- 1. Giới thiệu
- 2. Hãy là một người ân cần và tế nhị
- 3. Những đặc trưng của luận giải
- 4. Kệ tán dương, nguyện ước trước tác, và khuyến khích lắng nghe tốt
- 5. Sự liên hệ giữa ba con đường
- 6. Viễn ly
- 7. Tâm giác ngộ (Bodhicita)
- 8. Một quan điểm đúng đắn về tính không
- 9. Huấn thị để thực hành
- 10. Kết luận lưu ý trên chủ trương không tông phái
(9) Ngay cả nếucác con đã xây dựng nên tính viễn ly và xu hướng tâm giác ngộ (bodhicitta),
Nhưng, nếu các conthiếu sự tỉnh thức biệt quán thực chứng về tính bản nhiên bất động của thựctại,
Các con sẽ khôngthể cắt đứt gốc rễ của xu hướng luân hồi sinh tử của các con.
Do vậy, hãy tiếnhành nỗ lực trong những phương pháp đối với việc thực chứng tính duyên khởi.
Dịch kệ:
[9] Nhưng dù tâmbuông xả và tâm bồ đề có đủ
Nếu thiếu đi trítuệ chứng chân tướng thực tại
Vẫn không thể chặtđứt gốc rễ luân hồi.
Vậy phải bằng mọicách giác ngộ lý duyên sinh..
Điểm chính củaTổ Sư Tông Khách Ba là để cho sự thông hiểu về ‘tính không’ sinh khởi như ýnghĩa của tính duyên khởi và thông hiểu ‘tính duyên khởi’ phát sinh như ýnghĩacủa tính không. Do vậy, chúng ta cần những nổ lực trong những phương phápđể thực chứng tính không như tính duyên khởi. Làm thế nào?
(10) Bất cứ aiđã từng thấy rằng (luật) vận hành của nhân quả
Đối với tất cảnhững hiện tượng của luân hồi và niết bàn là không bao giờ hư dối,
Và những ai đã vởmộng dựa trên nhận định của quan niệm trong khuynh hướng của sự tồn tại cố hữu,
Bất cứ là gìmà họ có thể đã từng,
Đã đi vào conđường làm vui lòng những Đức Phật.
Dịch kệ:
[10] Người khởibước vào con đường khiến chư Phật hoan hỉ
Là người thấy mọisự, dù luân hồi hay niết bàn
Đều thuận theonhân quả không sai
Và hoàn toàn rãtan mọi vọng chấp [có tự tánh].
Tất cẩ nhữnghiện tượng của luân hồi và niết bàn hình thành qua nhân quả. Điều này làkhông bao giờ lừa dối, không bao giờ sai chạy. Khi chúng ta thông hiểuđiều này và thêm nữa, đã có sự hổ trợ căn bản và nương tựa vào khuynh hướng củatồn tại cố hữu bị tan vở, thế thì chúng ta đã bước vào con đường làm vuilòngcác Đức Thế Tôn. Khi chúng ta thông hiểu tính không, chúng ta sẽ không còncó nhận thức hướng về sự tồn tại cố hữu. Trong cách này, cơ sở cho nhữngnhận thức sai lầm sinh khởi – điều nâng đở hổ trợ cho sự chấp trước về sự tồn tạicố hữu của chúng ta – sẽ tan rã hay biến mất.
(11) Những sựbiểu hiện không lừa dối tương liên sinh khởi
Và tính không làlìa mọi nhận thức (của những cách không thể hiện hữu).
Do thế cho đến khinào các con có hai sự thông hiểu này xuất hiện một cách riêng lẽ,
Các con vẫn chưanhận ra mục tiêu của những Đấng Chính Biến Tri.
Dịch kệ:
[11] Tướng hiện --là duyên sinh không thể khác,
Tánh không -- vượtmọi khẳng định, không thể nghĩ bàn
Nếu chứng tướnghiện và chứng tánh không còn riêng lẻ tách lìa,
Thì vẫn chưa thấyđược ý thật của Phật.
Khi chúng tathông hiểu tính không, chúng ta thấy là không có gì ở điều mà chúng ta có thểđưa tay chỉ và nói rằng đây là đối tượng của điều này. Tất cả mọi thứ là khôngthể tìm thấy trên sự phân tích căn bản. Tuy thế, mặt khác, chúng ta thấyrằng những thứ ấy lại chỉ đơn thuần biểu hiện. Để nghĩ rằng đây làhai thứ hoàn toàn riêng biệt không liên hệ bên trong – những sự vật hiệnhữukhông thể tìm thấy trên một phương diện và tuy vậy chỉ đơn thuần biểu hiện trênmột phương diện khác – không là mục tiêu của Đấng Toàn Giác quan tâm về tínhkhông và hai chân lý.
(12) Nhưng khi,không phải luân phiên, mà tất cả cùng một lúc,
Chúng ta khẳngquyết tính duyên khởi không sai chạy từ nơi hiện tượng đơn thuần
Toàn bộ nhữngnguyên nhân của những phương thức tiếp nhận đối tượng (như tồn tại cố hữu) tanrã,
Các con đã hoàntoàn sáng tỏ quan điểm đúng đắn.
Dịch kệ:
[12] Bao giờ tướnghiện và tánh không đồng loạt không xen kẻ,
Càng chứng duyênsinh càng rã tan vọng chấp,
Đó là lúc chánhkiến đã vẹn toàn.
Những gì chúngta cần, là để thấy rằng do bởi những sự vật sinh khởi một cách tương tứctươngnhập – vì sự biểu hiện lệ thuộc trên những nguyên nhân và hoàn cảnh đểxuất hiện – chúng thì trống rỗng trong sự tồn tại cố hữu; chúng không cósự tồntại độc lập. Sự kiện rằng chúng có thể sinh khởi một cách phụ thuộc trên nhânvà duyên một cách đơn giản bởi vì chúng không có sự tồn tại một cách độclập. Do thế, sự thông hiểu và tin chắc càng mạnh mẽ rằng những sự vậtsinh khởi một cách phụ thuộc (theo nhân duyên), rằng những sự vật tùy thuộctrên nguyên nhân và kết quả, sự thông hiểu và tin chắc của chúng ta càngmạnhhơn sẽ chính là những sự vật không có sự tồn tại độc lập và cố hữu; và ngược lại. Để hiểu hai điều này một cách đồng thời trong sự liên kết như thế này nghĩa làchúng ta phải hoàn toàn phân tích đúng đắn về tính không.
(13) Xa hơnthế, khi chúng ta biết làm thế nào sự biểu hiện (từ tâm thức) khử trừ sựtồntại cực đoan (thường kiến)
Và tính không khửtrừ sự không tồn tại cực đoan (đoạn kiến),
Và làm thế nàotính không hiển hiện như nhân và quả,
Các con sẽ chẳngbao giờ bị đánh mất bởi những quan điểm dính mắc vào những cực đoan.
Dịch kệ:
[13] Hơn nữa,
Vì hiện, nên khôngthường
Vì không, nênkhông đoạn
Nếu từ giữa tánhkhông mà thấy được nhân quả
Thì thoát được haiđầu cực đoan.
Thường thì, chúngta thấy nó giải thích rằng thực tế sự biểu hiện khử trừ cực đoan hoàntoàn không tổn tại– những sự vật không phải không tồn tại một cách hoàntoàn,bởi vì chúng thật sự xuất hiện. Và cũng thế, thực tế tính không khử trừcực đoan tồn tại cố hữu – những sự vật không phải tồn tại một cách cố hữu, bởivì chúng không có một sự tồn tại trong cách có thể như thế.
Tuy nhiên, ởđây, chúng ta có một cách thừa nhận đối kháng. Thực tế sự biểu hiện (từtâm thức) khử trừ cực đoan tồn tại cố hữu. Điều này là bởi vì, để nhữngsựvật biểu hiện, chúng phải là không có sự tồn tại cố hữu. Chúng phải lànhững hiện tượng sinh khởi một cách lệ thuộc (duyên sinh). Do thế, sựviệc chúng thật biểu hiện khử trừ khả năng rằng chúng có thể tồn tại mộtcáchcố hữu.
Hơn thế nữa,thực tế tính không khử trừ cực đoan hoàn toàn không tồn tại. Thật sự rằngđiều gì ấy không có sự tồn tại cố hữu có nghĩa rằng nó có thể biểu hiện bởi sựsinh khởi lệ thuộc (nhân duyên): nó không thể là hoàn toàn không tồn tại. Do vậy, thực sự tính không khử trừ cực đoan hoàn toàn không tồn tại.
Đây là phongcách xác nhận đặc biệt của Tông Khách Ba và theo bình luận của Choney Rinpochevề Tán Dương Sự Sinh Khởi Tương Duyên của Tông Khách Ba. Do thế, sự thônghiểu về những sự vật hiện hữu không có sự tồn tại cố hữu bởi vì chúng sinh khởimột cách lệ thuộc, và rằng chúng sinh khởi một cách lệ thuộc bởi vì chúng khôngcó sự tồn tại cố hữu, ngăn ngừa chúng ta rơi vào hai cực đoan chấp trước vàochân lý, sự tồn tại cố hữu và tại sự hoàn toàn không tồn tại.
Tiếp theo làhuấn thị về thực hành.