Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22-Vô Pháp Khả Ðắc

24/10/201008:58(Xem: 8597)
22-Vô Pháp Khả Ðắc

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN22

ÂM:

VÔPHÁP KHẢ ĐẮC.

Tu-bồ-đềbạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vi vô sở đắcda?
Phật ngôn: Như thị, như thị! Tu-bồ-đề! Ngã ưA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danhA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

DỊCH:

KHÔNGPHÁP CÓ THỂ ĐƯỢC.

NgàiTu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác hay là không được ư? Phật bảo: Đúng như thế, như thế! Này Tu-bồ-đề, ta đốivới Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nhẫn đến không có một chút pháp có thểđược, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

GIẢNG:

Quí vịthấy bệnh chấp của chúng ta, từ những cái chấp có mình thật, pháp thật, kế đếnlà chấp có cái này để được, cái kia để chứng. Trong đoạn này đức Phật phá đếncó chứng, có đắc. Ngài Tu-bồ-đề hỏi đức Phật: Thế Tôn có được Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác hay là không được? Nếu không được Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác thì đâu gọi là Phật. Tại sao ngài Tu-bồ-đề lại hỏi như thế? Hỏi cóđược, không được là để xác nhận lại xem có năng đắc và sở đắc hay không? Khi đó đức Phật liền trả lời: Đúng thế, đúng thế! Tu-bồ-đề! Ta đối với Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác không có một ít pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượngChánh đẳng Chánh giác. Như thế quí vị mới thấy bệnh của chúng ta hiện nay, hoặclà phật tử, hoặc là tăng, ni có tu được chút công phu khi gặp nhau liền hỏi:Lúc này anh chứng được gì rồi? Lúc này huynh được cái gì rồi, thầy đượccái gì rồi? Như thế chúng ta cứ mắc kẹt trong cái chứng cái đắc. Nếu có chứngcó đắùc nghĩa là có được, một là có người hay được, hai là có pháp bị được.Đoạn trước có nói, không có người nói pháp và không có pháp bị nói thì làm saocó người hay được và pháp bị được. Nếu còn thấy có cái để cho mình đượcthì không phải là Phật. Thế nên nếu nói có được tức là nói Phật chứng Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, đó là phỉ báng Phật. Tại sao? Nếu Ngài còn thấy cósở đắc thì Ngài còn ngã, còn pháp.

ĐứcPhật nói: Ta đối Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến không có một chút phápcó thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác là chỗ giác ngộ cứu kính không còn thấy có một chút ngã pháp.Do không còn một chút ngã pháp nào cho nên chứng được Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Được mà không được! Chỗ này thật khó nói. Đến đây tôi nhớ ngàiHoàng Bá nói rằng: Nếu một hạt bụi chúng ta đập nát ra thành một trăm hạt bụinhỏ, trong một trăm hạt bụi nhỏ đó, chín mươi chín hạt chúng ta thấy là không,còn một hạt nhỏ xíu, nếu thấy có thì cũng là chưa thấy đạo! Còn một chút xíu màthấy có là chưa thấy đạo! Một chút xíu mà còn thấy được cũng chưa phải là Phật! Chúng ta hiện nay cái gì cũng muốn được hết, được cái này, được cái kia v.v.Cho nên cứ mải làm chúng sanh! Vì lúc nào chúng ta cũng ôm cái bản ngã to tướngnên thấy các pháp đều là thật , vì vậy muốn được cái này, được cái kia. Do đókhi vào đạo tu hành cũng vẫn nghĩ đến cái được mãi, nghe nói không được thìsanh chán nản vì không hợp với bản ngã. Nhưng quí vị thấy nếu còn mang bản ngã,cho bản ngã là thật làm sao giác ngộ, vì đó là tướng si mê mà! Ở đây Phật chỉthấu đáo rằng nếu không còn thấy có một chút pháp để được, mới thật giác ngộđến chỗ vô thượng, không còn gì hơn. Trái lại còn có một chút được là khôngđược, là chưa giác ngộ. Như thế người nào nói tu ba tháng hay bốn thánghay sáu tháng được cái này, cái kia v.v. thì chúng ta liền biết người đó làm tothêm cái bản ngã. Vậy mà hiện nay thiên hạ hay gạt nhau như thế, vào đạo bằngcách tô điểm cho bản ngã lớn thêm, đó chỉ là chồng chất thêm si mê chớ khôngphải là dạy đạo. Giác ngộ là phải thấy tận lẽ thật, mà thấy đến lẽ thật thì baogiờ còn một chút mê lầm, dù là một chút xíu thôi, về ngã về pháp cũng là chưaviên mãn giác ngộ. Như vậy chúng ta thấy tu theo đức Phật có vẻ buồn phảikhông? Tại sao? Bởi vì ở thế gian, sở dĩ chúng ta vui là khi nào chúng ta đượcnhiều người hoan nghinh, nghĩa là khi được người ta tô điểm, vuốt ve bản ngã.Trái lại lúc bị dìm bản ngã xuống, lúc đó chúng ta buồn, mà ở đây Phật phákhông còn một chút nào hết thì không buồn sao được! Nhưng đó là cái buồn của kẻsi mê chớ khi giác ngộ mình sẽ thấy rõ phải mất cái giả đó mới đạt được cáithật. Thiên hạ cứ chết chìm trong cái giả thì đời nào thấy được cái thật ! Thế nên đức Phật đập tan cái giả, không cho chúng ta chấp cái giả một chút nàocả để rồi Ngài chỉ chúng ta cái chân thật. Như vậy vào đạo trước hết phải buồn,vì không có những cái tô điểm bản ngã thì dường như buồn, nhưng thật ra phảibiết chính đó là niềm vui. Tại sao? Vui vì mình thấy được lẽ thật, vui vì thấymình qua được cơn si mê mà thế gian đã chôn vùi mình không biết bao nhiêu đời,bao nhiêu kiếp. Nay mình nhảy vọt qua khỏi hầm si mê thì đó là điều đáng mừng,người không biết thì buồn vì mất bản ngã. Như thế chúng ta học đạo là cốt làmsao tự mình thoát ra khỏi cái khổ chìm trong đen tối si mê, và cái vui thoátkhỏi cơn si mê là cái vui lớn lao. Người nào biết hưởng cái vui đó là người gầnvới đạo, còn người nào nghe phá bản ngã sanh ra sợ, buồn thì người đó khó gầnđược đạo. Thế nên trong nhà Phật thường ví dụ người si mê như con tằm nhả tơkết thành kén, càng nhả tơ càng kết kén nhốt mình ở trong, rốt cuộc bị bỏ vàochảo nước sôi để người ta kéo chỉ. Người thế gian cũng thế, tự mình chấpngã, rồi muốn mọi người tô điểm bản ngã của mình, tạo điều này, điều kia đưabản ngã mình lên. Đó là mình nhả tơ kết kén để chôn mình,cuối cùng bị chôn vùikhông thể nào thoát được. Vì thế người học đạo phải là người tỉnh giác. Như tôithường nói quí vị đến với chúng tôi là chúng ta cùng tìm lẽ thật, mà lẽ thậtngay nơi con người mới là thiết yếu và khi mình thấy được lẽ thật rồi, đó làcái vui cao cả, cái vui của trí tuệ. Người nào vui được như thế, tôi tin rằngcó ngày họ sẽ thoát khỏi mê lầm, nếu không được cái vui đó chỉ là học để màchơi chớ không đi tới đâu cả. Hiểu cho thật rõ như vậy thì khi vào đạo chúng taphải hiểu bằng trí tuệ, chớ đừng đòi hỏi được sự nuông chiều bản ngã, đừng đòihỏi những sở đắc, sở chứng, đó là những cái mê muội.

Tuynói như thế mà Phật có chứng hay không? Bởi vì khi đập tan được cái bản ngã hưgiả này thì chừng đó mới sống với cái thể chân thật, đó là chứng, là đắc; nhưngkhông phải chứng đắc trên cái giả dối tạm bợ mà lâu nay chúng ta mê lầm, chínhkhi sống được với cái chân thật thì gọi là Phật. Ở đây nói cho đến không có mộtchút pháp để được ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nghĩa là không cómột chút pháp có thể được nên mới gọi là Phật. Nếu còn có được thì chưa phải làPhật. Qua lời Phật dạy ở đây, chúng ta liền nhìn ra những ai dạy đạo màđặt nặng sự chứng đắc thì chúng ta biết đó là khó thoát sanh tử. Hiểu như thếthì giả sử có ai nói tôi đã đắc đạo, tôi thành Phật v.v. chúng ta tin đượcchưa? Đó là trái với đức Phật rồi. Thế nên chúng ta phải dùng kinh của Phật dạyđể khỏi lầm, những người đi trong con đường lầm lại chỉ cho chúng ta lầm theo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567