Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Tôn giả Mục-kiền-liên

09/03/201108:46(Xem: 4907)
8. Tôn giả Mục-kiền-liên

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tôn giả Mục-kiền-liên

Trích Phật và Thánh chúng

của Thích Minh Tuệ


Trong mười đại đệ tử của Phật, ngài Mục-kiền-liên là vị thần thông số một. Trong mọi tình huống, ngài Mục-kiền-liên thường hay sử dụng phép thần thông. Khi đi truyền giáo ngài Mục-kiền-liên dễ dàng chinh phục được người. Nhưng pháp căn bản của sự giải thoát không phải là thần thông. Với nghiệp lực của con người, thần thông không thể giải cứu. Với phép thần thông có thể khuất phục người được dễ dàng, nhưng chưa hẳn lòng người đã dứt sự oán giận.

Dù từng bị Phật quở trách, nhưng ngài Mục-kiền-liên vẫn sử dụng phép thần thông để làm phương tiện. Ngày vua Lưu Ly kéo quân đội đến vây hãm thành Ca-tỳ-la-vệ, Mục-kiền-liên đã dùng thần thông đến cứu dòng họ Thích Ca khỏi bị bức hại, nhưng thành Ca-tỳ-la-vệ vẫn bị hỏa thiêu. Ngài Mục-kiền-liên cũng không cứu được mẹ bằng phép thần thông. Ngay chính bản thân ngài cũng không thắng được nghiệp báo để thoát chết bởi bọn ngoại đạo, khi đến truyền đạo ở thành Thất-la-phiệt.

Một hôm, trên đường đi khất thực, ngài Mục-kiền-liên dừng chân trước một nhà bán bánh ít trần, thứ bánh ngọt mà không bọc lá. Thấy bà chủ quán không đem vật thực ra cúng dường, đoán biết bà này có tâm keo kiệt, ngài Mục-kiền-liên cố tình đứng lại chờ đợi, để tạo điều kiện cho bà này gieo công đức.

Không những không cúng dường, bà còn xua đuổi tôn giả. Bà nói:

– Làm gì mà sáng sớm ông đến đứng ám nhà tôi thế? Ông có biết rằng tôi chưa bán được gì cả chăng? Xin mời ông đi mau cho để sáng sớm tôi khỏi mất hên.

Ngài Mục-kiền-liên năn nỉ:

– Xin bà cho tôi một nắm cơm, nếu không bà cho tôi một cái bánh cũng được.

Bà già nói:

– Tôi nghèo lắm ông ơi! Ông không thấy nhà tôi đang xiêu vẹo sau trận cuồng phong chưa sửa được đấy à! Còn cái bánh, tôi đã bảo bánh chưa chín mà, ông này lẩn thẩn thật.

Muốn cho bà già sinh khởi thiện tâm, ngài Mục-kiền-liên nói:

– Nếu bà không cho, tôi sẽ đứng đây hóa phép làm gió thổi suốt ngày.

Bà già vẫn không lay chuyển, nói:

– À! Thế ông biết làm phép ư? Nếu thật sự ông có thể biến hóa mà chết được, tôi sẽ cho.

Ngài Mục-kiền-liên liền rùng mình ba lần rồi lăn ra chết.

Thấy thây chết khiếp quá, nhưng vì tâm keo kiệt, bà già nói:

– Đã là xác chết còn ăn uống gì được mà cho. Giờ ông còn báo đời tôi phải chôn cất thây ma, thật đến khổ!

Ngài Mục-kiền-liên đứng dậy và nói:

– Giờ tôi là người bình thường ăn uống được, xin bà hãy đem vật thực cho tôi.

– Tôi đã bảo là tôi nghèo rớt mồng tơi mà, xin ông hãy đi gấp cho, để tôi còn lo sanh kế nữa chứ.

Ngài Mục-kiền-liên vẫn nằn nì:

– Nếu bà không cho bánh, tôi sẽ không đi khỏi đây.

Giận quá, nhưng thấy vị tỳ-kheo này biết biến hóa thần thông, bà già cũng có phần sợ sệt. Lúc ấy đang hấp bánh, bà mở vung muốn chọn một cái nhỏ nhất để cho, hầu khỏi rắc rối. Nhưng lúc này bà thấy cái bánh nào cũng lớn, cho thì thiệt hại cả vốn lẫn lời. Dù bánh đã được xoa dầu để khỏi dính nhau, nhưng bà càng xáo tìm cái bánh nhỏ nhất thì bánh càng dính chùm với nhau. Giận quá, bà khuân cả nồi để trước ngài Mục-kiền-liên và nói: “Ông hại tôi quá, làm bánh tôi dính chùm với nhau hết. Hỏng hết rồi, ông mang luôn cả nồi này về mà ăn cho thỏa.”

Thấy ý cho bánh trong sự tức giận, nhưng thiện tâm của bà già đã bắt đầu nhen nhúm, ngài Mục-kiền-liên lấy một cái bánh để vào bình bát, rồi tạ từ bà già và tiếp tục lên đường.

Một lần khác, nhân đi khất thực ngang qua một khu vườn rất nên thơ, ngài Mục-kiền-liên gặp một phụ nữ tuổi trung niên rất kiều diễm xinh đẹp. Bà này đón ngài Mục-kiền-liên lại và mời vào rừng nói chuyện. Biết chuyện chẳng lành, ngài chuẩn bị nếu có bị hại vì không chiều ý bà ta thì sẽ đem sức thần thông chống trả. Ngài Mục-kiền-liên từ chối và nói:

– Bà không nên đem sắc đẹp mê hoặc tôi, con người của bà bên ngoài vui tươi, ngọt ngào nhan sắc, nhưng chắc chắn lòng bà không khác một cuộn chỉ rối. Bà đang có một tâm sự uất nghẹn nên mượn sắc đẹp sẵn có để giết thời gian, hầu quên lãng tất cả. Xin lỗi, bà chớ phiền, nhưng tôi thẳng thắn khuyên bà không nên chơi với lửa, lội vào vũng sình, nguy hiểm lắm! Càng lao vào con đường trụy lạc, tâm hồn càng thêm dơ bẩn. Trong vũng bùn, bà càng cố vẫy vùng thì càng lún sâu, khó thoát khỏi tội lỗi. Thiện tâm của bà chưa hẳn đã mất, bà nên quay hướng chưa muộn lắm đâu.

Nghe nói đúng tâm trạng của mình, bà ta giật mình khóc sùi sụt và thưa:

– Thưa tôn giả! Tôi vẫn biết thế, nhưng không có con đường nào hơn. Tôi mượn lạc thú để quên hết uẩn khúc của cuộc đời, quên quá khứ đau thương.

Ngài Mục-kiền-liên bình thản khuyên:

– Thông thường, với những điều càng cố quên thì càng nhớ, càng nhớ lại càng thấy đau, càng đau thì lòng càng căm tức, càng căm tức lại có thể phát điên khùng. Lúc đó, hết biết phương cứu chữa. Ở đời có hai con người mạnh nhất. Một là người không có tội lỗi, hai là người có tội lỗi mà biết ăn năn sám hối. Thân thể, quần áo dơ bẩn dùng nước giặt rửa. Nước trên sông ô uế khi vào biển cả đều được lóng trong. Tâm hồn nhiễm đầy trần cấu, Phật pháp có năng lực làm cho trong sạch, thánh thiện. Nếu biết sám hối bà sẽ hết tội, tăng phước, trở nên con người gương mẫu.

Bà ta nói:

– Nhưng tội lỗi quá nhiều, sám hối bao giờ mới hết tội? Tôi đã mượn tiền tài và sắc đẹp làm lung lạc không biết bao nhiêu người đàn ông nhẹ dạ. Tôi đã phá tan hạnh phúc của nhiều gia đình, rồi tôi cũng bị người cùng phái nguyền rủa, có lần tôi suýt phải mất mạng. Ai ai cũng đều khinh ghét tôi!

Ngài Mục-kiền-liên nói:

– Với giáo pháp của đức Phật, khi nghe bà bộc lộ tâm hồn, tôi sẽ tăng thêm từ ái, không khinh ghét bà đâu.

Nghe thế, rất yên tâm, bà kể:

– Tôi là con của trưởng giả ở thành Ức-xoa-tỳ-la, tên là Liên Hoa Sắc. Lúc lên 16 tuổi tôi lấy chồng, chẳng may cha chồng chết sớm. Mẹ chồng tôi còn xinh đẹp và sinh lý còn cường thịnh, do đó bà khuynh đảo chồng tôi, phạm tội loạn luân. Quá buồn, tôi xin ly dị để lại cho chồng tôi một bé gái, rồi tôi đi lang thang như kẻ mất hồn. Vì buồn, tôi lại kết bạn với một chàng thương gia trẻ tuổi. Tôi ở nhà lo việc quản gia, chồng tôi lại đi đó đi đây để buôn bán. Làm ăn phát đạt, lắm tiền của lại sinh tật. Một chuyến đi buôn xa trở về, chồng tôi đem về một hầu thiếp son trẻ, cho ở nhà một người bạn hữu. Thường mượn cớ đến nhà bạn hàn huyên, chồng tôi ít ngủ ở nhà. Nghe bà con xì xầm, tôi nổi cơn ghen, quyết tìm cho bằng được và ăn thua đủ với con quỉ cái đã ám hại gia đình tôi. Không ngờ khi chạm mặt nhau, hầu thiếp của chồng tôi chính là con gái của tôi với người chồng trước.

Oan trái gì mà ghê thế! Mẹ chồng tôi lại đi cướp chồng của tôi. Rồi con tôi và tôi lại cùng chung một chồng. Xưng hô như thế nào cho phải đạo lý? Uẩn khúc như thế thì hỏi ai còn chịu đựng nổi?

Khi tỉnh lại, không giữ được thăng bằng của tâm hồn, tôi lại bỏ nhà ra đi, mượn những cuộc truy hoan đó đây đùa cợt cho quên sầu. Chuyện đời của tôi quá bi thảm, tôn giả có đủ năng lực để cứu vớt tôi chăng?

Nghe tâm sự não nùng của Liên Hoa Sắc, ngài Mục-kiền-liên liền đem thuyết duyên sanh, thiện ác, nghiệp báo, nhân quả, luân hồi giảng giải cho bà ta nghe.

Khi thấy Liên Hoa Sắc có thể hồi tâm, ngài Mục-kiền-liên liền hướng dẫn bà về bái yết đức Phật. Liên Hoa Sắc hết lòng sám hối, tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán và có thần thông số một bên phái nữ. Trong khi ngài Mục-kiền-liên đã là bậc thần thông số một bên phái nam.

Trong hàng thánh chúng, ngài Mục-kiền-liên không những là vị thần thông số một, bản tánh rất năng động mà còn là một vị có hiếu đạo hơn hết. Một hôm, nhớ mẹ, Mục-kiền-liên vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ. Khi vào địa ngục, Mục-kiền-liên thấy mẹ không chỉ ở chốn địa ngục, mà còn đói khủng khiếp, cơ thể vô cùng gầy yếu. Để phục hồi sức lực cho mẹ là bà Thanh-đề, Mục-kiền-liên mang cơm dâng cho mẹ. Mừng quá, bà Thanh-đề dùng tay trái che bát để cho tù nhân khác không thấy thức ăn, tay phải bốc cơm đưa vào miệng. Nhưng than ôi! Cơm hóa thành than đỏ, bà không thể nào ăn được. Mục-kiền-liên rơi nước mắt, lòng buồn vô tận! Ngài vận đủ mọi phương tiện để cứu mẹ, nhưng vẫn không có kết quả.

Ngài trở về bạch Phật sự tình và hỏi lý do. Đức Phật từ bi dạy rằng:

– Này Mục-kiền-liên, lúc sanh tiền mẹ ông đã hủy Phật báng Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương cha nhớ mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn. Dù có thần thông, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi được cảnh địa ngục.

Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy, ngài Mục-kiền-liên thiét lập trai đàn dâng cúng mười phương chư tăng, và nhờ thần lực của chư tăng chú nguyện.

Quả thật như vậy, với đạo nghiệp tấn tu trong 3 tháng hạ, nguyện lực của chư Tăng không những cứu giúp cho bà Thanh-đề mà còn nhiều người khác trong ngày đó cũng được thoát khỏi cảnh địa ngục tối tăm.

Kinh Vu Lan, lễ Vu Lan có từ đó. Tên gọi Vu Lan Bồn (Ullambana) có nghĩa là “cứu cái khổ bị treo ngược”, người Trung Quốc theo nghĩa ấy mà dịch là Cứu đảo huyền (救?¹懸?).

Vào thời đức Phật, ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên là hai cánh tay đắc lực của đức Phật. Cả hai đã làm cho ngoại đạo kính sợ. Ngài Xá-lợi-phất đã dùng trí tuệ biện tài chinh phục ngoại đạo. Còn ngài Mục-kiền-liên với dũng khí kiên cường năng động lại dùng thần thông chế phục ngoại đạo. Bởi thế, có rất nhiều người trong số ngoại đạo rất căm ghét ngài Mục-kiền-liên và luôn tìm cơ hội để bức hại.

Một hôm trên đường đi hóa độ phương xa trở về, hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên bị bọn đồ đệ của Bảo-lặc-noa, thuộc phái Ni-kiền-tử (thường gọi là phái lõa hình) đem gậy gộc ra chận đường gây sự: Bọn này hỏi ngài Xá-lợi-phất: “Trong chúng chánh mạng (tiếng tự xưng của phái lõa hình) có sa-môn không?” Vốn là bậc trí tuệ, đoán biết được ý đồ của Bảo-lặc-noa, ngài Xá-lợi-phất nói: “Chúng chánh mạng sa-môn không, chúng Thích-ca sa-môn có. Nếu A-la-hán còn tham ái là không có kẻ ngu si.” Không hiểu ý, tưởng đó là lời khen mình, họ để cho ngài Xá-lợi-phất đi.

Bọn lõa hình lại hỏi ngài Mục-kiền-liên giống như vậy. Với giọng đanh thép, ngài Mục-kiền-liên đáp: “Trong chúng của các ông làm gì có sa-môn.” Cho là giọng trịch thượng, bọn lõa hình tức giận, vác gậy gộc đánh Mục Kiền Liền. Không chịu nổi trận đòn, Mục-kiền-liên bất tỉnh, tưởng là địch thủ đã chết, bọn lõa hình bỏ đi. Ngài Xá-lợi-phất trở lại tìm xem bạn như thế nào. Thấy Mục-kiền-liên bất tỉnh thân thể tím bầm, máu ra lai láng, ngài Xá-lợi-phất lấy cà sa làm võng đưa ngài Mục-kiền-liên về tinh xá. Đại chúng hỏi ngài Mục-kiền-liên:

– Tôn giả là bậc có thần thông, sao lại chịu thua thiệt đến thế?

Ngài Mục-kiền-liên đáp:

– Khi nghiệp lực đến, chỉ một chữ thần còn chưa thể được, huống là phát thông.

Nói xong, tôn giả nhập Niết-bàn. Khi nghe tin ngài Mục-kiền-liên bị ám hại, vua A-xà-thế phẫn nộ hạ lịnh truy nã bọn lõa hình. Khi có tên nào bị bắt, nhà vua cho xử bằng cách ném sống vào hầm lửa.

Sau khi hỏa táng ngài Mục-kiền-liên, ngài Xá-lợi-phất, Mã Túc và Mãn Túc đã đem hài cốt của Mục-kiền-liên về trình Phật. Phật tập họp chúng Tỳ-kheo lại và dạy:

– Này các vị tỳ-kheo! Hãy chiêm ngưỡng hài cốt của Mục-kiền-liên. Đã mang sắc thân, chắc chắn còn có nghiệp phải trả. Nhục thể phải chịu vô thường. Do đó, sinh tử, trả nghiệp là chuyện thường tình. Không có gì phải hoang mang lo sợ. Khi xả báo thân con người nên giữ tâm hồn không mê muội, oán thù, sân hận. Trong các nghiệp, nghiệp khi sắp chết là nghiệp nặng nhất. Mục-kiền-liên vì tuyên dương giáo pháp mà tử nạn, đó là một vinh dự đáng cho tất cả noi gương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4666)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 2961)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 9512)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 5967)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 2731)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 49505)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 4380)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 18267)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 11958)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567