Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Viễn ly

05/11/201010:46(Xem: 9966)
6. Viễn ly

 

(3) Vì tiếpnhận những thích thú dữ dội trong những hoa trái khoái lạc của đại dươngbứcbách hướng nẽo luân hồi, mà không có sự viễn ly trong sạch
Là không có phươngpháp (để đạt đến) cho sự an bình (của giải thoát) –
Thực tế, bởi thamdục là những gì được tìm thấy trong những trạng huống của xu hướng bức bách ấy,
Một số giới hạnchúng sinh là hoàn toàn hướng về - Điều Thứ nhất, phấn đấu cho viễn ly.

Dịch kệ:
[3] Nếu thiếu tâmbuông xả luân hồi
Thì trong biểnsinh tử sẽ không thể dứt tâm tìm cầu lạc thú.
Lòng tham cầu sựsống lại là dây trói,
Buộc thắt chúngsinh vào cõi luân hồi
Vậy việc đầu tiênphải làm, là phát tâm buông xả.

Nhóm chữ ‘viễnly trong sạch’ được đề cập ở đây. Viễn ly phải là trong sạch trong ýnghĩa của sự hiện diện một cách hoàn toàn không thích thú trong những vinhquang hay còn được gọi là những thứ tốt đẹp của cõi sinh tử luân hồi. Nếuchúng ta thiếu vắng sự viễn ly trong sạch như thế và hoàn toàn bị quấynhiễu hay ám ảnh bởi những quan tâm trần tục, thì sẽ không có con đường nào đạtđến giải thoát. Nếu chúng ta có tham ái và vướng mắc (chấp trước ), thếthì chẳng cần biết là chúng ta có bao nhiêu thiện nghiệp mà chúng ta có đi nữa,chúng ta sẽ không có thể cắt đứt gốc rễ sự tái sinh trở lại không thể kiểmsoát. Thế cho nên, chúng ta cần phải phát triển sự viễn ly. Làm thếnào để phát triển điều ấy?

(4) Bằngviệc làm quen thuộc tâm thức chúng ta rằng không có thời gian để lãng phí
Khi mà một đờisống an nhàn tự tại và giàu có phong nhiêu thì rất khó để tìm,
(Được) chuyển biếntừ sự si ám của chúng ta với biểu hiện (từ tâm thức) đến đời sống này.
Bằng việc quánchiếu liên tục về những vấn nạn tái sinh trở lại
Và rằng (địnhluật) chuyển vận của nhân quả thì không bao giờ lừa dối,
Chuyển biến từ sựchấp trước của chúng ta thành biểu hiện (từ tâm thức) đến những đời sốngtươnglai.

Dịch kệ:
[4] Thân ngườithong dong thuận tiện,
Khó tìm mà dễ mất
Phải thường xuyênnhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi khôngđắm chuyện đời này.
.
Luôn nhớ rằng nhânquả vốn không sai,
Toàn bộ luân hồivốn không ngoài khổ não.
Phải thường xuyênnhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi khôngđắm chuyện đời sau.

Chúng ta cầnsuy nghĩ về sự quý giá của sự tái sinh làm người rằng chúng ta có với sựannhàn và giàu có của nó, và cũng về sự kiện, rằng chúng ta sẽ đánh mất nó, vì nólà vô thường, và cái chết sẽ đến chắc chắn như thế nào. Trong cách này,chúng ta sẽ nhận chân ra cơ hội hiếm hoi như thế nào mà chúng ta có bây giờ vàchúng ta không thể để khả năng lãng phí bất cứ giờ khắc nào ra sao. Đâylàlàm thế nào để hướng sự quan tâm của chúng ta hiện hữu chỉ trong đời sốngnày. Như vì sự an nhàn tự tại cùng giàu có phong nhiêu, và những giáohuấn trên vô thường và sự chết, chúng ta đã thảo luận những điều này trongnhững ngày vừa qua trong Ba mươi bảy phẩm Thực hành của Bồ tát Đạo. (See:Short Commentary on Thirty-seven Bodhisattva Practices.)

Quan tâm đếncái chết và vô thường, có nhiều điểm khác nhau để thiền quán (những sự thựchành thường xuyên lập lại để phát sinh và tập trung trên những trạng thái hữuích của tâm thức nhầm mục tiêu thiết lập nó như một thói quen), chẳng hạn nhưsự thực rằng cái chết là chắc chắn, trong khi thời gian mà nó sẽ đến là hoàntoàn không thể biết trước được. Cái chết có thể xãy ra bất cứ lúcnào và , ngoại trừ Giáo Pháp, không một điều gì khác có thể hổ trợ khi nóđến. Nếu chúng ta không làm điều gì đấy bây giờ về cái chết sẽ đến vànhững đời sống tương lai, điều này sẽ không làm được gì cả. Càng nghĩ vềsinh tử như thế, chúng ta càng làm giảm đi sự ám ảnh chấp trước của chúng tađơn thuần với kiếp sống này mà thôi.

Tiếp theo,chúng ta cần quán chiếu về sự không thể sai lầm về sự chuyển vận của luật nhânquả, luật nghiệp báo. Để hiểu sự chuyển vận của luật nhân quả trongtất cả những chi tiết của nó là một trong những vấn để khó khăn nhất. Tuynhiên, trong một hình thức đơn giản, từ sự tốt lành đến sự tốt đẹp, từ sự xấuxa đến sự xấu ác: nghiệp báo là chắc chắn. Từ những hành vi xâydựng của thân, khẩu, và ý, an lạc hạnh phúc là kết quả chắc chắn. Từ những hành động tàn hoại, khổ đau chắc chắn sẽ xãy ra không sớm thì muộn.

Do vậy, nếuchúng ta có những nguyên nhân khổ đau trong những sự tiếp diễn tâm thức củachúng ta, làm thế nào chúng ta có thể an nhàn toại nguyện và thoải mái nhànhạ? Nó giống như một trái bom định giờ: nó chỉ là vấn đề thời gian,vì chắc chắn nó sẽ bùng nổ. Nếu chúng ta không tiêu trừ nguyên nhân ấy,chúng ta không bao giờ có thể thảnh thơi an bình. Khi chúng ta quán chiếumột cách cẩn thận sự vận hành của nhân quả trong cách này, chúng ta pháttriểnmạnh mẻ nguyện ước để tiêu trừ tất cả những nguyên nhân khổ đau của chúng ta.

Ở những thờiđiểm khác, chúng ta thực chứng khổ của sinh, tử, già và bệnh. Không kể làchúng ta dùng bao nhiêu thuốc men, chúng ta không thể chửa trị chứng giànua vàchúng ta không thể ngăn ngừa chúng ta chẳng bao giờ có thể ngăn ngừa chúng tamãi mãi đừng bệnh tật. Khổ đau của sinh, già, bệnh, và chết có nguồn gốctrong sự kiện rằng chúng ta có thân thể và nó phải trải qua sinh, già, bệnh và chết. Thân thể chúng ta là mạng lưới của những tập hợp củ ngũ uẩn, của nhiễm ô(phátsinh từ cảm xúc hay quan điểm phiền não). Nói cách khác, chúng ta tiếp nhậnchúng tập nhiễm với nghiệp báo và những cảm xúc cùng những quan điểm phiềnnão. Nếu chúng ta không giải thoát chính mình khỏi những nguyên nhân sâuxa nhất của chúng, chúng ta sẽ luôn luôn có khổ đau.

Thân thể chúngta là mạng lưới của năng lực xung đột, mâu thuẩn. Thí dụ hãy lưu tâm đếnnăng lực vảu sức nóng và lạnh trong thân thể. Nếu chúng ta có một cơn sốt,chúng ta dùng thuốc hạ nhiệt, nếu chúng ta dùng quá nhiều, chúng ta nhiễm bệnhlạnh. Nếu chúng ta dùng thuốc ấm để chửa chính mình với chứng lạnh lẽonày, và chúng ta dùng quá nhiều, thế thì một lần nữa chúng ta chuyển cáncân vàcó chứng nóng sốt. Chỉ khi nào chúng ta có một sự cân bằng về những nănglực nóng và lạnh trong thân thể, thế thì tạm thời, chúng ta có thể nói là chúngta mạnh khỏe. Thế nhưng điều này chẳng bao giờ kéo dài. Nó rất tạmthời và ở tại thời khắc phù du, sự cân bằng là tình trạng thay đổi xáotrộn. Tôn giả Thánh Thiên đã chỉ ra điều này trong tác phẩm Bốn Trăm Thi Kệ của Ngài. Trong đấy, Ngài giải thích rằng, thân thể là thùng chứanhững năng lực mâu thuẩn, đối kháng hổ tương; vì thể, nó chỉ có thể đem đến nhữngrắc rối và khổ đau.

Chúng ta nghĩrằng thân thể này thì quá xinh đẹp. Tuy thế, chúng ta cần phân tích kỹcàng nó trong tâm thức chúng ta và quan sát mỗi phần một cách riêng biệt, chẳnghạn cái đầu, thí dụ như thế, hay một bím tóc với búi tóc nhỏ ở dưới. Hãynhìn lỗ tai, hãy nhìn con mắt đơn thuần với chính nó, hãy nhìn một mãnh da, hãynhìn trái tim, hãy nhìn lá phổi. Nếu chúng đang ở trên bàn mỗi thứ như thế,chúng sẽ bị ghê sợ và chẳng xinh đẹp gì cả. Điều cũng giống như thế khilưu tâm đến những vật chất trong thân thể này – nước tiểu, phân, nước mũi,v.v… Chúng ta thấy những thứ ấy trên mặt đất khi chúng ta bước chân điqua và chúng ta bịt mũi lại để tránh mùi hôi thối ấy. Những vật chấtkhông ưa thích ấy đến từ nơi nào? Chúng đã không sinh ra từ đất; mà chúngđến từ thân thể của chúng ta.

Làm thế nàothân thể chúng ta được sạch sẽ, khi chúng chỉ là nguồn gốc của nhơ bẩn? Thân thể chúng ta đến từ tinh cha huyết mẹ. Nếu chúng ta đem những thứvật chất này đặt lên trên bàn ngay trước mắt chúng ta, và nhìn chúng, bất cứngười nào cũng cảm thấy ghê tởm. Chúng ta quá dính mắc với chúng do bởichúng đến từ nguồn gốc những chất vật lý của thân thể chúng ta, nhưng tựchúng nóthì đáng buồn nôn. Thí dụ, nếu chúng ta sống năm mươi năm, và nghĩ về tấtcả những thức ăn mà chúng ta đã từng tiêu thụ trong năm mươi năm dài ấy trênmột phương diện và rồi thì tất cả những phân giải và nước tiểu mà thân thểchúng ta chuyển biến chúng trên một phương diện khác. Làm thế nào thânthể này sạch sẽ nếu chúng đã làm những việc như thế?

Thế cho nên,chúng ta phải từ bỏ sự dính mắc với một thân thể như vậy. Nó đến từnghiệp báo và những cảm xúc cùng những nhận thức phiền não là những thứ chỉ đemđến khổ đau. Nếu chúng ta tát cạn hay tiêu trừ nghiệp báo và những cảmxúc phiền não, chúng ta sẽ không bao giờ mang lấy những tập hợp (uẩn) nhiễm ô hay khổ não một lần nữa. Những cảm xúc và quan niệm phiền não đếntừ những tư tưởng thành kiến và nhận thức sai lầm, chúng khởi lên từ sự bấtgiác hay vô minh của những thứ có liên quan tới như sự hiện hữu vốncó. Nếu chúng ta nhận ra rằng mọi thứ thiếu vắng một sự hiện hữu như vậy,những cảm xúc và quan niệm phiền não sẽ tan biến. Chúng ta hòa tan vàotrong khái niệm của tính không. Do vậy, đây là điều mà chúng ta cần.

(5) Khibằng sự quen thuộc với chính các con trong cách này, các con không bao giờ phátsinh, ngay cả trong một khoảnh khắc, một tâm niệm khao khát vì sự chói lọi cuốnhút trở lại luân hồi,
Và các con pháttriển một thái độ mà ngày hay đêm luôn luôn quan tâm một cách nhạy bén tronggiải thoát,
Vào lúc ấy, cáccon đã phát sinh sự viễn ly.

Dịch kệ:
[5] Quán niệm nhưthế cho đến khi
Tâm tuyệt khôngcòn đuổi theo chuyện phồn vinh thế tục,
Ngày cũng như đêmluôn hướng về giải thoát,
Đó là lúc thànhtựu tâm buông xả luân hồi.

Do vậy, chúngta cần phát triển sự viễn ly. Tiếp theo chúng ta cần một khuynh hướng củatâm giác ngộ (bodhicita).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com