Phần Thứ Ba
Thực Chất Ðạo Phật
Hết thảy thế gian pháp
đều là Phật pháp.
Vimalakirti sùtra
Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa
Sinh Ðộng…
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh.
Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời, mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm.
Ánh sáng của chính pháp Trí Tuệ và Tình Thương tạo cho con người sốngan vui tự tại, biết thương yêu tất cả mà không gây khổ đau cho nhau TríTuệ và Tình thương là hai cốt tính của đạo Phật. Nền văn hóa Nhân Bản của đạo Phật được thể hiện trọn vẹn trên hai tiêu chuẩn ấy.
Nội dung của nguồn giáo lý đạo Phật được xây dựng trên nền tảng nhân bản hết sức thực tại và uyển chuyển. Vì vậy, nói tới “Nhân Bản” tức là nói tới đạo Phật. Một Đạo Phật Sinh Động Của Nguồn Văn Hóa Nhân Bản ĐíchThực. Đạo Phật là một thực tại sinh hoạt tinh thần và vật chất hiện hữutrong cuộc đời, là hướng tính, lối sống, lẽ sống... của con người muôn loài vạn vật. Do đó, đạo Phật chú trọng lấy Tình Thương làm động tâm sử thế, lấy Trí Tuệ làm ngọn đuốc soi đường cho con người hướng về chính đạo. Trên hai nghìn rưởi năm lịch sử truyền bá, nguồn văn hóa đạo Phật luôn luôn phát triển với không-thời gian, hòa hợp chặt chẽ với cuộc sốngtừng thời đại - Một nền văn hóa thực tại, quán thông vũ trụ nhân sinh, lấy con người làm đối tượng để giải quyết những việc của con người; lấy nhân tính làm cơ chỉ kiến thiết một Xã hội người công bằng và hợp lý; thừa nhận giá trị trí thức và khả năng sáng tạo của con người, và khuyêncon người thương yêu tất cả, làm việc cho tất cả... Con người trong đạoPhật là con người dễ hòa nhập “tiểu ngã” của mình làm một với “đại ngã”rộng lớn của vũ trụ vạn hữu. Không có Cái Này thì chẳng có Cái Kia, cũng như Cái Này có thì Cái Kia có: cả hai. Hiểu được tiểu ngã cũng chính là hiểu được đại ngã khám phá được chính nội tại nơi ta, là thấy được toàn thể vũ trụ. Cho nên đức Phật ân cần khuyên con người:
“Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”
Hãy im lặng là rất sống, rất sáng!
Hãy đem lòng mình đối diện với hồn của lịch sử!
“Mỗi sầu thảm, mỗi khổ đau đều bắt rể bén mầm trong cái tối tâm, thamlam, ác độc, thù hận, nghi kỵ, thấp hèn sợ sệt của con người cả. Con người đang xô đẩy nhau vào cái nghiệp chướng cuồn loại khổ đau để rồi phiêu lưu trong cuộc luân hồi phiền não vô tận.
"Sao không cứu lấy họ?”
“Sao không đưa họ đến Thắng Địa?”
“Không ai cứu nổi họ đâu! Chỉ có họ tự cứu lấy mình. Không thần thánhnào cứu nổi nhân loại hết. Chỉ có nhân loại tự cứu lấy mình thôi. Con người làm thần thánh lấy chính mình và làm thần thánh lấy vũ trụ. Chỉ cócon người mới thực hiện được mọi sự tốt đẹp của mình trong vũ trụ mà thôi”.
Con người có toàn quyền định đoạt cuộc sống của chính mình. Trước hếtcon người phải gột rửa tâm hồn cho trong sạch, biết nhóm lên ngọn lửa thương yêu, tin tưởng, và vui sống, không còn mang thành kiến phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói, quốc gia hùng cường hay nhược tiểu để tất cả cùng kiến tạo một xã hội ngườivăn minh tốt đẹp hơn.
Con người là một chủng loại trung giới nối liền Phật giới với chúng sanh giới, nên con người có đầy đủ dữ kiện để tự giải thoát mình và giảiphóng đời.
Để đạt được mục tiêu cao cả ấy, con người cần hiểu và thực chứng bốn nguyên lý.
1. Nhân sinh là khổ (Khổ Đế)
2. Những nguyên nhân gây ra sử khổ (Tập Đế)
3. Chấm dứt sự khổ (giải thoát) (Diệt Dế)
4. Phương pháp triệt tiêu sự khổ (Đạo đế)[1]
Hai đế: Khổ, Tập thuộc về nhân quả thế gian.
Hai đế: Diệt, Đạo là nhân quả xuất thế gian.
Đó là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phập tại vườn hoa Lộc Uyển để hình thành ngôi Tam Bảo: Phật – Pháp - Tăng.
Đó cũng là nguyên nhân để Phật lý hội đủ điều kiện thành lập một nền văn hóa Nhân Bản Toàn Diện, gồm hai phần:
a. Phần Nội Dung là Tam tạng thánh điển và những chứng lý được trình bày trong đó hết sức minh bạch.
b. Phần Hình Thức mà ta thường thấy ở đạo Phật ngày nay là các chùa, tháp, lể nghi v.v... Tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện (tạo không khí) đưa con người trở về với Phật tính sẳn có của mỗi chúng sinh. Mà nói tới văn hóa tức phải đề cập ba mặt: Nghệ Thuật, Học Thuật, Kỷ thuật.
* Về Nghệ Thuật: Do sự rung cảm suy tư của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những công trình nghệ thuật, và được người đời đồng cảm nhìn nhận, nên những công trình nghệ thuật đó trở thành “dấu ấn tinh thần của các thời đại”. Riêng về nghệ thuật thuộc các tôn giáo thì chẳng có vị giáo chủ nào nói tới. Nhưng chính cuộc sống và những điều truyền dạy của các Ngài đã là những tác phẩm tuyệt mỹ rồi vậy. Thế nên mỗi tôn giáo đều có những nét nghệ thuật độc đáo khác nhau, do những rung cảm suy tư của cáctín đồ nghệ sĩ hướng về tôn giáo mình tạo ra. Thế nên có nền nghệ thuậtmang đặc tính tôn giáo qua các thời đại.
Đạo Phật vốn mang bản chất bao dung, trí tuệ và khai phóng nên đã không thành lập hội thánh giáo quyền duy nhất, mà chỉ khuyến lập những giáo đoàn của con người tự tu tự giác (đi) vào đời giáo hóa chúng sanh bằng những cơ duyên sẵn có của chúng sanh “Tự tu Tự giác”.
Chính vì vậy những kiến trúc thờ tự của Phật giáo không mang một sắc thái duy nhất, mà là đã đa dạng thuận theo với sự thờ phụng của các nướcmà đạo Phật truyền vào. Các chùa cảnh vùng Nam Á chiụ ảnh hưởng của vănminh Ấn Độ, thì vẫn giữ kiểu cách vòm cao tháp tròn. Còn các nước Á Đông lại giữ dáng vẽ văn minh Trung Hoa mái cong tháp vuông.
Những nét chung khi nói đến chùa là phải nói tới cảnh. Cảnh và chùa tuy hai mà một. Chính chùa cảnh là công trình phối hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo khiến cho người đặt chân tới nơi đó điều có chung một cảm nhận như thấy tâm hồn mình được thanh thoát, tự tại.
Hình ảnh đức Phật thì tướng mạo phải là tướng mạo cao đẹp nhất mà người bản địa cảm nhận. Thế nên xét về phong độ của Phật lại mang tính cách thống nhất, dù ngồi, nằm hay đứng trong tượng Phật đều toát lên vẽ an nhiên thoải mái thoát tục, nhất là nụ cười đọng trên môi, chỉ có thể gọi đó là nụ cười Phật, dịu hiền, hoan hỹ, thanh thoát.
Ở bất kỳ nơi đâu các nghệ sĩ Phật giáo cũng để lại cho đời những pho tượng Phật siêu thoát, những cảnh chùa thoát tục. Để rồi những tiếng chuông ngân dài như những đợt sống hải triều theo nhau nổi lên rồi ngân xa chìm xuống. Như tiếng gọi vô thường giữa cảnh giới vô biên.
Văn chương thi ca Phật Giáo vốn đa dạng, phong phú, nhưng nét chung ởđâu lúc nào cũng mang nội dung gợi ý cho con người nhận rõ thân phận của mình, tự chủ, tự do bước trên con đường thoát khổ.
Tóm lại, những đường, nét, hình dáng, âm sắc, thơ, văn Phật gíáo đều có những điểm chung là từ bi, trí tuệ, và giải thoát, có thể nói Nghệ Thuật Đạo Phật Không Chỉ Là những Nét Sáng Bén Của Rung Cảm, Suy Tư Của Con Người Không Thôi Mà… Còn Vương Lên Mục Đích Cao Đẹp Là, Thăng Hóa Con Người, Đổi Mới Cuộc Đời.
* Về Học Thuật: Với một nhận thức quan tổng hợp rộng lớn, với một cănbản tự do tư tưởng và trên hai thiên niên kỷ tồn tại, đạo Phật không lúc nào ngừng phát triển để mãi mãi xứng đáng là nguồn Văn Hóa Nhân Bản Đích Thực, vĩ Đại, với mục đích phục vụ con ngưới và xây dựng một cuộc sống An Lành, Hạnh phúc ở ngay cõi đời “ngũ trược ác thế này”.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ, đức Phật dạy: “Tam giới vô an do như hỏa trạch” (ba cõi không an ví như nhà cháy…). Hiện nay nhân loại đang sống trong “thời đại nhiễu nhương” tâm tư con người bị giằng xé bởi những mâuthuẫn của cuộc đời: kiếp sống thì khổ đau cơ cực, kiến thức sai lầm, tâm địa xấu xa, con người ác độc, và cuộc đời lại quá ngắn ngủi… Đó là những sự thật hiển nhiên bày ra trước mắt mỗi người: “Nổi khổ đau của chúng sanh là nỗi khổ đau của mình”.
Do Đó, nền tảng Học Thuật của đạo Phật là dạy cho con người thực hànhba yếu lý cơ bản (Tín-Hành-Nguyện) để gây nhân lành sẽ hái quả tốt Trước hết là phải có đức “Tin” vững chắc: Tin đức Phật là bậc Thầy Sáng suốt. Tin đạo Phật là đạo Giác Ngộ Giải Thoát, có công năng đưa (chuyên chở) chúng sanh từ bến Mê (khổ não, tối tăm lầm lạc) tới bờ Giác (được tự tại an vui). Thứ nữa “Hành”, làm tất cả mọi việc (không luận là việc lớn hay nhỏ) khi xét thấy hữu ích cho cuộc đời, cho chúng sanh, không trái với lẽ phải, không gây ra oan nghiệt làm hại người tổn vật, Sau cùng là phát “Nguyện” lớn cứu độ hết thảy chúng sanh.
Là những tâm hồn lớn, muốn thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát “cứu thế độ sinh” (mà) điều tiên quyết đòi hỏi ở người đó: là lòng phải rộng, trí phải sáng, phải tự chết đi những thói hư tật xấu như: tính ghen ghét, ngu dốt, ích kỷ, dối trá, hận thù, tự cao tự đại… để tái sinh một con người mới: Con người thánh thiện - sống bằng – tâm - hồn Phật - một cuộcsống đẹp như bông sen (sinh ư nê bất nhiễm ư nê) mới có đủ Thắng Nghĩa để làm những công việc hữu ích cho đạo và đời.
Phần Tinh Hoa Của Ðạo Phật Lưu Trú Trong Ba Ðại Tạng Kinh, Một Nền Văn Hóa Nhân Bản Thực Tại Ðã Hướng Dẫn Cho Gần Một Phần Tư Nhân Loại Sống An Vui Và Biết Thương Yêu Nhau Hơn.
* Về Kỹ Thuật: Khoa học kỹ thuật vốn là kết quả của công phu “suy tư thực nghiệm” của con người. Sau khi thành đạo bên gốc Bồ Đề, lần đầu tiên, đức Phật long trọng tuyên bố với thế gian: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính” Cũng lần đầu tiên ấy, thật vô tiền khoáng hậu, đức Phật đãgiải thích những lẽ huyền bí về “vũ trụ vạn hữu” một cách tinh tường quán triệt. Ngài nói: Trong cõi Sa bà có tam thiên đại thiên thế giới, cũng gọi là “Thập phương vi trần thế giới” Và đã mở ra Con Đường Sáng cho nhân loại chúng sanh đi theo. Những nhà thiên văn học hiện đại cũng thừa nhận: trong vũ trụ không chỉ riêng có thế giới chúng ta ở, mà có hằng hà sa số thế giới, Khoa học tìm được năng lực tiềm ẩn trong vạn vật- Chính năng lực chuyển động không ngừng mới giữ cho vạn vật thành hìnhphát triển mà khỏi phải bị triệt tiêu - Đấy là lúc các nhà trí thức quan tâm nhiều tới luận chứng của đạo Phật, vì đức Phật quả quyết rằng: trong mỗi loài mỗi vật đều có phần năng lực tiềm ẩn, đó là Phật tính. Khoa học ngày nay đã gặp đạo Phật ở những điểm chung, như chúng ta thấy.Tuy nhiên khoa học chưa thể theo kịp cái “biết” của đấng Giác Ngộ Viên Mãn, Đây cũng là điều để lưu ý các nhà khoa học kỷ thuật cần nghiên cứu những cái Thật, Cao, Đẹp ở đạo Phật để bồi bổ cho kiến thức khoa học thêm giàu có, sáng, đẹp.
Chúng tôi tinh tưởng văn minh nhân loại ngày nay với tinh thần gặp gở giữa khoa học và Phật hoc (rất có thể ) còn tiến xa hơn nữa trên nghành kỹ thuật, để tạo dựng một cuộc sống văn minh cho con người mỗi ngày thêm hoàn thiện.
Với một tinh thần cởi mở, bao dung và truyền cảm hết sức mầu nhiệm, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát, nên đạo Phật truyền vàoquốc gia nào cũng được quần chúng nhân dân ở quốc gia đó nhiệt liệt hoan nghênh, tin tưởng cổ vũ và phụng sự. Ngoài các nước Á Ðông, đạo Phật đang trên đà phát triển tại các nước Âu Mỹ và khắp toàn thế giới. Những tư tưởng gia, những nhà bác học hiện đại cuối thế kỷ XX đã bày tỏ sự tán đồng thuyết lý “Từ Bi, Trí Tuệ và Tự Chủ” rất nhân bản của đạo Giác Ngộ, và lấy làm cảm kích nguyện nghiên cứu, học hỏi nguồn giáo lý vô thượng của đạo Phật, chỉ vì tinh thần giáo lý ấy không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi họ hướng đến chân lý.
Trong Khi Con Người Thời Ðại Ðang Khao Khát Tìm Hiểu Sự Thật – nghĩa -sống - của - cuộc - đời - Đạo Phật Chính Là Chất Liệu Cho Con Người TìmHiểu Nghĩa Sống Cuộc Ðời. Đạo Phật Truyền Tới Ðâu Cũng Dung Hợp Ðược Với Dân Tộc Tính, Dân Tộc Tình, Dân Tộc Trí Của Các Nước Tiếp Nhận Ðể Làm Giàu, Làm Mới Cho Con Người Và Cuộc Ðời.
Với tư tưởng cao đẹp ấy mà Nguồn văn hóa đạo Phật đã thấm sâu trong tim, óc con người, từng thời đại, làm thỏa mãn những nhu cầu khát vọng tâm linh của nhân loại trí thức ngày nay.
Đạo Phật vốn không tự đóng khung, nên không bị thoái hóa, do đó, xứngđáng tiêu biểu cho nền văn hóa thực tại, bao dung, toàn thiện của nhân loại ở hiện tại và tương lai, vì tự bản thân đạo Phật đã viên mãn Văn-hóa-tính rồi vậy.
Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa sinh Động Của Nhân Loại
[1] Xem Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo
Chương Hai
Sức mạnh của Đạo Phật thể hiện trong ba đức tính:
Đại Bi-Đại-Trí-Đại Hùng, một đạo có ảnh hưởng lớn đã thấm sâu vào Đời sống dân tộc việt.
Hoa sen (tượng trưng Đạo Phật) sinh trưởng ở trong bùn mà không nhiễm bùn. Đạo Phật xuất hiện ngay ở cỏi đời ngũ trược này để làm đẹp cho cuộc đời. Đó là sức mạnh tinh thần của đạo Phật đã thể hiện trong cuộc sống con người từ hơn hai thiên niên kỷ nay và mãi mãi. Khi ta mở trang sử vàng son của đạo Phật và xét định giá trị đích thực của nó, kể từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất và riêng tại Việt Nam: sựhiện diện của đạo Phật đã có hai mươi thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầmbiến thiên lịch sử (đạo Phật đã cùng với dân tộc Việt cùng chung cảnh ngộ) gặp khi biến, đạo Phật bị chìm đi cùng với vận nước nổi trên, nhưngchỉ như cơn gió để quét đi những rác rưởi cặn bã xấu xa. cũng có những thời kỳ đạo Phật cực thịnh, như hai triều đại Lý - Trần (Thế kỷ XI – XIV) cũng chính là lúc quốc gia Việt Nam hùng mạnh, Chân tinh thần đạo Phật quả đã thấm sâu đậm trong đời sống toàn thể quốc dân. Đạo Phật do đó đã trở thành một Đạo Phật Việt nam, nên dù cho có gặp những thời gianmưa nắng thì đạo Phật bao giờ cũng vẫn là đạo Phật của quần chúng Việt Nam.
Nói đến sức mạnh tinh thần là nói đến nội dung nguồn giáo lý cao diệu trong Ba Đại Tạng Kinh to lớn của đạo Phật. Sức mạnh ấyđược hiển lộ qua ba đức tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng.
1. Đại Bi: Là lòng tương yêu rộng lớn và sáng suốt. Là sự tôn trọng sự sống và quyền sống của hết thảy chúng sanh. Lòng thương yêu ấy được biểu thị qua đức Từ bi, lòng vị tha, những đức tính trong sáng mà mọi người, mỗi người cần ghi nhớ và thực hành. Trong sự trau dồiđức hạnh đạo Phật khuyên con người diệt trừ mọi thói hư, nết xấu, như phiền não, thù hận, ganh ghét,tham lam, ích kỷ, và tự phụ. Không lợi dụng lòng tốt của người. Chỉ biết tận tâm phục vụ cho công ích, bằng tình thương ngay thẳng, không hạn cuộc ở thời gian, phương sở. Cuộc đời vốn dĩ đã phức tạp, khổ đau, kiếp sống con người thì ngắn ngủi và đầy bất trắc. Chúng ta hãy thương yêu nhau, xin đừng bao giờ làm khổ nhau...Vì mỗi con người đều đáng thương và cần được phụng sự. Từ Bi là yếu tố căn bản làm khuôn mẫu sống cho con ngườivà cuộc đời vậy.
Đấy là một lòng thương yêu chân chánh.
2. Đại Trí: Là tâm trí trong sáng. Nhưng thế nào là trong sáng? - Dựa trên những lý giải của đạo Phật để nhận thức, tìm hiểusự vật một cách chính xác hòng chuyển hóa sự vật ấy. Như tin vào giáo lý của đức Phật đã dẫn giải trong kinh là chân lý, rồi nương theo đó để thực hành mới mong chứng ngộ chân lý (đạt đạo quả Bồ Đề). Nhờ có trí tuệmà con người có những cái nhìn, thấy và hiểu rõ sự thật, lẽ sống muôn mặt của cuộc đời: căn cứ trên hai tiêu chuẩn:
a. Lấy sự giác ngộ viên mãn làm đối tượng chính của cuộc sống con người.
b. Lấy giải thoát mọi phiền não, khổ đau làm mục đích tối thượng.
Thì đó gọi là thực hiện bát nhã trí - Trí sáng tròn đầy.
3. Đại Hùng: Là sự biểu tượng của ý chí và hành động. Nhưng phải là hành động trong minh động, khế lý và khế cơ. Hành động minh động là hành động bao giờ cũng kèm theo bằng tấm lòng nhiệt thành với một khối óc sáng, một nghị lực quả cảm, và luôn tỏ ra mình là Người -chữ người viết hoa có một ý chí cao thượng, biết làm, dám làm, làm cho kỳ được. Đấy gọi là Đại Hùng.
Ở đời, không có gì là khó. Khi xưa, đức Thích Ca Mâu Ni sau phút ngộ đạo bên gốc Bồ Đề rồi do tình thương yêu (đại bi) trí sáng suốt (đại trí ) và lòng quả cảm (đại hùng) nên Ngài đã tự nguyện dấn thân vào đời để hóa độ chúng sanh. Đức Phật đã chu du khắp xứ Ấn Độ, cứucho hết thảy… Đạo Phật là ánh sáng mặt trời buổi giữa trưa làm ấm áp những tâm hồn cóng lạnh, khổ đau, đem an vui, hạnh phúc đến cho muôn loài vạn vật, và do đó, đã gây được niềm Tin Tưởng nơi con người.
Bằng vào sức mạnh tinh thần, đạo Phật mỗi ngày thêm phát triển lớn mạnh, sáng, đẹp.
Nói tắt, lý thuyết và thực hành của đạo Phật là Như Thật.
Sức mạnh của đạo Phật là sức mạnh của toàn thể. Bởi sức mạnh tinh thần ấy lấy Con người (Nhân Bản) làm cứu cánh để xây dựng một xã hội người văn minh, giác ngộ và giải thoát. Ảnh hưởng của xã hội tốt hay xấu là do sự điều hành của con người - Chỉ có con người mới làm chủ cuộc sống của chính mình. Cho nên, giá trị con người trong đạo Phật là căn cứ trên việc làm và sự tu chứng trên công hạnh: “Biết thực là làm được. Làm những việc khó làm. Biết những điều khó biết” Sức mạnh tinh thần ấy thể hiện trong ba đức tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng, một sức mạnh vạn năng. Có thể nói đấy là mục tiêu hướng thượng của con ngươì, vàlà Nguồn Sống làm nở hoa cuộc đời.
- Một “Ðạo” hợp tình, hợp lý, hợp cảnh và hợp thời…
Những Ðóng Góp To Lớn Của Ðạo Phật
Cho Dân Tộc Và Nhân Loại
Không thể chối được rằng một tôn giáo có trên hai nghìn năm trăm năm mà lại không đóng góp gì trong cuộc sống cho con người. Cũng không thể từ chối được rằng một tôn giáo đã vào với dân tộc Việt từhai nghìn năm, đã thăng trầm cùng với vận nước lâu đời như vậy mà khôngđóng góp gì trong cuộc sống dân tộc.
Phải nhận rằng đạo Phật, là một biện chứng giải quyết những vấn đề suy tư của tâm thức con người và là một biện chứng cách mạng toàn triệt về mặt xã hội đối với nhân loại. Ðạo Phật đã xuất hiện trong một thực tại suy tư đa diện phồn tạp của nền văn minh Ấn Ðộ, xuất hiện để dung hòa toàn bộ các trào lưu tư tưởng đối nghịch đương thời, xuất hiện để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp Tăng lữ, Cai trị, Thương nhân và Tiện dân.
Rồi, từ những căn bản đó, đạo Phật đã duỗi dài nguyên lývào cuộc sống của con người khắp các nơi cho tới ngày nay và mãi mãi… Trong dòng vận động lịch sử dân tộc Việt, đạo Phật đã là chất liệu thiếtyếu để kết thành nền văn minh tiêu biểu cho toàn bộ tinh hoa văn hóa của vùng Á Châu thảo mộc. Ðạo Phật lại còn là một trong những nhân duyênchính cho cuộc Cách Mạng Tự Chủ của Việt Nam vào thế kỷ thứ 9 thứ 10. Và cụ thể hơn hết, trong năm 1963, đạo Phật đã thắp lên những ánh lửa thiêng liêng soi sáng cho thời đại chúng ta.
Ðạo Phật Với Vấn Ðề Chính Trị
Sinh hoạt của đạo Phật trong những năm qua, đã đặt cho đồng bào cũng như chính Phật tử mối băn khoăn lớn là: Ðạo Phật có phải là một thực thể chính trị hay không? Chưa có trả lời thỏa đáng được câu hỏi ấy thì không những đồng bào nghi ngại, mà chính Phật tử cũng không thoải mái và tin tưởng vào những đóng góp của mình trong đại cuộc dân tộc.
Một tôn giáo đúng nghĩa, có giáo chủ, có giáo lý, có giáo hội, đương nhiên đã can thiệp vào cuộc sống xã hội thì, dù muốn dù không, cũng đã trở thành một thực thể chính trị rồi. Chỉ khác một điều tôn giáo đó đã can thiệp vào sinh hoạt xã hội qua thế chính trị nào? Thếcai trị, thế cách mạng hay thế văn hóa?
Với đạo Phật, vị giáo chủ đã được xưng tụng là “Thiên, nhân sư”, tức là thầy của chư thiên và loài người. Ðức Phật là bậc thầy,là người chỉ đạo, là nhà văn hóa hướng dẫn, chứ không phải là nhà thốngtrị, dù là cai trị thiên quốc hay nhân gian, dù thống trị tinh thần haytổ chức. Vì giáo lý có ghi rõ: đạo Phật chỉ giúp cho con người tự giác ngộ chứ không buộc tín đồ phải tin theo bất cứ một giáo điều nào. Với bản chất đó, đạo Phật đã trở thành vô cùng phóng thoáng, tự tại. Tuy có tăng sĩ vượt hình thái sinh hoạt thường nhân, có vị truyền thừa, nhưng giáo quyền không đặt thành vấn đề, và hành đạo không đặt ở trung ương màđặt ở đại chúng. Giáo luật tuy rất khắt khe, nhưng thi hành giáo luật là ở đại chúng và từng môn phái, có những bản sắc riêng - đại chúng đây được hiểu là đa số tăng sĩ ở chung một tu viện hoặc một sơn môn – Nói rộng ra, đối với toàn thể Phật tử, thì ý lực của toàn thể Phật tử có tính quyết định vận mệnh giáo hội và thể cách sinh hoạt của đạo Phật.
Chính vì đặc tính ấy, đạo Phật đã tùy thời, tùy thế, tùycảnh, trải ra hòa nhập với nếp sống quần chúng, hoặc tụ lại thành các thế lực quyết định vận mệnh từng thời đại. Tuy tán tụ, nhưng vẫn không mất tính cách trường tồn vì các tu sĩ vẫn còn đó, vẫn là một thực thể đại biểu cho truyền thống của đức Phật, vẫn duy trì địa vị của “ông thầy” đối với các vua chúa cũng như quần chúng. Tuy được lợi thế, được độc tôn trong các triều đại Asoka (Ấn Ðộ), Tùy - Ðường (Trung Hoa), Lý -Trần (Việt Nam); nhưng đạo Phật không lợi dụng ưu thế để nắm quyền thống trị, cũng như không dựa vào thế lực thống trị để truyền đạo; và nhất là không để biến thành công cụ cho phe thống trị mở mang đế quốc.
Ðạo Phật do đó, đối với các nước Á Ðông là đạo chung củamọi tầng lớp người trong xã hội, là đạo của mọi dân tộc, không phân biệt đế quốc, hay thuộc quốc. Riêng ở Việt Nam, đạo Phật đã hòa nhập vớibản chất dân tộc như một thực thể bất khả phân. Dân tộc thịnh, đạo Phậtthịnh. Dân tộc suy, đạo Phật suy. Chính vì vậy, (mà) đạo Phật đã trở thành một thế lực cách mạng của dân tộc suốt nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, đã hội tụ được lòng người mở mùa Tự Chủ và Thống Nhất cho xứ sở, vào các đời Ngô – Ðinh - Tiền Lê và nhất là hai triều đại Lý – Trần.
Sau ngót một trăm năm lệ thuộc Pháp, đạo Phật đã chìm đicùng với chủ quyền dân tộc. Cho tới ngày gần đây, sau khi bị các thế lực quốc tế chèn nén, đạo Phật đã trỗi dậy cùng với dân tộc, hủy bỏ chế độc tài, và quyết tâm theo đuổi công cuộc phục hồi Chủ Quyền Quốc Gia. Những thành công, thất bại đều mang một ý nghĩa: Ðạo Phật tại Việt Nam đang là một thực thể cách mạng của dân tộc. Ðã là thực thể cách mạng tấtnhiên phải vận động cách mạng; mà các cuộc vận động như vậy đương nhiênlà những sinh hoạt chính trị rồi. Không riêng gì ở Việt Nam, mà ở trên toàn thế giới, đạo Phật vẫn đang ứng hợp với thời đại, vẫn củng cố tổ chức, thống nhất hành động, để góp phần kiến tạo an bình cho thế giới.
Nhưng, bản chất của đạo Phật và quá trình lịch sử đã bảochứng rằng: đạo Phật, dù có xây dựng được một thế lực ưu thắng, cũng không bao giờ trở thành lớp người thống trị, mà luôn luôn giữ vai trò hướng dẫn của nhà văn hóa, tức là làm chính trị theo phương pháp của mộtthực thể văn hóa. Ðó cũng là vai trò của các tôn giáo thời xưa và của những nhà văn hóa thời nay vậy.
Ðạo Phật Với Vấn Ðề Văn Hóa
Nếu tôn giáo là văn hóa, và được hiểu theo nghĩa làm sáng - mới - đẹp cho chính bản thân và cuộc đời, thì đó là tùy ở bản chất của mỗi tôn giáo. Nếu một tôn giáo nào đó có khả năng cung ứng cho con người về nhu cầu thăng hóa những giá trị sáng - mới - đẹp thì tôn giáo đó, không còn đủ khả năng hướng dẫn nhận thức con người, bị con người vượt bỏ, thì tôn giáo đó không còn mang nổi sứ mệnh văn hóa trườngcửu nữa. Tuy nhiên, tôn giáo đó vẫn được nhìn nhận là một thế lực văn hóa của một gian đoạn lịch sử nào đó.
Như vậy, tôn giáo đã là một thế lực văn hóa trong lịch sử, nhưng còn việc tôn giáo có thể là một thực thể văn hóa miên viễn haykhông thì đó lại là vấn đề khác.
Vì tôn giáo là một thế lực văn hóa, để hạn chế thế quyềnthống trị, để thỏa đáp nhu cầu siêu linh của tâm thức con người, nên các tôn giáo đã xuất hiện. Xuất hiện dưới thời bộ lạc bằng tính cách đa thần, mà đại diện là lớp phù thủy. Xuất hiện dưới thời quốc gia, bằng cách độc thần mà đại diện là các tôn giáo duy thần và siêu thần ngày nay.
Trong thời kỳ xã hội chuyển từ bộ lạc sang quốc gia, tư tưởng con người tư đa thần tiến lên độc thần thì quả thực các tôn giáo đã là một thế lực thăng hoa: là văn hóa đúng nghĩa. Suốt thời tư tưởng độc thần trùm lên nhận thức của con người, thì mọi sinh hoạt từ tâm linhxã hội tới nghệ thuật, học thuật, và kỷ thuật nữa, đều do các tôn giáo duy thần hướng dẫn. Trong khi các tôn giáo duy thần sắm trò thế lực văn hóa, vừa kiểm soát thế quyền thống trị, vừa hướng dẫn sinh họat văn hóa của nhân loại, thì cũng là lúc các tôn giáo đó bị biến thành đối tượng của các tư tưởng văn hóa có khuynh hướng vượt bỏ mọi ràng buộc của thần quyền. Do đó các tôn giáo vừa phải bảo thủ tính chất văn hóa của mình đểứng phó với các thế lực văn hóa mới. Sự kiện này đã làm cho nguồn sinh động của văn hóa nhân loại cuồn cuộn dâng lên không ngừng.
Hiện nay nguồn tư tưởng của nhân loại giác ngộ đang cố gắng vươn lên và thể chứng cho bằng được giá trị Nhân Chủ đích thực của mình. Nhận thức nhân chủ này hiện là mối nguy cơ cho các tôn giáo duy thần. Vì, trên bản chất duy thần, không còn phù hợp với bản chất nhân chủ nữa. Con người hiện tại đang tích cực để thể chứng giá trị nhân chủ trên khắp mặt sinh hoạt: tâm tư, xã hội và vụ trụ.
Như vậy có nghĩa là các tôn giáo độc thần đã sắp hoàn toàn mất vai trò hướng dẫn văn hóa nhân loại rồi?
Câu hỏi này cũng được đặt ra với đạo Phật, liệu rồi đây đạo Phật có cùng chung số phận như các tôn giáo duy thần hay không?
Xét về bản chất thì, đạo Phật là đạo của Con Người Giác Ngộ. Vì con người có đủ điều kiện và khả năng để thành Phật, còn các sinh chủng khác cho tới thần linh, chư thiên, đều chưa thể thành Phật được. Với bản chất này, đạo Phật đã mang giá trị Nhân Bản đúng nghĩa rồivậy. Nhận thức nhân bản không phải là một nhận thức chủ quan duy tâm, cũng không phải là nhận thức khách quan duy vật, mà là nhận một thức toàn diện, đi từ tâm tư tự giác, ứng dụng vào thực tế xã hội có tổ chức,để vượt lên siêu việt giải thoát. Ðạo Phật là một tôn giáo, giác ngộ vàgiải thoát, nên có thể trở thành một thực thể văn hóa của thời đại ngàynay.
Một trở ngại khác đã được đặt ra cho đạo Phật, là vì đạoPhật đã xuất hiện trên hai nghìn năm trăm năm, và suốt thời kỳ truyền đạo ở khắp nơi, đạo Phật đã vì phải dung hợp với các hình thái sinh hoạtđa thần, độc thần của quan niệm đại chúng, nên phần nào đã mang một hình thái tôn giáo với những lớp vỏ do các quan niệm từng thời đại bồi bọc. Tuy bản chất giác ngộ và giải thoát con người vẫn còn đó, vẫn là nội dung linh động, đích thực của đạo Phật, vẫn là một thực tại văn hóa tiềm ẩn, nhưng để khơi lòng văn hóa đó, những Phật tử suy nghĩ hiện tại,cần phải cố gắng, can đảm, uyển chuyển, phá bỏ những hình thái của lớp vỏ nặng nề để đạo Phật giữ vững căn cơ nhân bản sinh động hiển hiện trong dòng văn hóa nhân loại.
Ðạo Phật đang đi lên trong sự đi lên của dòng vận động văn hóa nhân loại.
Ðạo Phật Với Vấn Ðề Dân Tộc
Ðạo Phật đã thể nhập vào Việt Nam hai mươi thế kỷ - thể nhập bằng ý niệm hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát. Ðạo Phật không nhữngchỉ có khả năng dung hợp các thuyết lý và nếp sống khác biệt để chuyển các thuyết lý và nếp sống đó vào một nền văn minh Nhân Bản Toàn Diện, màchính còn là nền tảng nhận thức tạo dựng cho nền văn minh Ðại Việt thêmphong phú, sáng, đẹp. Do đó, cuộc sống của dân tộc mặc nhiên hay ý thứcđã sống theo chiều hướng giác ngộ và giải thoát của tinh thần đạo Phật.
Nếu có một sức mạnh tinh thần nào đó làm cho dân tộc Việt bền vững đến ngày nay, thì sức mạnh ấy chính là sức mạnh của ánh sáng Từ bi và Trí tuệ của đạo Phật vậy.
Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, những trang sử vàng son của đạo Phật, qua các triều đại Việt Nam, lúc thịnh đạt cũng như buổi suy vi, người Phật tử nhất định không bao giờ có thể đi ngược lại sức mạnh tinh thần truyền thống ấy.
Xét về lượng số, thì đạo Phật Việt Nam là sự phối kết của tám mươi lăm phần trăm dân số toàn quốc.
Xét về thời gian, đạo Phật đã gắn liền với dân tộc Việt từ hai thiên niên kỷ, tạo cho dân tộc một tinh thần tự chủ bền vững.
Nếu cùng nhìn dân tộc qua sự hiện diện về lượng số và thời gian, thì đạo Phật và dân tộc tuy hai mà một. Dân tộc và đạo Phật đã gắn kết với nhau đến nỗi chỉ còn là hai danh từ thể hiện của một thựcthể duy nhất. Sự tồn vong của dân tộc chính là sự tồn vong của đạo Phậtvà, ngược lại, sự tồn vong của đạo Phật cũng chính là sự tồn vong của dân tộc.
Từ nhận thức ấy, nếu ai trong chúng ta, hoặc vô tình haycố ý, làm suy nhược tinh thần dân tộc tức là làm suy nhược đạo Phật, vàlàm suy nhược đạo Phật cũng chính là làm suy nhược dân tộc. Nên mọi hành vi làm suy nhược đạo Phật và dân tộc nhất định kẻ đó có tội với lịch sử dân tộc và đạo Pháp.
Sự thật đạo Phật hôm qua chính là sự thật của dân tộc. Những mưu đồ và hành động đàn áp đạo Phật mới đây đã phát xuất từ những ýthức ý hệ bạo hành, do những hình thái sinh hoạt ngoại nhập hoàn toàn đi ngược lại tinh thần dân tộc. Chính những độc tố này đã phá hoại cơ thể, tinh thần dân tộc.
Quê hương thân yêu của chúng ta nhất định không thể là nơi để cho các thế lực phi nhân bản, phi dân tộc giày xéo, khuynh loát. Ðất nước Việt Nam không thể là địa bàn thí nghiệm của bất cứ một thế lựcnào – vì dân tộc ta đã quá đau khổ, đất nước ta đã quá điêu tàn.
Niềm đau khổ quằn quại của đại đa số người Việt hôm nay,chính là niềm đau khổ của Phật giáo đồ Việt Nam. Và nếu có một ý niệm giải phóng cuộc đời, giải thoát tâm tư, thì ý niệm ấy chính là ý niệm của dân tộc Việt Nam. Không chấp nhận ý niệm ấy cũng chính là phản bội dân tộc rồi, chứ đừng nói gì tới những hình thái của những dị thuyết đang lẩn chìm trong dân tộc.
Phật giáo đồ Việt Nam không bao giời khép kín, nhưng chỉdung hòa và điều hợp với những ý thức hệ nào không phản bội con người, không phản bội dân tộc, không phản bội thăng hóa, không phản bội đất nước. Cũng chính là ý nghĩa ấy, những dị thuyết có thâm ý phá vỡ nhân tính và tinh thần dân tộc sẽ không được dân tộc chấp nhận. Mọi ý niệm vềđất nước này, Dân tộc này, phải tùy thuộc vào Văn Hóa Dân Tộc – vì văn hóa dân tộc qua thời gian tựu thành, đã dung hợp các nguồn văn hóa dị biệt, để xây dựng một nền Văn hóa tổng hợp “Tam Giáo Ðồng Nguyên” ở thế kỷ thứ XI – XIV. Ðó là công cuộc HÓA GIẢI của dân tộc ta đã hoàn thành một cách vẻ vang!
Dân tộc Việt Nam nhất định tồn tại cùng với giải đất thân yêu này. Và sức mạnh của văn hóa dân tộc vẫn mãi mãi hiện diện trong mọi sinh hoạt quốc gia và trong mọi giai đoạn lịch sử.
Chúng tôi thắp hương cầu nguyện cho tình tự dân tộc mãi được nở hoa.
Ðạo Phật Với Thực Tại Thế Giới
Ðạo Phật được coi như một tôn giáo siêu tổ chức. Từ nguyên thủy, căn bản của đạo đã rộng rãi, không nhằm buộc ai phải tin theo bất cứ một giáo điều nào, mà chỉ cốt hướng dẫn con người trên con đường giác ngộ. Với bản chất đó, đạo Phật đã không tách biệt ra thành một đoàn thể cùng lý tưởng biệt lập, mà lại luôn luôn dung hợp với các luồng tư tưởng khác, rồi lấy đức Từ Bi và Trí Tuệ để hướng dẫn con người, cùng hoặc khác lý tưởng, đến chỗ giác ngộ thực tại và chân lý nghĩa cuộc đời. Trong khi truyền bá, đạo Phật (tuyệt nhiên) không dùng phương pháp bạo hành, mua chuộc, hay ỷ thế của chính trị để truyền đạo, mà chỉ dùng phương pháp thấm nhuần kiên nhẫn của văn hóa mà thôi. Chính điểm này đã làm cho đạo Phật trở thành một tôn giáo chung của nhân loại.
Mọi nỗ lực của nhân loại tiến bộ từ xưa đến nay, đều cố gắng tiêu diệt ngu tối, tiêu hủy những chướng ngại mê muội đã ngăn cản sự thể hiện giá trị nhân văn đích thực của con người. Ðạo Phật quả là nơi chung tụ mọi nỗ lực rốt ráo đó của nhân loại. Như lịch sử đã chứng minh: tại các nước Á Ðông, mọi nền đạo học, thần học thật hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần tan biến đi để còn lại một đạo Phật tồn tại và đại diện cho Ðông Phương trong thực tại sinh hoạt thế giới hiện đại.
Ðạo Phật đã ứng thân trong khắp các thời đại, dùng ngay những hình thức và phương pháp của các thời đại để khai quang những ngu tối của từng thời đại đó.
Ðạo Phật là một đạo giác ngộ giữa những suy tư mê muội ởthời đại mà tà giáo, ngoại đạo chiếm địa vị độc tôn. Bao nhiêu tôn giáokhác đang đi lần đến độ hóa thân để cùng thể nhập chân lý, thể nhập vàonguồn đạo lớn: GIÁC NGỘ. Ðạo Phật còn đó, còn vững bền trong tâm khảm của mỗi người và mỗi thời đại.
Thời đại chúng ta đang đứng trong đấu trường ý thức hệ. Ðạo Phật đang là hiện thân của giác ngộ để chuyển hóa những ý thức hệ mêtối. Tất nhiên trong khi đứng trước các ý thức hệ hiện thời, đạo Phật đã kinh qua nhiều thử thách, nhiều gạn lọc để giúp cho người tỉnh cũng như người mê cùng tìm cho mình một lối ứng thân thích hợp với thời đại mới.
Chính vì vậy mà những thử thách trước mắt chẳng đáng kể gì so với dòng tiềm lực vô biên của đạo Phật cả.
Ðạo Phật sẽ giải quyết những tranh chấp tư tưởng và tranh chấp quyền lợi của thời đại chúng ta.
Trên mặt tư tưởng, con người đã và đang vượt bỏ các quanniệm thần hóa siêu nhiêu và vật hóa nhân loại, để mong đưa nhau tới ÐịaVị Nhân Chủ đích thực của mình. Ðạo Phật, trên bản chất, vốn chủ trì tất cả qui về Con Người Giác Ngộ, nên có thể thỏa đáp được đòi hỏi chungcho nhân loại hiện tại và vị lai.
Ðạo Phật sẽ từ chỗ làm giảm sự căng thẳng giữa các lý tưởng duy thần, duy vật, tiến đến chỗ cùng với mọi con người giác ngộ chuyển đổi thân phận toàn thể nhân loại đi vào cõi An Lạc chung.
Ðó là công cuộc hiện đại hóa Phật Pháp của thời đại chúng ta.
Các bạn thân mến!
Qua những trang trên, bạn đã đọc chúng tôi dưới nhiều hình thức, những tư tưởng chính… Theo sự phân loại trong cuốn sách, trước hết là Phần Mở Ðầu (Tìm hiểu đạo Phật), tức trình bày đại quan về đạo Phật là gì?
PHẬT, theo nghĩa phổ thông, là chỉ đấng đã hoàn toàn giác ngộ - GIÁO, là những “lời dạy tốt lành” do đấng Giác Ngộ thuyết giảng để khai ngộ sự mê lầm, đau khổ cho chúng sinh. Do đấy bạn có thể thức cảm giá trị thực của đạo Phật qua những nét chính:
a. Mở rộng cõi lòng…
b. Ðưa sinh linh tới ánh sáng chân lý.
c. Xây dựng một xã hội người văn minh, giác ngộ và giải thoát.
Tiếp theo là Phần Thứ Nhất (Lịch Sử Khái Luận) gồm ba chương:
1. Nguyên lý sáng lập đạo Phật.
2. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.
3. Lịch Sử truyền bá.
Nói về phương diện lịch sử thì, đạo Phật có từ hơn hai thiên niên kỷ, bắt nguồn từ Á Ðông và hiện nay đang trên đà phát triển tại các quốc gia Âu Mỹ và khắp toàn thế giới. Có thể nói rằng đạo Phật là “đạo” của mọi người, của muôn loài, không phân màu da, tiếng nói và chủng tộc, là đạo chung của nhân loại, chúng sinh. Trong phần này tôi chỉ lược dẫn tiến trình của đạo Phật từ khai nguyên đến hiện đại, nghĩa là từ khi Ánh Sáng Chính Pháp bắt đầu truyền đi các ngả… Ðại cương trongđó đề ra những nét lớn như:
- Ðức Phật đản sinh xuống cõi Sa bà với mục đích gì (?…)
- Sự ích lợi của đạo Phật xưa và nay.
- Ðạo Phật và nền văn hóa, văn minh nhân loại.
Qua Phần Thứ Hai, tức phần “Triết học đại quan”, chia làm hai chương:
1. Ðạo Phật là tôn giáo hay triết học?
2. Vũ trụ quan (quan niệm của các Tôn giáo, Ðạo học, Triết học, Khoa học và của đạo Phật). Phần Vũ Trụ Quan chia làm ba tiểu mục: a) Vấn đề nhận thức; b) Vũ trụ luận; c) Nhân sinh quan.
Sau hết là Phần Thứ Ba (Thực chất đạo Phật) gồm ba chương:
1. Ðạo Phật, nguồn văn hóa sinh động.
2. Sức mạnh của đạo Phật thể hiện trong ba đức tính: Ðại bi, Ðại trí, Ðại hùng, một đạo học có ảnh hưởng lớn đã thấm sâu vào đời sống dân tộc Việt.
3. Những đóng góp to lớn của đạo Phật cho dân tộc và nhân loại.
Ðể có một ý niệm đúng, ở đây tôi chỉ trình bày những dữ kiện, còn phần phê bình xin nhường quyền bạn đọc tự nhận định. Tuy nhiên, có điều cần thưa trước là, nội dung cuốn sách không đi sâu vào kinh điển của mỗi Tôn giáo, Học thuyết mà chỉ tổng luận những nét đại cương, rồi lấy đó làm đối tượng, tỷ giảo cũng như tìm hiểu những cái Thật (Chân: Levrai), Hay (Thiện: Le Bien), Ðẹp (Mỹ: Le Beau) của mỗi hệ phái, tư tưởng. Mặc dù đấy mới chỉ là những nhận định sơ quát, nhưng nó cũng sẽ giúp bạn có một khái niệm chính xác vấn đề.
Với quan niệm đạo Phật, khi nhìn vũ trụ, con người và vạn hữu, đã khẳng định: Tất cả hiện tượng trong vũ trụ chỉ là do các yếutố Nhân duyên sinh giả hợp tạo thành. Mà Bản Thể các “Pháp” thì bất biến (không sinh, không diệt, không thêm, không bớt = “Pháp Nhĩ Như Thị”). Nó vô thủy, vô chung… Nhưng ta cần phân biệt: Nguyên nhân nào đãcấu tạo nên vũ trụ vạn hữu? – Tâm ư! - Vật ư! – Thiên nhiên ư! Không. Tất cả “sự sự, vật vật” hiện hữu trên cõi đời này đều bắt nguồn từ “Nghiệp cảm duyên khởi”[1] Nghĩa là:
“Cái Này có thì Cái Kia có
Cái Này sinh thì Cái Kia sinh
Cái Này không thì Cái Kia không
Cái Này diệt thì Cái Kia diệt”
- Majjhimanikaya –
Do đó, đạo Phật đã nhìn sự vật một cách tinh tường, toàntriệt qua lăng kính không - thời gian với chiều sâu của vấn đề là: “Chưhành vô thường; Chư pháp vô ngã; Niết bàn tịch tĩnh”[2]. Và như bạn đã thấy, đạo Phật là Chân Lý, Ðạo của ánh sáng Trí Tuệ và Tình Thương, một đạo hằng đề cao giá trị Con Người, lấy Con Người làm mực thước cho tất cả. Ðó là một Nhân Bản thuyết toàn diện, tuyệt đối. Cho nên, giá trị và địa vị con người trong đạo Phật là bình đẳng giữa Phật và chúng sinh. Vìmọi con người đều có Phật tính đều có thể thành Phật.
Hoa Sen là tượng trưng đạo Phật, ở trong bùn mà không nhiễm bùn. Cũng thế, thấy đời là nơi đau khổ, tối tăm, nên đạo Phật đã xuất hiện ở đời để giác ngộ và giải thoát cho con người; nhưng chỉ hiệu nghiệm khi nào con người biết áp dụng và thực hành.
Xin cầu chúc bạn lòng bình yên, trí sáng suốt và thực chứng Sự, Lý giải thoát.
Người viết.
Những ý kiến của đọc giả và nhà văn trong nước đã có những nhận định về cuốn PHẬT HỌC TINH HOA, Một Tổng Hợp Ðạo Lý.
Người đọc
THẠCH TRUNG GIẢ
Những sách khảo về Phật Giáo của ta trong khoảng thời gian nửa thế kỷ trở lại đây có thể chia làm hai loại.
Một là do những học giả như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Văn Hùm.
Hai là do những nhà tu hành như Mật Thể, Giải Ngạn, Minh Châu, Trí Quang, Nhất Hạnh, Thiện Hoa, Tuệ Sỹ.
Mấy quyển của học giả Trần Trọng Kim tuy không sâu xa nhưng cũng có ích phần nào, còn quyển của Phan Văn Hùm nhan đề Phật GiáoTriết Học đã làm cho những thức giả bất bình vì ông đã không nghiên cứuthẳng vào kinh điển nên mô phỏng nặng nề về bộ Ðại Cương Triết Học PhậtGiáo của học giả Trung Hoa Tưởng Duy Kiều. Bộ này cũng được Thích Ðạo Quang dịch ra tiếng Việt từ hơn mười năm nay nhưng trước khi bản dịch rađời thì đã có người, hình như Thượng tọa Mật Thể, vạch ra sự mô phỏng kia trên một tờ báo Phật học hồi đó.
Ðem đối chiếu, người ta thấy Phan Văn Hùm đã vay mượn từđầu đến cuối bộ sách của Tưởng Duy Kiều nhưng ở họ Tưởng rõ ràng bao nhiêu thì sang họ Phan lại tối nghĩa bấy nhiêu vì rút bớt nhiều đoạn giải thích khúc chiết.
Nếu không làm đến mức Phan Văn Hùm thì nhiều người cũng chấp nối đầu ngô mình sở những công trình nghiên cứu của học giả đông tây về những vấn đề cao siêu tế nhị mà lại để lòi đuôi dốt nát về Phật học sơ đẳng, chẳng khác nào những phu nhân chưa có cơ bản toán học đã dám bàn đến lý thuyết của Einstein trong những cuộc đấu hót ở sa lông, như nhà văn hào Maurois đã ghi nhận.
Ðạo Phật là vô ngã mà khảo về đạo Phật với tinh thần thấp kém và tối đen nhất vì dối người dối mình thì quả là một sự nguy hiểm. Tôi bái phục những vị sư cổ lỗ già nua cả đời chỉ đọc tụng một quyển kinh, không biết đi phi cơ phản lực siêu thanh qua rừng tam tạng kinh điển, nhưng tôi ghê sợ loại học giả kể trên.
Bởi thế cho nên đến bây giờ, tôi vẫn tín nhiệm nhiều ở công trình những bậc tu hành, hoặc cao sâu hoặc phổ thông nhưng bao giờ cũng rút ra từ sự nghiên cứu đứng đắn. Nói thế tôi vẫn hy vọng rằng sẽ có những tác phẩm giá trị ở giới học giả, nhưng đó là ở thì vị lai.
Bây giờ lại một bộ sách thuộc loại đáng tin cậy mới ra đời.
Ðó là cuốn Phật Học Tinh Hoa của Thượng Tọa Ðức Nhuận.
Cách bố cục của bộ sách thực linh động vì vượt ra khỏi hình thức bình thường mà tuân theo luật diễn tiến, đưa người đọc dần dầnvào chỗ chuyên môn vi tế của vấn đề, tức là từ dễ đến khó, nên rất hấp dẫn đối với nhiều trình độ.
Bộ sách gồm có ba phần chính thêm phần mở đầu và phần phụ lục.
Phần mở đầu trình bày tổng quan về đạo Phật là định nghĩa Phật Giáo rồi đưa ra những nét chính: Mở rộng cõi lòng; Ðưa sinh linh tới ánh sáng chân lý; Xây dựng một Xã hội người văn minh giác ngộ và giải thoát về phương diện luân lý, về khả năng trí thức, về giá trị thực hành. Tóm lại, tác giả muốn nêu cao hai yếu tố thiện, chân hay bi, trí của Phật giáo vậy.
Phần thứ nhất, sau phần mở đầu, là Lịch Sử Khái Luận gồmcó ba chương nói về Nguyên lý sáng lập đạo Phật, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Lịch sử truyền bá đạo Phật. Với một sự kiên nhẫn phi thường, tác giảđã sưu tầm những tài liệu về hình thể địa dư nước Ấn Ðộ, về hoàn cảnh xã hội với mấy mặt nhân chủng, kinh tế, chính trị, văn hóa và tử tưởng siêu nhiên tức đại cương về Những tư trào Ấn Ðộ trước khi Ðức Phật ra đời.
Nhưng ta hơi tiếc rằng những tài liệu về nhân chủng thì công phu mà chưa làm nổi bật được những yếu tố nảy sinh do sự tương giaogiữa hai nền văn minh của dân tộc Aryen và dân tộc Dravidien. Chính những yếu tố này đã tạo nên hay đã làm duyên cho đạo Phật. Nhưng ta hy vọng rằng tác phẩm này còn tái bản và được bồi bổ.
Chương II ngót hai chục trang gồm cả đời Ðức Phật, Chương III già năm chục trang bao quát cả Lịch sử truyền bá đạo Phật mấyngàn năm với những tài liệu chính xác.
Phần thứ hai được coi là trọng tâm của tác phẩm vì đi vào chỗ thâm mật của vấn đề với số trang dồi dào nhất so với mọi phần kia. Chương thứ nhất đặt vấn đề: Ðạo Phật không hẳn là triết học? Lời giải gồm ba điều: 1/ Ðạo Phật không hẳn là một tôn giáo. 2/ Nhưng đạo Phật không chỉ là triết học. 3/ Hãy trả lại tinh thần đạo Phật.
Tại sao vậy?
“Ðức Phật thường đả phá những gì hình thức. Mà tôn giáo lại hay sinh ra hình thức. Ðức Phật cũng không muốn đạo Ngài là một triết học. Bởi triết học chỉ quanh quẩn trong những phương tiện tìm hiểu, lý giải hơn thực hành, thực nghiệm”.
Ðó là Thượng tọa tổng kết khi đã thuyết minh tường tận.
Ðến đây chúng tôi cũng muốn bàn thêm đôi điều. Là việc phân biệt tôn giáo với triến học đưa tới vấn đề đạo nọ đạo kia, là một tôn giáo hay triết học chỉ nảy ra với người Tây phương và những học giả chịu ảnh hưởng Tây phương. Bên Tây phương tôn giáo là tín ngưỡng của trái tim, triết học là quan niệm của lý trí bởi thế cho nên cuộc hôn phối ép uổng giữa tín lý Cơ đốc với triết học Hy Lạp thành nền thần học Trung Cổ đã tan vỡ với những chấn động khắp Âu Châu mà chứng tích bi thương nhất là bộ Tư Tưởng Lục của Pascal gào thét lên như cuồng nộ sự đối tượng của trái tim đối với lý trí. Nhưng bên Ðông phương không có hiện tượng này. Ðạo Phật, đạo Lão vừa là tôn giáo vừa là triết học tức là những nền đạo học mà tín ngưỡng không ngược với triết lý, là tín ngưỡng được soi sáng bởi trí tuệ và lẽ sống để thực hành. Nhà thần học Cơ đốc Saint Anselme nói rằng: “Ta tin để mà hiểu” (Je crois pour comprendre) nhưng Ðức Phật lại dạy rằng:
“Ðừng tin điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng mộtvị tối linh đã khai thị cho ta. Nhưng, chỉ tin tưởng cái gì mà chính các ngươi đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng…” (P.H.T.H, trang 51)
Vậy ta có thể diễn lại lời Ðức Phật bằng các đảo ngược lời Saint Anselme như sau: “Ta hiểu để mà tin”.
Và Thượng tọa Ðức Nhuận đã chí lý khi gọi những kẻ xét phiến diện về đạo Phật là những anh mù rờ voi.
Chương II của phần hai là Vũ Trụ Quan, đối với các tôn giáo như Cơ - đốc giáo, Bà – la – môn giáo, các nền Ðạo học như Khổng, Lão, các nền triết học, khoa học với đạo Phật. Có thể coi chương này đi vào chỗ thâm mật và gồm mấy chương ở bên trong vì đi từ Nhận Thức Luận đến Vũ Trụ Luận, Nhân Sinh Quan gồm nhiều mục ở trên trong.
Những vấn đề lởm chởm gai góc nhất là lẽ Sắc, Không và Duy Tâm đã được bàn đến những luận cứ tế nhị uyển chuyển mà chúng tôi không dám tóm tắt sẽ làm sai lạc ý tác giả mà độc giả chúng ta mỗi ngườinên trực tiếp với cuốn Phật Học Tinh Hoa để thưởng thức.
Chương III của phần thứ ba nhan đề: Những đóng góp của đạo Phật cho dân tộc và nhân loại gồm bốn tiểu đề mục: Ðạo Phật với vấn đề chính trị; đạo Phật với vấn đề văn hóa; đạo Phật với vấn đề dân tộc; đạo Phật với thực tại thế giới. Ta được thấy những lời quan trọng phản ảnh cho quan niệm của Phật giáo Việt Nam chứ không phải riêng cá nhân Thượng tọa.
“Một tôn giáo đúng nghĩa, có giáo chủ, có giáo lý, có giáo hội, đương nhiên đã can thiệp vào cuộc sống xã hội, thì dù muốn dù không cũng đã trở thành một thực thể chính trị rồi. Chỉ khác một điều tôn giáo đó đã can thiệp vào Sinh Hoạt xã hội qua thế chính trị nào? Thếcai trị, thế cách mạng hay thế văn hóa”.
Những lời nói cách trang sau giải đáp và chứng minh bằng sự thực hiển nhiên:
“Tuy được lợi thế, được độc tôn trong các triều đại Asoka (Ấn Ðộ), Ðường (Trung Hoa), Lý - Trần (Việt Nam) nhưng đạo Phật không lợi dụng ưu thế để nắm quyền thống trị, cũng như không dựa vào thếlực chính trị để truyền đạo, và nhất là không để biến thành công cụ chophe thống trị mở mang đế quốc.
Ðạo Phật do đó, đối với các nước Á Ðông là đạo chung củamọi tầng lớp người trong xã hội, là đạo của mọi dân tộc, không phân biệt đế quốc hay thuộc quốc. Riêng ở Việt Nam, đạo Phật đã hòa với bản chất dân tộc như một thực thể bất khả phân. Dân tộc thịnh, đạo Phật thịnh. Dân tộc suy, đạo Phật suy.
Chính vì vậy, mà đạo Phật đã trở thành một thế lực cách mạng của dân tộc suốt nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, đã hội tụ được lòng người, mở mùa Tự Chủ và thống nhất cho xứ sở, vào các đời Ðinh – Lê – Lý- Trần”.
Ngoài ra, tác giả còn tiên tri về tương lai Phật giáo đối với thế giới:
“Trong khi truyền bá, đạo Phật tuyệt nhiên không dùng phương pháp bạo hành, mua chuộc hay ỷ thế của chính trị để truyền đạo, mà chỉ dùng phương pháp thấm nhuần kiên nhẫn của văn hóa mà thôi. Chính điều này đã làm cho đạo Phật trở thành một tôn giáo chung của nhân loại”.
Chúng tôi xin góp lời với Thượng tọa, Chúa Giê Su đã dạy rằng:
“Mọi kẻ cầm kiếm ắt chết vì kiếm” - Vậy thì một tôn giáosử dụng phương pháp bạo hành sẽ phải tiêu diệt vì chính phương pháp củamình, và một giáo gieo rắc trong tình thương mới tồn tại và phát triển lâu dài. Một tôn giáo dùng phương pháp bạo hành mà chưa tiêu diệt thì sựsống của nó cũng chỉ là sự sống của con quỷ nhập tràng.
KẾT LUẬN
Là công trình của một nhà tu hành? Hay một học giả? Hay một thi nhân?
Bộ Phật Học Tinh Hoa này quả là của cả ba, vì Thượng tọỪức Nhuận đã viết với thâm nhập của người sống đạo, với óc hệ thống củanhà nghiên cứu và cũng với niềm rung cảm dạt dào.
Tác giả đã cho ta theo dõi cuộc sinh thành và phát triểncủa đạo Phật qua lịch sử, vừa chiêm ngưỡng những đường nét chính của tòa kiến trúc hùng vĩ, lại đưa vào mấy chốn thâm cung nghi ngút hương thiêng. Sau đó lại đưa ta lên tháp cao bao quát viễn đồ bao la của Phật giáo đối với thế giới: là một tổng hợp đạo lý, nó bao dung tất cả, vượt lên trên gào thét của hận thù.
Bộ Phật Học Tinh Hoa đi vào những vấn đề sâu xa tế nhị mà không khô khan rắc rối, lời văn vừa chính xác vừa nhẹ nhàng hợp với mọi lứa tuổi, từ những nhà nghiên cứu khắc khổ đến những bạn trẻ muốn được có trong tay một cuốn chỉ nam chắc chắn và duyên dáng về Phật học.
Tập san NGÔN NGỮ
Trang 110-117.1973
… Mặc dầu tiếp nhận sự vật theo vô thường vô ngã, đạo Phật không phải là một đạo bi quan yếm thế. Cùng lúc với sự đề cao con người, Phật giáo đã đề cao một giá trị bình đẳng ứng dựng cho tất cả mọingười ở khắp mọi nơi. Ðó có lẽ là tinh hoa cao quý của Phật học mà người viết đã có ý muốn nhấn mạnh và kín đáo dùng làm chủ đề cho tác phẩm này.
… Chúng tôi không ngần ngại bầu cho Phật Học Tinh Hoa làcuốn sách biên khảo về Phật giáo có giá trị nhất trong năm 1961 (…) Trong giai đoạn khó khăn hiện tại, chúng ta rất cần tới sự góp mặt của những tác phẩm cùng loại.
PHONG GIAO
Tin Sách, năm thứ hai, bộ II, tháng 10 – 11 và 12. 1961.
[1] Xin coi lại phần Vũ Trụ Luận.
[2] Tam Pháp Ấn.