan đánh chiếm Vạn Kiếp. Trước sức tiến công vũ bão của địch, quân ta phải lui về cố thủ vạn sông Hồng. "Trong trận chiến này, 20 vạn chiến thuyền của ta bị giặc cướp mất cả" (VSTA). Quân địch thừa thắng kéo lên vùng Vũ Ninh, rồ tràn xuống Đông Ngạn, vượt sôngĐuống đến Gia Lâm, đi tới đâu chúng tàn phá, cướp bóc, chém giết tới đó...
Cách bảy ngày sau, ngày 18 tháng 2, quân ta giao chiến với quân địch ởbờ sông Hồng. Địch dùng súng đại bác bắn yểm trợ và dùng cầu phao qua sông, kéo đến chiếm đánh Thăng Long, nhưng khi vừa được thành thì chỉ còn trơ trụi, những thành quách, cung điện, chùa tháp... bỏ trống; phố sá vắng tanh vắng ngắt, không một bóng người.
Thoát Hoan tuy chiếm được Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.
Để tránh giặc, triều đình ta dời về Thiên Trường (Nam Định). Thoát Hoan huy động đại quân đánh xuống Thiên Trường. Trần Bình Trọng đóng quân ở đây (Thiên Trường), chặn đánh quân Nguyên ở bãi Đà Mặc (khúc sôngThiên Mạc Hưng Yên), không may bị giặc bắt và dụ hàng; không chịu bị chúng giết.
Một đạo quân do Nạp-Tốc-Lạt-Đình chỉ huy từ Vân Nam vừa đến Yên Bái thì bị đoàn quân của Trần Nhật Duật giữ mặt Yên Bái chặn đánh, nhưng vẫnkhông cản nổi địch, nên phải lui quân về mạn hạ lưu sông Hồng.
Ở mặt trận phía nam, đạo quân của Toa Đô đóng tại Việt Lý, Ô Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên), theo đường bộ kéo ra đánh Hoan Châu (Nghệ An), đồng thời một đạo quân của Ô Mã Nhi cũng từ mặt bể đánh vào. Quan trấn thủ nghệ an là Trần Kiện đem cả gia quyến và một vạn quân ra hàng địch. Trần Quang Khải, chỉ huy mặt trận Nghệ An, do đó đã gặp nhiều khó khăn, phải rút quân ra xa thị trấn.
Đoàn quân của Toa Đô tiếp tục tiến qua Ái Châu (Thanh Hóa) đền TrườngYên (Ninh Bình), kết hợp với đại quân của Thoát Hoan, tạo thành hai gọng kìm, hòng bao vây tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến của quân dân ta. Vua và triỀu đình thấy tình thế nguy khốn, dời Trường Yên về Quảng Yên, khi thuyền tới sông Tam Trĩ (châu Tiên Yân) bị tướng nhà Nguyên là Lý Hằng và Khoan Triệt cho quân đuổi theo. Hưng Đạo Đại Vương rước vua lên bộ đi đến bến sông Nam Triều (tức sông Bạch Đằng, Hải Dương), xuống thuyền vượt qua cửa bể Đại Bàng (thuộc huyện Nghi Dương) để vào lại Thanh Hóa.
Khi biết được vua và triều đình đã vào Thanh Hóa, Toa Đô liền cho quân quay trở lại đánh Thanh Hóa. [29] Còn Thoát Hoan lui quân về đóng ởThăng Long và dọc sông Hồng.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc đang lâm vào tình huống hết sức bi đát, thì một số quí tộc, quan lại hèn nhát, dao động, vội vã ra hàng giặc, như bọn Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên... [30]
Thời tiết bắt đầu vào hè, quân địch không chịu nổi sức nóng như thiêuda thịt, sinh ra mệt mỏi ốm đau, chết chóc ngày càng nhiều, lương thực thiếu thốn, lại luôn luôn dồn vào thế thụ động, tiến thoái lưỡng nan.
Hoàn cảnh có chiều hướng cho ta mở cuộc phản công. Tháng 5 năm 1285, Hưng Đạo Đại Vương từ Thanh Hóa, tiến quân ra Bắc, chia đi các ngả đánh vào sáo huyệt của địch chiếm đóng, Trần Nhật Duật được chỉ định cùng vớiTrần Quốc Toản và tướng Nguyễn Khoái dẫn năm vạn chiến binh đi vào nẻo Hải Dương, đến cửa Hàm Tử, gặp chiến thuyền của Toa Đô, quân ta đã vây đánh quân dịch tại đây,mở đầu cho chiến công sau này của quân đội ta đánh vào các căn cứ địch ở Chương Dương, ở Tây Kết. Toán quân của Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão đi theo đường bể, ra đến Thường Tín (gần Thăng Long) tiến công tới tấp những chiến thuyền của địch đậu ở bến Chương Dương. Địch hốt hoảng bỏ chạy tán loạn.
Ngày 7 tháng 6 năm 1285, từ Thanh Hóa, vua Nhân Tông kéo quân ra đánhtan quân địch ở Trường Yên. Đến ngày 10 tháng 6, quân ta đổ bộ đánh bậtquân địch ra khỏi Thăng Long. Thoát Hoan phải rút quân chạy ra phía sông Hồng hy vọng có đường trở về nước, khỏi bị tiêu diệt. Trong khi đó những chiến thuyền của Toa Đô và Ô Mã Nhi đang trên đường tiến ra bắc đểhợp lực với Thoát Hoan; đến sông Thiên Mạc (một khúc sông Hồng ở vào địa hạt huyện Đông Anh, tỉnh Hưng Yên), mới biết rằng đạo tiền quân chủ lực - do Thoát Hoan tổng chỉ huy - đã bại trận rút về phía bắc sông Hồng, liền cho lui quân đến Tây Kết.
Ngày 24 tháng 6, vua Nhân Tông dẫn đại quân tới đánh, đoàn quân của Toa Đô và Ô Mã Nhi thua bỏ chạy đến sau một dãy núi thì bị đoàn quân củaHưng Đạo Đại Vương phục sẵn, ùa ra đánh tan quân địch, chém đầu Toa Đô tại trận, bắt sống hơn ba vạn quân và tịch thu rất nhiều chiến thuyền, khí giới của địch. Ô Mã Nhi sợ hãi, mang bộ mặt tên tướng bại trận, lủi thủi xuống thuyền nhỏ, bơi vội ra bể, trốn thoát được. Thoát Hoan nhận được tin nguyên sói Toa Đô tử trận Ô Mã Nhi trốn về Tàu, vội vàng thu quân về nước; đến sông Cầu thì giặc cánh quân của Trần Quốc Toản đón đánh, chúng rút lui, theo ngả sông Thương; đến Vạn Kiếp, chưa kịp qua sông, đã bị cánh quân của Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão mai phục trong rừngnứa, kéo ra đánh, tướng nhà Nguyên là Lý Hằng trúng tên độc bắn chết. Quân địch bị chết và bị bắt quá nửa. Bọn Thoát hoan, Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán cố đốc thúc tàn quân, liều mạng mở một đường máu tháo chạy, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết. Trên đường về châu Tư Minh, đến Vĩnh Bình (Lạng Sơn), chúng lại gặp phải cánh quân củaHưng vũ vương Nghiễn và Hưng hiếu vương Úy - con trai của Hưng Đạo Đại Vương - đuổi đánh. Lý Quán bị bắn chết. Thoát Hoan, A Bát Xích, Phàn Tiếp chạy thoát về nước.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhà Trần lần thứ hai, kéo dài 6 tháng trời (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1285) quân ta mới đánh đuổi được 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi.
Khi đã giải phóng thủ đô Thăng Long, cảnh thái bình trở lại toàn dân,triều đình mở hội ăn mừng, thượng tướng Trần Quan Khải đã phản ảnh trong bài thơ, nói lên cái tâm trạng và khí thế kiêu hùng bất khuất của dân tộc Việt trong cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng cũng rất tụ tin, biết vận dụng sáng tạo, dồn địch vào thế thụ động... pahỉ hàng, và cuối cùng là đem chiến thắng vinh quang hiến dâng Tổ quốc mến yêu:
Bến Chương Dương đuổi giặc,
Cửa Hàm Tử bắt thù.
Thái bình nên gắng sức,
Đất nước vững ngàn thu.
(Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nổ lực,
Vạn cổ thử gian sơn). [31]
· Lần Thứ Ba - Chỉ cách hai tháng sau ngày bại trận về nước, tháng 8năm 1285, cơ mật viện của triều đình nhà Nguyên đã thảo xong kế hoạch điều động quân sĩ trở lại đánh nước Đại Việt, hòng rửa cái nhục đã hai lần đánh nước ta -vào những năm 1258 - 1285 - mà cả hai lần (chúng) đều bị bại trận. Hốt Tất Liệt ra lệnh bãi bỏ cuộc viễn chinh xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng vào cuộc Nam chinh. Kế hoạch chuẩn bị đánh nước Đại Việt của nhà Nguyên lần này được sửa soạn thật chu đáo, không riêng về măt quân sự không thôi, mà về mặt chính trị cũng đặc biệt quan tâm tới.
Ø Về Quân Sự, ngoài bộ binh và kỵ binh, nhà Nguyên còn tăng cường thủy binh, cho đóng thêm 300 chiến hạm..., định đến tháng 8 sẽ tiến quân theo đường châu Khâm, châu Liêm sang đánh báo thù nước ta.
Ø Về Chính Trị, Hốt Tất Liệt cho phép bọn Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng, Lại Ích Khung... thành lập chính phủ lưu vong, chờ khi quân Nguyên kéo sang thì bọn chúng sẽ đi theo về nước làm tay sai cho giặc.
Vua Nhân Tông được mật tin nhà Nguyên sắp sửa đẫn đại quân qua đánh nước Đại Việt liền cho vời Hưng Đạo Đạo Đại Vương tới bàn việc: "Thoát Hoan bại trận trở về, hắn căm tức, chuyến này định sang đánh bào thù, quân thế hẳn to hơn trước, ta nên dùng kế gì mà chống lại được?"
Với lòng tự tin tài năng chỉ huy chiến đấu của mình và sự từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, vị tướng thiên tài, không những giỏi về quân sự mà còn giỏi về chính trị, đã quả quyết tâu: "Nước ta xưa kia, quân dân hưởng thái bình đã lâu, không quen việc chiến trận,cho nên năm trước quân Nguyên vào cướp, còn có kẻ trốn tránh theo hàng giặc. May nhờ có oai linh Tổ tông, và thần vũ của bệ hạ, đi đến đâu đánhđược đến đấy, nên mới quét sạch được giặc ra khỏi bờ cõi. Còn như bây giờ, quân ta quen việc chinh chiến, mà quân địch thì đi xa mỏi mệt. Vả lại, thấy Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán tử trận, tất cũng chột dạ, quân sĩ đãnghi ngờ, hẳn không dám liều mạng để đánh. Cứ như ý thần, thì lần này dù quân Nguyên kéo sang, ta cũng đễ hơn lần trước, xin bệ hạ đừng lo" - VNSL, trg 152 -
Vua mừng rỡ, sắc Hưng Đạo Đại Vương "đốc suất các vương hầu, mộ thêm quân sĩ, sửa sang khí giới"đề phòng khi quân Nguyên kéo tới.
... Giữa lúc nhà Nguyên gặp phải nhiều sự khó khăn: tình cảnh nghèo đói, dân chúng oán than, vì không chịu nổi sự cai trị tàn bạo của Hốt Tất Liệt, nên ngay trong nước chúng đã xảy ra những cuộc chống đối, hoặcngấm ngầm, hoặc công khai... làm trở ngại cho việc thu lương thực và tâp trung quân sĩ. Sự kiện này được minh chứng qua tờ sớ của viên quan coi tỉnh Hồ Nam gửi triều đình nhà Nguyên: "Quân ta bại trận mới về, kẻ dấu vết chưa lành, người đau yếu chưa khỏi, xin hãy cho quân sĩ nghỉ ngơi dưỡng sức ít lâu, rồi sẽ định kế xuất binh".
Tháng 7 năm 1286, Hốt Tất Liệt đành phải ra lệnh tạm hoãn cuộc Nam chinh.
Nhưng đầu năm 1287, nhà Nguyên gấp rút điều động quân sĩ, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì: "cuộc xâm lược lần này, nhà Nguyên điều động 50vạn quân và riêng đạo quân đánh vào Vạn Kiếp đã đến 30 vạn, và 500 chiến hạm cho thủy quân". Thoát Hoan lại một lần nữa được vua Nguyên tincậy trao chức tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Nam chinh - để hắn có dịp lập công chuộc tội vì đã hai lần thua trận ở Vạn Kiếp cuối tháng 6 năm 1285. Cuộc Nam chinh lần này, các tướng thuộc dưới quyền hắn đều là những tướng đã quen với chiến trận, bọn Áo Lỗ Xích, A Bát Xích, Trình Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp...
Ngày 25-12-1278, quân nhà nguyên chia làm ba đạo theo đường bộ và thủy tiến vào lãnh thổ Đại Việt (hai đạo đi đường bộ): đạo quân chủ lực đo Thoát Hoan chỉ huy cùng với Trình Bằng Phi từ Quảng Tây tiến sang; đạo quân thứ hai do Áo Lỗ Xích chỉ huy từ Vân nam kéo tới. Còn thủy quândo Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thống lĩnh dẫn những chiến hạm cùng với đoàn thuyền chở lương thực, khí giới, quân nhu do Trương Văn Hổ phụ trách thìtừ châu Khâm (Quảng Đông) vượt biển tiến vào hải phận nước ta.
*
Về phái ta, Hưng Đạo Đại Vương đã dàn một trận đồ gồm ba mặt: đạo quân do Trần Nhật Duật và Nguyễn Khoái giữ vũng Lạng Sơn; đạo quân do Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần giữ vững nghệ An. Còn chính Hưng Đạo Đại Vương trực tiếp dẫn đại quân trấn giữ vùng Quảng Yên, Đóng quân tại Phù Sơn, đồng thời cho một toán quân giữ phía châu Tư Minh. Mặt khác, sai tiền quân giữ cửa sông Đại Than (tỉnh Hải Dương). Tuy mặt trận dàn như thế, nhưng quân Nguyên quá lớn, và trước sức tiến công vũ bão của địch, quân ta "theo kế hoạch của Hưng Đạo Đại Vương vừa chặn đánh để kiềm chế và tiêu hao sinh lực địch, vừa tổ chức rút lui để bảo toàn lực lượng".
*
Khi thủy quân địch kéo đến cửa bể An Bang (Quảng Yên), gặp đoàn thủy quân của Trần Khánh Dư đón đánh, nhưng bị thua phải rút chạy. Ô Mã Nhi tiếp tục đẫn những chiến Hạm vượt theo sông Bạch Đằng đến Vạn Kiếp để kịp hội quân với Thoát Hoan. Còn đoàn thuyền chở lương thực nặng nề, ì ạch tiến vào sau, vừa đến Vân Đồn (Cầm Phả) bị đoàn quân của Trần Khánh Dư mai phục xông ra đánh và cướp lấy những thuyền chở lương thực, khí giới, quân nhu, và bắt trọn đoàn quân hộ tống của địch. Trương Văn Hổ sợhãi, lẻn xuống một chiếc thuyền nhỏ trốn về Quảng Châu.
Được tin thắng trận ở Vân Đồn, Thượng hoàn Thánh Tông mừng rỡ bảo vớiHưng Đạo Đại Vương: "Quân Nguyên trông cậy có lương thực, khí gới, nay đã bị ta lấy hết cả, thì thế nó không trường cửu được nữa. Nhưng nó chưabiêt, tất còn đắc chí, vậy ta nên tha những quân bị bắt cho về báo tin với Thoát Hoan, thì quân sĩ của nó rất ngã lòng, bấy giờ phá mới dễ" (VNSL, trg 155)/
Chiến thắng Vân Đồn của thủy quân ta đã làm cho địch phải lúng túng không có cách nào giải quyết nổi vấn đề lương thực, kéo theo đấy sự thấtbại về quân sự và như vậy, (chắc chắn) chúng không thực hiện được nhữngý đồ đã hoạch định.
Ngày 2-1-1288, quân Nguyên đánh chiếm Vạn Kiếp. Thoát Hoan cho lập trại, đóng quân, lấy đó làm căn cứ quân sự. Và chỉ cách sau đó một tháng, ngày 2 tháng 2, quân Nguyên từ Vạn Kiếp vượt sông Hồng đánh vào Thăng Long.
Triều đình ta tạm thời di tản khỏi kinh thành, xuống thuyền ra biển để vào Thanh Hóa.
Thoát Hoan ra lệnh cho A Bát Xích dẫn bộ binh đánh vào các căn cứ quân sự của ta đóng dọc hai bên bờ sông Hồng, đồng thời sai Ô Mã Nhi dẫnthủy quân đuổi theo vua Nhân Tông để trả thù cái nhục thua trận lần trước. Nhưng quân địch đã không làm sao bắt được vua, bọn hắn tức giận, hung hăng kéo quân đến phá lăng tẩm nhà Trần ở Chiêu Lăng (Thái Bình), chúng đi đến đâu cướp bóc, đốt phá, tàn sát nhân dân ta đến đó.
Không bắt được vua Nhân Tông, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long la củng cố vùng chiếm đóng. Rồi sai Ô Mã Nhi dẫn chiến hạm ra biển đón thuyền lương do Trương Văn Hổ phụ trách. Ra đến cửa biển An Bang Ô Mã Nhi mới biết rằng những thuyền lương kia đã bị thủy quân ta tiêu diệt. Thất vọng hoàn toàn. Hắn đành cho chiến hạm quay trở lại theo sông Bạch Đằng để về Vạn Kiếp.
Sau khi quân Nguyên thua trận ở Vân Đồn, những thuyền chở lương thực,một phần tự động đổ xuống biển, còn lại bao nhiêu đều bị quân ta tịch thu hết cả, khiến cho dịch phải lúng túng, không biết giải quyết bằng dường lối nào để có lương thực nuôi hàng chục vạn quân. Thời tiết lại bắt đầu chuyển dần sang mùa hè nóng bức, rất bất lợi cho phía địch: quânsĩ thì hoang mang, mệt mỏim buồn bực, chán nản và tuyệt vọng... chỉ mong sớm được về Táu, họa may mới thoát khỏi chết.
Trước tình thế bi thảm ấy, ngày 5-3-1288, Thoát Hoan ra lệnh đốt phá kinh thành Thăng Long, rồi cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp. A Bát Xích được chỉ định đi tiên phong đánh dẹp các cửa ải và để bắt cầu... Trên dường về Vạn Kiếp, bọn chúng kéo đến các làng xóm cướp giật thóc gạo để bù vào chỗ thiếu hụt lương thực. Quân Nguyên đang bị dồn và thế thụ độnghoàn toàn. Thoát Hoan lo sợ trước nguy cơ bị bao vây không chỉ về mặt thiếu lương thực mà còn bị đe dọa cả về quân sự nữa. Phải xoay sở cách nào để thoát ra khỏi vũng lầy cuộc xâm lược phi nghĩa? Tiếp tục ở lại chiến đấu? điều đó không thực hiện được, vì thiếu lương thực, quân sĩ rãrời, nhốn nháo, và mất hết tin tưởng, không còn danh dự củ một nước "thiên triều"? hàng chục câu hỏi được đặt ra đều không có câu trả lời. Bọn chúng ngơ ngác như những bày thú đi lạc vào một bãi cát hoang vu, không tìm được phương hướng để ra! Bế tắc khắp mặt. Các tướng lĩnh dưới quyền hắn đề nghị: "Quân ta đóng ở đây (Vạn Kiếp, thành trì không có, kho tàn lại cạn cả; và bây giờ là lúc hết xuân sang hạ, khí trời nồng nực, mà những chỗ hiểm yếu đều mất cả. Chi bằng hãy rút quân về, rồi sausẽ liệu kế khác".
Để tránh khỏi bị tiêu diệt, Thoát Hoan quyết định rút quân, và chia làm hai đạo, theo hai ngả bộ và thủy về nước. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy đạo thủy binhdẫn nhưng chiến hạm theo sông Bạch Đằng ra biển. Thoát Hoan chỉ huy đạo bộ binh theo đường qua Lạng Sơn. Cuộc rút quân của địchđúng như hưng Đạo Đại Vương đã tiên liệu: "... Lần này, dù quân Nguyên kéo sang, ta phá cũng dễ thôi". Và một trận đồ đã được bố trí như nhưng mạng lưới giăng sẵn để tiêu diệt địch, quyết không cho chúng trốn thoát.Hưng Đạo Đại Vương, một mặt, sai Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa dẫn mộtđạo quân lên trấn thủ ải Nội Bàng (Lạng Sơn). Mặt khác, sai Nguyễn Khoái chặn địch trên sông Bạch Đằng.
Ngày 30-3-1288, đạo thủy quân của địch bắt đầu rút, trên bộ có kỵ binh đi hộ tống, nhưng bị trở ngại vì có nhiều đoạn cầu đường đã do quânta phá hủy, Trình Bằng Phi đành phải lui quân quay trở về Vạn Kiếp. Cònnhững chiến hạm của Ô Mã Nhi vẫn tiếp tục di chuyển một cách chậm chạp,mãi đến ngày 9 tháng 4 mới tới sông Bạch Đằng. Đoàn chiến thuyền của ta, do Nguyễn Khoái chỉ huy, tiến ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua, quay thuyền chạy. Ô Mã Nhi cho chiến hạm đuổi theo, gặp lúc thủy triều xuống,chiến hạm của địch lao nhanh theo dòng nước trôi nên va phải những hàngrào chông, một số bị vỡ và bị đắm chìm. [32]
Đang lúc quân địch bối rối, thì đại quân của ta, gồm bộ binh và thủy binh, do vua Nhân Tông và Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy, kéo tới giao chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Quân ta đại thắng. Đạo thủy binh của địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Xác của những quân địch chết trôi lềnh bềnh trên mặt nước đến nỗi máu loang đỏ ngầu cả một khúc sông. Các tướng giặc: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lê Cơ... đều bị bắt sống. Quân độita tịch thu 400 chiến hạm của địch và rất nhiều chiến lợi phẩm khác.
Thoát Hoan được tin đạo thủy binh đã bị tiêu diệt, hắn hoảng sợ, vỗi vã cùng các tướng trình bằng phi, A Bát Xích, Áo Lỗ Xích... dẫn bộ binh rút chạy theo đường Lạng Sơn về nước, đến ải Nội Bàng thì gặp đạo quân của Phạn Ngũ Lão từ các hẽm đổ ra vây đánh tới tấp vào địch quân, chúng bị thua, chạy tán loạn. Thoát Hoan thúc giục các tướng và đám tàn binh liều mạng cừa đánh vừa tháo chạy. Quân ta càn ráo riết đuổi đánh, A Bát Xích bị tử trận, quân địch chết như rạ, xác nằm xỗng xoài, ngổn ngang suốt dọc đường từ Nội Bàng về đến Tư Minh. Cuối cùng Thoát Hoan phải mở con đường máu mới chạy thoát được về nước.
Cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên đã bị dẹp tan.
Khi đã toàn thắng, Hưng Đạo Đại Vương dẫn quân rước xa giá Thượng hoàng và vua hồi kinh, về đến phủ Long Hưng, vua sai đem bọn tướng Nguyên bị bắt là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lê Cơ... vào làm lễ yết kiến ởtrước Chiên Lăng. Nhân thấy cảnh giang sơn lại vẫn được như cũ, Thượng hoàng Thánh Tông đã làm hai câu thơ:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ diện kim âu"
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sôngmuôn thuở vững âu vàng) [33]
- Trần Trọng Kim dịch -
Ngày 28-4-1288, vua và triều đình về đến kinh đô Thăng Long, thiết tiệc khao thưởng tướng sĩ, cho dân mở hội ba ngày, gọi là Thái Bình DiênYến.
... Một hôm, gặp tiết xuân sang, khí trời dịu mát, vua Nhân Tông cùngcác quan trong triều đi viếng Chiêu Lăng là Lăng Vua Trần Thái Tông, đểtỏ lòng tôn kính nhớ ơn đối với địa vị đã có công khai sáng nhà Trần:
"Non kia ai đắp mà cao
"Sông kia ai bới ai đào mà sâu?
Trên đường đi, vua có khởi hứng đọc bài ngũ ngôn tuyệt cú "Xuân Nhật Yến Chi Lăng":
Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
- Trần Nhân Tông -
dịch:
Ngày Xuân Viếng Chiêu Lăng:
Nghi vệ bày nghiêm túc
Quần thần mủ áo đông
Lính già đầu nhuốm bạc
Thường kẻ chuyện Nguyên Phong.
(Câu chuyện Nguyên Phong nhắc nhở cho ta nhớ lại Thời Đại Trần Thái Tông vào năm 1258 đã chiến thắng quân Mông Cổ khét tiếng là đạo quân hung bạo nhất thời bấy giờ. Đoàn kỵ binh của chúng ta đã từng giày xéo trên khắp lục địa Á Âu, thế ma khi qua nước Đại Việt nhỏ bé, chúng đã bịthảm bại.
Trong tiết mùa xuân, vua Nhân Tông đến viếng lăng ông nội ở Chiêu Lăng, lòng hoài niệm đến những chiến sĩ vô danh đã hy sinh cho Tổ Quốc, trong số những người lính còn sống đến nay tuy đầu đã bạc, nhưng nhìn họnhư tỏ ra hào khí của những người chiến sĩ đã dự vào cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ vẫn vui vẻ nói cười bên nhau "kể chuyện Nguyên Phong", đã gây xúc động sâu xa trong tâm tư mọi người, có lẽ do đấy mà vua cảm tác nên bài thơ "Xuân Nhật Yến Chiêu Lăng" này).
- Ba lần đất nước ta bị quân Mông Nguyên hung bạo giày xéo... nhưng, đến nay thì giặc đã bị tiêu diệt, quang cảnh "Thái Bình Hưng Quốc" đã được vãn hồi, thể hiện rõ nét nơi Cảnh và Người "trăng im ả bóng, người thảnh thơi lòng = Nguyệt vô sự, chiếu nhân vô sự". Rồi, nhân một ngày rảnh rổi, Thượng hoàng Thái Tông về thăm quê hương ở Thiên Trường (Nam Định), đối cảnh sinh tình, vua đã cảm hứng làm bài thơ tuyệt bút "Hành Thiên Trường Hành Cung":
"Cảnh thanh u, vật diệc thanh u,
Thập nhị tiên châu, thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca,cầm bách thiệt,
Thiên hành nô bộc,quất thiên đầu.
Nguyệt vô sự, chiếu nhân vô sự,
Thủy hữu thu, hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tĩnh,
Kim niên du thắng, tích niên du.
- Trần Thánh Tông -
Dịch nghĩa:
Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Mười hai châu, đây là châu thứ nhất.
Giọng kìm rút rít như trăn tiếng sênh ca.
Bóng quât lô nhô như ngàn hàng tôi tớ.
Trăng êm ả bóng, người thảnh thơi lòng
Làn nước thu lai láng dầm mảnh trời thu
Bốn phương dày đã thanh bình, chiến trận đã sạch
Cuộc du quang năm nay vui hơn năm xưa.
* Cảnh vật thanh u khéo giống nhau
Mười hai châu chọi một tiên châu
Sáo đàn réo rắt chim hòa nhịp
Tôi tớ lô nhô quýt đứng chầu
Lòng khách lặng tờ in bóng nguyệt
Một doành trong vắt lộn trời thâu
Thanh bình bốn bể in tro bụi
So việc du quan trước kém sau.
Bản dịch của Việt Nhân Vũ Huy Chiểu
(Hoàng Việt Thi Tuyển)
Về bài thơ này,Ngô Thời Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án đã viết:
"Từ năm Thiệu Bảo (1284) nổi cuộc binh đao, hai lần đánh quân Nguyên,may mà xã tắc lại yên, giang sơn như cũ, tuy rằng lòng trời giúp cho, nhưng nhân sự cũng rất gian nan. Họp vương hầu ở Bình Than, đãi phụ lão ởDiên Hồng, không hạng nào không đến. Khi vào Thanh Hóa, khi ra Hải Đông, lúc đi Đại Bàng, lúc về Thiên Trường, không đâu không bước chân tới. Nhất đán rửa sạch bụi Hồ, lại yên thế nước, về thăm cố hương, mắt trông cảnh đẹp, tai nghe tiếng hót, chén rượu dưới trăng, tiếng đàn bên sông suối, nghĩ lại khi đi Chi Lăng, Vạn Kiếp, giao chiến ở Đại Than, Bạch Đằng, những lúc con thuyền lênh đênh, dùng bát cơm hẩm, vua tôi, cha con vẫn một lòng lo sao qua cơn sóng gió. Sở dĩ vì có hoài cảm ấy màlàm bài thơ trên đây" (Sđd trang 210)
Và nhà nghiên cứu văn học Thạch Trung Giả (trong tác phẩm "Hồn Dân Tộc Ngàn Năm") (bản cảo) viết về bài thơ trên như sau: "Bài Hành Thiên Trường Hành Cung diễn tả không khí thái bình đến mức độ sâu xa linh độnghiếm ai đạt. Tả tất cả những nét ghi lại đều rất thực, đều do quan sát trực tiếp và tinh vi. Những ai đã đến miền này (phủ Thiên Trường) đều nhận thấy là đúng, dầu đã bảy thế qua đi. Từ cảnh ngôi làng hình thon ở giữa một con sông nhỏthông ra sông cái đầu làng đến cảnh chim chóc, cam quýt đỏ ối đến bây giờ vẫn còn.
Hai câu phá, thừa nhẹ nhàng mau lẹ, phác họa không khí và đại thể. Hai câu thực đưa cảnh ban ngày với âm tanh rộn rã của mọi loài chim, ví màu sắc đỏ ối của hàng ngàn cam quýt. Hai câu luận, cảnh về đêm với vầngtrăng vằng vặc thanh tĩnh tỏa ánh sáng xuống cho người hình ảnh của tâmmình; đáy nước trong phản chiếu trời thu trong, gợi cho ta ý niệm về thái bình khắp thiên hạ, từ chiều cao xuống chiều sâu, từ bên ngoài vào nội tâm. Haicâu kết gói trọn ý tưởng của toàn bài đã gợi".
Với cương vị một người lãnh đạo quốc gia, vua Nhân Tông, trải qua haicuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên, từng vào sinh ra tử, mong sao đất nước chóng qua cơn sóng gió..., thìnay sóng đã tan "bốn bể yên rồi, dơ bụi sạch... (tứ hải đĩ thanh, trần dĩ tĩnh)
Kể từ tháng 5 niên hiệu Trùng Hưng thứ V (1289) khi đất nước sạch bóng quân thù, hết giặc giã, cảnh thái bình thực sự trở lại với toàn dân. Vua ở ngôi 15 năm đến nyên hiệu Trùng Hưng thứ IX (1293), vua truyền ngôi cho con là Anh Tông và làm thái thượng hoàng 6 năm.
¨ Niên hiệu Hưng Long thứ III (1295), thực hiệnchí nguyện xuất gia ấp ủ từ lâu, vua từ Tiên Trường dời đến hành cung Vũ Lâm, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nhưng chỉ ở đây một thời gian ngắn, rời trở lại Thiên trường (Nam Định), mở Vô Lượng Pháp Hội tại chùaPhổ Minh "bố thí tiền của, vải vóc, vật thực và trợ cấp cho nhưng nơi mất mùa nghèo đói...".
¨ Niên hiệu Hưng Long thứ VII (1299), cua cho dựng thảo am ở ngọn Tử Tiêu, núi Yên Tử và lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà, hiệu là Đại Hương Hải Ấn Thiền Sư. Vua là người sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử và lập chùa Long Động (ở bên núi) để độ tăng và giảng dạy chính pháp. Số học chúng tới xin thụ giáo có hàng ngàn.
Cũng trong năm 1299, vua Anh Tông sắc cho an61 hành cuốn "Phật Giáo Pháp Sự Đạo Tràng Công Văn Nghi Thức" để phổ biến trong toàn quốc gia, ghi dấu Thượng hoàng Nhân Tông xuất gia.
¨ Niên hiệu Hưng Long thứ XII (1304), vua lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà Điều Ngự Giác Hoàng, rồi cùng với đệ tử là tôn giả Pháp Loa và mười đồ đệ đi khắp miền thôn quê giảng pháp, khuyên dân bỏ mê tín, hủy dâm từ,thực hành giáo lý Thập Thiện với mục đích xây dựng một xã hội "nhân gian tịnh độ".
ĐẠO PHẬT VIỆT TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN HẬU BÁN THẾ KỶ XX
Đạo Phật đời nhà Trần, về phía xuất gia có đức Điều Ngự Giác Hoàng, tôn giả Pháp Loa, tôn giả Huyền Quang lập thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; về phía cư sĩ có ngài Tuệ Trung thượng sĩ, các vua: Trần Thánh Tông,Trần Anh Tông, Trần Minh Tông... đều là những Phật tử chân chính, hết lòng hoằng dương chính pháp làm cho đạo Phật sáng rỡ một thời. Nhưng cuối đời Trần thì đạo Phật mất dần thanh thế, tuy các vua sau này có truyền thống gia phong tin Phật, nhưng vẫn không cứu vãn nổi tình thế, và các quan trong triều đều là những nho sĩ vốn có óc kỳ thị (không mấy tốt đẹp) đối với Phật giáo. Phải nói ngay rằng: chính buổi đầu chấn hưngNho giáo quảng bá trong nhân gian, vì muốn cho các hệ tư tưởng, đạo giáo khác cũng được phát triển như đạo Phật. Chứ không như một thiểu số nhà nho nhờ có thi cử đỗ đạt, được cất nhắc ra làm quan, và vì bản tính hẹp hòi, quay sang bài xích Phật giáo mà điển hình cho giới sĩ phu thời ấy là Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát... [34] nhưng cuối cuộc đời các vị này lại trở về với đạo Phật.
* Các Chúa Dòng Họ Trịnh Đối Vối Phật Giáo - Họ Trịnh, kể từ Trịnh Tùng đến Trịnh Khải, gồm mười đời, trị vì 216 năm (1570 - 1786), dưới thời vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), có thiền sư Thủy Nguyệt,tu ở núi Hùng Lĩnh, Việt Nam, qua Trung Quốc, tham học với hòa thượng Trí Giác Nhất Cú (người Trung Quốc), khi đắc pháp trờ về nước, sáng lập phái Tào Động. Sau ngài Thủy Nguyệt truyền cho ngài Tông Điển v.v...
Khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705), ở Bắc Kỳ có thêm một phái Liên Tông, do ngài Lân Giác thành lập tại chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội). Ngài Lân Giác là đệ tử của thiền sư Chính Giác, ngài Chính Giác làđệ tử của ngài Minh Lương, ngài Minh Lương là đệ tử của hòa thượng Chuyết Công, người trung Quốc, [35] tức là chi phái của phái Lâm Tế. Vậyở Hà Nội hiện nay có hai phái Phật giáo:
a. Thiền sư Thủy Nguyệt lập ra phái Tào Động.
b. Ngài Lẫn Giác Nhất Cú, một vua công thời chúa Trịnh, lập phái Liên Tông (chi phái Lâm Tế).
Cả hai phái Thiền kể trên đều là chi phái của dòng thiền Bồ Đề Đạt Ma(hai trong 5 chi phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Ngưỡng Sơn, ứng với câu: "nhất hoa hiện thụy, ngũ diệp lưu phương")
Ngoài việc phát triển hai phái Thiền như vừa kể, dưới sự hộ pháp của chúa Trịnh: kiến thiết và trùng tu tự viện, tô tượng, thỉnh Đại Tạng Kinh v.v... Cao tăng bấy giờ cũng khá đông, như các ngài: Huệ Đồng, ViênCảnh, Viên Khoan, Hương Hải...
Trong khi đạoph Bắc Hà Trổi dậy thì đạo Phật ở Nam Hà cũng hưng phát.
* Nhà Nguyễn Đối Với Phật Giáo -
Nguyễn Hoàng, vốn người nhân đức và rất sùng tín đạo Phật, nên khi vào trấn ở Thuận Hóa, được nhân dân ở đây thường gọi là ông Chúa Tiên. Chúa là người tiền khởi nguồn tín ngưỡng Phật giáo ở Trung Kỳ. Trong khoảng 13 năm trị vì (1600 - 1613), chúa đã dựng những chùa: Thiên Mụ (1601) ở Huế; chùa Bảo Châu (1607) ở Trà Kiệu (Quảng Nam); chùa Kính Thiên (1609) ở Quảng Bình (đời Minh Mệnh đổi tên là chùa Hoằng Phúc). Chúa mất năm 1613, thọ 89 tuổi.
Nguyễn Phúc Nguyên lên kế nghiệp (1613 - 1636), đương thời gọi là Chúa Sãi. Năm 1629, Đào Duy Từ hiến kế lập đồn Trừng Dục (Quảng Bình) vàxây lũy dài ở cửa Nhật Lệ (Đồng Hới) ngăn đôi nước Việt Nam. kể từ đó, Chúa Nguyễn cắt đứt việc cống nạp đối với Chúa Trịnh. Phật giáo Trung Kỳtừ sông Gianh trở vào nam phần lớn chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc,do các ngài Tế Viên Giác Phong v.v... đều là người Trung Quốc đem Phật giáo truyền bá ở Trung Kỳ nước ta.
Đến đời chúa thứ tư là Nguyễn Phúc Tấn (1648 - 1687) lại có vị thiền sư là ngài: Nguyên Thiều, từ Trung Hoa qua Việt Nam, ban đầu trác tích ởphủ Quy Ninh (Bình Định), truyền bá chính pháp và sáng lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra thuận hóa lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Đồng (?),hoằng truyền phái Lâm Tế. Phật giáo Trung Kỳ (và cả Nam Kỳ nữa) coi ngài là vị sơ tổ của dòng thiền Lâm Tế. Tiếp theo ngàinguyên thiều là ngài Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn chùa Ấn Tông, tứ chùa Từ Đàm ở Huế; ngài Minh Hải Pháp Bảo, sáng lập chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam; Giác PhongLão Tổ chùa Báo Quốc và ngài Từ Lâm, Minh Vật Nhất Trí, Minh Giác Kỳ Phong v.v...
Đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), ngài Nguyên Thiều có lần cùngvới sứ nhà Nguyễn được sự ủy nhiệm của chúa qua Trung Hoa, mời các bậc danh tăng và thỉnh kinh sách, pháp khí v.v... Trong số các bậc danh tăngnhận lời mời tới Việt Nam có hòa thượng Thạch Liêm Đại Sán (thuộc phái Tào Động). Cuộc khởi hành sang Việt Nam ngày 15 tháng giêng năm ất hợi, niên hiệu Khang Hy thứ 34 (1695), đến Thuận Hóa ngày 1 tháng 2, Hòa thượng được chúa Nguyễn tiếp đón nồng hậu và rước về chùa Thiền Lâm. Ngày 1 tháng 4 năm ất hợi (1695), chúa lập đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ,cầu thỉnh hòa thượng truyền thụ giới pháp cho 1.400 giới tử, gồm những người thụ Sa Di, Tỳ Kheo và Bồ Tát giới. Trong dịp này, chúa cũng xin thụ giới bồ tát tại gia và được hòa thượng Thạch Liêm đặt pháp danh là Hưng Long, hiệu là "Thiên Túng Đạo Nhân".
Sau đó hòa thượng về Tàu. Nhân có dịp tàu buôn qua Việt Nam, ngài có gởi chúa Nguyễn Phúc Chu một bức thư và một bài thơ.
Nguyên văn:
"Nhất giang yên lãng, đạo cách trùng vân,
Bát đồ phong quang, tuyệt nhiên hoa mấn.
Sổ nhân gian chi hạ lạp,
Ức thiên ngoại chi nhân duyên.
Doa tri duy diện bồ đoàn,
Dĩ chứng hoàng mai tiêu tức.
Viên khiển độ giang chi vĩ,
Tiểu nhân súc địa chi hoài.
Dạ nguyệt thông triều, tri lai viễn tín.
Tân thi ký tặng, quí phạp trường ngôn".
Thi viết:
"Đông phong tân lãng mãn giang tần,
tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.
Tự thị dương hòa quy thảo mộc,
Thái bình nhân túy hải thiên xuân".
Trời bể muôn trùng, nước mây cách trở.
Xuân về mấy độ làng tóc nửa sương.
Bấm tay nghĩ chuyện nhân gian,
Chạnh nhớ mối tình thiên ngoại.
Tưởng chừng dưới chiếu bồ đoàn,
Đã tỏ hoàng mai lối cũ,
Thuyền lan tiện gió,
Thấu chỗ nhớ nhung.
Sóng vỗ trăng ghềnh, mây đưa tin nhạn.
Mấy lời quên cạn, tỏ chút y hoài".
Thơ rằng:
Sóng rỡn hoa tần phát gió đông,
Đỉnh hồ tưởng thấy hạt mưa nhuần.
Cỏ cây vui dưới trời êm dịu.
Người ngắm thanh bình tắm bể xuân.
Bản dịch THÍCH MẬT THỂ, VNPGSL
Ngoài phái thiền chính thống NGUYÊN THIỀU vào đầu thế kỷ XVII, Phật giáo Trung Kỳ có thêm một dòng Thiền nữa - do ngài Hòa Thượng Liễu Quán sáng lập - tức chi phái LIỄU QUÁN là một trong những dòng Thiền được truyền thừa và phát triển lớn mạnh tại Nam Hà. [36]
Từ đời Nguyễn Phúc Chu, đạo Phật đã truyền vào đất Nam Kỳ. Những ngôichùa cổ như: chùa Vạn An ở Phúc Tuy, kiến tạo năm 1711; chùa Tam Bảo ở Hà Tiên, do Mạc Cửu lập khoảng những năm 1708 - 1725; chùa Hộ Quốc ở Biên Hòa, lập năm 1733. Vào đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm chợ lớn Sài Gòn, kiến tạo 1744. Khoảng những năm 1738 - 1744, chúa cho trùng tu chùa Thiên Mụ rất là tráng lệ và sai sứ qua Trung Quốc thỉnh Đại Tạng Kinh hơn 1000 bộ mang về để tại chùa.
Đạo Phật Việt thời chúa Nguyễn qua triều Tây Sơn (1788 - 1802) đến Nguyễn Ánh (1802 - 1862) và thời thuộc Pháp (1862 - 1930) lại càng suy vi hơn. Sự sùng bái đạo Phật, việc xây dựng và trùng tu các chùa cảnh, tô tượng, đúc chuông... Nhưng Phật giáo trong giai đoạn này vẫn chỉ thu hình trong Phạm vi “tín ngưỡng cổ truyền"..., chứ thực chất thì Phật giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm! Đôi khi cũng có các vị cao tăng như cácngài: Phố Tịnh, An Thiền, Diệu Giác v.v... khai trường thuyết pháp nhưng chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẩn mây, khôngđủ sức tỏa ánh sáng chiếu soi xuống coi trần gian mù mịt tối tăm này.
Sự suy thoái của Phật giáo có nhiều lý do:
1. Theo Luật Vô Thường Chuyển Biến, Phật giáo đã hưng phát dưới hai triều đại Lý Trần (1010 - 1389): thời kỳ Phật giáođược coi như quốc giáo, thời kỳ mà lịch sư ghi là một thời đại văn minhthịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa tớt tiêu điều như cảnh lá cuối thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần (sư giả nhân chi mô Phạm) của mình nữa, lẽ tấtnhiên, Phật giáo phải suy thoái.
2. Thời Gian Nho Giáo Chiếm Địa Vị Độc Tôn, về phương diện tư tưởng cung như phương diện lãnh đạo quốc gia, chính cũng là lúc đất nước dân tộc rơi vào tình trạng phân hóa, khôn cùng, sự suy đồ diễn ra ở dười đời Trần - Hồ (1400 - 1407) qua nội thuộc nhà Minh (1414 - 1427), tiếp theo là thời kỳ Nam Bắc triều Lê - Mạc (1527 - 1592)và Trịnh Nguyễn phân tranh (1570 - 1788). Rồi tới thời pháp thuộc (1862- 1930)...
3. Đất Nước Việt Nam Không May Gặp Cảnh Nội Loạn, Ngoại Xâm, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX: nào nhà Hồ diệt nhà Trần, tiếp theo giặc Minh sang xâm lược nước ta, ròng rã 20 năm mãi đến năm 1428, Bình Định vương Lê Lợi mới đánh duổi được giặc Minh ra khỏi đất nước, nối lại nền tự chủ của các tiền triều. Nhà Ly lấy nho giáo làm kỷ cương trị nước. Còn Phật giáo và Lão giáo thì coi như bị bỏ rơi. Nhà Lê cai trị nước ta đúng một trăm năm thì bị nhà Mạc lật đổ. Con người sống dưới thời Lê (và cả sau này nữa) thi đua học "đạo thánh hiền" (Nho giáo), đa số là những con mọtsách, ngày đêm mài miệt với nhưng pho kinh sử văn chương hoa mỹ (nhưng vô hồn); chen chân nhau trên bước đường khoa cử để có dịp tiến thân, ra làm quan, đầu óc họ chất nặng những mặc cảm tự tôn, tự đại; chỉ nhận có "đạo thánh hiền" mới là chính đạo, ngoài ra là tà giáo cả! [37]
4. Thực dân pháp cai trị nước ta 83 năm (1862 - 1945), trong giai đoạn này, Đạo Phật Việt bị gạt ra ngoài lề cuộc sinh hoạt của xã hội đương thời, dùng rằng: khắp nước, làng nào cũng có chùa thờ Phật (có làng có đến hai ngôi chùa), nhưng chỉ là dành riêng cho phái nữ, bà già... mỗi tháng, những ngày mùng một và mười rằm, tới lễ Phật - một đạoPhật thực tiễn, linh động với mục đích Giác Ngộ và Giải Thoát Con Người; bỗng dưng trở thành thứ tôn giáo tiêu cực, chán đời, "mê tín dị đoan" coi đức Phật như một thượng đế toàn năng.., một số tăng, tín đồ thì lần lần đi xa nguồn gốc giáo lý chính thống. Thật là bi thảm!
Với nội bộ như thế, Phật giáo thật khó tránh khỏi suy vi. Còn hoàn cảnh bên ngoài thì chính quyền thực dân Pháp triệt để ủng hộ, nâng đỡ Thiên Chúa giáo và cố ý dìm Phật giáo, coi Phật giáo như một lực lượng dân tộc đối kháng với nhà nước bảo hộ, vì đạo Phật đã bắt rễ lâu đời trong quần chúng, nên chính quyền Pháp tìm đủ mọi cách hạn chế, ngăn cấmsức phát triển của Đạo Phật Việt, về cả tinh thần lẫn vật chất...
Và, sau 83 năm Pháp cai trị nước ta, đạo Phật quốc gia Việt Nam chỉ được coi như một "tôn giáo bản địa", bị gạt ra ngoài mọi sinh hoạt tập thể của quốc gia này. Chính quyền bảo hộ của người Pháp ra mặt nâng đỡ Thiên Chúa giáo và kỳ thị, đàn áp Phật giáo, không cho phát triển. Như việc kiểm tra tăng chúng; việc dựng chùa phải có giấy phép, có được mới được xây cất; việc hạn chế nhà chùa không được tạo mãi đất đai hay nhận của cải thập phương hỷ cúng. Với chính sách hủ hóa dân ta, thực dân Phápđã rất rộng rãi với những gì là mê tín dị đoan, hạn chế giáo dục, cốt làm cho dân ta ngu dốt để chúng bảo sao tin vậy; đạo Phật cũng bị đồng hóa với những tà thuyết ngoại đạo... Rồi, từ chỗ xa lìa chính pháp, đạo Phật nghiễm nhiên trở thành như một thần đạo không hơn không kém. Mục đích của thực dân, như đã thấy, là sự thống trị đất nước này và không muốn cho dân tộc ta trở mình để lớn mạnh...
Nhưng, sau gần thế kỷ bị trị, và sau trận thế chiến thứ hai chấm dứt,dân tộc Việt cùng với dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới đã bừng tỉnh thức dậy, giải phóng ách nô lệ cho con người và giành quyền độc lậptự chủ cho quốc gia, chấm dứt một chế độ lạc hậu, lỗi thời.
Đạo Phật Việt, qua XX thế kỷ, tuy có lúc thịnh, lúc suy cho mãi tới năm 30 giới tăng sĩ và trí thức trong nước mới có cơ hội đứng ra hô hào chấn hưng Phật giáo.
- Năm 1931, ở Nam Kỳ thành lập Hội Nghiên Cứu Phật Học và năm 1933, Hội Lưỡng Xuyên Phật Học ra đời;
- Năm 1932, tại Trung Kỳ thành lập Hội An Nam Phật Học;
- Năm 1934, Bắc Kỳ thành lập Hội Việt Nam Phật Giáo.
Các hội có mở các trường Tiểu, Trung, Đại Học cho các tăng sinh từ các nơi về tham học, và lập các thư viện, xuất bản kinh sách báo chí. Ở Nam, có tạp chí TỪ BI ÂM, DUY TÂM; ở Trung có nguyệt san VIÊN ÂM; và ở Bắc thì xuất bản tạp chí ĐUỐC TUỆ. Ngoài các cơ quan trên, sau này còn có mấy thứ pháp âm, như: TIẾNG CHUÔNG SỚM, GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT, DIỆU ÂM, PHƯƠNG TIỆN, TỪ QUANG, VIỆT NAM PHẬT GIÁO, VẠN HẠNH, HẢI TRIỀU ÂM, GIỮ THƠM QUÊ MẸ, TƯ TƯỞNG, BÁT NHÃ, HÓA GIẢI v.v...
Suốt 20 năm từ 1930 - 1950, nền thống nhất Phật giáo nước nhà thật sựbừng sáng, và đã được thể hiện dưới danh nghĩa TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, gồm 6 tập đoàn sáng lập viên:
- Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt.
- Giáo Hội Tăng Già Trung Việt.
- Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.
- Hội Việt Nam Phật Giáo (BV)
- Hội Việt Nam Phật Học (TV)
- Hội Phật Học Nam Việt (VN)
Dưới đây là bản Tuyên Ngôn thống nhất Đạo Phật Việt đã được công bố nhân ngày lễ Phật Đản ngày 8 tháng tư năm Tân Mão (1951).
Nguyên văn:
"bánh xe Phật pháp xoay vần trên khắp quốc độ Việt Nam đến nay đã gầnhai mươi thế kỷ, nhân tâm, phong hóa, chính trị trong nước đều đã chịu ảnh hưởng sâu xa tinh thần Phật giáo, tăng đồ và tín đồ từ Bắc chí Nam một lòng quy ngưỡng đức Điều ngự Thích Ca Mâu Ni, sống trong từ bi hỷ xảvà luôn luôn xây dựng hòa bình. Nhưng sự đời không hòa nhịp với lòng mong mỏi, hoàn cảnh trước đây đã chịu ranh giới ba kỳ, nên Phật sự cũng phải tùy duyên, mặc dầu Phật pháp bất biến.
"Nay cơ duyên thuận tiện, Phật giáo Việt Nam phải thống nhất. Hơn nữa, họa chiến tranh gieo rắc khắp nơi, nhân loại đang lâm vào hoàn cảnhlầm than... Chính là lúc đạo Từ Bi vô thượng phải đem nước cam lộ "tướitắt lửa sân si", để xây dựng hòa bình cho nhân loại.
"Theo lời hiệu triệu của các bậc Trưởng lão hòa thượng, một hội nghị Phật giáo gồm 51 đại biểu, đã long trọng khai mạc ngày 1 tháng 4 Phật lịch 2495, tức ngày 6 tháng 5 dương lịch 1951, tại ngôi chùa lịch sử Từ Đàm (Thuận Hóa).
"Sau bốn ngày thảo luận, toàn thể hội nghị đã quyết định thống nhất Phật giáo toàn quốc Việt Nam, lấy ngày Phật đản làm ngày kỷ niệm thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, và bầu một ban Quản trị Trung Ương, đặttrụ sở tại Thuận Hóa (Huế) để thực hiện chương trình thống nhất mà hội nghị đã biểu quyết.
Hỡi toàn thể Phật tử Việt Nam!
"Chúng ta hãy san phẳng những hình thức sai biệt, cùng chung sức chung lòng làm tròn sứ mệnh kiến tạo hòa bình, gây mầm an lạc, và nêu cao ngọn đuốc trí tuệ của đức Thế Tôn".
Và năm 1952, ba giáo hội ba kỳ Nam Trung Bắc hội tụ về chùa Quán Sứ, Hà Nội, thành lập Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, đến năm 1959, đổi là GIÁOHỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM.
Năm 1963, ngày trăng tròn tháng tư, năm Quí Mão, Phật lịch 2507, trước đó một ngày, 8-5-1963, tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp "cấmtreo cờ Phật giáo". Tối hôm đó một cuộc biểu tình của hàng nghìn tăng ni và Phật tử diễn hành qua đài phát thanh Huế, thì khoảng 20 giờ chính quyền sở tại mở cuộc đàn áp làm 8 Phật Tử hy sinh. Chiều 9-5, văn phòng Giáo Hội Tăng Già Việt Nam nhận được tờ trình và một cuộn băng ghi âm việc xảy ra tại Huế do một sĩ quan không quân mang tới. Tổng Trị Sự giáohội trung ương liều triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày (9-5), quyết định 3 việc:
1. Gửi kháng thư cho tổng thống VNCH.
2. Tổ chức lễ cầu siêu cho 8 Phật tử hy sinh vì đạo.
3. Chư tăng, ni rước vong từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi (trụ sở THPGVN).
Ngày 25-5, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam triệu tập cuộc họp mười một giáo phái, hội đoàn, Bắc tông, Nam tông (gồm cả Phật giáo Hoa - Miên) thành lập Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, Đại diện toàn thể tăng, tínđồ Phật giáo miền Nam, phát khởi cuộc vận động đòi "bình đẳng, tự do tôn giáo", công khai yêu cầu chính phủ:
1. Bãi bỏ lệnh cấm treo cờ tôn giáo.
2. Thừ nhận đạo Phật và các tín đồ Phật giáo có cùng địa vị như đạo Thiên Chúa và những người Thiên Chúa giáo.
3. Cho phép các tín đồ Phật giáo được tự do truyền giáo.
4. Phải bồi thường cho các nạn nhân và gia đình của họ trong quộc biểu tình ngày 8 tháng 5.
5. Trừng trị những quan chức chịu trách nhiệm về sự xảy ra ngày 8 tháng 5.
Ngày 10 tháng 6, Hòa thượng Thích Quang Đức tự thiêu. Tiếp theo sau đó là 6 vị Tăng, Ni tự thiêu.
Ngày 1 tháng 11, Hội Đồng Quân Nhân làm cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền nhà Ngô mang đặc tính "kỳ thị tôn giáo". Đạo Dụ số 10 bất công vốnlà sản phẩm của chế độ thực dân cáo chúng.
Tháng giêng năm 1964, GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ra đời.
Cách vài năm sau thì nền thống nhất Phật giáo phải chịu sự thống khổ chia rẽ hàng ngũ nội bộ Phật giáo và tiếp theo là những khủng hoảng !!! Mà bất cứ một cuộc khủng hoảng... nào rồi cũng sẽ qua đi.
Chúng tôi tin tưởng là ĐẠO PHẬT VIỆT trong tương lai sẽ lại sáng rỡ hơn bao giờ hết.
LỜI KẾT
..."Trang sử Việt cũng là trang sử Phật"[38]
V.H.C
Suốt dọc dài lịch sử cách nay hai tiên niên kỷ, ĐẠO PHẬT VIỆT đã chứng minh sự có mặt của mình trong cuộc Sinh Hoạt Toàn Diện của dân tộc, với mục đích thực hiện chân hóa, thiện hóa, mỹ hóa nếp sống Việt Nam. nhìn lại quá trình hơn một nghìn năm xã hội Việt Nam đắm chìm dưới sự thống trị của người phương Bắc thì, quả là mối duyên kỳ ngộ, đạo Phậttruyền vào nước ta, mở ra cho người Việt một lối thoát bằng ánh sáng của đạo lý Giác Ngộ, Giải Thoát và Tự Chủ; để từ đó tạo điều kiện nhân duyên cùng với lối sống của người Việt hình thành một nền văn hóa dân tộc Việt sáng, đẹp. Mà bản chất của nền văn hóa Phật Việt ấy được thể hiện rõ nét nhất qua hai triều đại văn minh Lý - Trần. (Quả tình) đạo Phật đã có những cống hiến thực tế to lớn đối với tổ quốc Việt Nam, trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước: đánh giặc phương Bắc, dẹp loạn phương Nam, bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XI - XIV cũng như đã và đang là sứ mệnh "giải cứu sinh dân" đối với những quốc gia Phật giáo và toàn thê giới nhân loại. Đạo Phật vào Việt Nam bằng cửa ngõ hòa bình như vào nhà mình, không giống các đạo và ý hệ khác đến Việt Nam bằng cách phô trương ầm ĩ, sắt thép... đạo Phật (sở dĩ) được toàn đân Việt nồng nhiệt đoán nhận là vì tinh chỉ giáo lý đạo Phật có công năng đưa sinh linh thoát khỏi cảnh tối tăm, đau khổ, đem vui tươi, hạnh phúc đến với con người và muôn loài vạn vật... không những không trái với nến sống tình cảm, suy tư..., những cốt tính của người Việt, mà còn làm cho nó thêm phong phú, sáng, mạnh.
Đạo Phật đã gây được "dân phong quốc tục ĐẸP mà, từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã SỐNG... và truyền đến con cháu ngày nay - dù lớp con cháu có hiểu hay không hiểu gì về nguồn giáo lý cao đẹp đạo Phật; nhưng trong tiềm thức họ (không nhiều thì ít) đều có mang trong mình dòng máu "tín ngưỡng Phật giáo" - nên mọi ý tưởng, ngôn từ, hành động họ như đã sống thực và thể hiện đúng tinh thần của "đạo" họ tin theo. Hay nói cáchkhác, Đạo Phật Việt Nam cũng chính là quần chúng nhân dân Việt Nam.
Đạo Phật là ánh sáng của TRÍ TUỆ và là suối nguồn TỪ BI làm tươi mát hồn người và tạo sự an vui cho cuộc đời.
ĐẠO PHẬT VIỆT quả đã đồng nhất với dân tộc trong dòng sống tích lũy của lịch sử: đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt tin thờ đức Phật đã có chiều sâu và bề dầy lịch sử hai mươi thế kỷ trường tại và còn nối tiếp mãi mãi...
HỒN DÂN TỘC SỐNG TRONG ĐẠO PHẬT ?
[1] Sách Hậu Hán Thư (chương 33 tờ 8a), nói về sự phân chia châu Giaovới châu Quảng như sau: "Trị sở Giao Châu là huyện Luy Lâu. Niên hiệu Nguyên Phong thứ V (106 tr TL), trụ sở ấy được dời đến huyện Quảng Tín,đất Thương Ngô"
Lời sớ của CM (q2 tờ 7a, hg 7) xác định rằng: "Luy Lâu là một huyện thuộc đất Giao Chỉ, tại làng Lũng Khê, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh" (PGVN, từ khởi nguyên đến thế kỷ XVIII, trang 66, dòng 18 - 26)
[2] Xem thêm chú thích trang 219 - 221
[3] Lê Mạnh Thát, Nghiên Cứu Về Mâu Tử, tập 1 trg 1 và 2, Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản, 1982.
[4] Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của hai chị em Bà Trưng chống lại quân Đông Hán vào năm 40 của thế kỷ đầu tây lịch là do các quan lại Trung Quốc đã không biết tôn trọng quyền tự rị của dân tộc Việt, mà chỉ khai thác vào việc khai thác kinh tế, làm giàu cá nhân. Và, cuộc khởi nghĩa thứ hai của Bà Triệu, năm 248 Tây lịch, chống đông Ngô, cũng vì Trung Quốc không muốn về dân tộc Việt tự trị, hòng đồng hóa và tiêu diệt ngườiViệt mau hơn. Vì sự tồn tại của giống nòi, người Việt đã phản tỉnh kịp thời, tìm phương đối phó lại với người phương Bắc (Trung Quốc).
Hai cuộc khơi nghĩa mag màu sắc quí tộc Lạc hầu, Lạc tướng (đời trưng) hay màu sắc bình dân hứng khởi tình cảm (Bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh) cũng đã gây được cho lớp người hậu tiến niềm phấn khởi tự tin: Giải phóng quốc gia khỏi gông cùm phương Bắc.
Nhưng từ khi vương triều Bà Trưng bị đổ chế đệ quí tộc Lạc hầu, Lạc tướng cũng đổ theo. Còn cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu mang tính cách quầnchúng tự phát vì các nhà quí tộc có uy tín đã bị tru diệt cả rồi.
Như đã biết: Nước Trung Quốc phần nhiều ít chú trọng tới phương Nam bằng phương Bắc, và hễ bao giờ ở chính quốc có rối loạn thì sự cai trịở Giao Châu lại càng lỏng lẻo hơn và nhiều khi là không cần thiết. Chỉ bao giờ chính quốc ổn định rồi thì người Trung Quốc mới lại dồn lực quayvề phương Nam để thắt chặt thêm vòng xích đô hộ. Các quộc khởi nghĩa của Việt Nam đều phải ăn nhip biến động tại chính quốc.
Do đó, có thể phân chia ý thức quốc gia Việt Nam, hay nói khác đi, sựđối khánh, sự bảo tồn hay bành trướng văn hóa của Việt Nam đối với văn hóa Trung Quốc qua năm thời kỳ:
1. Thời kỳ đối kháng, tức thời kỳ bắt đầu từ đời Hồng Bàng lập quốc, từ thời Hùng Vương đến thời hai Bà Trưng.
2. Thời kỳ thỏa hiệp, tức là thời kỳ bắt đầu từ Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp. Lúc này nước Việt Nam có lác đác vài nhà trí thức như Lý Cầm, Lý Tiến v.v... sang Trung Quốc du học, đã đỗ đạt và làm quan.
3. Thời kỳ quật khởi, Nhà tiền Lý (541 -602) và họ Khúc (906 -923) đã mở màn cho thời kỳ chế độ tự chủ.
4. Thời kỳ phản tỉnh, Nhà Ngô (939 -965) có công phế bỏ thứ văn hóa nô dịch của phương Bắc. Tuy nhiên giai đoạn này mới chỉ là "phảntỉnh" mà thôi; cho nên trong nước mới phát sinh nạn cát cứ tự chủ khôngmấy tốt đẹp.
5. Thời kỳ sáng tạo, độc lập, nhà Đinh (960 -980), Tiền lê 981 -1009) đã mở màn cho giao đoạn "quốc gia độc lập"để sau này hai triều đại Lý - Trần phát triển văn hóa quốc gia hùng mạnh.
Nếp sống vĩ đại của Phật giáo, vốn đã sinh hoạt mạnh mẽ ở Việt Nam, qua từng thời kỳ và rất tế nhị, uyển chuyển để tùy duyên tế độ sinh dân.Sang tới triều đại Lý - Trần là thời kỳ Sáng Tạo Văn Hóa Độc Lập của quốc gia dân tộc thì Phật giáo công khai đấn thân hoạt động một cách đắclực hơn bao giờ hết. (Tại Việt Nam, thời thượng cổ, vào giai đoạn thỏa hiệp văn hóa bắt đầu từ Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, đã có một phongtrào chịu ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, chủ thuyết thần phục Trung Quốccùng tranh tồn với phong trào cự tuyệt văn hóa "thiên triều", chủ trương độc lập quốc gia do các nhà văn hóa Ấn độ du nhập Việt Nam, dưới thời họ Lý, họ Khúc)
Thời quật khởi kéo dài già nữa thế kỷ ( 541 - 602) cũng qua đi để nhường cho thời kỳ phản tỉnh sáng tạo. Nhìn tổng quát ta thấy tư tưởng phương Bắc với ý định tiêu diệt các cơ sở tinh thần Việt Nam. Cho nên, sau khi nhà Đông Ngô sụp đổ thì nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tấn. Nhà Tống tan rã thì Tống , Tề, Lương thay nhau tuần tự cai trị đất nước ta: Nhà Tống vừa bị đổ (479 TL) thì nhà Tề kế vị, và 22 năm sau, nhà Lương hạ nhà Tề, rồi nắm độc quyền thống trị nước Việt. Kể từ khi nhà Tống mất ngôi, nước Trung Quốc rối loạn rất nhiều. Lúc này, vị quan cai trị Giao Châu là thứ sử Tiêu Tư, lợi dụng tình hế rối ren tại chính quốc liền tung hoành hà hiếp vơ vét của cải người dân thuộc quốc. Đây làcơ hội để người Việt có dịp quật khởi và cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã diễn ra vào mùa xuân năm 542 (xem mục "Công Cuộc Dựng Nước Thời Tiền Lý"trang 392 - 400).
[5] Theo PHẠM VIỆT, một văn sĩ kiêm sứ giả chính khách Trung Quốc đờiTống, thời đại Nam Bắc triều thế kỷ thứ V TL, tác giả sách HẬU HÁN THƯ đẫn chứng ở q. 24, Mục Mã Việt Liệt Truyện và trong Trung Việt Pháp LuậtTỷ Giáo. Sách HẬU HÁN THƯ của Phạm Việt do Thuong Hải Trung Hoa Thư Cục, q. 54, tờ 8b ghi: "Viện tương lâu thuyền đai tiểu nhị thiên dư sưu,chiến sĩ nhị vạn dư nhân, kích Cửu Chấn tặc Trưng Trắc dư đảng Đô Dươngđảng, tự Võ Thiết chí Cự Phong, trảm hoạch ngũ thiên dư nhân; Kiều Nam tất bình. Viện tấu ngôn: Tây Vu huyện, hộ hữu tam vạn nhị thiên, viễn giới khứ Đình thiên dư lý, thỉnh phân Vi Phong Khê, Vọng Hải nhị huyện. Hứa chi. Viện sở vi chiếp vi quận, huyện, chi thành quách, xuyên cừu quán khái, dĩ lợi kỳ dân, điều tấu Việt luật Dư Hán Luật Hiện Thập Dư Sự; dữ Việt nhân thân minh cự chế dĩ ước thúc chi; tự hậu. Lạc việt phụng hành Mã tướng quân cố sự".
Nghĩa là :
Viện đem lâu thuyền (thuyền cao hai tầng), lớn nhỏ hai vạn binh sĩ đánh quận Cửu Chân dư đảng của bà Trưng Trắc là bọn Đô Dương, từ đất Võ Thiết đến đất Cự Phong, vừa chém vừa bắt được hơn năm ngàn người cõi Kiều Nam (tức Lĩnh Nam) đều bình định,. Viện tâu lên vua rằng; huyện TâyVu (thuộc quận Giao Chỉ) có ba vạn hai ngàn nhà, biên giới xa nhất, cánh Trung Quốc (Đình huyện) hơn ngàn dặm. Vậy xin chia làm hai huyện Phong Khê và Vong Hải. Vua Hán y cho lời tâu. Viện đi qua xứ nào, liền đặt ra quận huyện, xây thành quách, đào ngòi tát nước, để làm lợi cho dân. Có diều trần tau luật của người Việt, so sánh với luật Hán có hơn mười điều. Rồi ban bố rõ phép cứ cho người Việt biết để ó thúc dân Việt.Từ đó về sau, dân tộc Lạc Việt phải tuân theo phép cũ của Mã Viên
[6] Lê Thị Ý Lan, tên thực và năm sinh đều không rõ, xuất thân từ mộtgia đình nông dân, người hương Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang. Nhân một chuyến tuần du đến Thổ Lỗi (hương Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh), vua Lý Thái Tông (1054 - 1072) bắt gặp bà đang hái dâu. Trong lúc mọi người đi xem xa giácủa vua thì bà vẫn đứng dựa vào cây lan mà hát:
"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Một trăm bó cỏ lai hàng ta đây"
Vua lấy làm lạ, cho vời tới hỏi, sau đó đó vào cung lập làm phu nhân,đặt hiệu Ỷ Lan (dựa gốc cây Lan), rồi lại phong làm Linh Nhân.
Với cương vị Nguyên Phi, bà đã thay vua Lý Thái Tông lo việc nội trị trong thời gian vua đi đánh Chiêm Thành (1069). Bà còn bỏ tiền trong nộiphủ ra chuộc những người qua gái nhà nghèo đi ở đợ rồi gả cho những người chưa vợ. Việc làm đó được nhân dân ghi nhớ, gọi tên là "Quan Âm". Bà là người mộ đạo Phật, từng đi du ngọn nhiều nơi để tìm cảnh đẹp rồi cho xây chùa, dựng tháp. Vào những năm cuối đời mình, bà vẫn không quên chú ý đến đời sống của dân chúng. Trước khi mất ba tháng, bà còn khuyên vua ra lệnh cấm tệ giết trâu bò bừa bãi để dân đủ trâu cày, thoát khỏi tình trạng mấy nhà cày chung một con trâu (Thơ Văn Lý Trần, tập 1, trang352).
"Linh Nhân Thái Hậu không pahỉ là người lạ, tên bà đã nhắc nhở đến nhiều lần trong Cương Mục. Đó là mẹ vua Nhân Tông nhà Lý (1072 - 1127). Bà được con truy tặng là PHÙ THÁNH CẢM LINH NHÂN vào năm Thái Ninh (1073)" - CM -
Bà, một Phật tử nhiệt thành, từng có công lớn đối với ĐẠO PHẬT VIỆT, ngoài những việc như xây trên 100 ngôi chùa và tháp tại nhiều nơi, trong nước, về mặt truyền bá chính pháp, đã có lần, bà cho mở hội để thỉnh các vị cao tăng thạc đức từ khắp nơi trong nước về chùa Phổ Ninh thuyết lễ cúng dường và xin được nghe pháp. Bà đã đặt câu hỏi về NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT VIỆT.
[7] Hồ Thích Văn Tồn - tập IV mục "Lăng Già Tông Khảo", tác giả dẫn sách Tục Cao Tăng Truyện, q. 212, kể sự tích thiền sư ĐÀM THIÊN, đời Tùy, có thành lập một Đạo Tràng thiền định ở Tây Kinh. Nhà học giả kiêm triết gia Hồ Thích viết về thiền sư thích Đàm Thiên như sau:
"Thiền sư Thích Đàm Thiên, quê ở Thái Nguyên, chuyên nghiên cứu các kinh Hoa Nghiêm, Thập Địa, Duy Ma, Lăng Già... khi gặp nạn nhà Bắc Chu hủy diệt chính pháp, thiền sư dời đến phương Nam học thêm về Duy Thức, Nhiếp Đại Thừa Luận (trong sách không thấy nói là thiền sư đã tham học với vị nào...) và ngài rất tâm đắc "ý chí" của hai bộ luận này. Sau, trởvề Bắc, rồi ở hẳn đây mở trường dạy về Nhiếp Đại Thừa Luận, Khởi Tín Luận và kinh Lăng Già...; không bao lâu, thiền sư trở thành một vị đại sư nổi tiếng đương thời. Thiền sư hợp tác cùng vua Văn Đế nhà Tùy, khởi sự chấn hưng Phật giáo, xây chùa, dựng tháp ở khắp nơi trong nước...
Thiền sư tịch năm Đại Nghiệp thứ III (607). Tác phẩm của thiền sư có:
Nhiếp luận sớ 10 quyền,
Lăng già và Khởi Tín Sớ... truyền lại cho đời.
Qua đoạn văn trên: chứng minh lời ngài Thông Biện dẫn chứngsự tích đại sư Đàm Thiên, đời Tùy, là chính xác. Chứ không phải đời Tềnhư tác giả sách VIỆT NAM PHẬT GIÁO, từ khởi nguyên đến thế kỷ XVIII đãkhẳng định: "Đàm Thiên tịch vào khoảng giữa 479 và 483, cuối triều đại nhà Tề" và "...là một lời biện của Thông Biện?"
* Nguyên văn chữ Hán trong sách Đại Nam Thuyền Uyển Truyền Đăng Tập Lục:
"...Án Đàm Thiên pháp sư truyện. Tùy Cao Tổ vị chi pháp dã, Hậu viết:Trẫm niệm điều Ngự từ bi chi giáo, báo đức vô do. Vị thiềm nhàn ương, hoằng hộ tam bảo, dĩ biến tha di thể xá lợi, nhưng ư quốc nội, lập thụ bảo tháp, pahm tứ thập cửu sở, biểu thế tân lương. Dư nhất bách ngũ thậptự tháp. Ngoại các Giao Châu chư xứ kiến lập. Ký tư phúc nhuận, dĩ cập đại thiên. Nhiên bỉ tuy nội thuộc, do hệ cơ mi, nghi tuyền danh đức sa môn vãng bỉ chư xứ hóa độ, linh nhất thiết câu đắc Bồ Đề.
Pháp sư viết: "Giao Châu nhất phương đạo thông Thiên Trúc, Phật pháp sơ lai Giang Đông vị bỉ; nhi Luy Lâu hựu trùng sáng hưng bảo sát nhị thập dư sở, độ tăng ngũ bách dư nhân, đàm kinh nhất thập ngũ quyển, dĩ kỳ tiên nhi cố dã. Vu thời tắc dĩ hựu tỳ khưu danh: MA HA KỲ VỰC, KHANG TĂNG HỘI, CHI CƯƠNG LƯƠNG, MÂU BÁC chi thuộc tại yêu.
... Dữ Trung Quốc vô dị. Bệ hạ, thị phổ thiên Từ Phụ, dục bình đảng khí, khả độc khiển sứ tương, dật bỉ hữu nhân yên, bất tu vãng hóa" (Sđd)
[8] Theo Maurice DURAN nhận xét thì "Lý Phật Tử có nghĩa là đồ đệ củađức Phật họ Lý tên của vị anh hùng này chứng tỏ sức bành trướng của Phật giáo thế kỷ thứ sáu thứ bảy. Phật Tử ở ngôi mà năm 580 Vinitaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi) sang truyền bá Phật giáo" - trong phần phụ lục sách Việt Điện U Linh -
[9] Chú thích của dịch giả:
Trên con đường về, mưa làm thấm, dập chiếc áo vải thô và gió làm phailạc mùi hương của chiếc ấn ngài mang theo - áo và ấn là tùy thân của tăng sĩ đắc truyền.
[10] Biển vắng không thuyền bè đi lại, làm sao tôi nhận được tin tức của ngài sau này.
[11] Khi sứ nhà Tống là Lý Giác sang nước Việt, trong nước không có ai là nho chọ lỗi lạc, nên vua phải nhờ hai vị Pháp Thuận và Khuông Việtra tiếp sứ, hai vị cùng Tống sứ làm thơ xướng họa, Tống sứ cũng phải phục tài. Vậy thì dù chữ hán truyền vào Việt Nam đã từ lâu, nhưng trong mười thế kỷ Bắc thuộc cho đến ba triều độc lập Ngô - Đinh - Tiền Lê Nho học chưa đào tạo được một nhân tài bác học nào; người giỏi lại xuất hiệnở Thiền môn..." - Trích Việt Nam Văn học Sử Trích yếu của Nghiêm Toản -
[12] Để nhớ ơn vị Thiền sư đã có công lớn gây dựng cho nội tổ mình làLý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) khai sáng triều đại nhà Lý văn minh, vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) đã làm bài thơ truy tán ngài Vạn Hạnh:
"Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ"
Thiền sư học rộng bao la
Giữ mình hợp phép sâm ra ngoài lời
Quê hương cổ pháp danh ngời
Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô
- THÍCH MẬT THỂ dịch -
Nhà văn Lê Văn Siêu, tác giả sách VĂN MINH VIỆT NAM, đã viết về ngài Vạn Hạnh: "... Người ấy thì phải có công nghiệp, mà công nghiệp này nhấtđịnh có người ấy mới làm nổi. Bỡi người thức cảm hơn ai hết, sự áp bức của nền văn hóa ngoại lai còn nguy hiểm gấp bội sự áp bức về chính trị, nên người đã nêu cao ngọn cờ độc lập văn hóa".
"...Trận đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền ở Bạch Đằng Giang chì là mộtchiến công, gieo ảnh hưởng trong một thời gian ngắn để sau này phải có những trận đánh tiếp của Trần Quốc Tuấn, của Lê Lợi, của Nguyễn Huệ. Nhưng trận đánh về văn hóa của sư Vạn Hạnh đã là trận đại thắng gieo ảnhhưởng muôn đời về sau cho con cháu Rồng Tiên."
"... Sư Vạn Hạnh đã dàn một mặt trận văn hóa bao la trong cả không gian lẫn thời gian mà không một tư trào văn hóa ngoại lai nào có thể khiến dân tộc Việt Nam quên để quay theo".
(sách dẫn thượng,, trang 87 -88)
[13] Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (tức ngày 8 -- 3 - 974)., niên hiệu Thái Bình thứ V nhà Đinh. Về gốc tích người ta không rõ lắm, chỉ biết bà mẹ là Phạm Thái Hậu lúc lên 3 tuổi ông được nhà sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Tiêu Sơn,nhận làm con nuôi, sau theo học với ngài Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ. "Ông là người thông minh nhân đức, có độ lượng của bậc đế vương"(ĐVSKTT). Theo Công Dư Tiệp Ký thì lúc nhỏ Lý Công Uẩn hay nghịch, một hôm bị thầy phạt, trói bắt nằm dưới đất. Đêm khuya muỗi đốt không ngủ được, chú liền tức cảnh ngâm bài thơ:
"Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiêm
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên.
Dạ thâm bất cảm trường thân túc,
Chi khủng sơn hà xã tắc điên"
(Trời làm chăn gối đất làm đệm
Nhật nguyệt nhìn ta ngủ trước thềm
Đêm khuya không dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng)
Bài thơ trên trích trong "Thơ Văn Lý Trần", tập 1. Dưới thời Tiền Lê,ông làm đến chức tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Long Đỉnh mất, ông được trieù đình tôn lên gôi vua, tức Lý Thái Tổ, lấy iêin hiệu là Thuận Thiên, mở đầu một kỷ nguyên mớ của nước Đại Việt hùng mạnh, kéodài trên hai thế kỷ (1010 -1225)
[14] Bản dịch chúng tôi dựa theo bản dịch của Ngô Tất Tố (VHĐL) và bản dịch của Nguyễn Tú Châu (THLT, tập 1)
[15] "Lúc Lý Công Uẩn mới lên ngôi vua, đã cho độ hàng 1000 người làmtăng. Chùa Kiến Sơ có trên một trăm học tăng theo học tại đây. Chùa Quảng Báo, thiền sư Nguyện Học nuôi trên một trăm học tăng. Chùa Trùng Minh ở núi Tiên Du (Bắc Ninh) học tăn theo học thiền sư Thiền Lão lên đến hơn 1.000 người biến chùa thành một Tùng lâm sầm uất" (dẫn theo sáchLịch Sử Việt Nam, thế kỷ X - 1472, ql, t2)
[16] Theo sách Lý Thường Kiệt : Các chính sách y đề ra, đối với đươngthời, có tính cách đại cách mạng. Cho bấy giờ gọi các pháp ấy là Tân Pháp.
[17] "Bắc thủy nước Tống lúc ấy đang lầm vào cảnh khốn đốn. Không những Thổ Phồn quấy nhiễu, mà thế lực nước Liêu càng tăng, ép Tống phải nhiều lần nhượng bộ. Bấy giờ Liêu lại sai sứ sang yêu cầu Tống nhượng thêm đất ở vùng phần Thủy Lĩnh" (LTK).
[18] Lý Đào - Tục Tư Trị Giám Trường Biên - dẫn theo sách LSVN, tập 1.
[19] Việc phòng thủ phía nam, vua Tống xuống chiếu cho các quan cai trị phải cẩn mặt đề phòng: "trong việc Nam chinh, Ung Châu rất quan hệ. Đó là căn bản. Tiền lương, quân nhu đều để đó. Nếu giặc cùng kế, mà từ hải khẩu (có lẽ chỉ cửa Bạch Đằng) theo đường châu Vĩnh An lấy Khâm, Liêm, rồi từ đó tới Ung Châu, thì chỉ mất một vài ngày. Tuy thành Ung vững chắc, nó không lấy được, nhưng ta há lại không lo đường vận lương bị đứt hay sao? Bị đứt thì lòng dân bị lay động. Mà bấy giờ, dẫu muốn trở về Ung Châu, trước sau đều có giặc! Phải nói ty chiêu thảo nên lo liệu thế nào, rồi mặt tàu về" (LTK)
[20] Lý Đào - Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên - dẫn theo sách Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hán.
[21] Người đời sau kể rằng: "Dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đemtrâu ruợu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt dàn ra, chỉ nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam;rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy danh quân ta lankhắp. Bỡi vậy, cuộc tiến công vào nội địa Tống càng thêm đễ dàng (LTK)"
[22] Lúc quân ta đã lọt vào thành Ung, Tô Giàm còn đốc thúc lính bị thương, ruổi ngựa đánh rất hăng. Nhưng khi sức đã kiệt, Giàm nói với bộ hạ rằng: "Ta quyết không chịu chết về tay giặc". Giàm bèn trở về dinh, tự tay giết 36 người nhà, kể cả hai con và hai cháu. Rồi tự thiêu mà chết. Quân dân thấy Giàm nghĩa khí như vậy, không ai chịu hàng. Khi biếtGiàm đã chết, quân Lý tức giận, vì phải chiến đấu nhiều ngày, nên đã giết sạch dân thành. Cả thảy hơn năm vạn người. Bên ta, quân và voi chếtrất nhiều. Quân mất một vạn rưởi (LTK)
[23] Sứ thần bàn rằng: "Nước ta đánh nhau với nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này Ngô Tiên chúa đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tông đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều đó là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đường đường chính chính đem quân vào nước người, khiđánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo. Như trận đánh Ung - Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tàu không dám coi thường chúng ta nữa...
Đến như thư từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm vánsơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trong thư môn hạ mà đóng vào, thế thì triều Lý được trịch với Tống nhiều lắm" -Việt Sử Tiêu Án -
[24] LĂNG GIÀ (Lankavatara) nguyên là một hòn núi rất bí mật ở đảo Tích Lan (Caylan), chung quanh có bể, nơi ở của quỷ Dạ Xoa. Một hôm đức Phật đi thuyết pháp ở Hải Long cung, lúc về ghé qua núi đó, quỷ vương xin với Phật nói pháp cho nghe. Nhân đấy mà đặt tên là Kinh Lăng Già.
Mục đích của kinh lăng già là trực chỉ Nhất Tâm Chân Như, nhằm làm sáng tỏ nghĩa Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức. Kinh Lăng Già lấy Nhất Tâm làm tông, lấy Tự Giác Thánh trí làm cứu cánh. Phương pháp tu làthực hành bốn phép thiền:
1. Ngu phu sở hành thiền, tức là thiền quán của hàng Thanh Văn, dg và ngoại đạo, như quán sát cái tính nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng vô thường, khổ, bất tịnh, gọi là quán sinh không.
2. Quán sát nghĩa thiền, tức phương tiện tu hànhcủa Bồ Tát, quán nhân vô ngã (tự hay tha đều là vô tính), pháp vô ngã, gọi là quán nhân không.
3. Phan duyên như thiền, quán sát hai thứ vô ngãtướng, tức nhân và pháp đến chỗ như thật, không sinh vọng tưởng. (ba thứ thiền trền là hành tướng của tam thừa).
Như Lai thiền, vào địa vị của Như Lai, được Tự Giác Thánh Trí, có đủ ba đức tròn đầy (pháp thân, bát nhã, giải thoát) giải quyết dchêt mọi sựviệc của chúng sinh, cũng gọi là tối thượng thừa thiền.
[25] Ở đây, không đề cập các ngài Định Không, Thiện Hội, La Quí An, Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu... vì các ngài thuộc hai triều Đinh - Tiền Lê
[26] Chúng ta cần biết thêm tâm sự của vua ghi trong bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam: "...Từ khi Trẫm lên ngôi báu, một mình đang độ trẻ thơ, trẫm những sớm chiều lo sợ, không có lúc nào rỗi. Trẫm thường tự nhủ: ở trên không còn cha mẹ để nương nhờ, thì ở dưới không đủ để khiến cho dân đen thỏa lòng mong mỏi. Làm thế nào? Rồi trẫm lại nghĩ: âu là vui về núi rừng, rộng tìm Phật giáo, để biết rõ về sự sống chết và để báo đáp công đức cù lao, như vậy há chẳng hay ư?"
[27] Vua Dụ Tông (1341 - 1369) có làm bài thơ so sánh vua Trần Thái Tông nước Đại Việt với vua Đường Thái Tông nước Trung Hoa:
Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông
Bì xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại
Miếu hiệu tuy đồng đức bất đồng
Tạm dịch:
Đường - Việt hai vua: hiệu Thái Tông
Người xưng Trinh Quán, kẻ Nguyên Phong
Kiến Thành bức tử, An Sinh sống
Miếu hiuệ tuy đồng đức chẳng đồng.
[28] Qua hội nghị này, chúng tôi nghĩ: với tinh thần từ bi trí huệ bình đẳng giải thoát và tự chủ do vua Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo nước Đại Việt - sau trở thành vị Tổ khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử - đãlãnh hội giáo lý Phật một cách quán triệt, đem áp dụng (thực hành) trong việc Bảo Quốc An Dân, luôn luôn "lấy ý dân làm trọng"... là một đều hiếm thấy ở thế kỷ XIII.
Ta nên nhớ rằng: giữa lúc cả thế giới đang chìm ngập trong tư trào của thời đại quân chủ: vua là trên hết cả, vua thay trời để trị dân... mà, riêng ở góc trời Nam, đã có một vị vua đề xướng thuyết "dĩ thiên hạ chi dục vi dục..." (lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình...)
Chỉ có những người thấm nhuần giáo lý đạo Phật như vua Trần Nhân Tôngmới có thể thể hiện ra bằng ý nghĩ, lời nói và hành động thực tiễn: đó là việc đề cao tinh thần tự chủ của con người một cách toàn triệt.
[29] Lịch Sử Việt Nam, tập 1, nhận định:
"Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cộng hành quân đầy mưu trí để đánh lạchướng kẻ thù, thoát khỏi thế bị bao vây. Từ Thiên Trường, một bộ phận ta rút về các lộ vùng đông bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh) để nhử địch đuổi theo, rồi chờ khi đạo quân Toa Đô đã vượt qua Thanh Hóa tiến ra Trường Yên, thì quay vào chiếm lấy Thanh Hóa làm căn cứ. Toa Đô vừa vất vả tiếnra Trường Yên. Lại được lịnh đánh vào Thanh Hóa. Đến đây, âm mưu của địch bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta, bị thất bại về cơ bản" (Sđd trang 203).
[30] Tác giả Việt Nam Sử Lược viết: "Bấy giờ quân Nguyên to thế lắm, đóng khắp nơi từ vùng Bắc Ninh, Thăng Long, Thiên Trường, chỗ nào cũng có quân của chúng đóng. Ở vùng Nghệ An lại có Toa Đô, Đường Ngột Ngải, ÔMã Nhi đánh ra. Nhân Tông kinh hãi, Thương Hoàn đêm ngày lo sợ. Nhà nước ngất ngưởng như trứng chồng. Bọn hoàng tộc Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên đều ra hàng Thoát Hoan cả. Chỉ có Hưng Đạo Đại Vương phụng xa giá đi, trèo non vượt bể, trải gió gầm mưa, thế lực tuy cùng, nhưng vẫn một lòng tìm kế đánh giặc, lo liệu việc nước không rối sợ lúc nào. Thật là một người có tài đại tướng, có thể cứu dân giúp nước, tiếng để muôn đời"(Sđd, trg 145).
[31] Có sách, câu 3 và 4:
Thái bình nghi trí lực
Vạn cổ cựu giang sơn
[32] Thám Hoa Vũ Phạn Hàm có đôi liễn trước đền thờ Hưng Đạo Đại Vương ở Kiếp Bạc:
"Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục đầu vô thủy bất thu thanh
[33] Ghi chú: Nhà Trần đã ba lần chống quân ngoai xâm vào những năm:
- 1258, dưới thời vua Thái Tông (đánh quân Mông Cổ).
- 1285 và 1288, dưới thời vua Nhân Tông (dánh dẹp quân Nguyên).
Hai câu thơ trên do thượng hoàng Thái Tông làm là chỉ cho thời đại Nhân Tông đã hai lần đánh dẹp giặc. Cả hai lần quân Nguyên đều thua. Lầnthứ nhất thua ở Vạn Kiếp; lần thứ hai, ở Bạch Đằng Giang.
Trong bài phú Bạch Đằng Giang, Trương Hán Siêu, một đại nho, đời TrầnAnh Tông, đã cảm tác những vần thơ trác tuyệt, nói lên niềm tự hào của dân tộc. Bài phú quá dài nên ở đây tôi chỉ trích ra ít câu khi nhắc tới sông lịch sử này.
... "Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thước tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc; phong cảnh: ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đây vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng
Nhị thánh bắt Ô mã
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước
Ngô chúa phá Hoàng Thao
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bỡi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.
Khách chơi sông chừ ủ mặt,
Người hoài cổ chừ lệ chau.
Rồi vừa đi, vừa ca rằng:
Sông Đằng một giãi dài ghê,
Sóng Hồng cuồn cuộn troi về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh".
...
(Bản dịch Bùi Văn Nguyên, trích trong Hợp Tuyển Thơ Văn Việt Nam, thế kỷ X - XVII).
[34] Chúng tôi không có ý khơi lại đống tro tàn. Vậy, ở đây có đề cậpđến vấn đề là cốt nhằm "cảnh giác" - chứ tuyệt đối không mang một chút mặc cảm nào hết - để từ đó chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm đắc giá dotiền nhân đã mắcphải mà đừng bao giờ đi theo vết xe cũ nữa - chú thích của người viết -
[35] Về lai lịch và chân thân Tổ Chuyết Công:
Hồi Hậu Lê trung hưng, đời vua Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa thứ tư (1639), có hòa thượng Chuyết Công, người Quảng Đông (Trung Quốc) sang hành đạo ở Việt Nam.
Vì muốn làm tròn mối duyên tiền kiếp, Lý Thiên Tộ, tên tục hòa thượngChuyết Công, có lần chở đầy hơn ba vạn quyển kinh Tam Tạng sang Việt Nam. khi tới Thăng Long, Hòa thượng tạm trú tạm Khánh Sơn, gần kinh thành, mở trường khai đạo. Tăng, Ni khắp nơi tìm đến cầu học. Các hoàng hậu, thân vương, đại quan cũng đến thụ giáo xin làm đệ tử.
Hai năm sau, thấy phồn tạp quá, Hòa thượng dời đến chùa Phùng Ân, phường Quảng Bá; ở đây được một năm. Sau đó, Hòa thượng thuê xe (bò) chởcả Tam Tạng kinh lên chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, trụ trì hẳn tại đây.
Hòa thượng tự nhận mình là hậu thân vua Lý Anh Tông, cũng tên là Lý Thiên Tộ.
Trong thời kỳ ở Vạn Phúc, Hòa thượng thu nạp một thiền sư (nổi tiếng thời bấy giờ) làm đệ tử là ngài Minh Hành, trụ trì chùa Minh Phúc, thuộcxã Nhạn Tháp, tục gọi là chùa Bút Tháp.
Mùa hè năm Giáp Thân, niên hiệu Phúc Thái, đời vua Chân Tông,trước khi thị tịch, Hòa thượng cho gọi đệ tử Minh Hành tới, trao truyền tâm ấncho, và dặn rằng: "nhục thể của ta, sau khi ta tịch, sẽ thành kim cươngbất hoại... vậy nên cứ để nguyên thế, không cần nhập thổ hay hỏa táng".
Sau quả như lời, nhục thể Tổ không hề hôi nát. Bà hoàng thái hậu MinhThục là đệ tử của Hòa thượng, thấy vậy nên cong bộ làm một long kim kham sơn son thiếp vàng để thờ chân thân Tổ tại chùa Phật Tích (chùa củ tên là Vạn Phúc) ở núi Tiên Du. Núi này sau đổi là Phật Tích để ghi dấu nơi Tổ tu đắc đạo.
[36] Sở dĩ có tên Nam, Bắc Hà là do sự tranh chấp giữa hai họ Trịnh -Nguyễn. Từ sông Gianh trở vào thuộc Phật giáo Nam Hà; từ sông Gianh trởra thuộc Phật giáo Bắc Hà.
[37] Phạm Đình Hổ, trong Vũ Trung Tùy Bút, đã phải thốt ra nhưng lời lẽ chua cay về lối học nệ vào "từ chương" của người Minh: "... Những kẻ chuộng công danh lúc bấy giờ chỉ theo đòi bóng gió, nhặt lấy bã mía của tiên nho, tập làm cái lối văn chương hoa hòe... Tệ hại ngày càng quen đi, những kẻ cử tú chỉ đem những bài chính văn trong kinh truyện cắt đứtra từng đoạn, từng câu, chuyên học thuộc lòng những bài tiểu chú để làmvăn. Học tập như thế mà mong làm những việc kinh bang tế thế thì sao được" (Sđd, trg...)
Tác giả sách Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm, tập 1, ông Đức Siêu đã có những nhận xét tinh tường về lối học theo từ chương: "... Nhiềun đã khổ sổ cả một đời vì lẽo đẽo cái thứ văn thơ ấy để cầu lấy chút công danh. Và cũngcó nhiều người, tuy không thể không làm quen với cái loại "văn thơ" ấy,nhưng ghét cay ghét đắng nó. Nguyễn Công Trứ chế giễu nó một cách sâu sắc rằng câu văn tuy trầm bỗng nhịp nhàng..., nhưng ngán ngẩm vô nghĩa sau đây:
"Sông Nhị Hà ba mươi thước nước, chim ăn chim béo, cá ăn không được cá bay vô đậu núi Hoành Sơn!
Tưởng dương sơ thang võ chi hưng, ông loèn, ông loẻn, ông loen, tổng bất ngoại bò vàng chỉ liếm lá!"
Thật là mỉa mai!
Chẳng hạn, một nhà nho uyên bác đã nói: Đạo chỉ có một, ngoài đạo tu thân, tề gia, trị quốc, binh thiên hạ, không còn có gì gọi là đạo cả". Nhưng, sang dầu thế kỷ XX, giới sĩ phu - một số rất ít- trong nước, chợtbừng tỉnh nhận ra rằng: Lối học nhồi sọ ("Tử Viết: Đức thánh dạy rằng")mà xưa nay, người mình vẫn học thuộc lòng, có khác nào đứa trẻ bập bẹ "học tiếng người"...; một nền học thuật chỉ biết húng về đường thi phú, gọt giũa và đánh bóng câu văn sao cho thật tinh xảo, nhất là dẫn chứng điển tích "Tàu"... để tỏ ra mình có học, và để lòe đời, chứ thực chất chẳng đem lại lợi ích gì cho chính bản thân và cho tổ quốc cả, vì chỉ biết:
"... Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách;
"Nhặt cặn bã của Trung Quốc, để làm phú từ...
"Nhọc lòng trong cảnh bút cùn, đèn lụn;
"Đắm mình trong chỗ sống say chết mê.
"Hỡi ơi, đau thay! Dây dưa để đến có hổ nhục ngày nay.
"Ai bày trò gây nên độc hại ấy?"
(Phú: Lương Ngọc Danh Sơn, 1904)
- Trích giai thoại làng nho của Lãng Nhân -
Trước cảnh huống bi đát như thế, chí sĩ Phan Chu Trinh vì quá uất ức,không thể nín nhịn được nữa, nên người đã thốt ra những lời thơ thống thiết, qua bài "Chí Thành Thông Thánh" nhằm đánh thức bọn quan trường vàcác sĩ tử trong nước đang còn mơ mộng với cái học vong quốc, mà không biết nhục. (Xin dẫn 4 câu):
"... Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cố văn chương tủy mộng trung
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung..
Tạm dịch:
Muôn dân nộ lệ vòng cường tỏa
Tám vế văn chương giấc ngủ nồng...(!)
Há chịu trăm năm người chửi mắng!
Thả trôi ngày tháng kiếp cùm giông?
Năm 1906, cụ Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn của Việt Nam, vì việc nước mà phải bôn ba nơi hải ngoại; trong lúc nghĩ đến sự đau khổ cùng cực của đồng bào ngót năm chục năm (1862-1906) bị đè nén, quằn quại, rênxiết dưới gông cùm của bọn thực dân da trắng cũng như đau xót cho thân phận của kẻ "bô đào" (cụ tự nhận mình là kẻ tội nhân trốn tránh, bị lưu đày...) trong tập Hải Ngoại Huyết Thư đã ký thác tâm sự mình bằng giấy trắng mực đen, trong những lời văn bi ai, thống thiết là:
"Bốn ngàn năm trước của tổ tiên, về chưa hồn hỡi?
"Mấy vạn dặm bô đào đất khách, giấc mộng buồn thay!
(Tứ thiên niên phụ mẫu chi ban, hồn hề qui tá?
Sổ vạn lý bô đào chi khách, mộng lý thê nhiên).
Cụ Huỳnh Thúc Kháng kể lại cuộc đối thoại giữa chí sĩ Phan Chu Trinh với thống soái Sài Gòn trong "Thi Tù Tùng Thoại":
Hỏi: Có quen biết Phan Bội Châu không?
Đáp: Chính anh em bạn
Vậy thì anh cũng là đảng bài Pháp chứ gì?
Phan Bội Châu hiệu Sào Nam là một hào kiệt ái quốc của nước Nam trong nước không ai không biết tiếng...
Trong bài văn tế khóc nhà cách mạng Phan Bội Châu, cụ Huỳnh viết:
..."Chốn kinh thành về đã mấy năm,
Lều bến Ngự nằm co một xó.
Khi ghế chích ba câu kệ Phật, đá cúi đầu nghe;
Lúc thuyền côi mấy chén rượu tiên, núi nghiêng mình đổ.
Hồn ái quốc về chăng hay chớ, ào ào gió thổi, tứ mùa đỉnh núi sóng thông reo;
Gương vĩ nhân sáng mãi chẳng lòa, vằng vặc nước trong, ngàn thuở lòng sông vầng nguyệt tỏ".
(Dẫn theo sách Văn Học Sử Thời Kháng Pháp (1858-1945) của Lê Văn Siêu).
Cụ Phan Bội Châu khi bị giam lỏng tại cố đô Huế, một mình một bóng "mình nói mình nghe, khóc lại cười" Và, để tìm sự an định trong câu kinhtiếng kệ, vui với cảnh Thiền:
"Năm canh chuông mõ nghe đâu Phật
"Bốn mặt non sông vắng ngắt người!"
(đêm ngồi một mình, 1933)
Một chí sĩ đạt cao, nhưng không vì chút đỉnh chung đến phải uốn mình thần phục kẻ ngoại nhân là thực dân Pháp đang hành hạ đồng bào mình.. cho dù phải sống trong cảnh nghèo nàn mà Cụ vẫn ung dung tự tại.
..."Ba gian nhà dột trời soi bóng,
Mấy tấm rèm thưa gió chọc đầu
Sớm tưới cành hoa mây tới phủ
Đêm đêm kinh Phật nguyệt vào hầu"
- Báo Tiếng Dân, 1933 -
Và thi sĩ Trần Tế Xương, có lần, đã mắng thẳng vào mặt bọn "trí thức nửa mùa" vốn tự cậy có bằng cấp cao, nhưng bản chất lại rất tầm thường, ti tiện... chỉ biết làm sao sống được "no cơm, ấm cật" yêu phận, thế thôi.
"Sĩ khí rụt rè, gà phải (thấy) cáo
"Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi..."
[38] Bài thơ Bánh Xe Diệu Pháp trích trong tập thơ BÚT NỞ HOA ĐÀM - VẠN HẠNH - 1967