(Tương đương với phẩm “Như Hóa” quyển thứ 29, MHBNBLM)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước
Gợi ý:
Như trên đã nói để chấm dứt pháp hội thứ I, Phật thuyết các pháp chẳng thật, như huyễn hóa như mộng, các pháp vô tánh, vô tướng, pháp tánh rỗng không, để đưa đến kết luận là nếu có cái thấy biết như vậy thì được tâm bình đẳng, bình đẳng đó là thanh tịnh.
Nếu tri nhận như thế thì không còn chấp ngã, ngã sở thì tâm mới được như như bất động. Tâm như như bất động thì pháp tánh cũng vô động. Như vậy, trong ngoài đều được an nhiên tịch lặng. Nên phẩm này Phật thuyết “Pháp Tánh Vô Động”, để chúng hữu tình tâm hành dứt, bặt hý luận mà được thanh tịnh!
Tóm lược:
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu tánh bình đẳng của các pháp đều không, không năng tác sở tác, làm sao các đại Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã thi thiết bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, làm lợi ích chúng hữu tình?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, pháp tánh bình đẳng của tất cả pháp, đều là bản tánh không, mà bản tánh không này đối với pháp hữu, pháp vô chẳng năng tác, sở tác. (Q. 397, ĐBN)
Này Thiện Hiện! Nếu chúng hữu tình tự biết các pháp tánh bình đẳng đều không, thời Như Lai hay Bồ Tát chẳng hiện thần thông làm các việc hi hữu, đó là trong bản tánh không của các pháp, vì không động nên khiến hữu tình xa lìa các thứ vọng tưởng điên đảo, an trụ các pháp không, giải thoát khổ sanh tử; cũng khiến các hữu tình xa lìa tưởng ngã, tưởng hữu tình, tưởng dòng sanh mạng, tưởng khả năng sanh khởi… cho tới tưởng cái biết, cái thấy; cũng khiến xa lìa tưởng sắc, tưởng thọ, tưởng, hành, thức; cũng khiến xa lìa tưởng 12 xứ, 18 giới; cũng khiến xa lìa tưởng nhân duyên, tưởng đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; cũng khiến xa lìa tưởng các pháp từ duyên sanh ra; cũng khiến xa lìa tưởng 12 duyên khởi; cũng khiến xa lìa tưởng pháp thế gian xuất thế gian, tưởng pháp hữu lậu vô lậu, tưởng pháp hữu vi vô vi, an trụ cảnh giới vô vi, giải thoát khổ sanh tử.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Do không nào mà nói các pháp là không?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Do tưởng không nên nói các pháp là không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu thân biến hóa lại hóa làm ra các việc thì việc này thật sự chẳng không chăng?
Thiện Hiện đáp:
- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các việc biến hóa hoàn toàn không có thật sự, tất cả đều không.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Biến hóa và không, hai pháp như thế chẳng phải hợp, chẳng phải tan; hai pháp đều không, nên chẳng phân biệt là không hay hóa. Vì sao? Vì chẳng phải trong rỗng không, có không có hóa, hai việc có thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Không có sắc nào mà chẳng phải là hóa, không có thọ, tưởng, hành, thức nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có 12 xứ 18 giới nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí v.v… mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không. Không có Bồ Tát hạnh nào mà chẳng phải là hóa, không có quả vị Giác ngộ tối cao nào mà chẳng phải là hóa. Các sự biến hóa ấy đều là không.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các uẩn, xứ, giới, duyên khởi, duyên sanh, các chi duyên khởi v.v... thuộc thế gian đều là hóa. Các Ba la mật, hoặc ba mươi bảy Pháp phần Bồ đề, hoặc ba môn giải thoát, hoặc 18 pháp không, hoặc các Thánh đế, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa, hoặc mười địa Bồ Tát, hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, hoặc các quả vị do pháp ấy mà đạt được, hoặc các loại Bổ đặc già la nương vào pháp ấy mà an lập cũng đều là hóa hết sao?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Tất cả pháp thế gian và xuất thế gian đều như biến hóa, nhưng trong đó, có pháp là sở hóa của Thanh văn, có pháp là sở hóa của Độc giác, có pháp là sở hóa của Bồ Tát, có pháp là sở hóa của Như Lai, có pháp là sở hóa của phiền não, có pháp là sở hóa của thiện pháp.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này mà nói tất cả pháp đều như biến hóa như nhau không sai khác.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Có quả đoạn trừ, đó là quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc bậc Độc giác, hoặc bậc Như Lai, vĩnh viễn đoạn trừ tập khí phiền não tương tục, cũng đâu phải là hóa?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Các pháp nếu cùng hai tướng sanh diệt hợp nhau, thì đều là hóa. Nếu pháp chẳng cùng với tướng sanh diệt hợp nhau, pháp ấy chẳng phải hóa.
- Bạch Thế Tôn! Pháp nào là pháp chẳng phải là hóa?
- Này Thiện Hiện! Pháp chẳng hư dối tức là Niết bàn. Pháp này chẳng hợp với tướng sanh diệt, vì vậy chẳng phải là hóa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Như Thế Tôn đã nói, pháp tánh bình đẳng, tất cả đều không, không kẻ năng động, không hai khá được, không có chút pháp chẳng tự tánh không. Vì sao Niết bàn khá nói chẳng phải hóa?
- Này Thiện Hiện! Không có bất cứ một pháp nào dù nhỏ nhặt bằng đầu mảy lông mà tự tánh chẳng không, tự tánh không này không do ai làm ra, tánh nó thường không, đây tức là Niết bàn. Vì không ai làm ra, tự tánh thường không, chẳng lúc nào chẳng không, nên mới gọi là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa.
Lược giải:
Phẩm này một lần nữa đề cập “tất cả pháp là hóa, bản tánh không, tự tướng không”. Phật bảo: “Không có bất cứ một pháp nào dù nhỏ nhiệm bằng đầu mảy lông mà tự tánh chẳng không, tự tánh không này không do ai làm ra, tánh nó thường không, đây tức là Niết bàn. Vì không ai làm ra, tự tánh thường không, chẳng lúc nào chẳng không, nên mới gọi là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa”. (Q.397, ĐBN)
Tất cả chư Phật biết tất cả pháp đều không, nên thân tâm không dao động. Do đó, chư Phật có thể chuyển các pháp mà không bị các pháp chuyển.
Quyển 576, phần “Na Già Thất Lợi”, ĐBN, Bồ Tát Long Cát Tường bảo: “Thiện Tử phải biết! Nếu những ai thân tâm dao động thì thấy đại địa… cũng dao động. Chư Phật Thế Tôn, Bồ Tát Bất thối chuyển, Độc giác và A la hán thân tâm an tĩnh, xa lìa mọi dao động; ở trong các pháp không thấy, không biết có động, có chuyển, có nghiêng, có lay. Vì sao? Vì các Ngài thường an trụ pháp không động, không chuyển, không nghiêng, không lay, nghĩa là chứng tướng Không, Vô tướng, Vô nguyện, vắng lặng, pháp xa lìa, Bản tánh không. Do trụ pháp này nên thân tâm không động”.
Suốt đại phẩm Bát Nhã từ trên xuống dưới, Phật lặp đi lặp lại: Các pháp như huyễn như hóa, không thật, giả có, chúng chỉ do duyên hợp, không có tự tánh nên bảo là không. Các pháp là như tướng. Quán tưởng như thế lâu ngày thì tâm sẽ được bình đẳng. Tâm bình đẳng tức bất động, bất động là không nghiêng, không chuyển, không lay nên bảo là thanh tịnh. Tu hành tám mươi bốn vạn pháp môn rốt lại chỉ cốt muốn được thanh tịnh. Thanh tịnh đó là Niết bàn. Niết bàn là vô sanh, vô diệt, phi hóa.
Kết luận cho 3 phẩm:
(“Vô Tánh Tự Tánh”, “Thắng Nghĩa Du Già”
và “Pháp Tánh Vô Động”)
Phẩm “Vô Tánh Tự Tánh” được thuyết ở cuối quyển 395 đến đầu quyển 396. Phẩm “Thắng Nghĩa Du Già” hay còn gọi là phẩm “Bình Đẳng”, được thuyết ở cuối quyển 396 đến cuối quyển 397. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động” được thuyết ở cuối quyển 397. Thật sự ba phẩm này diễn tả cùng một ý, vì có liên hệ hỗ tương nhau: Thấy tất cả pháp là không hay bản tánh không, thấy tất cả pháp tự tướng không, lấy vô tánh làm tự tánh thì được tâm bình đẳng bất động nên nói là thanh tịnh. Thanh tịnh này chính là Niết bàn. Niết bàn còn nói là an nhiên tịch tịnh.
Ba phẩm này có thể xem là kết luận của Hội thứ I nói riêng và Đại Bát Nhã nói chung. Bố cục này hết sức chặt chẽ dường như ở trong cùng một tiến trình có tánh cách vừa diễn dịch vừa qui nạp trong phương thức suy luận thường tục. Nhưng chả có gì gọi là suy luận ở đây, pháp nhĩ tự nhiên dù chư Phật có xuất hiện hay không, pháp thế gian và xuất thế gian vốn dĩ là như vậy. Kinh nói: “Thật tánh các pháp đều bất động”.
1. Phẩm “Vô Tánh Tự Tánh”:
1- Trong phẩm “Vô Tánh Tự Tánh”, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- “Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán sát thật tướng như thế nào?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Quán thật tướng các pháp là đối với tất cả pháp đều quán là không.
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán pháp nào là không?
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả pháp quán tự tướng không.
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, dùng Tỳ bà xá na quán tất cả pháp tự tướng không, hoàn toàn không thấy có tự tánh có thể an trụ trong ấy mà chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ và tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh; vô tánh như thế chẳng phải chư Phật tạo ra, chẳng phải Độc giác tạo ra, chẳng phải Bồ Tát tạo ra, chẳng phải chư Thanh văn hướng quả tạo ra, chỉ vì hữu tình đối với tất cả pháp chẳng biết chẳng thấy như thật đều không. Do nhân duyên này, các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, phương tiện thiện xảo, vì hữu tình như thật tuyên thuyết, khiến lìa chấp trước, thoát khổ sanh tử”.
2- Thay vì đối với tất cả pháp “quán tự tướng là không” thì phẩm “Hành Tướng” quyển thứ 03, Kinh MHBNBLMĐ, lại quan niệm: “Tự tánh của tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ Tát, khi tu hành Bát Nhã, đối với tất cả pháp, hoặc chấp thủ cái có, hoặc chấp thủ cái chẳng có, hoặc chấp thủ cái cũng có, cũng chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng có chẳng phải chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát Nhã. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ”.
Vậy, tu hành Bát Nhã muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao thì phải quán tất cả pháp đều không, không thể nắm bắt, lấy vô tánh làm tự tánh. Vì vậy, Kinh nói: “Vô tánh ấy là Vô Thượng Bồ Đề”.
2. Phẩm “Thắng Nghĩa Du Già”:
Còn gọi là phẩm “Bình Đẳng” cũng nói: “tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh” và “trong rỗng không, tất cả tướng sai khác đều chẳng thể nắm bắt được”.
Nên, quyển thứ 29, Kinh MHBNBLMĐ nói: “Tướng bình đẳng của các pháp hữu vi, vô vi ấy tức là đệ nhất nghĩa. Lúc hành Bát nhã Ba la mật, đại Bồ Tát ở trong đệ nhất nghĩa chẳng động mà làm lợi ích cho chúng hữu tình”.
Phật bảo Thiện Hiện: “Ta nói tánh bình đẳng của tất cả pháp là pháp thanh tịnh”.
3. Phẩm “Pháp Tánh Vô Động”.
Kinh cũng lặp lại các pháp là không thật, không có tự tánh nên gọi là vô tánh. Người thấy các pháp là không, vô tánh thì được tâm bất động. Nếu thấy pháp mà phân biệt pháp thì bị pháp chuyển. Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: Trần cảnh có lớn có nhỏ, cái “thấy” không có lớn nhỏ, nên bảo ông A Nan:
- “Này A Nan, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến giờ vì mê mình (tâm) làm vật, bỏ mất chơn tâm của mình, bị cảnh vật xoay chuyển nên thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, tốt xấu v.v... Nếu ai xoay chuyển được cảnh vật, thân tâm sáng suốt viên mãn, thì đồng với chư Phật. Lúc bấy giờ không rời đạo tràng mà trên đầu một mảy lông, có thể chứa đựng mười phương thế giới”.
Khi thấy cảnh vật phân biệt lớn nhỏ, tốt xấu... Đó là chấp tâm, “mê mình làm vật”, bị vật chuyển nên nói là mất tâm. Khi tâm không còn vọng động nữa và trở về với cái an nhiên tịch lặng, thì cảnh vật không còn lăng xăng níu kéo nữa, tâm được như như bất động. Lúc bấy giờ, một sợi lông hay mười phương thế giới cũng đều là chân tâm. Đã đồng là chân tâm cả, thì không còn thấy thế giới là lớn hay sợi lông là nhỏ mà thấy bình đẳng (đồng một thể tánh), nên nói “trên đầu một mảy lông, có thể chứa đựng mười phương thế giới”.
“Mưa ngoài trời cũng như mưa trong lòng”. Một câu nói thật thi vị, ướt át: Nó diễn tả một cách sống động cảnh một người trần mắt thịt như chúng ta, nhìn mưa rơi ngoài trời mà lòng thổn thức đau buồn chẳng khác nào như mưa rơi trong lòng. Đó là người đầy tâm sự, nên bị cảnh vật chuyển như thi hào Nguyễn Du nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”. Nhưng lại có câu “Vào cao lâu, tửu điếm như ngồi tại đạo tràng” (Dâm phòng tửu tứ vô phi thanh tịnh đạo tràng). Đó là tâm như như bất động dù trước các sự cám dỗ của ngũ dục lục trần, của bát phong(1) hay của tất cả thị phi nhân ngã khác. Điều đó có nghĩa là vật không chuyển được tâm. Vật không chuyển được tâm thì trái lại tâm có thể chuyển được vật. Nên ngay lúc ấy có thể... “dùng một sợi lông buộc núi Tô mê lô, núi Luân vi, các núi nhỏ khác và vạn vật trong tam thiên đại thiên thế giới, ném qua vô lượng, vô số, vô biên thế giới phương khác, mà không tổn hại các loài hữu tình.”
Vì vậy, dong ruỗi bên ngoài, dao động bên trong, nên nói là mờ mịt. Đó là chi mạc vô minh. Lúc nào cũng rõ ràng thường biết, làm chủ được thân tâm, trong ngoài bất động thì được cái diệu minh chân tánh. Yếu chỉ tu hành chỉ có thế!
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022
Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com)
NỘI DUNG SỐ NÀY:
THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7
THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022
Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com)
NỘI DUNG SỐ NÀY:
THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới).
Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
Chỉ còn áng mây, trăng khuyết tịch mù, mãi thức tỉnh luân phiên hiện hữu giữa dòng đời bất tận. Nắng hay mưa, ngày hay đêm vẫn theo thời gian mà lúc ẩn lúc hiện, khiến vạn kiếp nhân sinh mãi tồn động rong chơi trong ba ngàn cõi tâm.
Đời người đi qua như giấc mộng, chỉ một kiếp thở dài ngắn sẽ ngừng chuyển thức tâm, chính vì nhân duyên ấy chàng kẻ sĩ du hành vân du khắp chốn đó đây, khoác áo y pháp cà sa như chính mình gom lại những vết hằn sương ảnh trên thảm cỏ hơi sương, giữa cuộc tình nhân thế.
Hẳn nhiên, chàng kẻ sĩ ngước nhìn dưới lớp mây xanh, tinh khôi chào đón ánh bình minh, để học thêm cuộc tình hương đạo, từ việc hành trì trong nguyện giới pháp tướng du tăng, mà phổ hoá nhân sinh. Chàng mở đôi mắt tuệ đến sương thi hoá vào chốn nhân gian.
Bồ Tát Quán Tự Tại khi hành giải thoát trí tuệ sâu mầu, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách.
Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Này Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp ấy không sinh, không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Vì vậy, trong không: Không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có mắt cho đến không có thức; không có vô minh, cũng không có hết vô minh; cho đến không có già, không có chết; cũng không có hết già chết; không có khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế; không có trí, cũng không có chứng đắc.
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021
Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com)
NỘI DUNG SỐ NÀY:
THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4
BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9
ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022
Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com)
NỘI DUNG SỐ NÀY:
THƯ TÒA SOẠN, trang 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7
THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8
THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.