Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ V: Các bài sám văn cảnh sách – văn tế

10/05/201317:25(Xem: 11924)
Phần thứ V: Các bài sám văn cảnh sách – văn tế

Tuyển tập các bài sám văn - Tập II: 55 Bài sám âm nghĩa trích lục

Phần thứ V: Các bài sám văn cảnh sách – văn tế

Thích Đồng Bổn sưu tập

Nguồn: Thích Đồng Bổn sưu tập

104. SÁM VÔ THƯỜNG
(Cảnh tỉnh vô thường 4)


Biển trần khổ sóng bồng lai láng,
Kiếp phù sanh đáng chán biết bao,
Tấm thân chìm đắm dạt dào,
Mịt mờ chưa biết đời nào thoát ly.
Cõi giả tạm ích gì sự thế,
Uổng tâm tư tìm kể miên trường,
Trần hoàn vạn vật vô thường,
Khổ não, vô ngã đầy đường chông gai.
Do nghiệp báo lưu lại từ trước,
Các pháp hành, tạo được thân duyên,
Pháp hành kế tục nhau liền,
Diệt sanh, sanh diệt triền miên không ngừng.
Người hay thú đồng chung số phận,
Hễ có thân ngũ uẩn không bền,
Chịu điều biến đổi đảo điên,
Sanh, già, đau, chết không yên lúc nào.
Thể vật chất không sao giữ nỗi,
Sức vô thường phá mỗi sát na,
Xét cùng đâu phải thân ta,
Khó ngăn tóc bạc không cầm răng long.
Lửa ái dục đốt lòng từ phút,
Vấy ưu phiền, chẳng chút nào nguôi,
Dễ chi đặng tạm an vui,
Suy mòn vì nhuộm nặng mùi trần ai.
Chứng thân chết nảy hơi hôi hám,
Người, ai ai chẳng dám lại gần,
Gớm ghê, dầu bậc chí thân,
Ðều sợ xui lụy vương lân, cửa nhà.
Chọn một chốn rừng già thanh vắng,
Ðem thây thi an táng cho xong,
Ðịa táng, hỏa táng chẳng đồng,
Tùy duyên, tùy lực, vẫn không quản gì.
Ðưa xác chết, người đi đông đúc,
Kẻ thân nhân uất ức, khóc than,
Hình hài ba khúc rã tan,
Thinh danh tiêu diệt họ hàng cách xa.
Khổ tử biệt thiết tha nung nấu,
Biệt gia tài, của báu, tình yêu,
Tấm thân ngũ uẩn đã tiêu,
Ðất, nước, gió, lửa, về nhiều căn nguyên.
Thân đã chaúng thiêng liêng ngày tháng,
Buổi chia lìa ngao ngán đau thương,
Chúng sinh, ba cõi vô thường,
Nên vun cội phước, tìm đường siêu sanh.
Lựa các thứ nhân lành gieo giống,
Quả kết trong kiếp sống về sau,
Mở lòng bố thí dồi dào,
Học kinh, trì giới, khá mau tu hành.
Kẻo rồi phải điêu linh sa đọa,
Vào bốn đường ác đạo khó khăn,
Vô cùng khốn khổ thân tâm,
Ðời đời kiếp kiếp trầm luÂn không về.
Thân khẩu ý giữ gìn trong sạch,
Dẫn trên đường thanh bạch mà đi,
Dầu cho chuyển kiếp đến kỳ,
Cũng còn trông ngóng thoát ly khổ sầu.
Rán hối quá quay đầu hướng thiện,
Ác nghiệp trần, đoạn tuyệt chớ gieo,
Tâm đừng xu hướng, vui theo,
Thiện duyên gầy dựng, trần lao dứt lần.
Các phương pháp, yên tâm định trí,
Chúng sinh cần tìm kiếm học hành,
Cho lòng bi mẫn phát sanh,
Dứt nguồn khổ não biến thành an vui.
---------------
-Trích Nhựt Hành của Người Tại Gia Tu Phật. THPG Tp. HCM, 1991

105. SÁM HỒNG TRẦN
(Cảnh tỉnh vô thường 5)


Cõi trần thế sắc thân trôi nổi,
Mấy ai từng trăm tuổi được đâu;
Ðời là bể khổ bấy lâu,
Chỉ vì mê muội ăn sâu khôn rời.
Bởi vô minh tự thời vô thủy,
Thọ, tưởng, hành, thức khởi nhân duyên;
Luân hồi sinh tử liên miên,
Ra vào ba cõi, xuống lên sáu đường.
Lê Long Ðỉnh khôn lường hoang đạo,
Giết dân lành, dâm bạo vô lương;
Nhãn tiền nghiệp báo liệt giường,
Hờn chồng oán chất, cùng đường bỏ thân.
Lý Thái Tổ xuất thân học đạo,
Lấy đức lành dạy bảo dân yên,
Lẫy lừng phạt Tống bình Chiêm,
Mấy trăm năm Lý, văn minh rạng ngời.
Trần Thái Tôn dựa nơi Phật pháp,
Lấy tu hành trị nước an dân;
Mấy lần đuổi giặc ngoại xâm,
Truyền ngôi kế vị mấy trăm năm liền.
Hãy nhìn lại tôi hiền Nguyền Trãi,
Tận trung mà vẫn phải oan gia;
Vì sao tru diệt cả nhà?
Vì sao ba họ rồi ra bỏ đời?
Về sao được phục hồi chức tước,
Có phải vì nghiệp trước hay không?
Anh hùng cái thế Quang Trung,
Vì sao mạng yểu não nùng non sông?
Nhìn những cảnh vô thường khôn xiết,
Tử sinh mà ai biết ra sao?
Ðời này đời trước đời sau,
Ngươøi hiền tự thuở trông vào đức nhân.
Hãy nhìn lại Lý, Trần, Lê, Nguyễn,
Người hiếu hiền thể hiện đức nhân,
Dù cho danh lợi muôn phần,
Bất nhân thất đức xa gần ai khen?
Giữa trần tục bon chen danh lợi,
Mùi thế trần sao vội cho thơm;
Vinh hoa phú quý chập chờn,
Như là bọt nước trong cơn sóng cồn.
Thuốc tiên của Lãn Ông Hải Thượng,
Ðã bao giờ cứu mạng mình đâu;
Sinh già bệnh chết bấy lâu,
Ðã thành qui luật gây bao khổ sầu.
Dù vua chúa công hầu khanh tướng,
Hay nghèo hèn vất vưởng thương đau;
Cuối cùng ba tấc đất sâu,
Yên mình một nấm cỏ khâu xanh rì.
Ðã biết vậy đừng mê muội nữa,
Kiếp nổi chìm lần lựa trôi qua;
Thành tâm niệm Phật Di Ðà,
Làm lành, gây phươùc để mà tu tâm.
Ðã biết cảnh hồng trần trôi nổi,
Một ngày nào cát bụi buông xuôi;
Vô thường muôn sự rõ rồi,
Hoa sen chín phẩm là nơi an bình.
Ðã qui luật tử sinh không khỏi,
Sống cũng đừng nông nổi gian tham,
Chỉ vì nghiệp ác đã làm,
Chuốc vào quả báo lại càng đau thương.
Quyền chức trọng đường đường tự đắc,
Chỉ một cơn gió lốc tiêu điều!
Cuûa tiền tranh đoạt bao nhiêu,
Rồi hai thước đất ai nhiều hơn ai?
Hãy về trước Phật đài sám hối,
Biết bao điều tội lỗi xưa nay;
Nhất tâm niệm Phật đêm ngày,
Nguyện về Cực lạc ngồi đài hoa sen.
-------------------
-Trích Kinh Báo Hiếu và Vu Lan, chùa Giác Ngộ ấn hành nội bộ, Sàigòn, 1994

106. KỆ CÚNG THÍ CÔ HỒN
(Thí thực cô hồn I)


Trước cửa Phật lập đàn phổ thí,
Cho trọn đều quân lợi âm dương,
Quang minh tỏ khắp mười phương,
Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào.
Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp,
Bóng mây từ che rợp mọi nơi,
Lọt đâu dưới đất trên trời,
Từ bi tế độ muôn đời viên thông.
Trên đức Phật rất công rất chính,
Dạy cho đời luyện tính tu tâm,
Thương người đọa kiếp tối tăm,
Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
Lòng từ mẫn mọi bề thương hết,
Nay gặp ngày Ðản tiết nên quy,
Trước Ðàn tề chỉnh oai nghi,
Tuyên dương để chứng quy y thực hành.
Hạnh giải thoát chúng sinh khổ não,
Cõi Ta bà sáu đạo loanh quanh,
Âm ty địa ngục đã đành,
Dương gian địa ngục nỗi tình thêm thương.
Nói không xiết trăm đường đày đọa,
Rồi mang tai trát họa vào thân,
Không sao khỏi nghiệp tham sân,
Ăn quanh, ăn quẩn muôn phần thiết tha.
Nào những hạnh ranh ma quỉ quái,
Dối lừa nhau chẳng nghĩ nên chăng?
Bo bo giữ thói ở xằng,
Cái dây oan nghiệt chằng chằng ngày đêm.
Nào những hạng lòng chim dạ thú,
Ghét ghen nhau làm đủ tội tình,
Khư khư quen thói chẳng lành,
Cái vòng cương tỏa loanh quanh buộc vào.
Nào những kẻ yếu đau què quặt,
Phận hẩm hiu trời bắt chịu đày,
Thật là khổ ách không may,
Nào ai có muốn thân này thế đâu!
Nào những kẻ âu sầu lòa lẫm,
Số cưu mang câm điếc phải đành,
Thực là khốn khổ thương tình,
Ý ai chẳng muốn thân mình phong quang?
Vì túc trái ngỡ ngàng sao đó,
Hoặc tiền nhân nghiệp thọ thế nào,
Thực lòng luống những lao đao,
Cửa từ bi nỡ để ngơ sao đành.
Thầy nay dạy thực hành chánh đạo.
Dòng Thiền học Phật giáo chủ trương,
Quang minh quảng đại vô lường,
Ba thừa giáo hóa mọi phương thi hành.
Giữ một mực chí thành tinh tiến,
Dập các duyên hư huyễn hão huyền,
Những môn tà đạo lưu truyền,
Nay quy Phật đạo cấp liền bỏ đi.
Trước Ðàn ngoại lễ nghi các thưùc,
Trên đài sen tỏ đức huyên minh,
Thầy đây lập nguyện chí thành,
Tuyên dương diệu pháp chúng sinh thỏa
nguyền.
Hiện nay có chư Thiên hậu thổ,
Cửa từ bi tế độ không cùng,
Ðạo tràng Thiền học lưu thông,
Tu hành chân thật thủy chung một lòng.
Ðàn phổ thí phẩm vật nghi tiết,
Thầy dạy thêm cho biết công duyên,
Những người quỳ trước Phật tiền,
Ðem câu nhân quả phổ truyền rộng ra.
Dặn hết thảy gần xa thiện tín,
Nên thành tâm phát nguyện quy y,
Nương nhờ Tam bảo hộ trì,
Ăn chay niệm Phật mà quy cho tròn.
Xem nhân thế càn khôn che chở,
Nhứt hoàn hương duyên nợ phong trần,
Hỡi ai kết quả tạo nhân,
Xem cơ mầu nhiệm muôn phần không xa.
Muốn xét lại cho hay nghiệp trước,
Hiện thọ đây thấy được tỏ tường,
Muốn mong kiếp nữa vẻ vang,
Sự hành trì phải sửa sang tự giờ.
Nhân mấy quả trong cơ chuyển hóa,
Nhân có đầy thì quả mới nên,
Thầy nay chỉ dẫn căn nguyên,
Cõi dương gian đó hiển nhiên rõ ràng.
Ơn đức Phật lời vàng khuyên nhủ,
Dạy chúng sinh tín thụ cho hay,
Phúc thời vui vẻ như đây,
Họa thời khổ não đọa đầy như trên.
Nam Mô Sinh Tịnh Ðộ Bồ-tát Ma ha tát.
-----------------
-Trích Kinh Nhật Tụng, chùa Hoằng Pháp xb, Sàigòn, 1971

107. SÁM TRIỆU CÔ HỒN
(Thí thực cô hồn 2)


Hỡi linh hồn trước sau tề tựu,
Nghe lời khuyên để rũ tội mình,
Quan Âm Ðịa Tạng oai linh,
Thích Ca Phật Tổ câu kinh giải nàn.
Hỡi uổng tử hồn oan phưởng phất!
Noi tâm lành của Phật làm gương,
Diêm La cực khổ trăm đường,
Mau tu thì đặng Tây phương thâu về.
Hỡi linh hồn chết chìm đáy biển,
Và bao người độc dược bỏ thân!
Tiếng chuông tỉnh thức dần dần,
Ðừng ham cõi tục trầm luân luân hồi.
Hỡi các hồn chết thiêu chết chém,
Hổ giảo thân bị yểm bị trù!
Kíp tìm kinh kệ sớm tu,
Khỏi vòng xích sắt tội tù nghiệp oan.
Hỡi hồn thác trong cơn binh lửa,
Chết phong ba chết giữa núi non!
Nếu nghe chuông dục bon bon,
Mùi hương tỏa khắp hồn còn nghe kinh.
Hỡi hồn ơi! Vì tình chư Phật,
Ta khuyên hồn đất Phật là nơi,
Các hồn sẽ đặng thảnh thơi,
Hưởng mùi hương Phật suốt đời đặng an.
Hỡi hồn đã lỡ làng trót dại,
Theo đàng taø quỉ quái yêu tinh,
Nay đây khẩn nguyện chân kinh,
Khuyên hồn phải rán sửa mình cho tinh.
Hỡi hồn ở đầu ghềnh cuối bãi,
Nương gió mây thừa thải từ xưa!
Hồn ơi! Hồn hỡi! Tránh chừa,
Những người gian ác dối lừa Phật tiên.
Hỡi hồn tỉnh trông đèn Phật Tổ,
Ngài ra ơn gột khổ sanh linh.
Hỡi hồn bị bịnh bỏ mình,
Và hồn dậy phá chân kinh loạn trần.
Nghe ta kinh kệ giải phân,
Cầu cho hồn đặng muôn phần yên vui.
Hỡi hồn ơi! Muốn vui muốn sướng,
Ta khuyên hồn đừng tưởng tà tâm,
Mùi hương lư ngọc bổng trầm
Khéo tu hồn sẽ an tâm giữa trời.
Các hồn bị cá xơi, rắn cắn,
Cùng những hồn số vắn vô danh,
Hãy nghe kinh kệ ăn năn,
Rồi đây hồn sẽ vô ngần thảnh thơi.
Hỡi những hồn vì lời gièm xiểm,
Nên hủy mình chết lụn căm gan,
Sớm nghe kinh, chiều sẽ an nhàn,
Phật kia dẫn lối chỉ đàng hồn tu.
Nam mô độ hộ muôn hồn,
Vì hồn trót dại quáng mù từ xưa.
Kinh là phước, cầu đưa tội lỗi,
Tu là lành, sám hối ngàn năm.
Lạy cầu chư Phật từ tâm,
Khẩn van Bồ-tát giáng lâm cứu hồn.
Tiếng chuông ngân hương thơm giải thoát.
Nước nhành dương rảy mát xác phàm,
Hỡi hồn cư ngụ muôn am!
Về đây hưởng thực cầu van sửa mình.
Nam Mô Bộ Ðộ Ðế Rị Già Rị Ða Rị Ðát Ða
Nga Ða Gia (3 lần)
----------------------
-Trích Tam Bảo Tôn Kinh, Thích Ca Tự xb, Sàigòn, 1974
-Bài dùng để cúng thí thực cô hồn trong các buổi lễ.

108. SÁM VĂN CHIÊU HỒN CA
(Thí thực cô hồn VI)


NGUYỄN DU
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh ngắt xương khô;
Não người thay buổi chiều thu!
Ngàn lau khóm bạc, lá ngô dòng vàng,
Ðường bạch dương bóng chiều man mát,
Ngọn đường lê lác đác mưa sa,
Lòng nào lòng chẳng thiết tha?
Cõi dương còn thế huống là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Xót khôn thiêng phảng phất u minh!
Thương thay thập loại chúng sinh,
Phách đơn, hồn chiếc, lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Phận mồ côi lần lữa đêm đêm;
Còn chi ai khá ai hèn,
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu!
Tiết đầu thu dựng Ðàn giải thoát,
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi.
Muôn nhờ Phật lực từ bi,
Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương.
Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông;
Nói chi đương thuở thị hùng,
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu mưa bay, ngói lở,
Khôn đem mình làm đứa sất phu;
Giàu sang càng nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Ðoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu van khóc đêm mưa;
Ðã hay thành bại là cơ,
Mà u hồn biết bao giờ cho tan!
Nào những kẻ màn loan, trướng huệ,
Nhưõng cậy mình cung quế Hằng nga;
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là làm sao?
Trên lầu cao dưới dòng nước chảy,
Phận đã đành trâm gãy bình rơi;
Khi sao đông đúc vui cười,
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương!
Thảm thiết nhẽ không hương, không khói,
Hồn ngẩn ngơ dòng suối, ngàn sim;
Thương thay chân yếu tay mềm,
Càng năm càng héo, càng đêm càng rầu.
Nào những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngòi bút son thác sống ở đây;
Kinh luân chất một túi đầy,
Ðã đêm Quản, Cát, lại ngày Y, Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh;
Nghìn vàng không đổi được mình,
Lầu ca, viện xướng, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước,
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Mạng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh.
Nào những kẻ bày binh bố trận,
Ðem mình vào cướp ấn Nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Rải thây trăm họ, làm công một người.
Khi thất thế cung rơi, tên lạc,
Bãi sa trường, thịt nát máu rơi;
Bơ vơ góc biển chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau;
Ngàn cây nội cỏ rầu rầu,
Naøo đâu điếu tế nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
Làm tội mình nhịn ngủ bớt ăn;
Ruột rà không kẻ chí thân,
Dẫu làm nên nữa dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù vân dù có như không;
Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn thương gì hàng xóm,
Hòm gỗ đa, bó đóm đưa đêm;
Ngẩn ngơ nội lộc đồng chiêm,
Tàn hương, giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp caàu chữ quí,
Dấn mình vào thành thị lân la;
Mấy thu lìa cửa, lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà chí thân?
Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng?
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thieân hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc,
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang;
Cô hồn nhờ gởi tha hương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông;
Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Ðem thân chôn giấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Ðòn gánh tra chín dạn hai vai;
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan;
Nước khe cơm vắt gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời.
Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi;
Lập lòe ngọn lửa ma chơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa;
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Ai chồng con tá biết mà cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não,
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa;
Ðau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Rồi tháng ngày hành khất ngược xuôi;
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.
Cũng có kẻ mắc đoàn tù rạc,
Gởi mình vào chiếu rách một manh;
Nấm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi.
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha;
Lấy ai bồng bế xót xa.
U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cỗi sa cây;
Có người gieo giếng thắt dây,
Ngược trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành,
Người thì mắc sơn tinh thủy quái,
Người thì sa nanh sói ngà voi;
Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường nhỡ bước,
Cầu Nại hà kẻ trước người sau;
Mỗi người một kiếp khác nhau,
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ, dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây;
Hoặc là điếm cỏ bóng cây,
Hoặc là quán nọ, cầu này bơ vơ.
Hoặc là nương thần từ Phật tự,
Hoặc là nhờ đầu chợ, cuối sông;
Hoặc là trong quảng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu mọi bề thảm thiết,
Ruột héo khô, dạ rét căm căm;
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương;
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra;
Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ! Lại mà nghe kinh.
Nhờ pháp Phật siêu sinh Tịnh độ,
Bóng hào quang cứu khổ độ ưu;
Rắp hòa tứ hải quần chu,
Não phiền trút sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhởn nhơ Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường độ sinh.
Nhờ Phật lực uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khuya tỉnh chiêm bao;
Mười loài là những loài nào,
Gái trai, già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như bào như ảnh,
Có chữ rằng: vạn cảnh giai không;
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Ðàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát nước nén nhang;
Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đấy dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu:
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ,
Chớ ngại rằng có có không không;
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng,
Nam mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.
---------------
-Trích Tập san Hoằng Pháp số 2, Tổng Vụ Hoằng Pháp xb. Sàigòn, 1973

109. VĂN TẾ CÔ HỒN
(Thí thực cô hồn 4)


TRA AM VIÊN THÀNH
Tượng nghe đại địa sơn hà,
Luống trong sinh tử cửa nhà vốn không.
Cô hồn hoạnh tử yểu vong,
Nương thuyền Bát nhã thoát vòng mê luân.
Trên thì tướng tướng, vương công,
Dưới thì công, cổ, sĩ, nông chư vì.
Gái trai những kẻ tôn ti,
Hoặc là tử trận, có khi oan tình.
Hoặc là vương pháp gia hình,
Uống trúng độc dược hại mình tự nhiên.
Sa cơ sống gió chìm thuyền,
Lỡ làng lời hẹn, cưu phiền mang chung.
Xà thương hổ đả hải hùng,
Huyết hồ sản nạn(1) phút trông sẩy rồi!
Hoặc là mắc phải thiên lôi,
Vong thân chú trớ bồi hồi mạng chung.
Hoặc là đường sá lỡ làng,
Mắc phải dịch lệ ôn hoàng chẳng dung.
Hà sa phẩm loại khôn cùng,
Lòng thành tín chủ mời chung các loài.
Từ rằng theo bóng Như lai,
Ðã không cứu vớt lấy ai nương nhờ.
Từ đường đâu có phụng thờ,
Cô đơn độc lập, bơ phờ cỏ cây.
Thảm thương mặt nước cung mây,
Rả rời xương thịt, hồn bay lạc loài.
Chẳng hay thử vãng hàn lai,
Bốn mùa cốt nhục không ai kiếm tìm.
Thân bằng ít kẻ tri âm,
Lấy ai cứu vớt mà hòng thoát ly!
Thảm thương về chốn thổ ty,
Luôn trong diểu diểu lấy gì mà ra!
Nương nhờ tín chủ toàn gia,
Thọ tài hưởng thực mà qua Liên trì.
Từ rằng vâng phép từ bi,
Siêu phàm nhập thánh liễu kỳ oan thân.
Sớm khuya cửa Phật ân cần.
Phù trì gia chủ thừa ân những ngày.
Ðừng còn theo thói mê say,
Tham lam quyết đoạn, từ rày lánh xa.
Nam mô đức Phật Di Ðà,
Phóng quang tiếp dẫn hà sa cô hồn.

Trước triệu thỉnh lủy triều đế chủ,
Trên ngai vàng trải nối hầu vương.
Chín tầng điện các đài gương,
Nước non muôn dặm, mười phương cầm
quyền.
Nghìn năm vương khí danh truyền.
Xe loan để tiếng oán phiền chưa thôi!
Tiếng quyên kêu nguyệt bồi hồi,
Gành đầu huyết nhiễm, hận thôi chín trường.
Tiền vương hậu bá khôn lường,
Nghe lời triệu thỉnh đáo đường lai lâm.

Lại thỉnh kẻ Ngũ lăng tài tuấn,
Ðấng hiền lương trí dũng khôn ngoan.
Giá trong tieát trắng làm quan,
Một lòng báo quốc nên trang đan thành.
Nam châu bắc huyện thơm danh,
Theo nơi tang thác bỏ đành quê hương.
Thiên nhai hải giác khôn lường,
Sa cơ tạo hóa theo đường Bồng lai.
Than ôi! Những đấng anh tài,
Theo dòng thệ thủy cách đài dương quan.
*
Lại thỉnh kẻ đăng đàn bái tướng,
Chức phong hầu đứng trước muôn dân.
Sức dời bảo đỉnh nghìn cân,
Trường thành muôn dặm vinh thân
tháng ngày.
Trước hùm sương nhiễm, ghê thay!
Sa cơ một phút đổi thay công hầu.
Thương ôi người ngựa ở đâu,
Xui nên họa cả thảm sầu khôn dung.
Xiết bao tướng súy anh hùng,
Lánh nơi vinh hiển theo cùng âm ty.
Những người sa trụy bất kỳ,
Nghe lời triệu thỉnh đồng thì đến đây.

Lại thỉnh kẻ văn nhân tài tử,
Chốn thư phòng cửa Khổng vào ra,
Bút nghiên kinh sử ngâm nga,
Văn chương tu luyện đợi khoa nương mình.
Mơ màng lấp lóa đèn huỳnh,
Công phu khổ dụng đăng trình gặp khi.
Mười năm tân khổ mong thi,
Naøo hay một phút xa kỳ công danh!
Hồng lô tính tự rành rành,
Ðất vàng một nấm lấp thành văn chương.
Văn nhân tài tử không lường,
Nghe lời triệu thỉnh đáo đường lai lâm.

Lại thỉnh kẻ xuất trần thượng sĩ,
Nương rừng Thiền lánh chỗ phàm phu.
Cao Tăng quyết chí tinh tu,
Trăm năm giới luật công phu dùi mài.
Giữ gìn phạm hạnh hôm mai,
Tỳ-kheo Ni chúng khác người thế gian.
Hoàng hoa, thủy trúc luận bàn,
Không đàm bí mật nên mang thế tình.
Bóng đèn lấp lóa hư minh,
Than ôi! Một phút dứt tình Thiền lâm.
Nghe lời Bát nhã, Phạm âm,
Truy y Thích tử lại lâm đáo đàn.

Lại thỉnh kẻ hoàng quan dã cảnh,
Chốn Bồng lai sớm luyện đan tiên.
Nương theo thạch động đào nguyên,
Tu tâm luyện tính chu truyền thảnh thơi.
Danh thơm chưa nức trong đời.
Vô thường khi đã đổi dời công phu.
Thương ôi! Sương tuyết dãi dầu,
Tiêu điều gió thảm hoa sầu hơi sương.
Huyền môn đạo sĩ khôn lường,
Nghe lời triệu thỉnh đáo đường lai lâm.

Lại thỉnh kẻ nhung y chiến sĩ,
Với những kẻ lâm trận kiện nhi.
Cầm bạch tiết, vác hồng kỳ,
Tức gan quyết chí trận kỳ hơn thua.
Trung thành hết sức phò vua,
Nào hay một phút xa đưa dặm trường.
Thương ôi! Huyết lụy sa trường,
Thà ôm xương trắng để đường cho ai!
Trận vong binh sĩ an tài,
Nghe lời triệu thỉnh đáo đài lai lâm.

Lại thỉnh kẻ cung phi mỹ nữ,
Chốn lâu đài khuê các vào ra.
Ướp xông hương xạ diềm dà,
Phấn thoa sáp đánh màu da khác người.
Mặt hoa mày liễu tốt tươi,
Hình dung yểu điệu, miệng cười như hoa,
Hồn tiên kim ốc vào ra,
Hoa tàn nguyệt khuyết phút đà thấy đâu!
Thương ôi! Ngọn gió thổi sầu,
Ðống xương khô héo dãi dầu cỏ sương.
Quần thoa phụ nữ khôn lường,
Nghe lời triệu thỉnh đáo đường lai lâm.

Lại thỉnh kẻ giang hồ kỵ lữ,
Trải tháng ngày mua bán tranh đua.
Ðổi dời lừa tráo hơn thua,
Ðào công nối nghiệp bán mua so lường.
Chẳng ngờ nổi trận phong sương,
Mình vào ngư phúc dương trường, khốn thay!
Hồn dời bể bắc dặm dài,
Phách về đông hải ngàn ngày thảnh thơi.
Tha hương lữ khách lỡ thời,
Nghe lời triệu thỉnh lại nơi Pháp đàn.

Lại thỉnh kẻ hoài thai thập nguyệt,
Chịu đắng cay tọa thảo tam triêu;
Bằng khi loan phụng hòa yêu,
Hùng bi hiệp mộng xiết bao tháng ngày.
Gái trai còn hãy chưa hay,
Ðêm trường mẫu tử, phút này giai quy.
Thương ôi! Hoa nở chính kỳ,
Nào hay một phút gặp khi mưa dầm.
Huyết hồ sản nạn lỗi lầm,
Nghe lời triệu thỉnh lai lâm pháp đàn.

Lại thỉnh kẻ nhung di man địch,
Tiếng chẳng thuần ngọng lịu như câm.
Lại còn trong dạ hiểm thâm,
Cưu điều hung dữ lưu tâm hại người.
Khinh khi Tam bảo chê cười,
Tội khiên chất để bằng mười hà sa.
Ngổ ngang mắng mẹ khinh cha,
Ác cao như núi chết mà không tha.
Chẳng may hồn phách la đà,
Mịt mờ vũ trụ bao là đớn đau!
Thương ôi! Ẩn ẩn phương nào,
Ngày xuân chẳng thấy ra vào u quan!
Hỡi người bội nghịch si ngoan,
Nghe lời triệu thỉnh lai quang pháp đàn.

Lại thỉnh kẻ cơ hàn cái giả,
Bị lao tù mắc phải gia hình.
Gặp cơn thủy hỏa bất bình,
Một đời bỗng chốc vô tình mệnh vong.
Nghìn năm oan khí chưa xong,
Linh hồn nhất điểm nhạn mong mơ màng.
Trời xanh tiếng hạc rộn ràng,
Gió lay hoa rụng lỡ làng, thương thay!
Mấy người hoạnh tử xưa nay,
Nghe lời triệu thỉnh đến ngay pháp đàn.
--------------------
-Trích Tra Am và Sư Viên Thành, Nguyễn Văn Thoa, Tra Am ấn hành. Nha Trang, 1972

110. BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH (II)


Ðức Bồ-tát hiệu Quan Tự Tại,
Dầy công tu huệ mới mở mang,
Chơn như một ánh linh quang,
Chiếu soi năm uẩn đều không có gì.
Bát nhã huệ soi đi khắp chốn,
Dứt mọi đường khổ khốn tai nàn,
Xá Lợi tâm chớ nghi nan,
Sắc kia nào khác cái không đâu mà.
Cái không nọ nào xa cái sắc,
Sắc là không, không sắc như nhau,
Thọ, tưởng, hành, thức khác đâu,
Chơn không xét cũng một màu thế thôi.
Này Xá Lợi nghĩ coi có phải,
Những pháp không xét lại thực là,
Chẳng danh chẳng dứt đó mà,
Sạch dơ thêm bớt cũng là chơn không.
Ấy vậy phải xét thông mọi lẽ,
Như hư không có vẻ gì đâu,
Thọ, tưởng, hành, thức sạch lầu,
Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt còn đâu nương nhờ.
Thân, ý cũng hững hờ như thế,
Lục trần kia cũng kể là không,
Ðã không nhãn giới suốt thông,
Ðến ý, thức, giới cũng không thấy gì.
Vô vô minh nương chi mà có,
Bổn tánh Ngài soi nó phải tiêu,
Ðã không lão tử hiểm nghèo,
Còn đâu già chết hòng theo quấy rầy.
Khổ tập, diệt đạo không thay,
Trí còn chẳng có đắc đầy được đâu,
Vô sở đắc là câu tuyệt diệu,
Bồ-tát xưa khéo liệu đường tu.
Chơn không bổn tánh như như,
Nhờ huệ Bát nhã thiệt hư soi lầu,
Không ngăn ngại còn đâu lo sợ,
Mộng tưởng không tâm chẳng đảo điên.
Chơn như bổn tánh thiên nhiên,
Niết-bàn cõi ấy chứng lên đạo mầu.
Tam thế Phật ngôi cao chứng quả,
Thảy đều nhờ Bát nhã tu nên,
Bát nhã này rất thiêng liêng,
Ấy đại thần chú giúp nên đạo thiền.
Ấy thần chú đại miêng sáng chói,
Chú vô thượng vòi vọi cao xa,
Vô đẳng đẳng chú ấy mà,
Gồm đủ thần lực thiệt là tối linh,
Những khổ não thênh thênh trừ hết,
Lời nói này chơn thiệt chẳng ngoa,
Vậy nên Bát nhã thuyết qua,
Này câu thần chú niệm ra như vầy:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la Tăng yết đế, Bồ-đề tát bà ha (3 lần)
--------------------
-Trích Kinh Nhật Tụng, chùa Hoằng Pháp xb. Sàigòn, 1971



Chú thích


1 Câu này thỉnh kẻ cô hồn hoạnh tử khi lâm sản hoạc bị sẩy thai, sút thai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2022(Xem: 2606)
Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang Việt ngữ như trong sách Phật Tổ Tam Kinh (1950; của Vô Danh Thị), Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1972), Tuệ Nhuận (1973); Chư Thượng Tọa, Đại Đức dạy chúng, tại các trường Phật học Báo Quốc, Linh Ứng (Non Nước), Nguyên Thiều (Bình Định), Ấn Quang (Sàigon), Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), Phật Ân (Mỹ Tho), Huệ Nghiêm (Gia Định) v.v... đều giảng dạy tăng sinh bộ sách quý này. Tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục dịch luận bản văn trên sang tiếng Việt làm gì? Vẫn biết có nhiều vị uyên thâm Phật học đã dịch văn Cảnh Sách, song văn phong mỗi thời một thay đổi; hoàn cảnh Giáo Hội - Tăng Đoàn – mỗi giai đoạn không giống nhau. Từ khi có số Phật Tử Việt tỵ nạn đông đảo tại hải ngoại đến nay gần hai mươi năm, tình trạng Phật giáo có phức tạp, đổi thay. Chưa có vị nào dịch luận văn “Cảnh Sách” cho thích hợp trào lưu hiện tại, có thể nói là thời kỳ vô cùng giao động trong giới nhà tu Phật và Phật Tử nói chung, nếu nhìn theo nhiều góc c
03/02/2022(Xem: 5804)
Được biết A Di Đà Land được Đạo Hữu Tony Thạch tạo mãi vào ngày 01 tháng 06 năm 2015, nơi đây vốn là một khu đất rừng bạch đàn (Eucalyptus) với diện tích 2243.44 Acres (907.887957 hectares, trên khoảng 9 cây số vuông). Khu đất rộng lớn này nằm sâu bên trong ngôi làng Curraweela (gần thị trấn Taralga) thuộc miền nam tiểu bang New South Wales (gần thị trấn Goulburn) cách trung tâm thành phố Sydney khoảng 250 cây số (2 tiếng 30 phút lái xe). Đạo hữu Tony Thạch tạo mãi đặt tên cho khu đất là A Di Da Land, với ước nguyện trong tương lai sẽ biến nơi đây thành một Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà để giúp cho tứ chúng đồng tu, đồng giải thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi.
02/02/2022(Xem: 113514)
Thư Viện Kinh Sách tổng hợp dung chứa trên 1,200 tập sách trên Trang Nhà Quảng Đức
05/01/2022(Xem: 5985)
CHÁNH PHÁP Số 122, tháng 01.2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XA XỨ NHỚ LẠI NGÀY CŨ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
30/12/2021(Xem: 6035)
Bởi thế, đặc san Phật Việt số 2 kỳ này xoay quanh chủ đề “công tác hoằng pháp và phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển.” Để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loại và Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Ký và chư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.
10/12/2021(Xem: 6587)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
08/12/2021(Xem: 12482)
Chương trình Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khóa Lớp Giáo Lý Online năm thứ 2 Trong Thời Gian Cách Ly Đại Dịch Covid-19 MC: Phật tử Quảng Tịnh & Phật tử Nguyên Nhật Thơ Bắt đầu lúc 2pm, Saturday 18/12/2021 - Niệm Phật cầu gia hộ - Chào Phật Giáo Kỳ (mở mp3) - Tuyên bố lý do và giới thiệu (Phật tử Quảng Tịnh & Nguyên Nhật Thơ) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Tịnh Tâm (Canada, do Đh.Tâm Từ đọc) - Lời cảm niệm tri ân của Phật tử tại Úc (Đh.Huệ Hương-Huệ Linh) - Nhạc phẩm “Nguyện Kiếp Sau Làm Một Đoá Sen.” (do Phật tử Nguyên Quảng Hương trình bày) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Trinh (USA) - Lời cảm niệm của Phật tử Thanh Phi, TV Quảng Đức, - Nhạc phẩm “Lạy Mẹ Quan Thế Âm” (do Phật tử Khánh Đào trình bày) - Lời cảm niệm Đh.Trần Thị Nhật Hưng (Thụy Sĩ, Âu Châu) - Lời cảm niệm Đh.Diệu Danh Tuyết Mai (Hannover, Đức Quốc) - Nhạc phẩm “Cát Bụi Cuộc Đời” do Phật tử Tâm Quảng Hóa trình bày - Ngâm thơ “Thập Nghĩa Đi Chùa” do Phật tử Tâm Huệ trình bày - Cắt bánh mừng lễ mãn khóa và mừng sinh nhậ
06/12/2021(Xem: 8544)
Ba bài kinh đầu tiên, Kinh Phạm Võng, Kinh Sa Môn Quả, và Kinh A Ma Trú, là những bài kinh quan trọng bậc nhất trong Trường Bộ Kinh. Bài kinh Phạm Võng giới thiệu 62 Tà Kiến của các ngoại đạo đương thời, gián tiếp đặt đạo Phật ra ngoài các tà thuyết trên, và xác minh lập trường của đức Phật đối với các vấn đề vũ trụ và nhân sinh. Kinh này cũng đề cập đến Giới của đức Phật, từ Tiểu Giới đến Đại Giới, gián tiếp so sánh đời sống xa hoa phù phiếm của các Sa Môn, Bà La Môn đương thời với đời sống giản dị giải thoát của đức Thế Tôn. Cũng chính trong bài kinh này, đức Phật nói, chỉ có kẻ vô văn phàm phu mới tán thán giới đức, còn bậc thiện trí thì tán thán trí đức của Ngài. Và chính nhờ vào trí đức, đức Phật đã tóm thâu hết thảy mọi tà thuyết hiện hữu trong đời và truy nguyên căn nhân cùng động lực của mọi tà thuyết.
05/12/2021(Xem: 14865)
Kể từ khi Bánh xe Chánh Pháp được vận chuyển lần đầu tiên tại Vườn Nai, từ đó giáo pháp từ bi và trí tuệ dần dần lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội, trong nhiều phương vực khác nhau, với nhiều sắc thái dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Để cho tất cả mọi giai tầng xã hội, từ thượng lưu trí thức cho đến những hạng bần cùng khốn khỏ, thất học, cũng bình đẳng thọ hưởng hương vị tịnh lạc giải thoát, Đức Thế Tôn đã khuyến khích, hãy để cho mọi người được nghe và tu học Chánh Pháp theo ngôn ngữ địa phương của chính mình.
30/11/2021(Xem: 25386)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567