Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

76. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)

03/08/202012:10(Xem: 8019)
76. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thin Bu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

76. Pháp Tánh Vô Động QT

 

PHẨM “PHÁP TÁNH VÔ ĐỘNG"


Phần sau quyển 397, Hội thứ I, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Như Hóa” quyển thứ 29, MHBNBLM)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước






 

Gợi ý:

Như trên đã nói để chấm dứt pháp hội thứ I, Phật thuyết các pháp chẳng thật, như huyễn hóa như mộng, các pháp vô tánh, vô tướng, pháp tánh rỗng không, để đưa đến kết luận là nếu có cái thấy biết như vậy thì được tâm bình đẳng, bình đẳng đó là thanh tịnh.

Nếu tri nhận như thế thì không còn chấp ngã, ngã sở thì tâm mới được như như bất động. Tâm như như bất động thì pháp tánh cũng vô động. Như vậy, trong ngoài đều được an nhiên tịch lặng. Nên phẩm này Phật thuyết “Pháp Tánh Vô Động”, để chúng hữu tình tâm hành dứt, bặt hý luận mà được thanh tịnh!

 

Tóm lược:

 

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tánh bình đẳng của các pháp đều không, không năng tác sở tác, làm sao các đại Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã thi thiết bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, làm lợi ích chúng hữu tình?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, pháp tánh bình đẳng của tất cả pháp, đều là bản tánh không, mà bản tánh không này đối với pháp hữu, pháp vô chẳng năng tác, sở tác. (Q. 397, ĐBN)

Này Thiện Hiện! Nếu chúng hữu tình tự biết các pháp tánh bình đẳng đều không, thời Như Lai hay Bồ Tát chẳng hiện thần thông làm các việc hi hữu, đó là trong bản tánh không của các pháp, vì không động nên khiến hữu tình xa lìa các thứ vọng tưởng điên đảo, an trụ các pháp không, giải thoát khổ sanh tử; cũng khiến các hữu tình xa lìa tưởng ngã, tưởng hữu tình, tưởng dòng sanh mạng, tưởng khả năng sanh khởi… cho tới tưởng cái biết, cái thấy; cũng khiến xa lìa tưởng sắc, tưởng thọ, tưởng, hành, thức; cũng khiến xa lìa tưởng 12 xứ, 18 giới; cũng khiến xa lìa tưởng nhân duyên, tưởng đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; cũng khiến xa lìa tưởng các pháp từ duyên sanh ra; cũng khiến xa lìa tưởng 12 duyên khởi; cũng khiến xa lìa tưởng pháp thế gian xuất thế gian, tưởng pháp hữu lậu vô lậu, tưởng pháp hữu vi vô vi, an trụ cảnh giới vô vi, giải thoát khổ sanh tử.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Do không nào mà nói các pháp là không?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Do tưởng không nên nói các pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu thân biến hóa lại hóa làm ra các việc thì việc này thật sự chẳng không chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các việc biến hóa hoàn toàn không có thật sự, tất cả đều không.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Biến hóa và không, hai pháp như thế chẳng phải hợp, chẳng phải tan; hai pháp đều không, nên chẳng phân biệt là không hay hóa. Vì sao? Vì chẳng phải trong rỗng không, có không có hóa, hai việc có thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Không có sắc nào mà chẳng phải là hóa, không có thọ, tưởng, hành, thức nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có 12 xứ 18 giới nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí v.v… mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có Bồ Tát hạnh nào mà chẳng phải là hóa, không có quả vị Giác ngộ tối cao nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các uẩn, xứ, giới, duyên khởi, duyên sanh, các chi duyên khởi v.v... thuộc thế gian đều là hóa. Các Ba la mật, hoặc ba mươi bảy Pháp phần Bồ đề, hoặc ba môn giải thoát, hoặc 18 pháp không, hoặc các Thánh đế, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa, hoặc mười địa Bồ Tát, hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, hoặc các quả vị do pháp ấy mà đạt được, hoặc các loại Bổ đặc già la nương vào pháp ấy mà an lập cũng đều là hóa hết sao?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Tất cả pháp thế gian và xuất thế gian đều như biến hóa, nhưng trong đó, có pháp là sở hóa của Thanh văn, có pháp là sở hóa của Độc giác, có pháp là sở hóa của Bồ Tát, có pháp là sở hóa của Như Lai, có pháp là sở hóa của phiền não, có pháp là sở hóa của thiện pháp.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này mà nói tất cả pháp đều như biến hóa như nhau không sai khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Có quả đoạn trừ, đó là quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc bậc Độc giác, hoặc bậc Như Lai, vĩnh viễn đoạn trừ tập khí phiền não tương tục, cũng đâu phải là hóa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các pháp nếu cùng hai tướng sanh diệt hợp nhau, thì đều là hóa. Nếu pháp chẳng cùng với tướng sanh diệt hợp nhau, pháp ấy chẳng phải hóa.

- Bạch Thế Tôn! Pháp nào là pháp chẳng phải là hóa?

- Này Thiện Hiện! Pháp chẳng hư dối tức là Niết bàn. Pháp này chẳng hợp với tướng sanh diệt, vì vậy chẳng phải là hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Như Thế Tôn đã nói, pháp tánh bình đẳng, tất cả đều không, không kẻ năng động, không hai khá được, không có chút pháp chẳng tự tánh không. Vì sao Niết bàn khá nói chẳng phải hóa?

- Này Thiện Hiện! Không có bất cứ một pháp nào dù nhỏ nhặt bằng đầu mảy lông mà tự tánh chẳng không, tự tánh không này không do ai làm ra, tánh nó thường không, đây tức là Niết bàn. Vì không ai làm ra, tự tánh thường không, chẳng lúc nào chẳng không, nên mới gọi là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa.

 

Lược giải:

 

Phẩm này một lần nữa đề cập “tất cả pháp là hóa, bản tánh không, tự tướng không”. Phật bảo: Không có bất cứ một pháp nào dù nhỏ nhiệm bằng đầu mảy lông mà tự tánh chẳng không, tự tánh không này không do ai làm ra, tánh nó thường không, đây tức là Niết bàn. Vì không ai làm ra, tự tánh thường không, chẳng lúc nào chẳng không, nên mới gọi là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa”. (Q.397, ĐBN)

 

Tất cả chư Phật biết tất cả pháp đều không, nên thân tâm không dao động. Do đó, chư Phật có thể chuyển các pháp mà không bị các pháp chuyển.

Quyển 576, phần “Na Già Thất Lợi”, ĐBN, Bồ Tát Long Cát Tường bảo: “Thiện Tử phải biết! Nếu những ai thân tâm dao động thì thấy đại địa… cũng dao động. Chư Phật Thế Tôn, Bồ Tát Bất thối chuyển, Độc giác và A la hán thân tâm an tĩnh, xa lìa mọi dao động; ở trong các pháp không thấy, không biết có động, có chuyển, có nghiêng, có lay. Vì sao? Vì các Ngài thường an trụ pháp không động, không chuyển, không nghiêng, không lay, nghĩa là chứng tướng Không, Vô tướng, Vô nguyện, vắng lặng, pháp xa lìa, Bản tánh không. Do trụ pháp này nên thân tâm không động”.

Suốt đại phẩm Bát Nhã từ trên xuống dưới, Phật lặp đi lặp lại: Các pháp như huyễn như hóa, không thật, giả có, chúng chỉ do duyên hợp, không có tự tánh nên bảo là không. Các pháp là như tướng. Quán tưởng như thế lâu ngày thì tâm sẽ được bình đẳng. Tâm bình đẳng tức bất động, bất động là không nghiêng, không chuyển, không lay nên bảo là thanh tịnh. Tu hành tám mươi bốn vạn pháp môn rốt lại chỉ cốt muốn được thanh tịnh. Thanh tịnh đó là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa.

 

Kết luận cho 3 phẩm:

(“Vô Tánh Tự Tánh”, “Thắng Nghĩa Du Già”

và  “Pháp Tánh Vô Động”)

 

Phẩm “Vô Tánh Tự Tánh” được thuyết ở cuối quyển 395 đến đầu quyển 396. Phẩm “Thắng Nghĩa Du Già” hay còn gọi là phẩm “Bình Đẳng”, được thuyết ở cuối quyển 396 đến cuối quyển 397. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động” được thuyết ở cuối quyển 397. Thật sự ba phẩm này diễn tả cùng một ý, vì có liên hệ hỗ tương nhau: Thấy tất cả pháp là không hay bản tánh không, thấy tất cả pháp tự tướng không, lấy vô tánh làm tự tánh thì được tâm bình đẳng bất động nên nói là thanh tịnh. Thanh tịnh này chính là Niết bàn. Niết bàn còn nói là an nhiên tịch tịnh.

Ba phẩm này có thể xem là kết luận của Hội thứ I nói riêng và Đại Bát Nhã nói chung. Bố cục này hết sức chặt chẽ dường như ở trong cùng một tiến trình có tánh cách vừa diễn dịch vừa qui nạp trong phương thức suy luận thường tục. Nhưng chả có gì gọi là suy luận ở đây, pháp nhĩ tự nhiên dù chư Phật có xuất hiện hay không, pháp thế gian và xuất thế gian vốn dĩ là như vậy. Kinh nói: “Thật tánh các pháp đều bất động”.

 

1. Phẩm “Vô Tánh Tự Tánh”:

 

1- Trong phẩm “Vô Tánh Tự Tánh”, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- “Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán sát thật tướng như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Quán thật tướng các pháp là đối với tất cả pháp đều quán là không.

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán pháp nào là không?

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán tự tướng không.

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, dùng Tỳ bà xá na quán tất cả pháp tự tướng không, hoàn toàn không thấy có tự tánh có thể an trụ trong ấy mà chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ và tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh; vô tánh như thế chẳng phải chư Phật tạo ra, chẳng phải Độc giác tạo ra, chẳng phải Bồ Tát tạo ra, chẳng phải chư Thanh văn hướng quả tạo ra, chỉ vì hữu tình đối với tất cả pháp chẳng biết chẳng thấy như thật đều không. Do nhân duyên này, các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, phương tiện thiện xảo, vì hữu tình như thật tuyên thuyết, khiến lìa chấp trước, thoát khổ sanh tử”.

 

2- Thay vì đối với tất cả pháp quán tự tướng là không” thì phẩm “Hành Tướng” quyển thứ 03, Kinh MHBNBLMĐ, lại quan niệm: “Tự tánh của tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ Tát, khi tu hành Bát Nhã, đối với tất cả pháp, hoặc chấp thủ cái có, hoặc chấp thủ cái chẳng có, hoặc chấp thủ cái cũng có, cũng chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng có chẳng phải chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát Nhã. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ”.

Vậy, tu hành Bát Nhã muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao thì phải quán tất cả pháp đều không, không thể nắm bắt, lấy vô tánh làm tự tánh. Vì vậy, Kinh nói: “Vô tánh ấy là Vô Thượng Bồ Đề”.

 

2. Phẩm “Thắng Nghĩa Du Già”:

 

Còn gọi là phẩm “Bình Đẳng” cũng nói: “tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh” và “trong rỗng không, tất cả tướng sai khác đều chẳng thể nắm bắt được”.

Nên, quyển thứ 29, Kinh MHBNBLMĐ nói: “Tướng bình đẳng của các pháp hữu vi, vô vi ấy tức là đệ nhất nghĩa. Lúc hành Bát nhã Ba la mật, đại Bồ Tát ở trong đệ nhất nghĩa chẳng động mà làm lợi ích cho chúng hữu tình”.

Phật bảo Thiện Hiện: “Ta nói tánh bình đẳng của tất cả pháp là pháp thanh tịnh”.

 

3. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động”.

 

Kinh cũng lặp lại các pháp là không thật, không có tự tánh nên gọi là vô tánh. Người thấy các pháp là không, vô tánh thì được tâm bất động. Nếu thấy pháp mà phân biệt pháp thì bị pháp chuyển. Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: Trần cảnh có lớn có nhỏ, cái “thấy” không có lớn nhỏ, nên bảo ông A Nan:

- “Này A Nan, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến giờ vì mê mình (tâm) làm vật, bỏ mất chơn tâm của mình, bị cảnh vật xoay chuyển nên thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, tốt xấu v.v... Nếu ai xoay chuyển được cảnh vật, thân tâm sáng suốt viên mãn, thì đồng với chư Phật. Lúc bấy giờ không rời đạo tràng mà trên đầu một mảy lông, có thể chứa đựng mười phương thế giới”.

Khi thấy cảnh vật phân biệt lớn nhỏ, tốt xấu... Đó là chấp tâm, “mê mình làm vật”, bị vật chuyển nên nói là mất tâm. Khi tâm không còn vọng động nữa và trở về với cái an nhiên tịch lặng, thì cảnh vật không còn lăng xăng níu kéo nữa, tâm được như như bất động. Lúc bấy giờ, một sợi lông hay mười phương thế giới cũng đều là chân tâm. Đã đồng là chân tâm cả, thì không còn thấy thế giới là lớn hay sợi lông là nhỏ mà thấy bình đẳng (đồng một thể tánh), nên nói “trên đầu một mảy lông, có thể chứa đựng mười phương thế giới”.

“Mưa ngoài trời cũng như mưa trong lòng”. Một câu nói thật thi vị, ướt át: Nó diễn tả một cách sống động cảnh một người trần mắt thịt như chúng ta, nhìn mưa rơi ngoài trời mà lòng thổn thức đau buồn chẳng khác nào như mưa rơi trong lòng. Đó là người đầy tâm sự, nên bị cảnh vật chuyển như thi hào Nguyễn Du nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”. Nhưng lại có câu “Vào cao lâu, tửu điếm như ngồi tại đạo tràng” (Dâm phòng tửu tứ vô phi thanh tịnh đạo tràng). Đó là tâm như như bất động dù trước các sự cám dỗ của ngũ dục lục trần, của bát phong(1) hay của tất cả thị phi nhân ngã khác. Điều đó có nghĩa là vật không chuyển được tâm. Vật không chuyển được tâm thì trái lại tâm có thể chuyển được vật. Nên ngay lúc ấy có thể... “dùng một sợi lông buộc núi Tô mê lô, núi Luân vi, các núi nhỏ khác và vạn vật trong tam thiên đại thiên thế giới, ném qua vô lượng, vô số, vô biên thế giới phương khác, mà không tổn hại các loài hữu tình.”

Vì vậy, dong ruỗi bên ngoài, dao động bên trong, nên nói là mờ mịt. Đó là chi mạc vô minh. Lúc nào cũng rõ ràng thường biết, làm chủ được thân tâm, trong ngoài bất động thì được cái diệu minh chân tánh. Yếu chỉ tu hành chỉ có thế!

Thích nghĩa cho phần lược giải này:

(1). Bát phong là được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui./.

 

---o0o---

 

 


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2021(Xem: 14617)
Nhận được lời mời của TT Thích Nguyên Tạng (Trưởng Ban Báo Chí và Xuất Bản Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN ) tôi sẽ là Thông tín viên cho Trang Nhà Quảng Đức và được tham dự Phiên họp của Hội Đồng Hoằng Pháp. Thật là một vinh dự cho một người Phật tử tín tâm hằng khao khát được góp chút ít thiện chí, cùng tán trợ việc hoằng dương chánh pháp theo tinh thần của Hội Đồng Hoằng Pháp. Với niềm hoan hỷ ấy, đệ tử Huệ Hương ( Úc Châu) kính xin được tường thuật lại những gì đã thu thập trong buổi Đại Hội Hoằng Pháp lần 1 năm 2021, được mở rộng trên diễn đàn online theo hệ thống trực tiếp Zoom. Vào 4:00 giờ sáng thứ Bảy ngày 27/11/2021 theo giờ Âu Châu hoặc giờ thay đổi tại nhiều địa phương khác nhau: Sài Gòn (Việt Nam): 10:00 sáng thứ Bảy 27/11/2021; Los Angeles (USA): 8pm thứ Sáu 26/11/2021; Ottawa (Canada): 11pm thứ Sáu 26/11/2021; Melbourne (Australia): 2pm thứ Bảy, 27/11/202.
25/11/2021(Xem: 29901)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 15523)
Các sách của Bình Anson dạng ebook PDF 1) Căn bản hành thiền (2020) 2) Những lời Phật dạy (2016) 3) Lợi ích của thiền hành (1997, 2016) 4) Vì sao tôi theo Đạo Phật? (2020) 5) Mười pháp quán tưởng (2019) 6) Về quả vị Dự Lưu (2021). - Tuyển tập các bài viết -Trích lục kinh điển Pali 7) Căn bản Phật giáo (2020) 8 ) Bốn bài thiền tập căn bản (2020) 9) Thương yêu là thông cảm (2005) 10) An bình tĩnh lặng (2005) 11) Giới thiệu Đạo Phật (2007) 12) Phật pháp vấn đáp (2020) 13) Lý thuyết và thực tế (2008)
23/11/2021(Xem: 15007)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 6357)
Các dịch phẩm của Hòa thượng THÍCH TÂM QUANG (1924-2019) Chùa Tam Bảo, Fresno, California, USA
22/11/2021(Xem: 15645)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 4563)
Khi được Trưởng lão Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, bổ nhiệm vào vai trò “đồng Tổng biên tập” dự án “Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam”[1] năm 2019, tôi bắt tay vào việc biên soạn và đến tháng 11/2021, tôi đã hoàn tất các bản thảo, dự kiến xuất bản trong cuối năm 2021: (i) Tổng mục lục Tam tạng Pāḷi, (ii) Mục lục Tam tạng Đại Chánh, (iii) Tổng mục mục Tam tạng Phật giáo, (iv) Thư mục tham khảo Tam tạng Đại Chánh. Bốn quyển sách này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp tôi tiếp tục biên soạn quyển “Tổng mục lục Thánh điển Phật giáo Việt Nam”, dự kiến hoàn tất trong năm 2022.
18/11/2021(Xem: 24974)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 7178)
01. Niết-bàn 02. Vô minh 03. Giáo lý Vô thường 04. Không có ngã hay Không phải ngã 05. Pháp môn Không phải ngã 06. Định nghĩa của Niệm 07. Giáo dục lòng Từ Bi 08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 09. Làm sao để hiểu tâm mình? 10. Hoà Giải, Phải & Trái 11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo * AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS by Thanissaro Bhikkhu CONTENTS 01. The Image of Nirvāṇa 02. Ignorance 03. All About Change 04. No-self or Not-self? 05. The Not-self Strategy 06. Mindfulness Defined 07. Educating Compassion 08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda 09. How to Read Your Own Mind 10. Reconciliation, Right & Wrong 11. The Roots of Buddhist Romanticism
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567