Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bulguksa di sản của lòng hiếu thảo

10/04/201317:43(Xem: 4877)
Bulguksa di sản của lòng hiếu thảo

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Bulguksa di sản của lòng hiếu thảo

Lê Bảo Âu Long

Nguồn: Lê Bảo Âu Long

Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…

Ngôi chùa thiêng đậm tính cách Hàn

Là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, Bulguksa toạ lạc ở huyện Kyongju, tỉnh Kyongsang-buk-do. Kyongju trước đây là thành đô của vương quốc Shilla (57 TTL-935 STL), đến nay Kyongju là nơii lưu giữ di sản văn hóa có ý nghĩa tiêu biểu ở Hàn Quốc. Trong thời hoàng kim của mình, Kyongju là một trong những thành thị lớn nhất thế giới với khoảng một triệu cư dân sinh sống, được UNESCO công nhận là một trong 10 di tích lịch sử hàng đầu thế giới năm 1979 và được xếp vào danh mục di sản văn hoá thế giới năm 2000. Người Hàn Quốc gọi nó là Bảo tàng không thành luỹ do rất nhiều các toà nhà cổ, đền mộ, các đồ tạo tác và các lăng mộ hoàng gia vẫn còn nguyên vẹn một cách đặc biệt. Nổi bật trên nền vẻ đẹp của cổ đô, Bulguksa như một dấu triện bằng nét son rất Hàn trên bức lụa Kyongju đó.
Ban đầu là một ngôi chùa nhỏ được vua Beop-heung (514-540), triều đại Shilla đầu tiên sùng tín Phật giáo xây dựng năm 535 để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc mình. Đến năm 751 nó được xây dựng lại và mở rộng. Rồi Bulguksa bị tháo dỡ trong thời triều đại Kyryo và Choson, vì bất kỳ cái gì được coi là một sự thách thức với Khổng giáo đều bị phá huỷ một cách có hệ thống. Ngôi chùa gần như bị sụp đổ hoàn toàn do sự xâm lăng của quân Hideyoshi trong thời kỳ trị vì của vua Sonjo ở thế kỉ 16. Và Bulguksa lại được khôi phục vẻ rực rỡ của mình khi được khai quật từ năm 1969 đến 1973, như sức sống mãnh liệt của cái đẹp và những giá trị tinh thần.
Kiến trúc của ngôi chùa đã trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng chùa chiền ở Hàn Quốc. Trước kia, tổng thể chùa bao gồm trên 80 toà nhà bằng gỗ, nhiều gấp 10 lần số lượng còn lại cho tới bây giờ. Khu đền có các cầu thang Cheongungyo, Baegungyo và Chinbogyo, là con đường nối thế giới trần tục với miền đất của Phật giáo - Bulguk. Bởi Phật giáo chủ trương cứu độ con người thông qua việc từ bỏ ham muốn trần tục nên các cầu thang bước vào đền chính là nơi để rũ bỏ lòng trần để tâm hồn thanh tịnh trước khi bước vào cửa Phật. Nổi bật trong khoảng sân Daeungjron là hai tháp đẹp nhất Hàn Quốc được xây năm 756. Tháp Seokgatap (Tháp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) cao 8,3m, với phong cách giản dị nhưng sang trọng và trang nghiêm, mang tính dương gồm 3 tầng thể hiện sự vươn lên về tinh thần qua những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Tháp Dabotap cao 10,5m, mang tính âm được trang trí công phu lộng lẫy tượng trưng cho sự phức tạp của thế giới. Sử sách ghi lại rằng Tể tướng Kim Dae-Seong dưới triều vua Kyongdok (751 STL) đã xây dựng hai tháp này hồi hướng công đức cho bố mẹ ông.

Hiếu thuận một di sản

Tương truyền, được sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng nhờ có lòng thành trong việc đóng góp xây dựng chùa đã làm cho Kim Dae-Seong được đầu thai lại làm con trai của Kim Mun-ryang, một vị quan to. Một hôm Kim Dae-Seong đang săn gấu trên ngọn Toham chàng trai bỗng nhiên cảm thấy sự hiển linh và một cái gì đó, theo nhà sư Iryon viết trong Samguk-yusa, hơn cả nhiệt tình tôn giáo đã thúc giục Kim Dae-Seong nguyện sẽ xây chùa Bulguksa để hồi hướng công đức cho cha mẹ mình hiện tiền và chùa Sokpulsa cho cha mẹ mình khi mất với một niềm thành kính vô tận.
Sokpulsa (hay ánh sáng chân lý) như tên gọi đầu tiên của động Seokguram- một trong những động đẹp nhất của đạo Phật, là một tượng đài để luôn tưởng nhớ mẹ cha của Kim Dae-Seong. Được xây dựng cùng thời gian với chùa Bulguksa, giống như cấu trúc của vùng phụ cận, Seokguram là một hang đá nhân tạo, một lễ đường, làm từ đá granit trắng gồm một tiền sảnh hình chữ nhật và một hình tròn bên trong với kỳ công kĩ thuật mái vòm được nối với nhau bằng một hành lang nhỏ. Trong đó có 38 vị Bồ tát chạm nổi trên tường bao quanh Sokkuram Grotto - một trong những tượng Phật điêu khắc đẹp nhất thế giới được đục từ khối đá granit cao 3,5m. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong tư thế tọa thiền trên một đài sen trông ra biển Đông, hai mắt trầm tư khép với vẻ mặt bình thản, khoan thai và toàn thức...
Có những giá trị mà vì chúng người ta sống, suốt đời tôn thờ, sùng kính và cũng vì chúng mà họ chết, sẵn sàng hy sinh và dâng hiến. ý nghĩa của cuộc sống này phải chăng là như thế. Tình mẫu tử, phụ tử từ thuở hồng hoang của loài người đến nay và mãi muôn sau cũng vậy luôn là giá trị tinh thần thiêng liêng nhất của nhân loại. Thành ngữ Việt có câu "Cá chuối đắm đuối vì con". Với loài cá, đó là bản năng. Với con người, tình cảm tự nhiên đó được nâng lên thành tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá… Vẫn biết là "nước mắt chảy xuôi" song hiếu thảo (hyodosasang) với người Hàn Quốc được coi là đức hạnh cao nhất giống như điều Đức Phật dạy trong 14 lời vàng: "Tội lỗi lớn nhất luân thường/ Là tội bất hiếu phụ ơn Cao Dày". Đã có rất nhiều chùa miếu thờ những người con hiếu hạnh trên xứ sở Hàn Quốc. Giữa những ngôi miếu đó, chùa Bulguksa hiện lên như một bức họa đại tự thêu đậm chữ Hiếu, và nghệ thuật thư pháp toả ra vầng hào quang ánh sáng Hàn linh huyền. Có gì thiêng liêng hơn tình mẫu tử và có gì sánh bằng tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái... Người Hàn ngày ngày vẫn được thưởng thức nghệ thuật, vẻ hùng vĩ cùng sự tôn linh của ngôi đền trong một niềm huyền tịnh. Và ngày 9.9.1995, UNESCO đã khẳng định giá trị vật thể, văn hoá của ngôi chùa, trân trọng ghi vào danh sách di sản văn hoá thế giới như một thông điệp về tình thương yêu của cha mẹ và lòng hiếu thảo với mẹ cha mãi luôn được sùng kính...
Hàn Quốc - xứ sở được mệnh danh là Buổi sáng thanh bình nơi bán đảo Cao Ly với những ngọn núi, con sông khi bình minh lên đẹp long lanh những giọt sương mai. Dòng Hàn giang ngày ngày vẫn thơ mộng và êm đềm chảy qua những bình minh từ hơn 5000 năm trước. Và ngọn Toham, vẻ đẹp một ban mai tinh khiết và tươi thanh hiện dần lên với bóng ngôi chùa Bulguksa. Phía xa sau mái chùa, hừng đông nhú lên. ánh nắng đầu tiên của ngày lọt vào ngôi chùa, đánh thức tiếng chuông để suy tưởng về lòng nhân ái, tình yêu thương của con người, về trí tuệ uyên minh của Đức Phật, về tín ngưỡng tâm linh, về hiếu thuận, về sự thiêng liêng. Và cùng với thời gian, chùa Bulguksa cứ bền bỉ mà đẹp, bền bỉ mà linh, mà toả rạng tinh thần...




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4728)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4488)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 4597)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 8091)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 4757)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4584)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 5179)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 4078)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 4564)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
10/04/2013(Xem: 5642)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]