- Lời nói đầu
- Phần I: Hội Thảo Khoa Học
- Phần II: Lịch Sử Truyền Thừa
- Phần III: Những Ngôi Chùa Cổ Phật Giáo Gia Định
- Phần IV - Các Phong Trào Phật Giáo
- Phần V - Văn Hóa - Giáo Dục Phật Giáo
- Phần VI - Phật Giáo Trong Sinh Hoạt Văn Hóa
- Phần VII - Các Vị Cao Tăng Trong Cuộc Vận Động Chấn Hưng PHẬT GIÁO
- Phần VIII - Phụ Lục - Nhớ chùa Khải Tường
300 Năm Phật Giáo Gia Định, Sàigòn
Đặc Trưng Kiến Trúc Truyền Thống Của Chùa Nam Bộ
Huỳnh Ngọc Trảng
Nguồn: Huỳnh Ngọc Trảng
Nguồn: Huỳnh Ngọc Trảng
Đặc điểm phổ biến của kiến trúc thờ tự bao gồm đình, chùa, miếu, võ - ở Nam Bộ phân biệt rõ rệt với kiến trúc dân dụng là ngôi nhà tứ trụ. Nói cách khác nhà tứ trụ là kiến trúc để thờ thần, thờ Phật và không một ai cả gan làm một ngôi nhà theo kiểu tứ trụ để ở. Tại sao lại có điều kiêng kỵ này? Đây là câu hỏi mà ở bài tham luận này, chúng tôi thử tìm cách giải đáp.
I. Kiểu nhà tứ trụ là kiểu kiến trúc nhà rường (còn gọi là xiên trính/xuyên trếnh), một trong hai kiểu kết cấu phổ biến của thức kiến trúc Đàng Trong. Cái khác của nhà tứ trụ và nhà rường dân dụng là bốn cây cột cái bố trí cách đều nhau ở bốn góc một diện tích hình vuông, và từ 4 cột cái đó, các kèo đấm và kèo quyết đưa đều ra 4 hướng tạo thành một ngôi nhà vuông vức. Nhà tứ trụ khác nhà rường dân dụng là ở chỗ gian trung tâm hình vuông thay vì hình chữ nhật, và như thế không gian nội thất được mở rộng đều ra bốn phía, xác lập một không gian trung tâm - hiểu là ở giữa và quan trọng nhất, vuông vắn và không thiên lệch về kích cỡ cho bốn phương tám hướng.
II. Vấn đề tiếp theo là tại sao không gian vuông vắn ấy được coi là thiêng, dành cho việc thờ tự thần, Phật?
Một cách trực quan rất dễ nhận ra, đó là kiểu thức của một ngôi tháp. Nhiều nhà nghiên cứu đã giải lý từ “chùa chiền” của tiếng Việt bắt nguồn từ âm của từ Stupa và Caitya.
Stupa (Sanskrit) hay dagoba (Pàli) dịch và âm Hán là phù đồ, tháp... nguyên nghĩa là gò, đống, ụ đất cao và tháp đài để chứa đựng hài cốt người chết,đặc biệt là xá lợi của Phật.
Caitya cũng có nghĩa gần như stupa tức cũng là nơi để hài cốt, xá lợi nhưng lại hàm nghĩa rộng hơn: là nơi để kinh tạng, ảnh tượng - hiểu là nơi thờ, chùa miếu.
Nói chung, stupa/caitya du nhập vào xứ ta, được gọi chung chung là “chùa chiền”, hay gọi nghiêm túc hơn là chùa tháp - với sự phân biệt chùa khác với tháp, mặc dù đều nằm trong tổng thể một cụm kiến trúc Phật giáo (PG) - gọi chung là chùa. Rồi trong tiến trình lịch sử, chùa là kiến trúc có nhiều canh cải và càng ngày càng biến đổi khác xa với kiểu thức của stupa/caitya nguyên thỉ.
Trong sự tiến hóa đó ngôi nhà tứ trụ là kiểu thức kiến trúc thờ tự còn bảo lưu được những đặc trưng cơ bản của stupa/caitya - kiến trúc thờ tự truyền thống của PG mà ngay nay chúng ta có thể tìm thấy ở các di tích cổ của PG ở khắp châu Á - đặc biệt nhất là tháp Sãnchi (thế kỷ I trước Tây lịch - thế kỷ I sau Tây lịch, ở Madya Pradesh/Ấn Độ). Nói cách khác, việc sử dụng kiểu nhà tứ trụ để làm chánh điện thờ Phật như một chuẩn tắc phổ biến và duy trì mãi đến nay (trong một số chùa mới làm bằng bê tông cốt sắt) có thể coi là sự bảo lưu truyền thống kiến trúc stupa/caitya ; và mặt khác, việc chọn kiểu nhà trứ trụ để làm đình, miếu, võä để thờ tự các thần linh ở Nam Bộ là chứng tích chỉ ra sự ảnh hưởng của kiến trúc PG đối với kiến trúc miếu, vũ của các tín ngưỡng dân gian và truyền thống khác ở mảnh đất này. Đó là một ảnh hưởng của PG đối với văn hóa phương Nam (hay rộng hơn là Đàng Trong).
III. Về kiểu nhà tứ trụ, có ý kiến cho rằng đó là kiểu thức kiến trúc bắt nguồn từ Dịch lý gọi là kiểu nhà tứ tượng: thái âm - thiếu dương - thái dương - thiếu âm; đây là kiến giải tư biện pha chút màu sắc phong thủy và định vị ngũä phương theo thuyết ngũ hành mà thế nhân đời sau, do ảnh hưởng của Đạo giáo/Nho gia đề xuất ra.
1. Trở lại ngôi chính điện của chùa Phật ở Nam Bộ để quan sát, chúng ta thấy rằng việc thiết lập Đại Hùng bửu điện ở khu trung tâm ngôi nhà tứ trụ và cách bài trí tượng thờ ở bửu điện là sự tái lập có tính chất tượng trưng ngọn núi TuDi - một ngọn núi trung tâm của thế giới theo vũ trụ luận Phật giáo. Theo đó 4 hướng của TuDi là 4 cõi: 1) Bắc Cu Lư Châu/Uttarakuru, 2) Nam Thiệm Bộ Châu/Jambhuvipa (là trái đất của chúng ta), 3) Tây Ngưu Hóa Châu/Godana và 4) Đông Thắng Thần Châu/Purva-videha. Bốn cõi ấy bao quanh núi TuDi có bốn vị Thiên Vương (Tứ Đại Thiên Vương) thống quản: 1) Trì Quốc Thiên Vương/Phrtarastra; 2) Quảng Mục Thiên Vương/Virùpàka; 3) Tăng Trưởng Thiên Vương/Virùdhaka; 4) Đa Văn Thiên Vương/Dhanada. Theo Phật thoại, Phật Bổn Sư Thích Ca đã có ngự đến núi TuDi để thuyết pháp và 4 vị Tứ Thiên Vương (cùng với chư Phật, Bồ Tát, Long thần Hộ pháp...) đều đến nghe pháp và rất hoan hỷ nguyện hỗ trợ Phật pháp và các bậc tu hành. Đây là một trong những căn cứ để từ đó biện sự ra cách bài trí Phật điện cũng như kiểu thức kiến trúc chính điện của chùa. Mô hình tượng trưng như vậy rất dễ nhận thấy ở các chùa Nam Bộ mà đặc biệt là chính điện chùa Giác Viên với các tượng Tứ Đại Thiên Vương được đặt ở bốn góc trên trính của gian trung tâm nếp nhà tứ trụ. Nói cách khác, ngôi chính điện tứ trụ trong chừng mựåc nhất định được coi là hình ảnh tượng trưng cho núi TuDi và Phật điện là ảnh tượng tái hiện cuộc pháp hội lớn đã từng diễn ra ở đó.
2. Tất nhiên điều này cũng bị tác động của những quan niệm khác mà rõ rệt nhất là sự kết hợp với các thành phố khác nhằm biểu thị của một đàn tràng (mandala/mandâra: linh phù, đạo tràng). Mandàla, theo cách hiểu trực quan và đơn giản là một đồ án (diagram) hay một sơ đồ biểu hiện về thế giới/vũ trụ. Nó được căn cứ vào đó để thể hiện m���t điện thờ tròn hay vuông, nhiều lớp đồng tâm. Ở đó đặt tượng Phật, Bồ Tát thành nhóm, hay nhiều nhóm.
Borobudur (Indonesia) là một kiến trúc tiêu biểu. Nó vừa là một caitya (chandi/tháp) vừa là một đàn tràng mà tất cả tượng và tranh khắc/vẽ đều hướng về trung tâm; hay nói cách khác, Borobudur là những cụm kiến trúc nghệ thuật hướng ra 4 hướng (và cái tâm trống rỗng). Đối với PG/Chơn ngôn tông, mandàla là một tập hợp những thế lực linh thiêng đủ loại có khả năng bảo hộ nhà cửa, tịnh thất... Còn đàn hay đạo tràng, theo quan niệm thông thường được coi là tu hành (một cuộc đất, một chỗ ngồi): nơi ấy người tu học ngồi thiền định mà thâu nhiếp sự linh thiêng của chư Phật, chư thánh, chư tiên, chư thần bảo hộ cho nơi ấy và rộng hơn là bảo hộ cho nhà ở, tịnh thất. Do đó, chùa được xây dựng theo mô hình đó. Như vậy, sự kết hợp giữa một stupa/ hay caitya và mandàla đã mở ra khả năng dung nạp nhiều đối tượng thờ tự vào ngôi chính điện, và ngôi nhà tứ trụ ấy cũng được phân bố mặt bằng ra những khu vực thờ tự riêng, bao quanh bửu điện/Tu Di sơn.
IV. Nói chung, kiểu nhà tứ trụ đã biểu thị những nguyên lý khác nhau để tạo nên ngôi chính điện có tính chất vừa khế lý vừa khế cơ. Đó là đặc trưng đáng chú ý của bộ phận chính yếu của tổng thể kiến trúc chùa Nam Bộ.
Từ những năm đầu thế kỷ này đến nay, kiến trúc chùa ở Gia Định-Sài Gòn, ở Nam Bộ nói chung, có nhiều thay đổi theo những xu hướng và kiến trúc đa dạng. Một ít chùa khi tái thiết, tuy có kiểu thức mới, song còn bảo lưu chính điện kiểu tứ trụ; còn đa phần thì theo kiểu khác - có chùa lại theo kiểu kiến trúc trở đòn dông dọc của nhà thờ, hay chú tâm đến giảng đường nhiều hơn chính điện. Mọi sự canh cải đều đáng được trân trọng vì có như vậy mới thích ứng được với yêu cầu thực tế của mỗi thời đại.
Tuy nhiên, những cải đổi đó, trừ một vài trường hợp, đa phần là đa tạp và chưa định hình thành một mẫu mực nào nhất định - nhất là mẫu mực “cách tân truyền thống”. Trong quá trình đó cũng kéo theo sự cải đổi điện thờ. Chẳng hạn như chỉ thờ ở chính điện một tượng Phật Thích Ca duy nhất được thêm vào hai bên: một Bồ Tát Quan Thế Âm có chức năng độ sanh; một bên là Địa Tạng Vương Bồ Tát có chức năng độ tử là một bước tiến khá xa với chính điện truyền thống.
Rõ ràng, việc đề xuất chỉ thờ một Phật tượng là nhằm “nhất tâm bất loạn” có thể được coi là rất hợp lý, nhưng trong thực tế xu hướng này có phần cực đoan, có tính chất khế lý mà không lưu tâm đến tính chất khế cơ. Ngược lại, việc đưa Bồ Tát độ sinh và Bồ Tát độ tử ở vị trí tả hữu Phật Bổn Sư lại coi ra có phần thực dụng; vì với Phật điện này có khả năng dẫn đến xu hướng quá chú tâm đến tính chất “khế cơ” và vô hình chung làm nhạt đi tính chất khế lý. Tất nhiên, việc “chất chồng” vào Phật điện đủ thứ tượng thờ, cũng như việc lạm dụng thiết bị chiếu sáng chớp tắt màu mè lòe loẹt... lại đã làm mất hẳn tính chất trang nghiêm thanh tịnh của chốn thiền môn. Đây là câu chuyện của một vấn đề khác.
30-4-1998
CHÚ THÍCH
(1) A dictionary of the Chinese Buddhist term. Broadway House xb, London, 1937. Stupa xem các trang 342a, 343a, 359a, 389a; Caitya xem các trang 152b, 227b, 250b, 336b, 342a, 444b.
Gửi ý kiến của bạn