Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười cổng (Ten Gates)

01/08/201212:13(Xem: 15509)
Mười cổng (Ten Gates)

MƯỜI CỔNG (Ten Gates)
Thiền Sư Sùng Sơn giáo hóa tiếng Anh
Thích Giác Nguyên chuyển ngữ tiếng Việt
duc-phat-thien-dinh

MƯỜI CỔNG:
CỔNG THỨ NHẤT: Con Chó của Triệu Châu
CỔNG THỨ HAI: Rửa Bát của Triệu Châu
CỔNG THỨ BA: thụy Nham gọi Ông Chủ
CỔNG THỨ TƯ: Bồ-đề-đạt-ma Không Râu
CỔNG THỨ NĂM: Trên Cây của Hương Nghiêm
CỔNG THỨ SÁU: Rơi Tro Trên Thân Phật
CỔNG THỨ BẢY: Ba Cổng của Cao Phong
CỔNG THỨ TÁM: Đức Sơn Mang Bát
CỔNG THỨ CHÍN: Nam Tuyền Giết Mèo
CỔNG THỨ MƯỜI: Chuột Ăn Thức Ăn Mèo
CỔNG THỨ MỘT: Tấm Lưới của Mãn Không
CỔNG THỨ MƯỜI HAI: Ba Người Cùng Đi của Sùng Sơn
THỈNH VẤN LẦN THỨ BA của Jerry Shepherd
PHỤ LỤC Tóm Lược Hành Trạng Thiền Sư Sùng Sơn


Lời Người Dịch

Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị.
Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…

Chính vì lý do đó, khi qua Hoa kỳ xiển dương Tông chỉ vào năm 1972, Thiền sư Sùng Sơn phương tiện dùng văn tự giáo hóa, rút ra trong 1.750 Công án Thiền tạo thành Mười Cổng, không ngoài bốn loại Công án Như Thị : “Không Như Thị”, “Quy nhất Như Thị”, “Chỉ Như thị” và “Chính Thật Như-Thị” hoặc “Tức Như Như Thị“, nhằm khảo nghiệm và hướng dẫn môn sinh thấu ngữ đạt tâm, không chấp vào văn tự, lời nói. Vì ngài cho rằng nếu cứ mãi tìm cầu chữ nghĩa lý giải suông, chẳng khác nào vác gậy quơ trăng, gãi ngứa ngoài giày, chẳng đem lợi ích gì cho mình, cho người và chẳng quan hệ gì đến sự thật hiện hữu vô cùng tuyệt diệu!

Trong bài kệ đầu lời tựa của tác phẩm Vô Môn Quan, Thiền sư Huệ Khai (1183-1260) thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế đã viết:

大道無門
千差有路
透得此關
乾坤獨步
Đại đạo vô môn
Thiên sai hữu lộ
Thấu đắc thử quan
Càn khôn độc bộ.
Đạo lớn không cửa
Ngàn lối có khác
Qua được cửa kia
Đất trời riêng bước.

Vậy kính mời quý hành giả thử bước qua Một Cổng trong Mười Cổng sẽ thấu triệt đất trời thênh thang vô ngại và cùng nhau ung dung tự tại trong cuộc sống sanh tử đầy huyễn mộng vô thường.

Thích Giác Nguyên cẩn bút


Lời Giới Thiệu
của
Thiền sư Đại Quang người Hoa Kỳ.

Công án là một tính năng độc đáo và khác biệt của Thiền tông, nó là một thể loại giáo ngoại biệt truyền, không chỉ từ sự tu tập thiền định Phật giáo, mà còn từ tất cả các truyền thống tâm linh khác.
Một Công án là một câu hỏi dường như vô lý của Thiền sư đưa ra, mục đích để đánh thức môn sinh. Trong thời kỳ vàng son của sự sáng tạo Thiền dưới triều đại nhà Đường ở Trung Quốc (618-907), Thiền sư và đệ tử sống chung nhau một cách tự nhiên, chạm mặt với nhau trong những tình huống của cuộc sống hằng ngày. Công án nổi tiếng, liên quan đến một đệ tử thị giả hỏi Thiền sư Động Sơn:
-"Phật là gì?" Động Sơn đáp, "Ba cân gai". Sự trả lời rõ ràng và thẳng thắn đầy chất lượng, chỉ trực tiếp với cái tên – đã làm cho nó có giá trị như là một công cụ khai thị (chỉ bày), thậm chí vượt ra ngoài tình huống đó ngay lập tức. Nó được ghi nhớ, nhắc lại, và được sử dụng nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

Đối với những môn sinh của thời đại đó, sự sinh hoạt rất nỗ lực tinh cần, sắc bén, giống như sống trên một cạnh lưỡi của dao cạo, không ai có thể biếng nhác. Trong những ngày đó, mọi người có thể là cả thầy lẫn trò cùng chung nhau làm việc. Mỗi trao đổi, không có vấn đề vô thưởng vô phạt, nó là một sức công phá ẩn tiềm và là một bài kiểm tra của một môn sinh giác ngộ. Có nhiều trường hợp khi trao đổi giữa thầy và trò giúp người đệ tử tiếp cận giác ngộ, hoặc sự khai thị của thầy làm cho đệ tử đạt đến tâm giác ngộ.

Việc trao đổi như vậy đã say sưa kể lại khắp nơi trên đất nước Trung Quốc và trở thành một phần của văn hóa dân gian Thiền. Cho đến triều đại nhà Tống (960-1280) thì các trao đổi đã được chính thức ghi nhận và tổ chức thành các bộ sưu tập. Sau đó khảo xét và đem ra sử dụng như một công cụ giảng dạy bởi các thế hệ Thiền sư hoặc Giáo thọ sư.

Hai bộ sưu tập quan trọng nhất của Công-án vẫn còn được sử dụng bởi các giáo thọ và thiền sư ngày hôm nay, đó là Bích Nham Lục (碧巖錄)đã được Thiền sư Viên Ngộ - Khắc Cần biên soạn vào năm 1125, Sư dựa vào các Tắc, Công án của các bậc Cổ đức Tổ sư được chọn lựa và thêm vào những câu Tụng bởi Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển (988-1052). Và một thế kỷ sau đó Vô Môn Quan (無門關) xuất hiện, được biên soạn bởi Thiền sư Huệ Khai (1184-1260).

Ngày nay tổng cộng có hơn 1,750 Công án. Từ những Công án này, Thiền sư Sùng Sơn chọn ra mười Công án gọi là Mười Cổng. Thông qua đó, ông yêu cầu môn sinh đệ tử của mình cố gắng vượt qua. Mười Cổng biểu trưng cho những phong cách khác nhau của những Công án đã được tìm thấy trong một ngàn bảy trăm năm mươi Công án. Thiền sư Sùng Sơn giải thích:

“Có rất nhiều Công án khá giống nhau. Từ con số Công án nêu trên, chúng tôi đã chọn ra mười Công án tiêu biểu cho Mười Cổng của tất cả các thể loại khác nhau và hiển thị một phong cách đặc trưng. Vì vậy Mười Cổng giống như một bản đồ cho tất cả các truyền thống của 1,750 Công án Thiền tông.

Thí dụ có bốn loại Công án “Như Thị” (Like-This):
1- Công án “Không Như Thị” (Without Like -This): Chân không, Vắng lặng, Hoàn toàn tịch diệt.
2- Công án “Quy nhất Như Thị”( Become-one Like-This) Hét, đánh.
3- Công án “Chỉ Như thị” (Only Like-This) Nghĩa là chân lý, sự thật – Xuân đến, cỏ tự mọc.
4- Công án Chính Thật Như-Thị ( Just Like-This) đang làm là sự thật – đi uống trà, rửa bát, v.v…

Cũng có những “câu hỏi đối lập” (opposites questions) những Công án mà các vấn đề xưng hô như tốt và xấu. Có những Công án để dạy ”từng khoảnh khắc
giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và chức năng đúng”. Cũng có những Công án vô tác, vô vi, hoặc một hành động sáng suốt là cần thiết. Lại có những Công án mà bạn “hãy làm ngay”. Có những Công án gọi là “lời cuối”. Chẳng hạn như Đức Sơn Mang Bát. Công án Con Mèo của Nam Tuyền dạy “từng niệm niệm Tình yêu rộng lớn, lòng Từ bao la, và Con đường Đại Bồ tát.” Đây là Công án Tình yêu, nhằm chỉ để đạt được tình yêu vô điều kiện. Công án Chuột là một Công án “Đối tượng Như Thị”, rất đơn giản, rất dễ dàng.

Mỗi chương trong mười chương của tập sách này tương ứng với mười loại Công án. Khởi đầu với một tuyên bố của các Công án, tiếp theo là những câu hỏi của Thiền sư Sùng Sơn và những lời bình. Trong những năm qua ngài thêm vào hai cổng nữa, cổng Mười một và Mười hai, giúp đào sâu trí tuệ của môn sinh ngài.

Thiền sư Sùng Sơn sử dụng những Công án này để dạy các đệ tử giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và tác dụng đúng trong đời sống hằng ngày của họ. Công án ở đây không phải là cuộc thử nghiệm quá mức, như một kỹ thuật để tiết lộ làm thế nào sống với Trí tuệ và Từ bi. Ngài gọi đây là “cuộc cách mạng về Thiền”. Sử dụng Công án để dạy cho chúng ta về chức năng trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn ngài nói, “Đừng nghĩ rằng Công án là tách biệt trong đời sống của bạn.” Nó không phải là một trò chơi Trí tuệ, loãng hoặc khô, diễn ra trong phòng tham vấn.

Hơn nữa, sự thực hành Công án của bạn và đời sống hằng ngày của bạn phải được kết nối. Điều này rất quan trọng. Từng giây phút, vị trí đúng, quan hệ đúng và tác dụng đúng làm cho tăng trưởng tình thương rộng lớn, lòng Từ bao la và con đường đại Bồ tát.

Vì vậy chúng tôi áp dụng thực hành Công án làm cho đời sống hằng ngày chúng ta được chính xác. Sau đó không có sự khác biệt giữa những gì chúng ta hiểu trong thời gian tham vấn và cách chúng ta hành động trong đời sống hằng ngày. Tỏ ngộ không có gì đặc biệt, hãy tách khỏi đối tượng suy nghĩ, trở thành tuyệt đối, và sau đó không có sự hiểu biết, chỉ có Trí tuệ! Tại thời điểm đó, hành động và hiểu biết trở thành một.

Thiền sư Sùng Sơn là một Thiền sư du hóa. Ngài không lưu cư một chỗ nhất định. Cho nên không phải lúc nào cũng có dịp dành cho môn sinh của mình gặp gỡ tiếp xúc cá nhân với ngài. Ngài luôn luôn khuyến khích họ viết thư cho ngài về những vấn đề và thắc mắc liên quan đến sự tu tập hành trì. Những lá thư này phát triển thành số lượng lớn, rồi tuyển chọn, thu thập lại thành “những cuốn sách Công án”. Trong những trung tâm Thiền nội trú, một lá thư gởi tới Thiền sư Sùng Sơn và sự hồi âm của ngài được đọc lên như một phần nghi thức tu tập tham thiền vào hai buối sáng và tối. Những trao đổi một cách sinh động này, người hỏi đôi khi kiêu ngạo, đầy dí dỏm, cảm xúc, thông minh và trong ngắn gọn, toát lên toàn bộ phạm vi trải nghiệm của con người – đã phục vụ, làm việc như là nguồn tài liệu cho cuốn sách này.

Những công án xuất xứ từ bản Tâm “trước suy nghĩ”, điều mà Thiền sư gọi là Tâm Không Biết. Một đáp án rõ ràng sáng suốt cho mỗi Công án có thể chỉ đến từ bản thể uyên nguyên, do đó được coi là sự khó nhọc và tính đơn giản của sự tập huấn Công án. Nếu bạn không suy nghĩ, Công án không có vấn đề gì. Nhưng có cách nào chúng ta kết nối lại “trước suy nghĩ ” của chúng ta hoặc với Tâm không biết? Đó là đặc điểm của Thiền tìm hiểu tự ban đầu của chúng tôi và cho phép nó hoạt dụng để cứu giúp cho thế giới chúng ta.

Một câu trả lời đúng hay sai về một Công án, nó không thành vấn đề. Điều gì quan trọng để giữ “Tâm Không Biết” trong đời sống hằng ngày của bạn. Thực hành Công án là một công cụ rất mạnh mẽ trong lãnh vực này. Con đường chỉ đạt đến là phải thực hành. Suy nghĩ không giúp ích gì cho bạn.

Tuy nhiên, nếu tất cả điều này là Chân lý, thì cái gì được áp dụng trong cuốn sách này? Nguồn gốc của nó nằm trong những gì mà Thiền sư Sùng Sơn kêu gọi những môn sinh của mình cần “thấu hiểu về bệnh tật”. Chúng ta, nhân loại chúng sinh vì vô minh dục vọng sai khiến, để hợp lý hóa và giảm thiểu ý tưởng kinh nghiệm của chúng ta, nhắm đến một cái gì đó phù hợp thoải mái, quán xem thế giới riêng của chúng ta. Trong khi nó là chức năng từ nơi công án nhằm phá vỡ ý tưởng của chúng ta. Nó rất cần thiết để điều trị bệnh hiểu biết với thuốc hiểu biết.

Trong một quốc gia như Đại Hàn có truyền thống Thiền tông được thiết lập lâu đời, môn sinh không quen với việc truy tìm, cũng không làm cho họ tiếp nhận được giải thích tỉ mỉ về cách tu tập Công án. Môn sinh có thể gặp gỡ một Thiền sư, nhận được một Công án và thực hành trải qua nhiều năm trong khi có rất ít hoặc không bao giờ gặp lại sư phụ của mình. Sau thời gian dài tu tập khổ luyện, họ lại tìm đến sư phụ để nhờ khảo nghiệm tâm của họ.

Ở phương Tây đây, với truyền thống Thiền của chúng tôi mới xuất hiện, môn sinh đặt ra nhiều câu hỏi, cũng như những ý tưởng mãnh liệt về thực hành. Có một xu hướng dựa vào một người có danh tiếng bên ngoài dưới hình thức của một giáo thọ, (chứ không phải Thiền sư) cùng với sự thiếu thực tế của thông tin về thực hành Công án – cả hai đều lúng túng. Đó là lý do cuốn sách này ra mắt các hành giả.

Như một công cụ giảng dạy, Công án là một phương cách để cho Thiền sư hay Giáo thọ sư kiểm tra có hiệu quả đối với môn sinh của mình đạt đến tỏ ngộ. Từ ngữ “Công án” hoặc “công chứng” có liên quan đến phong tục của Trung Quốc chứng thực bản sao của văn kiện công khai có đóng dấu.

Nếu bạn đã sao chép một mẩu văn kiện ở nơi khác, sau đó bạn có thể so sánh các dấu ấn giáp lề để kiểm tra xem nó là một bản sao có đích thực đúng hay không. Do vậy, nếu một người bảo, “Tôi đã liễu ngộ” thì Thiền sư sử dụng Công án để kiểm tra xem thử người đó là thật hay giả. Thiền sư sử dụng nó để khám phá cho dù môn sinh đã thấu hiểu trọn vẹn.

Trong các cuộc tham vấn thực hành Công án diễn ra, vị Giáo thọ hoặc Thiền sư liên tục cung cấp một nửa trường hợp công chứng và kiểm tra tính xác thực một nửa của môn sinh. Trong pháp ngữ của Thiền sư Sùng Sơn, “Thân các bạn khác nhau, nhưng tâm các bạn giống nhau.” Đây là mặt đối mặt với cuộc tiểu tham về Thiền đôi khi được gọi là “Đấu Pháp”. Trong đoạn trích sau đây Thiền sư Sùng Sơn giải thích Đấu Pháp và làm cách nào Ngài đã thích nghi để dạy Công án thông qua thư từ. Những môn sinh được khảo hạch trên hai điều: Tâm sáng suốt (năng lượng thiền) và Trí tuệ ( sự thông đạt tri thức).

Trước hết, tâm sáng suốt được kiểm tra: Người Hàn Quốc có phong cách đấu pháp giống như những kiếm sĩ chiến đấu. Một kiếm sĩ đẳng cấp cao với cuộc giao đấu đầu tiên của anh ta là phải nắm vững chủ động tình thế và hoàn toàn tìm cách hạ gục đối thủ của mình. Bước tiếp theo của kiếm sĩ phải tấn công và tấn công liên tục hai hoặc ba lần trước khi tiêu diệt. Một thiền sư giống như một kiếm sư, luôn luôn khảo hạch tâm môn sinh của mình bằng cách cho phép khoảng cách vị trí cho cuộc tấn công. Nếu tâm môn sinh không sáng suốt, thì vị thầy sẽ tấn công và hạ gục môn sinh của mình. Nhưng nếu môn sinh có đôi mắt tinh nhuệ, anh ta sẽ tấn công trong khoảng cách và với một chiêu thức chớp nhoáng làm cho sư phụ hết lối phản công.

Thí dụ, Tăng hỏi Thiền sư Nam Tuyền:

- Đường lối của Nam Tuyền là gì?
Nam Tuyền cầm lưỡi liềm lên đáp:
- Lưỡi liềm này tôi mua hết ba mươi xu.
- Con không hỏi thầy về lưỡi liềm của thầy! (Con chỉ hỏi về đường lối Nam Tuyền là gì?)

Đối với câu hỏi thứ hai này, con mắt tinh nhuệ của môn sinh sẽ trả lời, “Con chó đuổi theo khúc xương” có nghĩa là bạn bị tấn công bằng lời nói của tôi. Sau đó Thiền sư sẽ bảo, “Điều này đúng không?” mà môn sinh có thể đáp trả, “Không được phép vi phạm lần thứ hai”, Rồi Thiền sư sẽ nói, “ Ôi ! Thật tuyệt!” Cả hai tấn công và bảo vệ rất quan trọng. Phong cách kiểm tra năng lượng thiền định của môn sinh này cho phép không có cơ hội để tư duy và được sử dụng trong tình huống mặt đối mặt của những cuộc tham vấn.

Thứ hai, nhận thức của môn sinh được kiểm tra bằng cách sử dụng Công án như “Nam Tuyền Giết Mèo” hoặc “Đức Sơn Mang Bát”. Môn sinh được cho một Công án lập đi lập lại nhiều lần và được cho phép thời gian để tìm ra đáp án. Những câu trả lời chỉ trí tuệ của môn sinh và không biết anh ta hoặc cô ta có đạt đến vị trí đúng, tình huống đúng hay không. Vì vậy nó có thể được kiểm tra chính
xác trong những lá thư.

Thí dụ:
1. Chuột ăn thức ăn của mèo nhưng bát mèo bị bể.
Nghĩa này là gì? ( Cổng thứ Mười)
2. Một người đàn ông tạo ra âm thanh một thanh gươm, người khác rút ra một chiếc khăn tay, và người khác nữa vẫy tay.
Nghĩa này là gì? (Cổng thứ Mười Hai)

Trong phong cách người Hàn Quốc, tấn công và bảo vệ trong những Công án như vầy là cần thiết. Chỉ một lời hay một hành động rất quan trọng. Yêu cầu cơ bản để thực hiện tham Công án là một thái độ “ kiên tâm bền chí”, một cái gì đó vị thầy có thể chỉ ra, đó là cái tâm vứt bỏ để thoát khỏi, và người học trò quay về để trải nghiệm, ngay cả sau những sai lầm, trở ngại và chán nản xuất hiện. Chỉ thông qua sự cố gắng, làm cho những môn sinh tin vào tự tánh của mình hoàn toàn. Nếu không có tính độc lập, chỉ đơn giản là sự hiểu biết Công án cũng chưa đủ.

Bạn phải hiểu bầu trời xanh dương, nhưng bạn tin vào điều đó bao nhiêu? Đó mới là quan trọng. Nếu tôi hỏi bạn, “Tại sao bầu trời xanh dương?” Như vậy thế nào? Nếu tâm bạn sáng suốt, thì câu trả lời đúng có thể xuất hiện. “ Bầu trời xanh dương” phải trở thành của bạn! Sự khế hội của một Công án phải trở thành của bạn! Sau đó bạn có đầy đủ trí tuệ.

Có lẽ là có một xu hướng không thể tránh khỏi cho môn sinh để biến thực hành Công án thành một cái gì đó đặc biệt bí ẩn, hoặc cạnh tranh. Trên thực tế nó không có gì là đặc biệt: Một công cụ chúng ta có thể sử dụng hoặc một công cụ được sử dụng cho chúng ta. Sự thay đổi trong chúng tôi trong những phương cách chúng ta không thể thấy biết trước. Quan trọng nhất là không dính mắc với Công án. Như Thiền sư Sùng sơn nói chúng ta phải “dùng Công án tách khỏi ý tưởng của chúng ta. Đừng dính mắc thực hành Công án! Đừng tạo ra đặc biệt, Được chứ ?”

Một sự cảm ơn đặc biệt đến Stanley Lombardo và Dennis Duremeier những người chăm sóc kỹ thuật chuẩn bị cho ấn bản đầu tiên của cuốn sách này.

Đại Quang


Xem nội dung phiên bản PDF: MƯỜI CỔNG (Ten Gates) Thiền Sư Sùng Sơn giáo hóa tiếng Anh Thích Giác Nguyên chuyển ngữ tiếng Việt


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com