- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
PHẨM "PHƯỚC SANH"
Phần đầu quyển 429, Hội thứ II, ĐBN.
(Tương đương với Đoạn hai, phẩm "So Lường Công Đức",
phần cuối Q.104, Hội thứ I, ĐBN)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Gợi ý:
Phẩm “Phước Sanh” của pháp hội thứ II, ĐBN chẳng khác nào phẩm “Thuật Thành”(Thuật lại sự thành tựu) của Kinh MHBNBLMĐ. Phẩm tựa có khác nhưng nội dung không khác. Nội dung của phẩm này đúc kết thành quả gặt hái được của người thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật của phẩm trước, thì có thể suy đoán kết quả của phẩm “Phước Sanh” này, chẳng có gì khó hiểu!
Tóm lược:
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Như vậy, như ngươi đã nói! Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Bát nhã Ba la mật đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v…, lại đem các phẩm thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột cùng tràng phan lọng báu, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ v.v... mà cúng dường, sẽ phát sanh nhóm phước vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đây có khả năng thành xong Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; cũng thành xong bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; cũng thành xong nội không cho đến vô tánh tự tánh không; cũng thành xong bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng thành xong năm nhãn, sáu thần thông; cũng thành xong tất cả Tam ma địa, Đà la ni môn; cũng thành xong thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; cũng thành xong tất cả Thanh văn, Độc giác và Vô thượng thừa Bồ đề; cũng thành xong Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Vì vậy, nên Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Bát nhã Ba la mật đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v…, lại dùng các thứ trang nghiêm như tràng hoa cho đến các ngọc diệu trân kỳ quý lạ v.v... cúng dường, thì phước đức của kẻ xây bảo tháp trước sánh với nhóm phước đây trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến cực số phần cũng chẳng bằng một. Vì sao? Vì Kinh điển Bát nhã Ba la mật thậm thâm đây lưu bố trong đời, tức thế gian này Phật bảo, Pháp bảo, Bí sô Tăng bảo quyết chẳng dứt diệt. Nếu Kinh điển Bát nhã Ba la mật đây an trụ trong nhân đạo, thế gian thường có mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc tất cả Tam ma địa, Đà la ni môn; hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; hoặc đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, Trưởng giả, Cư sĩ; hoặc trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác; hoặc Bồ Tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng. Tất cả những thắng sự như thế quyết chẳng dứt mất.
Sơ giải:
Phẩm này không cần chiết giải, Kinh nói rằng: “Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Bát nhã Ba la mật đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v…, lại dùng các thứ trang nghiêm như tràng hoa cho đến các ngọc diệu trân kỳ quý lạ v.v... mà vì cúng dường, thì phước đức của kẻ xây bảo tháp trước sánh với nhóm phước đây trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến cực số phần cũng chẳng bằng một”. Vì sao?
Vì nhờ có Bát Nhã Ba la mật an trụ trong nhân đạo, nên trời người, A tu la… thường có các pháp thế gian và xuất thế gian; có đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, Trưởng giả, Cư sĩ; hoặc trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác; hoặc Bồ Tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng. Tất cả những thắng sự như thế quyết chẳng dứt mất”.
Nội dung của phẩm này như trên đã nói là đúc kết thành quả của người thọ trì đọc tụng… Bát nhã Ba la mật của phẩm trước. Rất dễ hiểu nên không cần dẫn giải thêm nữa.
Xin xem lại chiết giải Đoạn hai của phẩm “So Lường Công Đức”, phần cuối quyển 104, Hội thứ I, ĐBN, sẽ rõ./.
---o0o---