Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Phẩm “Xá Lợi”

24/12/202011:12(Xem: 6296)
05. Phẩm “Xá Lợi”

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-510

 

V. PHẨM “XÁ LỢI”

Phần đầu quyển 558, Hội thứ V, ĐBN.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

 

Tóm lược:

 

Quyển thứ 558 

 

Lại nữa, Kiều thi ca! Giả sử xá lợi của Phật đầy dẫy cả châu Thiệm bộ này lấy làm một phần, có người biên chép pháp môn Bát nhã Ba la mật thâm diệu lấy làm một phần, thì trong hai phần ấy ngươi nhận phần nào?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch Thế Tôn! Ý của con thà nhận Bát Nhã thậm thâm. Vì sao? Vì chẳng phải con không tin nhận, cung kính, cúng dường xá lợi của chư Phật, nhưng thân của chư Phật và xá lợi đều nhân nơi pháp môn Bát nhã Ba la mật thậm thâm mà xuất sanh; đều do công đức uy lực đã huân tu từ Bát nhã Ba la mật nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v… cung kính, cúng dường.

Bạch Thế Tôn! Như con ngồi trên tòa Thiên đế, trong điện Thiện pháp, ở cõi trời Ba mươi ba, khi tuyên thuyết chánh pháp cho các trời, có vô lượng các Thiên tử v.v... đi đến chỗ con nghe thuyết pháp, cung kính, cúng dường, nhiễu quanh bên phải rồi đi. Khi con không có ở trên pháp tòa kia, nhưng các Thiên tử v.v... đi đến chỗ đó, mặc dù không thấy con nhưng họ vẫn cung kính, cúng dường như khi con đang ở tại đó. Họ nói: “Chỗ này là tòa của trời Đế Thích ngồi thuyết pháp cho chư Thiên v.v... Chúng ta nên cúng dường cung kính, xem như Thiên chủ hiện đang ở đó”, rồi nhiễu quanh bên phải lui ra.

Xá lợi của Phật cũng như vậy. Bát Nhã thậm thâm làm chỗ nương tựa của Nhất thiết trí trí, nên được tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... cung kính, cúng dường. Thế nên con nói: Trong hai phần, ý của con thà nhận Bát nhã Ba la mật thậm thâm.

Bạch Thế Tôn! Giả sử xá lợi của Phật đầy dẫy cả Tam thiên đại thiên thế giới lấy làm một phần, có người biên chép pháp môn Bát nhã Ba la mật thậm thâm làm một phần, thì trong hai phần ấy, ý của con thà nhận Bát Nhã. Vì sao? Vì chẳng phải con không tín thọ, cung kính, cúng dường xá lợi của Phật, nhưng thân và xá lợi của chư Phật là đều nhân nơi pháp môn Bát nhã Ba la mật thậm thâm mà sanh ra vậy. Đều do công đức uy lực đã huân tu của pháp môn Bát nhã Ba la mật thậm thâm nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... cung kính, cúng dường.

Bạch Thế Tôn! Như người mắc nợ, sợ hãi chủ nợ, liền gần gũi hầu hạ quốc vương, nương dựa thế lực của vua, khỏi sợ hãi. Trái lại còn được chủ nợ sợ hãi, cúng dường. Vì sao? Vì người kia nương cậy vào thế lực của vua, được vua che chở nên có nhiều uy thế vậy.

Vua, dụ cho Bát nhã Ba la mật. Xá lợi của Phật, dụ cho kẻ nương vua. Do nương Bát nhã Ba la mật nên được thế gian cung kính, cúng dường. Chư Phật được đắc Nhất thiết trí trí là cũng nương Bát nhã Ba la mật mà được thành tựu, nên con thà nhận Bát nhã Ba la mật hơn.

Bạch Thế Tôn! Ví như thần châu đại bảo vô giá, đủ vô lượng uy đức thù thắng vi diệu; bất kỳ chỗ nào có thần châu này thì nhơn phi nhơn v.v... không thể làm hại.

Giả sử có nam hoặc nữ bị quỷ thần gây hại, thân tâm buồn khổ, có người đem thần châu này bảo cho người đó biết, do uy lực của thần châu nên quỷ liền bỏ đi.

Có các bệnh nhiệt, bệnh phong, bệnh đàm, hoặc cả hai, hoặc cả ba thứ hòa hợp làm bệnh, nếu có người nào buộc thần châu này nơi thân thì các bệnh như thế đều được trừ diệt.

Thần châu này để ở chỗ tối tăm, có thể làm cho chỗ đó được soi sáng. Khi nóng bức có thể làm cho mát mẻ. Khi lạnh có thể làm cho ấm áp.

Bất kỳ địa phương nào có thần châu này thì ở đó thời tiết điều hòa, không lạnh, không nóng.

Nếu địa phương nào có thần châu này thì các thứ độc như: Rắn, rết, bọ cạp v.v... đều không dám ở.

Giả sử có nam tử hoặc nữ nhơn nào bị trúng độc, đau đớn khó chịu, nếu có người đem thần châu này cho những người kia thấy, thì nhờ thần lực của thần châu nên các độc liền tiêu diệt.

Nếu các hữu tình nào bị bệnh hủi, ghẻ dữ, ghẻ nhọt, bệnh thủng, mắt lòa, bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh lưỡi, bệnh yết hầu, bệnh nơi thân, bệnh nơi các lóng đốt… mà đeo thần châu này thì đều được khỏi hẳn các bệnh.

Nếu trong các ao suối, giếng v.v... nước trong đó đục dơ, hoặc sắp khô cạn, đem thần châu này để vào trong đó, nước liền đầy tràn và trong trẻo, sạch sẽ, thơm tho, đủ tám công đức.

Nếu đem áo thêu đủ thứ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, bích lục… gói thần châu này bỏ vào trong nước, nước tùy theo sắc của áo làm thành đủ thứ màu sắc khác nhau.

Thần châu đại bảo vô giá này oai đức vô biên, nói không thể hết. Nếu đựng trong rương, trong tráp cũng làm cho đồ đựng đó thành tựu đầy đủ vô biên uy đức. Giả sử rương tráp ấy trống không, nhưng do từng đựng thần châu nên rương tráp đó cũng được mọi người quý trọng.

Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích:

- Thần châu như thế là chỉ riêng ở trên trời có, hay trong nhơn gian cũng có?

Trời Đế Thích thưa:

- Trong nhơn gian, trên trời đều có thần châu này. Nhưng ở trong nhơn gian thì hình dáng nhỏ mà nặng; còn ở trên trời thì hình dáng lớn mà nhẹ. Lại tướng của thần châu ở nhơn gian chẳng đầy đủ, còn tướng thần châu trên trời thì tròn đầy. Uy đức thần châu trên trời thù thắng gấp vô lượng vô số thần châu ở nhơn gian.

Bấy giờ, Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật thâm diệu cũng như vậy, làm cội gốc cho các đức, có thể diệt trừ vô lượng pháp ác bất thiện; bất kỳ để ở chỗ nào cũng diệt trừ đau khổ nơi thân tâm các hữu tình; nhơn phi nhơn v.v... chẳng thể làm hại. Như Lai đã đắc Nhất thiết trí trí và vô lượng, vô biên công đức khác đều phát xuất từ Bát nhã Ba la mật; còn xá lợi của Phật là do các công đức đã huân tu, làm vật nương tựa cho các công đức này vậy. Sau khi Phật Niết bàn, nhận lãnh tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... cung kính, cúng dường. Thế nên con nói: Trong hai phần, ý con thà nhận Bát nhã Ba la mật hơn.

Bạch Thế Tôn! Giả sử thế giới mười phương như cát sông Hằng đầy dẫy xá lợi của Phật làm một phần; có người biên chép pháp môn Bát nhã Ba la mật làm một phần, thì trong hai phần đó, ý con thà nhận Bát nhã Ba la mật thậm thâm. Vì sao? Vì chẳng phải con không tin nhận, cung kính, cúng dường xá lợi của Phật, nhưng thân và xá lợi của chư Phật đều nhân nơi pháp môn Bát nhã Ba la mật thậm thâm mà sanh ra vậy. Đều nhờ công đức uy lực đã huân tu pháp môn Bát nhã Ba la mật nên mới được tất cả thế gian, thiên, nhơn, A tu la v.v... cung kính, cúng dường.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bát Nhã thậm thâm có thể sanh Nhất thiết trí trí của Như Lai. Như Lai đắc được Nhất thiết trí trí, có thể sanh thân và xá lợi của Phật. Thế nên, cúng dường Bát nhã Ba la mật như vậy thì chính là cúng dường Nhất thiết trí trí và xá lợi chư Phật ba đời.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam, thiện nữ muốn được thường thấy chư Phật trong mười phương thì phải tu tập Bát Nhã thậm thâm.

Khi ấy, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng như vậy! Đúng như lời ngươi nói! Kiều thi ca! Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương Bát Nhã mà chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Thế nên Như Lai cung kính, cúng dường.

Trời Đế Thích thưa:

- Bát nhã Ba la mật như thế là Vô thượng Ba la mật. Tất cả Như Lai đều nương Bát nhã Ba la mật mà biết được tâm hành sai khác của các hữu tình.

Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng như vậy! Đúng như lời ngươi nói! Kiều thi ca! Thế nên chúng đại Bồ Tát luôn luôn tu hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm vì biết đúng như thật, tâm hành sai khác của các loài hữu tình.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Các chúng Bồ Tát chỉ nên hành Bát nhã Ba la mật, hay là cũng nên hành năm Ba la mật khác?

Phật bảo trời Đế Thích:

- Chúng các Bồ Tát nên hành đủ sáu Ba la mật. Nhưng hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự khi quán các pháp đều đem Bát nhã Ba la mật mà làm thượng thủ.

Kiều thi ca! Như ở châu Thiệm bộ có các thứ cây, nhánh, cành, cọng, thân, hoa, lá, quả, hạt… tuy có các thứ hình dáng không giống nhau nhưng bóng râm của nó thì hoàn toàn không khác. Sáu pháp Ba la mật như vậy, tuy mỗi pháp có khác nhau nhưng nhờ phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật hộ trì, hồi hướng Nhất thiết trí trí nên các tướng sai khác kia hoàn toàn không khác.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật thậm thâm, thành tựu viên mãn rộng lớn vô lượng, vô biên công đức. Nếu có người nào biên chép, thọ trì Bát nhã Ba la mật như thế và trang sức xinh đẹp bằng các thứ báu; lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, giữ gìn không xả bỏ. Lại có người biên chép, thọ trì Bát nhã Ba la mật như thế, trang sức xinh đẹp bằng các thứ báu, lại đem bố thí cho người khác thọ trì, đọc tụng, thì trong hai phước, phước nào nhiều hơn?

Phật bảo trời Đế Thích:

- Ta hỏi ngươi, tùy ý ngươi trả lời: Các hữu tình nào thỉnh được xá lợi của Phật, dùng vật báu đựng, tôn trí ở chỗ sạch sẽ, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, giữ gìn không xả bỏ. Lại có người thỉnh được xá lợi của Phật đem phân phát cho người khác, bảo người đó cúng dường. Ý ngươi thế nào? Trong hai phước này, phước nào nhiều hơn?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Thế Tôn dạy thì trong hai phước này, phước sau nhiều hơn.

Phật khen trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Như lời ngươi nói. Kiều thi ca! Người biên chép, thọ trì Bát nhã Ba la mật hoặc tự mình cúng dường, hoặc chuyển cho người khác thọ trì, đọc tụng thì trong hai phước này, phước sau nhiều hơn.

Lại nữa, Kiều thi ca! Nếu thiện nam, thiện nữ có thể đem nghĩa thú sâu xa của Bát Nhã phân biệt giảng thuyết cho người, thì phước đức đạt nhiều hơn phước đức của người đem đồ vật bố thí cho người khác gấp trăm ngàn lần. Nên kính vị pháp sư này như kính Phật.

 

Sơ giải:

 

Bất cứ phẩm “Xá Lợi” của Hội nào, ai đọc qua cũng hiểu. Đây chỉ là so sánh công đức của người thờ phụng xá lợi Phật với người thọ trì đọc tụng, hay truyền bá Bát nhã Ba la mật. Công đức của người đọc tụng, thọ trì và truyền bá Bát nhã Ba la mật lức nào cũng hơn công đức của người thờ phụng xá lợi Phật. Nên khi Phật hỏi Kiều Thi Ca, trong hai thứ đó, ông chọn thứ nào? Kiều Thi Ca liền trả lời: Con thà chọn Kinh Bát nhã Ba la mật hơn.

Kinh giải thích rất dễ hiểu. Nên không cần nói thêm./.

 

---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2022(Xem: 5780)
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022 Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
13/03/2022(Xem: 19102)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
02/03/2022(Xem: 5967)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
15/02/2022(Xem: 5824)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
10/02/2022(Xem: 5770)
Chỉ còn áng mây, trăng khuyết tịch mù, mãi thức tỉnh luân phiên hiện hữu giữa dòng đời bất tận. Nắng hay mưa, ngày hay đêm vẫn theo thời gian mà lúc ẩn lúc hiện, khiến vạn kiếp nhân sinh mãi tồn động rong chơi trong ba ngàn cõi tâm. Đời người đi qua như giấc mộng, chỉ một kiếp thở dài ngắn sẽ ngừng chuyển thức tâm, chính vì nhân duyên ấy chàng kẻ sĩ du hành vân du khắp chốn đó đây, khoác áo y pháp cà sa như chính mình gom lại những vết hằn sương ảnh trên thảm cỏ hơi sương, giữa cuộc tình nhân thế. Hẳn nhiên, chàng kẻ sĩ ngước nhìn dưới lớp mây xanh, tinh khôi chào đón ánh bình minh, để học thêm cuộc tình hương đạo, từ việc hành trì trong nguyện giới pháp tướng du tăng, mà phổ hoá nhân sinh. Chàng mở đôi mắt tuệ đến sương thi hoá vào chốn nhân gian.
09/02/2022(Xem: 18482)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
06/02/2022(Xem: 12520)
Bồ Tát Quán Tự Tại khi hành giải thoát trí tuệ sâu mầu, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách. Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Này Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp ấy không sinh, không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Vì vậy, trong không: Không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có mắt cho đến không có thức; không có vô minh, cũng không có hết vô minh; cho đến không có già, không có chết; cũng không có hết già chết; không có khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế; không có trí, cũng không có chứng đắc.
05/02/2022(Xem: 5661)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 5543)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 5369)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567