Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17-Cứu Kính Vô Ngã

24/10/201008:52(Xem: 8312)
17-Cứu Kính Vô Ngã

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN17

ÂM:

CỨU KÍNH VÔ NGÃ.

Nhĩ thời Tu-bồ-đề bạch Phậtngôn: Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đềtâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm? Phật cáo Tu-bồ-đề: Thiện nam tử,thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, đương sanh như thịtâm, ngã ưng diệt độ

nhất thiết chúng sanh, diệt độ nhất thiết chúng sanh dĩ nhi vô hữu nhấtchúng sanh thật diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát hữu ngã tướng,nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ-tát. Sở dĩ giả hà?Tu-bồ-đề! Thật vô hữu pháp phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả.Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Như Lai ư Nhiên Ðăng Phật sở, hữu pháp đắc A-nậu-đa-latam-miệu tam-bồ-đề phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư Nhiên ÐăngPhật sở, vô hữu pháp đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Phật ngôn: Như thị, như thị! Tu-bồ-đề, thật vô hữu pháp Như Lai đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Nhược hữu pháp Như Lai đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, Nhiên Ðăng Phật tắc bất dữ ngã thọ ký: Nhữư lai thế đương đắc tác Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni. Dĩ thật vô hữu pháp đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, thị cố Nhiên Ðăng Phật dữ ngã thọ ký, tác thịngôn: Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni. Hà dĩ cố? NhưLai giả, tức chư pháp như nghĩa. Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai đắc A-nậu-đa-latam-miệu tam-bồ-đề, Tu-bồ-đề! Thật vô hữu pháp Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệutam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Như Lai sở đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư thịtrung, vô thật vô hư, thị cố Như Lai thuyết: Nhất thiết pháp giai thị Phậtpháp. Tu-bồ-đề! Sở ngôn nhất thiết phápgiả tức phi nhất thiết pháp, thị cố danhnhất thiết pháp. Tu-bồ-đề! Thí như nhân thân trường đại.

Tu-bồ-đề ngôn: Thế Tôn! Như Lai thuyết nhân thân trường đại tắc vi phiđại thân, thị danh đại thân.

Tu-bồ-đề! Bồ-tát diệc như thị. Nhược tác thị ngôn: Ngã đương diệt độ vôlượng chúng sanh, tức bất danh Bồ-tát. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Thật vô hữu phápdanh vi Bồ-tát, thị cố Phật thuyết nhất thiết pháp vô ngã, vô nhân, vô chúngsanh, vô thọ giả. Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát tác thị ngôn: Ngã đương trang nghiêmPhật độ, thị bất danh Bồ-tát. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết trang nghiêm Phật độgiả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm. Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát thôngđạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chân thị Bồ-tát.

DỊCH:

TỘT CÙNG KHÔNG CÓ NGÃ.

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, ngườithiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao an trụ, làm sao hàngphục tâm kia? Phật bảo Tu-bồ-đề: Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác nên sanh tâm như thế này: Ta nên diệt độ tất cảchúng sanh, diệt độ tất cả chúng sanh rồi mà không có một chúng sanh thật diệtđộ. Vì cớ sao? Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúngsanh, tướng thọ giả ắt không phải là Bồ-tát. Vì cớ sao? Tu-bồ-đề, thật không cópháp phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? NhưLai ở nơi Phật Nhiên Ðăng có pháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, Phậtở nơi Phật Nhiên Ðăng không có pháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác.

Phật bảo: Như thế, như thế! Tu-bồ-đề, thật không có pháp Như Lai được Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Nếu có pháp Như Lai được Vô thượngChánh đẳng Chánh giác thì đức Phật Nhiên Ðăng ắt không thọ ký cho ta: Ở đờisau, ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Do thật không có pháp đượcVô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thế nên đức Phật Nhiên Ðăng mới thọ ký cho ta,nói thế này: Ở đời sau, ông sẽ đượcthành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Vìcớ sao? Như Lai tức là nghĩa Như của các pháp. Nếu có người nói Như Lai đượcpháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, này Tu-bồ-đề, thật không có pháp Phậtđược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Như Lai được Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, ở trong ấy không thật, không hư. Thế nên Như Lai nói tấtcả pháp đều là Phật pháp. Này Tu-bồ-đề! Nói tất cả pháp đó tức không phải tấtcả pháp, nên gọi là tất cả pháp. Này Tu-bồ-đề thí như có người thân cao lớn.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Như Lai nói thân người cao lớn ắt khôngphải thân lớn, ấy gọi là thân lớn.

- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát cũng như thế, nếu nói lời thế này: Ta sẽ diệt độvô lượng chúng sanh, ắt không gọi là Bồ-tát. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Thậtkhông có pháp tên là Bồ-tát. Thế nên Phật nói: tất cả pháp không ngã, khôngnhân, không chúng sanh, không thọ giả. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát nói lời thếnày: Ta sẽ trang nghiêm cõi Phật, ấy chẳng gọi là Bồ-tát. Vì cớ sao? Như Lainói trang nghiêm cõi Phật tức chẳng phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm.Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát thông đạt pháp vô ngã, Như Lai gọi đó là chân thậtBồ-tát.

GIẢNG:

Chúng tôi đã nói với quí vị rằng: KinhKim Cang chủ yếu là trả lời hai câuhỏi:Làm sao an trụ tâm, làm sao hàng phục tâm, nhưng câu hỏi đóphải đi đôi với câu trước là người phát tâm cầu thành Phậtchớ khôngphải người thường. Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức phát tâmcầu thành Phật, làm sao trụ tâm, làm sao hàng phục tâm? Câu hỏi đó ở trước Phậttrả lời rồi, vậy tại sao ở đây ngài Tu-bồ-đề lại hỏi nữa? Bởi vì hai câu hỏinày là tối hệ trọng trên đường tu hành, nếu chúng ta nghe lướt qua, không chămchỉ để hết tâm trí vào đó thì khó mà lãnh hội nổi, cho nên Ngài nhắc lại mộtlần nữa để Phật giải. Do đó tôi gọi là điệp khúc. Ðó là vì Ngài muốn chúng tathấy rõ ý Phật dạy cách hàng phục tâm, cách an trụ tâm.

Ðức Phật trảlời: Nếu người thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu thành Phật nên sanh tâm nhưthế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sanh, nhưng độ tất cả chúng sanh rồi màkhông có một chúng sanh nào được diệt độ.Ðộ là qua, diệt là mất, tức làđưa tất cả chúng sanh qua chỗ tịch diệt qua mất hết. Tôi đã từng nói với quívị: Mỗi niệm là một chúng sanh, đưa nó đến chỗ vô sanh, đưa nó qua đó rồi nhìnlại không còn chúng sanh nào hết, mà không còn một chúng sanh nào, như vậy lúcđó có còn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả không? Quí vị nhớ chúng ta cònthấy ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả là do niệm sanh phải không? Do niệm khởimới chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu niệm không khởi thì lấy gì chấp?Thế nên nói độ qua hết rồi thì không còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúngsanh, tướng thọ giả. Sở dĩ hiện tại ai nói đến tên chúng ta liền nổi giận là vìvừa nghe nói, niệm liền khởi phân biệt nên mới giận, nếu nghe nói mà niệm khôngkhởi thì đâu có giận. Nếu dấy niệm thì chấp ngã cho nên sân, không dấy niệm thìkhông chấp ngã cho nên không sân. Không chấp ngã thì không chấp nhân do đó thamsân si đâu còn. Như vậy chúng ta thấy rõ độ tất cả niệm đến chỗ vô sanh rồi bốntướng cũng theo đó hết. Trái lại còn có niệm sanh thì còn bốn tướng. Thế nênmuốn hàng phục tâm mình đến chỗ an trụ viên mãn thì phải độ tất cả chúng sanh.Tại sao ở đây đức Phật chỉ trả lời câu hàng phục tâm chớ không nói an trụ tâm?Bởi vì hàng phục rồi là an trụ. Ở� đoạn trước Phật dạy an trụ riêng, hàng phụcriêng, nhưng ở đây kết thúc lại thì hàng phục là an trụ. Quí vị thử hàng phụctâm mình đi. Nếu mình độ hết tất cả chúng sanh rồi thì có an trụ không? Ðó làan trụ rồi, vì vậy không cần nói đến an trụ nữa. Nói độ tất cả chúng sanh màkhông thấy có chúng sanh thật diệt độ. Do đó Phật bảo: Này Tu-bồ-đề, nếuBồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì khôngphải là Bồ-tát. Người không còn bốn tướng là người gì? Như vậy quí vị lo gìmình không làm Bồ-tát được. Nếu mình đừng dấy niệm, đừng khởi chấp ngã, lúc đódù mình không tự xưng là Bồ-tát, không mang nhãn hiệu Bồ-tát nhưng vẫn làBồ-tát. Trái lại dù mang nhãn hiệu Bồ-tát A, Bồ-tát B v.v. mà niệm khởi liềnliền thì có phải là Bồ-tát chưa? Như vậy chúng ta thấy rõ Bồ-tát là người tâmkhông còn chấp, không còn kẹt. Hiểu như thế mới thấy được ý nghĩa của sự tuhành là phải đi đến chỗ độ hết chúng sanh, độ hết chúng sanh rồi là hàng phục,hàng phục rồi liền an trụ. Như thế mới thật là Bồ-tát.

Tiếp theo Phật liền đặt câu hỏi: Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, thật khôngcó pháp phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thường thường khi tu,chúng ta thích lựa pháp cao để tu cốt mau thành Phật. Tuy nhiên khi phát tâmcầu thành Phật thì pháp để chúng ta ứng dụng tu là thật hay không thật? Nếuthấy pháp đó thật thì tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả cònhay không? Như muốn qua sông, tôi nhờ chiếc đò đưa qua sông rồi, tôi thấy chiếcđò là thật thì thế nào? Ðò thật thì tôi cũng thật, người chèo đò cũng thật. Tấtcả đều thật! Thế nên qua sông rồi, thấy đò không còn quan trọng nữa mới bỏ đòđược. Như vậy còn có pháp thì còn có ngã, còn có ngã thì còn có pháp, hai cáiđó hỗ tương. Ðoạn trước Phật phá chấp ngã, ở đây Phật phá thêm chấp pháp. Ðâykhông phải pháp thường, pháp này là pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà cònkhông thấy là thật, thì tất cả pháp thế gian có pháp nào thật đâu! Khi chúng tađưa ra một ý kiến, đó là pháp, nhưng nếu điều mình nói mà người ta không theothì sao? Chúng ta giận phải không? Cái đó là phi pháp thì tại sao chúng tagiận? Pháp còn nên xả, hà huống phi pháp, nên nhớ câu đó. Nếu không chấppháp thì không còn buồn phiền. Trái lại nếu nói việc này là thật là phải màngười ta không chịu nghe thì sao? Bởi chấp nó phải nên biến thành sân si, màbiến thành sân si thì còn phải nữa không? Chúng ta chấp việc phải là chấp phápphải, chấp pháp phải rồi thì ngã nổi lên, ngã nổi lên tức si mê dấy khởi. Thếnên người tu đến cả pháp cũng không chấp nữa.

Ðến đây tôi nói tế nhị hơn, như hiện nay quí phật tử thường nghe chúngtôi dạy tu thiền, thấy tu thiền hay liền ứng dụng tu. Bất thần, hôm nào cóngười chỉ mặt nói tu thiền là điên, là ngu si thì quí vị nghĩ sao? Lúc đó nếuchấp pháp của tôi hay thì ngã nổi lên, tức thì muốn đàn áp, muốn gây sự với họ.Như vậy có pháp là có ngã. Ðó là chỉ nói pháp tu thiền thôi. Còn đức Phật bảocả pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không thật. Thật là cao siêu, thâmdiệu! Thế gian chúng ta quá nông nổi, những vọng tưởng là ý nghĩ không thật màcòn chấp, nghĩ ra là muốn bắt người khác theo, ai không theo thì giận ngay,thật là phi lý làm sao! Nếu ai gạt bỏ được những cái phi lý đó thì lần lần sẽbớt khổ, bớt sân si. Ðó là chỗ tu. Thế nên phải thuộc lòng câu Pháp thượngưng xả hà huống phi pháp. Pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn phải bỏ,huống nữa là cái phi pháp. Hiểu như vậy, quí vị mới sống một cách thoải mái nhẹnhàng. Chúng ta hiểu, chúng ta ứng dụng tu mặc người đời chê khen. Giải thoáthay không là việc làm của mình, họ khen mình cũng không giải thoát, họ chê mìnhcũng không trầm luân. Chúng ta biết rõ tu như thế là có ích lợi cho mình thì cứviệc tu. Thí dụ như quí phật tử hàng ngày, buổi sáng, buổi trưa khi đói bụngthì ăn cơm, xong rồi thấy khỏe, đi làm công tác được; đều đều bữa nào như bữaấy, mình thấy vui vẻ nhẹ nhàng. Bây giờ bất thần có người bảo ăn cơm là ngu si,là vô ích thì lúc đó chúng ta cứ ăn hay là ngưng không ăn? Vô lý quá, mìnhkhông ăn để đói sao? Thế nên những lời nói dù là lời chửi mắng, chê bai, mìnhnghe làm gì, nổi sân làm chi? Chúng ta biết rõ trăm phần đó là lẽ thật thì ainói gì cũng mặc, chuyện mình làm mình biết rõ rồi. Người như vậy mới là ngườithật tin lẽ thật. Có nhiều người đang làm một việc lợi ích thật, nhưng vừa nghengười khác chỉ trích liền hoảng hốt nghi ngờ, đó là chưa có kinh nghiệm, chưanhận lẽ thật; chớ nếu có kinh nghiệm, nhận lẽ thật rồi thì ai nói gì cũng khôngthay đổi lập trường. Trong sự tu hành cũng phải như thế. Quí vị thấy câu Phápcòn nên bỏ huống là phi pháp thật hay vô cùng, chúng ta ứng dụng thì lợiích biết bao nhiêu. Chúng ta nghĩ phải mà nếu ai nói không phải, chúng ta bảolàm, họ nói không phải không làm, thì chúng ta nghĩ pháp của Phật còn phải xảhuống nữa là cái phi pháp này, do đó chúng ta không giận hờn chi cả. Chúng tacó quyền đề nghị nhưng nghe theo hay làm theo là quyền của người, như vậy chúngta mới không sân hận. Nhất là quí đạo hữu có quyền làm chủ gia đình, hay lấyquyền làm chủ bắt mọi người theo mình, nhiều khi đề nghị sai nhưng tựái khôngdám nhận lỗi. Thế nên nếu mình cởi mở, cho mỗi người được tự do, mình đề nghịnhưng khi thấy hợp, thấy hay thì họ làm, khi thấy không hợp, không hay thìthôi, mình cũng cười, không hờn gì cả, như vậy là an ổn nhất trong đời tu củamình.

Ðức Phật lại hỏi tiếp: Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai ở chỗ PhậtNhiên Ðăng có pháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không? NgàiTu-bồ-đề phủ nhận: Bạch Thế Tôn, không.Tại sao Ngài dám phủ nhận? Chúngta thấy Ngài nói thật là dè dặt: Như chỗ hiểu của con qua lời Phật nói, Phậtở chỗ Phật Nhiên Ðăng không có pháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bởivì Ngài chưa thành Phật, Ngài chưa xả được, nhưng hiện giờ Ngài hiểu qua lờiPhật dạy. Người xưa thật kỹ lưỡng, còn chúng ta bây giờ vừa hiểu một chút lànói bướng, xưng là ta nói, ta hiểu. Phật khen: Ðúng như vậy, đúng như vậy,này Tu-bồ-đề, thật không có pháp Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếuthấy có pháp để được thì còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Phật giải nghĩathêm: Này Tu-bồ-đề, nếu có pháp Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácthì đức Phật Nhiên Ðăng ắt không thọ ký cho ta: Ở đời sau ông sẽ được thànhPhật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Nếu ta còn thấy có pháp để được thì PhậtNhiên Ðăng không bao giờ thọ ký cho ta thành Phật. Do thật không có phápđược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên đức Phật Nhiên Ðăng mới thọ ký cho ta.Bởi Phật không thấy có pháp được nên Ngài được thành Phật, trái lại nếu thấy cómột pháp được là không được thành Phật. Cũng thế, tất cả chúng ta tu mà cònthấy thân này thật, cảnh thật, pháp thật, thì không giác ngộ. Trái lại nếuchúng ta thấy nó giả, tạm có trong một thời gian ngắn chừng vài mươi năm khôngđáng kể, thì chúng ta trở về sống với cái thật. Ðó là chúng ta tỉnh, chúng tagiác, do tỉnh giác tương lai sẽ được Phật thọ ký. Như trong đoạn trước Phật bảongười trì kinh này, do tội đời trước, đáng lẽ bị đọa địa ngục, nhưng chỉ bịmắng chê thôi và sau này sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ðó là đúnglời Phật nói chớ tôi đâu dám ức thuyết. Phật nói rõ ràng như vậy, nghĩa làngười nào biết rõ thân này, cảnh này là hư giả, do duyên hợp tạm có một lúc rồihoại, trong cái tướng hư giả đó có cái chân thật đang bày hiện nơi sáu căn củachúng ta, nếu chúng ta sống được với nó thì tất cả cái hư giả đều vô nghĩa. Nếukhông còn chấp thân, chấp cảnh, chấp pháp thì lúc đó sẽ được Như Lai ắt thấychúng ta, ắt biết chúng ta tương lai sẽ thành Phật không nghi. Như thếlàm người giác có khó không? Tôi thấy không khó chút nào, chỉ cần vận dụng trínhìn cho đúng, thấy cho đúng thôi. Tỉnh rồi thì giác. Vậy tại sao không dùngtrí mà cứ dùng tình thương ghét, buồn, giận rồi cả ngày nó cứ dẫn mình chạyloanh quanh không dừng. Thương ai, vắng mặt thì trông, thì tìm; ghét ai, gặpmặt thì tức, thì tránh. Chúng ta sống với cái Biết tất cả là giả, mangcái giả chạy tìm cái giả làm chi cho cực. Biết thế rồi cả ngày sống an lành tựtại, lúc nào cũng cười, vì tất cả đều giả thì có gì quan trọng mà giận, màbuồn!

Tuy không quan trọng nhưng vẫn phải làm, đó là chủ trương của Bồ-tát. NhưNgũ minh và Tứ nhiếp pháp là những phương tiện để Bồ-tát giáo hóa chúng sanh.Biết rằng thân giả, cảnh giả nhưng khi mê người ta thấy nó thật. Họ đang đóiphải cho họ cơm ăn cho đỡ đói rồi mới giảng đạo lý, lúc tỉnh rồi họ mới nghe.Vì vậy mà Bồ-tát biết thân cảnh như huyễn, nhưng vẫn phải làm giúp người no ấmrồi mới giảng đạo lý cho họ nghe. Quí vị phải hiểu cho rõ, nếu không hiểu thìhọc Ðại thừa trở thành Tiểu thừa tiêu cực. Tại sao? Bởi vì nghe cái gì cũng giảthì chúng ta muốn ngồi không cho rồi, làm chi nữa vô ích. Như vậy trở thànhtiêu cực yếm thế. Chỉ có mình biết nó giả chớ mọi người chưa biết, muốn chongười biết, mình phải có nghề nghiệp cho khéo (công xảo minh) để dạy người talàm, trong khi làm mới nói chuyện đạo lý cho họ nghe, lần lần người ta thấm, đólà hạnh Bồ-tát. Quí vị phải hiểu như vậy mới đúng tinh thần kinh Kim Cang, đừnghiểu khác rồi trở thành tiêu cự�c yếm thế, trái đạo Ðại thừa. Ðó là chỗ thực tếcủa Phật pháp. Tóm lại đức Phật chỉ rõ nếu ở chỗ Phật Nhiên Ðăng, Ngài còn thấycó pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì Phật Nhiên Ðăng không thọ ký choNgài, bởi Ngài không thấy có pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên mới đượcPhật Nhiên Ðăng thọ ký cho sau này thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.

Ngài nói thêm: Vì cớ sao?Như Lai tức là nghĩa như của cácpháp. Học kinhKim Cang là quí vị thâm nhập được nghĩa Như Lai. KinhKim Canggiải thích nghĩa Như Lai quá rõ. Nếu có người hỏi thế nào là Như Lai, quí vịdùng kinhKim Cang mà đáp: Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danhNhư Lai, hoặc Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa. Như Lai là gì? NhưLai là nghĩa như của các pháp. Nghĩa như các pháp là thế nào? Các pháp như đólà Như Lai. Các pháp làm sao như được? Tỉ dụ khi chúng ta đi, lúc đi là như nhưhay là động? Nếu là động, là biến đổi, là xê dịch thì đâu phải là như, cho đếntất cả sự vật ở cõi này có cái nào như đâu, cái nào cũng đang động, đang xêdịch, tại sao nói Như Lai là nghĩa như của các pháp? Ðúng vậy, Như Lai là nghĩanhư của các pháp, bởi vì các pháp tự nó không động, mà động là do duyên hợp vàdo tâm động tịnh của mình, nên phân biệt cảnh động tịnh, như chuyện hai Sa dinói phướn động với gió động, còn Lục tổ nói tâm nhân giả động. Nếu tâm khôngđộng thì phướn còn động, gió còn động không? Tâm mình như thì cảnh cũng như,cho nên nói Như Lai là nghĩa như của các pháp. Khi nào đối với cảnh, tâm mìnhnhư như bất động thì đó là Như Lai chớ không có gì lạ cả. Như thế Phật chỉ hếtsức rõ. Ví dụ như nhìn tất cả quí vị tôi thấỵ rõ hết, nhưng tôi không dấy mộtniệm phân biệt để thương người này, ghét người kia. Tâm không dấy niệm thươngghét, đó là tâm Phật bình đẳng, đó là như, do tâm như nên cảnh cũng như. Ðốivới tất cả pháp ở cõi này cũng thế, gió thổi lá cây rung v.v. nhưng tâm mìnhnhư thì không dấy niệm phân biệt động tịnh. Phân biệt động tịnh thì các phápđộng tịnh; không dấy niệm thì các pháp tự như đó là nghĩa Như Lai. Như vậychúng ta thấy có cái nhất quán từ trước đến giờ. Phật dạy độ tất cả chúng sanhmà không thấy chúng sanh được diệt độ, đó là Như Lai. Ðến chỗ đó, không còn mộtniệm tức tâm mình như thì đối cảnh cũng như, đó là Như Lai, đó là Vô thượngChánh đẳng Chánh giác. Rõ ràng lời Phật dạy thỉ chung nhất quán. Như thế trongkinh đã nói rõ, chúng ta không còn gì nghi ngờ.

Nếu có người nói Như Lai được pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nàyTu-bồ-đề, thật không có pháp Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. NàyTu-bồ-đề, Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ở trong ấy không thậtkhông hư. Thật hưlà đối đãi, mà chỗ Phật thấy, chỗ Phật ngộ không còn đối đãi. Còn chúng ta thấycó được, có mất là đối đãi, có thật, có hư là đối đãi. Thế nên chỗ Phật thànhPhật, chỗ đó không còn đối đãi, đó mới là Phật, còn thấy đối đãi thì chưa phảilà Phật. Thấy được tức là đối với mất, thấy hư là đối với thật. Như thế chỗPhật đạt là chỗ không thật không hư.

Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.Câu đó quí vị thấythật là cao siêu và lý thú làm sao! Chỉ một câu này là một bài giảng rồi. Tạisao? Bởi vì nếu chúng ta nhìn tất cả mọi mặt của các pháp thế gian thì pháp nàocũng là Phật pháp. Ðây tôi chỉ cho quí vị thấy, ngay trong cảnh tham sân si nếumình biế�t ứng dụng đúng tinh thần đạo đức đó thì tham sân si là Phật pháp. Tạisao? Tỉ dụ bây giờ quí vị phát tâm tu mạnh mẽ, khi đó có người kêu tên mìnhchửi, mình nổi sân lên thì đó là gì? Là phiền não, là phi Phật pháp. Còn nếubiết mình đang phát tâm tu mạnh mẽ mà người này chửi mình, có lẽ họ thử mìnhtức họ là Bồ-tát thử xem mình có kiên tâm chưa, nhân đó mình cảm ơn họ, mìnhvươn lên, không buồn giận gì hết. Như vậy phải là Phật pháp hay không? Tất cảviệc khác cũng vậy, mọi việc đến với mình, mình cũng đều cho là thử thách xemmình có bền vững không, có tu thật không? Những thử thách đó, nếu vượt quakhỏi, là mình tiến lên một bước, như thế người giúp mình tiến là người ân phảikhông? Việc họ làm là Phật pháp rõ ràng, vì giúp cho mình tiến bộ. Tất cả phápđều là Phật pháp. Phật pháp có nghĩa là hữu ích cho chúng sanh. Tất cả ở thếgian này quí vị thấy cái nào là vô ích cho mình, cho người hay không? Cho đếnvật mà mình chê như mấy đống rác hôi hám, nhưng cũng có những người làm rẫy hốtvề làm phân trồng rau, cho đến những thứ của mình bỏ ra, người ta cũng dùngđược nữa thì có cái gì là vô ích đâu. Nếu biết dùng thì tất cả đều hữu ích chochúng sanh, hữu ích tức là Phật pháp. Ðó là mình nhìn một cách phổ biến.

Bây giờ đến cái cao hơn, như người ta hay than phiền ở thế gian có nhiềuchướng ngại khó tu. Tỉ dụ người nặng về sắc dục thì nói rằng thấy những ngườiđẹp nên chướng ngại khó tu, người nặng về tham của cải thấy những món vật tốtnên chướng ngại khó tu v.v. Tôi hỏi lại: Người đẹp, vật tốt có phải là cáichướng ngại hay không? Hay chướng ngại tại nơi lòng tham của mình? Sự thậtngười, vật không chướng. Nếu thấy nó làm chướng, làm mình động tâm thì đó làphiền não. Trái lại khi thấy người đẹp chúng ta liền dùng trí Bát-nhã thấy đólà tứ đại duyên hợp hư giả không thật, thấy vật tốt cũng biết đó là tứ đạiduyên hợp hư giả không thật. Vừa thấy đó trí Bát-nhã liền hiện, như thế là Phậtpháp rồi! Tất cả những cái khác cũng thế thì cái gì không phải là Phật pháp?Cao hơn nữa, là "Chư pháp nhưnghĩa". Thấy cái nào cũng nhưhết thì có cái gì không phải là Phậtpháp? Trong kinh nói: Xúc mục là bồ-đề, tức thấy cái gì cũng là bồ-đề cả, cáigì cũng là như thì có cái gì không phải là Phật pháp? Quí vị thử kiểm xem thếgian có cái gì là chướng không? Không có chướng thì tại sao mình sợ, sợ là sợcái gì? Sợ thế gian hay sợ tâm mình? Sợ vọng tưởng điên đảo của mình? Như vậynếu người nào biết vọng tưởng điên đảo là cái đáng sợ thì hàng ngày cứ trị nóchớ cần gì phải trốn thế gian. Quí vị nghĩ đi đâu trốn thế gian được? Bất cứnơi nào cũng nằm trong thế gian, vô rừng cũng là thế gian, ở núi cũng là thếgian, ở chợ cũng là thế gian. Chỉ có tâm mình an thì chỗ nào cũng là Phật phápcả. Vậy tại sao chúng ta không lo trị vọng tưởng mà cứ lo trốn cảnh, trốn ngườiv.v. Vậy thì chúng ta thấy cái nào là trọng tâm, là then chốt để chúng ta làm.Nếu muốn tu thì ngay nơi tâm mình mà tu. Trước hết nhắm thẳng tâm mình, làm saotrị những chú vọng tưởng thành những người lương thiện, chúng không còn điênđảo ngược xuôi nữa, chừng đó chúng ta mới nhẹ nhàng, rồi lần lần nó thuần thụcnằm yên như con trâu mà mình ngồi trên lưng nó thổi sáo đi tự tại, thế là thảnhthơi lắm rồi đó. Như vậy mình phải trị mình, phải sợ mình chớ không sợ thếgian, vì tất cả pháp trên thế gian đều là Phật pháp. Nhất thiết pháp vô phiPhật pháp. Vô phi Phật pháp hay giai thị Phật pháp cũng thế, cũng có nghĩađều là Phật pháp.

Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Phật xác nhận rõ nhưvậy. Ðây tôi dẫn một câu chuyện để nhiều khi quí vị nghe mà không hiểu. Như cómột lần, Ngài Văn Thù bảo Thiện Tài đồng tử: Ngươi ra ngoài núi tìm những câycỏ thuốc đem về cho ta. Thiện Tài đồng tử bước ra ngoài thấy cây nào cũng làcây thuốc cả, liền về thưa: Bạch Hoà Thượng sao con thấy cây nào cũng là câythuốc cả. Ngài Văn Thù mới bảo: Thôi ngươi ra ngoài tìm cây nào không phải câythuốc đem về cho ta. Thiện Tài đồng tử đi ra nhìn thấy cây nào cũng không phảicây thuốc!*Như vậy là tại sao? Ðó là để nói rằng nếuchúng ta nhìn đúng, nếu chúng ta có quan niệm đúng đắn thì các pháp đều là Phậtpháp. Trái lại nếu chúng ta có quan niệm sai lầm thì tất cả pháp đều là phiềnnão. Tại sao? Vì khi nói không phải thuốc thì Thiện Tài đồng tử đinh ninh trongtâm trí cái không phải thuốc rồi thấy cây nào cũng không phải thuốc. Chúng tahiện nay cũng như thế. Vì chúng ta đang sống với vọng tưởng điên đảo nên nhìncái nào cũng là vọng tưởng điên đảo. Khi chúng ta dùng trí tuệ Bát-nhã nhìn thìcái nào cũng là trí tuệ Bát-nhã. Như thế chúng ta thấy rằng tất cả cảnh khôngphải đẹp, không phải xấu, không phải lợi, không phải hại mà đẹp xấu lợi hại làtại tâm mình phân biệt. Nếu tâm mình không phân biệt thì các pháp có lỗi lầmgì! Như vậy chúng ta thấy cái trọng tâm là do tâm mình chớ đừng nói tìm phápnào thuận lợi cho mình. CâuTất cả pháp đều là Phật pháp rất chí lý. Tuynhiên khi nói câu này, đức Phật lại e chúng ta bám vào đó, chấp cho là thật nênPhật mới bảo: Này Tu-bồ-đề, nói rằng tất cả pháp đó tức không phải tất cảpháp, nên gọi là tất cả pháp. Như vậy khi nói tất cả pháp đều là Phật pháplà nhìn theo khía cạnh nào? Ðó là nhìn theo trí tuệ Bát-nhã, nghĩa là thấy tấtcả pháp đều là tướng duyên hợp hư huyễn, thấy pháp nào cũng thế tức là trí tuệBát-nhã rồi. Trái lại nếu thấy tất cả pháp là thật, thì tất cả không phải làPhật pháp. Vì vậy không phải là thật, ấy là Phật pháp, nghĩa là thấy tấtcả pháp đều là tướng duyên hợp không thật, nhưng trên giả danh thì tạm gọi làtất cả pháp.

Này Tu-bồ-đề, thí như có người thân cao lớn.Ngài Tu-bồ-đề đangdùng trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả pháp không phải tất cả pháp nên ngài Tu-bồ-đềthưa: Bạch Thế Tôn, Như Lai nói thân người cao lớn ắt không phải thân lớn,ấy gọi là thân lớn. Nếu còn thấy thật cao, thật lớn thì chưa phải là lớn màphải thấy rõ thân cao lớn đó chẳng qua là tướng duyên hợp, bởi tướng duyên hợpnên không thật là cao lớn nhưng trên giả danh thì gọi là cao lớn.

Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát cũng như thế, nếu nói lời thế này: Ta sẽ diệt độ vôlượng chúng sanh, ắt không gọi là Bồ-tát. Ðức Phật nhấn mạnhlại chỗ chấp ngã, nếu còn thấy mình diệt độ tất cả chúngsanh thì khôngphải là Bồ-tát rồi. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, thật không có pháp tên làBồ-tát. Kể cả danh tự Bồ-tát cũng không thật! Nếu còn chấp Bồ-tát là thậtcũng còn kẹt. Thế nên đức Phật nói tất cả pháp không ngã, không nhân, khôngchúng sanh, không thọ giả. Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát nói lời thế này, ta sẽtrang nghiêm cõi Phật, ấy chẳng gọi là Bồ-tát. Vì cớ sao? Như Lai nói trangnghiêm cõi Phật tức chẳng phải trang nghiêm ấy gọi là trang nghiêm. NàyTu-bồ-đề, nếu Bồ-tát thông đạt pháp vô ngã, Như Lai gọi đó là chân thật Bồ-tát.Như vậy quí vị thấy trong đoạn này đức Phật chỉ rõ: Những vị Bồ-tát nếu cònthấy mình là Bồ-tát thì đó không phải là Bồ-tát. Như thế ai dám vỗ ngực xưngBồ-tát thì người đó phải là Bồ-tát chưa? Vậy mà có người dám xưng Phật mẫu thìsao? Mạo xưng Phật mẫu, chúng ta tin được không? Xưng là Bồ-tát còn không phảiBồ-tát huống nữa là xưng danh hiệu gì. Xưng danh đó là ngã, nhân, chúng sanh,thọ giả, người đó không phải là Thánh. Không phải Thánh mà xưng Thánh là mùquáng, mê tín. Vì thế trong nhà Phật thường nói những vị Bồ-tát khi thị hiệngiáo hóa chúng sanh, lúc đang làm việc, không ai biết đó là Bồ-tát, đến khi gầntắt thở mới làm một bài thơ để lại, khi chúng ta biết đó là Bồ- tát là các Ngàiđã đi rồi, chớ không bao giờ đang hiện tại mà xưng mình là Bồ-tát. Như vậynhững người xưng mình là Thánh đó đều là tà quái chớ không phải Thánh đâu, kinhđã chỉ rõ ràng. Quí vị phải nhớ kỹ, có khi Bồ-tát ở bên cạnh phá mình tơi bời,nên mình xem không ra gì. Vì vậy chúng ta không dám khi một người nào, giả sửchúng ta mới phát nguyện tu mà có người tướng như yêu quái đến phá, mình đừngvội nghĩ họ là yêu quái mà phải tự bảo: Ðây chắc là Bồ-tát thị hiện thử mình.Nghĩ như thế nên mình thầm mang ơn người, thầm kính phục người tự nhiên quí vịtiến, quí vị thành công; trái lại nếu chúng ta nghĩ họ là yêu quái muốn trị họ,muốn phạt họ, làm dữ với họ tự nhiên mình thành yêu quái. Như vậy quí vị mớithấy rõ, khi nghĩ người ta yêu quái, mình biến thành yêu quái, khi nghĩ ngườita là Bồ-tát mình là Bồ-tát. Thế nên, ai làm khó ngăn trở sự tu tiến của mình,hoặc là quyến rủ bằng cách này, cách khác, mình đều thấy họ là Bồ-tát. Tỉ dụngười đem đạo lý khuyên dạy mình, nhắc nhở mình từng cái dở, cái xấu để mìnhsửa, đó là Bồ-tát thuận hạnh; người làm trở ngại ngăn bước tiến của mình đểmình vươn lên, đó là Bồ-tát nghịch hạnh. Tất cả đều là Bồ-tát. Như vậy đối vớitất cả chúng sanh mình có tâm bình đẳng, ai cũng là người mình quí cả. TâmBồ-tát là tâm từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Nếu chúng ta thấyngười này là ơn, người kia là thù thì bất bình, bất bình thì mình đã thành phàmphu mất rồi. Ðây là cứu kính chân thật. Chúng ta muốn thành Bồ-tát (nói muốnđược cũng là tham vọng), muốn tiến tu thì phải thấy tất cả mọi người đều làBồ-tát, Bồ-tát thuận hạnh, Bồ-tát nghịch hạnh, như vậy cả ngày không một niệmthù hằn, giận hờn. Nếu mọi người đều có tâm niệm tu như vậy thì có ai phiền nãokhông? Ngày nào chúng ta cũng vui vẻ, ai chúng ta cũng quí cũng kính, giả sửngười không phải Bồ-tát thật nhưng chúng ta đối với họ như vậy thì lâu ngày họcũng thành Bồ-tát, bởi vì lúc đầu họ có niệm xấu, ngăn trở mình nhưng thấy mìnhvẫn kính, vẫn thương họ, sau cùng họ bị mình cảm hóa. Ðó là một điều rất hay,lợi mình, lợi người đầy đủ. Ðó là chỗ quan trọng trong sự tu hành. Thế nênchúng ta hiểu Phật pháp cho chí lý thì nhìn lại thấy cuộc đời đáng quí vô cùng,không có chỗ nào đáng chê, vì tất cả pháp đều là Phật pháp. Ai cũng là Bồ-tátthuận hạnh, nghịch hạnh, cõi này toàn là Bồ-tát còn gì mà chán, đợi về Cực lạclàm bạn bất thối chuyển thì xa quá, lâu quá. Ở ngay đây mình có bạn Bồ-tát rồi,vui biết chừng nào! Sống ở chùa không có chán gì cả, chúng ta thấy cõi đời nàynhư Cực lạc, toàn thiện hữu tri thức bậc thượng vì toàn là Bồ-tát, và pháp nàocũng là Phật pháp thì đâu còn gì buồn chán. Ðợi về Cực lạc mới nghe chim thuyếtpháp, mới nghe nhạc trời thì lâu quá. Nơi đây, nếu biết tất cả pháp đều là Phậtpháp thì còn gì không phải Phật pháp mà phải đi kiếm Phật pháp làm chi. Như vậyquí vị thấy nếu chúng ta có tâm địa cứng cỏi và khéo léo thì việc tu hành ở cõiđời này hay vô cùng, chuyển cõi ta bà thành tịnh độ ngay trong cuộc sống này,chuyển tất cả những bạn bè không tốt trở thành tốt, tất cả mọi người đều thànhngười tốt, dù ai nói sao đi nữa cũng bái bái: Tôi xin lỗi Bồ-tát, tôi lầm!

Nói đến trang nghiêm Phật độ. Tôi ví dụ như lối tu bên Tịnh độ, muốntrang nghiêm tịnh độ thì phải làm sao? Trong kinh thường dạy muốn trang nghiêmtịnh độ thì hàng ngày phải niệm Phật, đến khi tâm mình tịnh rồi thì cõi Phật sẽthanh tịnh, đó là nhân trang nghiêm tịnh độ. Có những vị Bồ-tát khác trangnghiêm tịnh độ bằng cách hoặc phát nguyện bố thí, hoặc phát nguyện nhẫn nhục,hoặc phát nguyện tinh tấn, mỗi hạnh tu là để trang nghiêm tịnh độ, khi thànhPhật thì cõi nước phước đức viên mãn. Như vậy vô tình còn có chỗ để mình đượcphải không? Việc làm này còn có nghĩ tới chỗ mình được, mà còn nghĩ chỗ mìnhđược thì còn ngã pháp, vì vậy Phật mới bảo rằng: Bồ-tát nếu khởi nghĩ ta sẽtrang nghiêm Phật độ ấy không phải Bồ-tát. Vì cớ sao? Như Lai nói trang nghiêmcõi Phật là không phải trang nghiêm, ấy mới gọi là trang nghiêm. Nghĩa làlàm tất cả lợi ích chúng sanh mà không thấy có gì thật cả thì không trangnghiêm mà là trang nghiêm cho nên không phải trang nghiêm đó mới gọi là trangnghiêm. Cuối cùng đức Phật giải thích: Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát thông đạtđược pháp vô ngã, Như Lai nói đó mới là chân thật Bồ-tát. Thấy được pháp vôngã mới là chân thật Bồ-tát, còn chưa thấy được thì chưa phải thật Bồ-tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567