- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN26
ÂM:
PHÁP THÂN PHI TƯỚNG.
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ? Tu-bồ-đềngôn: Như thị, như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Phật ngôn:Tu-bồ-đề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vươngtắc thị Như Lai. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyếtnghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Nhĩthời Thế Tôn nhi thuyếtkệ ngôn:
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năngkiến Như Lai.
DỊCH:
PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TƯỚNG.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Laichăng? Tu-bồ-đề thưa rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem NhưLai. Phật bảo:Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì ChuyểnLuân Thánh Vương tức là Như Lai. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, như chỗhiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai .
GIẢNG:
Sách Ấn Ðộ nói: Người có đủ ba mươi hai tướng tốt, đi tu thì thành Phật,còn ở thế gian thì làm Chuyển Luân Thánh Vương. Như thế những Chuyển Luân ThánhVương là những vị vua hiền có đủ ba mươi hai tướng tốt. Thế nên nếu do ba mươihai tướng mà xem Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là NhưLaisao?
Trong đoạn này, đức Phật muốn chỉ Như Lai là pháp thân bất sanh bất diệt.Pháp thân đó không riêng đức Phật mà tất cả chúng ta đều có. Nơi đức Phật thìnói ba mươi hai tướng, nơi chúng ta thì nói chừng mấy tướng? Chẳng do một tướnghoặc hai tướng tốt hoặc không tướng tốt nào mà thấy phải không? Ðức Phật sợchúng ta lầm chấp pháp thân là tướng cho nên Ngài mới hỏi ngài Tu-bồ-đề: Có thểdo ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng? Không biết lúc này ngài Tu-bồ-đềmuốn dùng lối trả lời sai để Phật dạy cho chúng ta, hay là Ngài nhận khôngđúng, có lẽ Ngài nhận chưa ra là phải hơn. Tại sao tôi dám nói như thế? Bởi vì trongkinh thường nói Bồ-tát từSơ địa trở lên, lên mỗi địa là ngộ được một phần pháp thân,còn Thanh văn thì chưa thấy được pháp thân. Ðây nói về pháp thân nên ngàiTu-bồ-đề nhận lầm, Ngài nói rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng màthấy Như Lai. Phật liền quở: Nếu do ba mươi hai tướng thấy Như Lai thìChuyển Luân Thánh Vương có ba mươi hai tướng là Như Lairồi. Câu nói sauđây của ngài Tu-bồ-đề chứng minh được lời tôi nói ở trên. Ngài Tu-bồ-đề bạchPhật: Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói. Bởi vì về phápthân thì Ngài chưa ngộ, nên Ngài nói theo nghĩa Phật nói, chẳng nên do bamươi hai tướng mà thấy Như Lai. Chúng ta thấy Ngài nói rất là dè dặt. Bấygiờ đức Phật mới kết thúc lại bằng một bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
Do sắc thấy ta tức doba mươi hai tướng, do âm thanh cầu ta tức làdo những thứ tiếng mà cho là Như Lai. Cả hai sắc tướng và âm thanh là tướngsanh diệt, nếu dùng cái sanh diệt mà cầu Phật, đó là đạo tà, không thể thấyđược pháp thân. Bài kệ này cốt nói về pháp thân phi tướng.
Hiện nay có nhiều người xuyên tạc: Không do sắc thấy ta, không do âmthanh cầu ta, ta đây là chỉ cho Phật, như vậy ở chùa thờ Phật thì có sắc, đóngchuông, đánh mõ tụng kinh ra tiếng đó là âm thanh, nếu lấy cái đó tu để cầuthành Phật là đạo tà, không thể nào thấy Phật. Ðó là lối xuyên tạc, thật là đạixuyên tạc. Ở đây Phật bảo: Không do sắc thấy ta, không do âm thanh cầu ta là đểnói đó là hai tướng sanh diệt, dù âm thanh không tướng nhưng cũng là sanh diệt,đem cái sanh diệt để cầu Như Lai tức pháp thân bất sanh bất diệt thì khôngđúng, nên nói đó là hành đạo tà, không thể thấy được pháp thân. Như thế muốnthấy pháp thân phải làm sao? Như Phật đã nói: Không do ba mươi hai tướng màthấy Phật. Phải nhận ngay khi tất cả tâm vọng tưởng lặng xuống rồi, lúc đó cáichân thật hiển lộ. Cái chân thật đó không phải là cái sanh diệt nên không phảilà sắc tướng, là âm thanh. Nếu chạy theo sắc tướng, âm thanh là lầm. Vậy ở chùathờ Phật, tụng kinh gõ mõ đánh chuông có tiếng, như thế có phải đạo tà không?Dùng sắc, dùng thanh để dừng cái điên đảo vọng tưởng, để lặng những tâm niệmđang chạy theo sáu trần, như thế mượn âm thanh sắc tướng để lặng vọng tưởng rồisẽ thấy Như Lai thì có lỗi gì? Ðâu phải tà. Còn những người không theo sắctướng, nhưng không biết làm gì để Như Lai hiện thì có tà không? Hoặc là khôngtheo sắc tướng, nhưng ngồi tưởng xuất hồn lên trời v.v. thì có tà không? Nhưthế là hiểu lầm, hiểu sai.
Trong nhà Phật có nhiều lối tu, tôi nói để quí vị rõ. Sự truyền bá đạoPhật đã hơn hai ngàn năm, qua nhiều thời, nhiều vị đệ tử Phật có đủ khả năng,đủ sáng kiến, nên các Ngài khéo linh động lập ra nhiều pháp tu, tuy cùng một gốc.Theo danh từ nhà Phật gọi là từ thể bất biến nhưng khéo tùy duyên, tuy tùyduyên mà thể vẫn bất biến. Nghĩa là từ chỗ chân thật Phật dạy, các Ngài khéotùy duyên, tùy thời, tùy căn cơ mà linh động, khi dùng pháp này, khi dùng phápkia. Như người mới vào chùa không hiểu cách tu hành làm sao nhiếp tâm, cứ buônglung cho nó chạy ngược, chạy xuôi, bảo ngồi thiền thì họ chưa thông, hoặc bảo họchăn trâu, họ không biết làm sao chăn, thì bảo: Thôi, cứ lên chùa tụng kinh,đánh chuông gõ mõ, nhìn Phật, cốt chú ý vào kinh đừng nghĩ bậy có tội! Khi lêngõ mõ tụng kinh mà không nghĩ bậy, thì đó là một giờ hoặc nửa giờ yên được mộtphần vọng tưởng thì đâu phải là tà. Ðó là phương tiện của kẻ sơ cơ, là phươngtiện trong giai đoạn động. Những người không hiểu cứ chấp phải ngồi khơi khơiđể nó không ngơ như bầu trời không mới đúng, thì đó là bệnh. Thế nên người tuphải khéo có phương tiện, với người thế nào nên dùng hình sắc độ họ, với ngườithế nào nên dùng âm thanh độ họ v.v. tùy phương tiện để giúp họ dừng tâm điênđảo vọng tưởng, đó là tài của người giáo hóa chớ đừng cố chấp. Nhưng đa sốngười học hay cố chấp, nghe cái nào là chấp cái ấy, nhưnghe nói dùng sắctướng âm thanh cầu ta là hành đạo tà, khi thấy cái gì có sắc tướng liền bảođó là tà, cái gì có âm thanh liền bảo đó là tà. Ðó là tự mình tà chớ không phảiđạo tà. Tự mình tà nghĩa là mình chưa biết tới chỗ cứu kính.
Tóm lại trong đoạn này đức Phật cốt chỉ cho chúng ta thấy pháp thân khôngphải là sắc tướng, không phải là âm thanh. Âm thanh và sắc tướng là sanh diệtmà pháp thân là bất sanh bất diệt, nếu kẹt vào tướng và âm thanh, cho đó là thật,đó là đạo tà. Nếu biết sắc tướng âm thanh là giả thì không phải tà. Thế nên tôithường dặn quí vị mỗi khi lễ Phật phải nhớ mãi câu chúng ta đọc: "Năng lễ sởlễ tánh không tịch". Chúng ta là người hay lạy, đức Phật là vị để mìnhlạy, cả hai đều tự tánh là không, là lặng lẽ, nhưng duyên hợp thì giả có. Chúngta thấy rõ như vậy, chớ không phải thấy Phật ngồi trên bàn là thật và mình đâylà thật. Hiểu như vậy làm sao gọi là tà được! Chỉ tại những người không hiểu,đọc là cứ đọc thôi cho nên thành tà! Như thế nếu trì bốn câu kệ này, chúng tacó thể được công đức như Phật nói ở đoạn trước không ? Nghĩa là nếu cứ thọ trìmãi bốn câu này, thì chúng ta có thể tỉnh giác không? Ðừng nghĩ Như Lai là PhậtThích-ca. Phải nhớ Như Lai là pháp thân thường hằng của chúng ta. Pháp thân đókhông thuộc sắc tướng thì đâu có chấp ngã, nó cũng không thuộc âm thanh thì đâucó chấp âm thanh. Tất cả âm thanh sắc tướng sanh diệt đều không chấp tức là khônghành đạo tà, như thế mới thấy được pháp thân. Nếu nhớ và sống như thế thì chúngta giác ngộ rồi. Thế nên bài kệ này rất quan trọng.