Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bằng cách nào độ hết chúng sanh sau mới thành Phật

17/04/201815:45(Xem: 3526)
Bằng cách nào độ hết chúng sanh sau mới thành Phật





bo tat dia tang 

BẰNG CÁCH NÀO

BỒ TÁT ĐỘ HẾT CHÚNG SINH

SAU MỚI THÀNH PHẬT

(Đó là phải thực hànhĐại Hạnh Nguyện của Bồ Tát như bài viết sau đây)

 

T/S Lâm Như-Tạng

 

oOo

 

A-NGHIÊN CỨU MỘT

I-TÌM HIỂU Ý NGHĨA BỒ TÁT

Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh.

Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trong vô số cõi có vô số Bồ Tát. Có những Bồ Tát mới phát tâm, mới thành Bồ Tát.

Có những vị Bồ Tát tinh tấn dũng mãnh tiến đến quả vị chánh giác, chẳng hề thối chuyễn gọi là Bất Thối chuyễn Bồ Tát.

Có những Bồ Tát xuất gia, tức là những vị Đại Đức, Tổ Sư truyền Đạo và thuyết pháp giúp đời.

Có những Bồ Tát tại gia tức là những nhà đại từ thiện đứng ra bố thí giúp người nghèo và thường hộ trì Tam Bảo.

Có những Bồ Tát tại thế sanh lên cõi nầy giúp ích cho chúng sanh hoặc theo hầu đức Phật lúc sanh tiền. Những vị Bồ Tát Tỳ Kheo, tuy thực hành hạnh Tỳ Kheo La Hán nhưng có đủ hạnh Bồ Tát.

Và cũng có Bồ Tát du hành, tức là chư Bồ Tát ở các cõi Phật, ở thượng thiên, thường du hành khắp nơi và đến viếng chư Phật trong các cõi. Lúc Phật thành đạo, có rất nhiều Bồ Tát tại thế xuất gia và tại gia theo hầu Ngài và cũng có nhiều Bồ Tát du hành đến viếng Ngài.

Lại cũng có bậc Bồ Tát có thể thành Phật, như muốn thành Phật  thì đã thành Phật lâu đời rồi. Song  vì lòng từ bi, vì sức ĐạiNguyện nên còn ở trong hàng  Bồ Tát mà độ chúng sinh . Ấy là chư Bồ Tát Ma Ha Tát(Bodhisattva-Mahãsattva) như các ngài:  Văn Thù,  Quan Thế Âm,  Phổ Hiền,  Địa Tạng v.v...

Và cũng có những vị Bồ Tát  nhứt sanh bổ xứ Phật, Tức là những vị Bồ Tát thường du hành đến các cỏi Phật, chừng giáng thế đển cõi nào thì làm Phật Như Lai tạ cõi đó. Như ở Cõi Cực Lạc của Đức Phât A Di Đà có rất nhiều vị Bố Nhứt Bổ Phật xứ.

Bồ Tát cũng là tiếng tôn kính để xưng tán người có đại hiếu, đại hạnh, dù người ấy đương thời chưa tu hành. Trong Địa Tạng kinh, quỉ Vô Độc xưng người Bà La Môn nữ đi tìm mẹ ở địa ngục là Bồ Tát.

Bồ Tát cũng là tiếng gọi người tu học có thọ trì Bồ Tát Giới. Ấy là tiếng nói tắt để gọi Bồ Tát Tỳ Kheo, Bồ Tát Ưu Bà Tắc v.v...

Trong các bài thuyết pháp của đức Phật Thích Ca, Ngài thường nhắc lại những đời trước của Ngài, lúc Ngài còn là vị Bồ Tát. Khi sinh ra nơi nào cũng đều tận tâm cứu người, giúp đời, luôn luôn thực hành các hạnh Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ, Phương Tiện. Đó tức là Hạnh Bồ Tát.

Trong kinh Pháp Hoa có kể công hạnh chư vị Bồ Tát Ma Ha Tát như sau: Các ngài đều không thối chuyễn, đều theo một mục đích quyết tu tới quả vị Phật. Các ngài đều có phép Đà La Ni (thần chú). Các ngài khắn chặt nhờ có sức mạnh huyền vi. Các ngài chuyễn bánh xe pháp luôn luôn đi tới chứ không thối lui. Các ngài đã thờ cúng, phụng sự không biết bao nhiêu Đức Phật. Các ngài từng nảy sinh cội đức trước mặt cả trăm ngàn đức Phật. Các ngài từng nghe cả trăm ngàn Đức Phật mở miệng mà khen tặng mình.Các ngài hằng tu thân lập tâm bằng sự nhơn từ, bố thí. Các ngài rất thiện trong sự nhập huệ Phật. Các ngài thông đạt Đại Trí. Các ngài rõ thấu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Các ngài hằng độ vô số chúng sanh.

 

II-GIỚI BỒ TÁT

 

Giới Bồ Tát là giới luật của người muốn tu trì đại hạnh để thành Bồ Tát và thành Phật. Bồ Tát giới khác với Bồ Tát Ưu Bà Tắc giới. Bồ Tát Ưu Bà Tắc Giới là riêng cho người tu tại gia. Gồm có 6 giới trọng, 28 giới khinh.

Bồ Tát Giới là giới chung của hàng tứ chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Có 10 giới trọng và 48 giới khinh.

 

1-10 GIỚI NẶNG

 

1/-Giết, 2/-Trộm, 3/-Dâm, 4/-Nói láo, 5/-Mua rượu, 6/-Nói điều lỗi của Tứ Chúng, 7/-Khen mình chê kẻ khác, 8/-Keo tiếc lại còn chê bai, 9/-Lòng hờn giận chẳng chịu ăn năn, 10/-Gièm chê Tam Bảo.

 

2-48 GIỚI NHẸ

 

1/-Không kính thầy bạn, 2/-Uống rượu, 3/-Ăn thịt, 4/-Ăn năm món cay đắng, 5/-Không bảo sám hối, 6/-Không cung cấp thỉnh pháp, 7/-Trễ nhác không tới nghe pháp, 8/-Trái Đại, theo Tiểu, 9/-Không thăm bệnh, 10/-Chứa đồ giết chúng sanh, 11/-Làm quốc sứ, 12/-Buôn bán, 13/-Báng hủy, 14/-Phóng lửa đốt cháy, 15/-Dạy sai, 16/-Vì lợi nói ngược, 17/-Cậy thế lực mà xin xỏ, 18/-Không hiểu mà làm thầy, 19/-Hai lưỡi, 20/-Không làm việc phóng sanh cứu độ, 21/-Hờn đánh trả thù, 22/-Kiêu mạng không thỉnh pháp, 23/-Kiêu mạn nói bậy, 24/-Không tập học Phật, 25/-Không khéo hòa chúng, 26/-Riêng thọ lợi dưỡng, 27/Nhận thỉnh riêng cho mình, 28/-Thỉnh Tăng riêng, 29/-Dùng tà mạn nuôi sống lấy mình, 30/-Không kính ngày giời tốt, 31/-Không làm việc cứu chuộc, 32/-Làm việc tổn hại chúng sanh, 33/-Làm nghề phi pháp, chơi xem, 34/-Tạm niệm Tiểu Thừa, 35/-Không phát nguyện, 36/-Không phát thệ, 37/-Xông pha nơi hiểm nguy mà du hành, 38/-Trái thứ tự cao thấp, 39/-Không tu phước huệ, 40/-Lựa chọn người thọ giới, 41/-Vì lợi làm sư, 42/-Thuyết giới với người hung ác, 43/-Không hổ thẹn mà thọ bố thí, 44/-Không cúng dường kinh điển, 45/-Không giáo hóa chúng sanh, 46/-Thuyết Pháp không theo như Pháp, 47/-Trái phép hạn chế, 48/-Phá Pháp.

Tham khảo: Bồ Tát Giới Kinh v.v...

Đại Niết Bàn Kinh quyển 28 nói có 2 thứ giới: Thinh Văn Giới và Bồ Tát Giới.

Từ sơ phát tâm đến đắc thành quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, gọi là Bồ Tát Giới.

Từ lúc quán bộ xương trắng cho đến khi chứng quả A La Hán, gọi là Thinh Văn Giới.

III-BỒ TÁT ƯU BÀ TẮC GIỚI

 

Là giới hạnh của người tu tại gia nguyện giữ theo Đại Thừa Phật Giáo để tiến đến đắc quả vị Phật. Có 3 phần: 1/-Luật nghi giới, 2/-Thiện pháp giới, 3/-Nhiêu ích hửu tình giới.

1-LUẬT NGHI GIỚI

Ngoài Tam Qui, Ngũ Giới, còn có 6 giới trọng và 28 giới khinh.

a-6 GIỚI NẶNG

1/-Không sát sanh, 2/-Không trộm cắp, 3/-Không vọng ngữ, 4/-Không tà dâm, 5/-Không nói xấu Tứ Chúng, 6/-Không bán rượu.

b-28 GIỚI NHẸ

1/-Phải phụng dưỡng cha mẹ, cúng dường sư trưỡng; 2/-Không nên uống rượu; 3/-Phải chăm nôm bịnh nhân, đừng sợ nhớp; 4/-Tùy nghi bố thí; 5/-Đón rước lễ bái các bậc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Trưỡng Lão Tiên Túc, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di; 6/-Chẳng nên kiêu mạn khi Tứ Chúng phá giới; 7/-Mỗi tháng phải thọ trì Bát Quan Trai và cúng dường Tam Bảo, ít ra 6 ngày; 8/-Cách 40 dặm có chỗ thuyết pháp phải đến nghe; 9/-Không nên thọ lãnh giường ghế, chiếu mền của nhà chùa; 10/-Phải lọc nước trước khi uống, kẻo uống nhằm vi trùng; 11/-Không nên đi một mình trong chỗ hiểm nạn; 12/-Không ngủ trong chùa sư nữ một mình; 13/-Không đánh mắng đày tớ hoặc người ngoài vì của cải, vì thân mạng; 14/-Không lấy đồ ăn thừa mà bố thí cho Tứ Chúng; 15/-Không nuôi mèo, nuôi chồn; 16/-Không nuôi các động vật như voi, ngựa, trâu, dê, lừa, lạc đà; 17/-Nên dự trữ áo Tăng Già Lê với bình bát, tích trượng để cúng cho các bậc xuất gia; 18/-Lựa chỗ nước tốt, ruộng tốt mà làm ruộng; 19/-Có buông bán thì nói chắc giá và đừng có cân lường thiếu; 20/-Cấm dâm dục những ngày chay và tại chùa; 21/-Không buôn bán đồ lậu thuế, đồ ăn trộm; 22/-Không phạm luật nước; 23/-Không được ăn trước lễ vật cúng dường Tam Bảo; 24/-Muốn thuyết Pháp phải có chư Tăng tán thán cho; 25/-Không được đi trước bậc Tỳ Kheo và Sa Di; 26/-Khi cúng dường chư Tăng, không được lựa đồ ngon mà cúng riêng cho thầy mình; 27/-Không nuôi tằm; 28/-Đi đường có gặp người bệnh thì phải chăm nom, gởi gắm.

2-THIỆN PHÁP GIỚI

Thiện Pháp Giới: Phải tu học thiện sự thế gian, xuất thế gian và các giáo pháp của Phật. Phải tu học tất cả thiện pháp, hửu lậu và vô lậu. Phải học Ngũ Minh: 1/-Thanh Minh: là rõ biết văn từ văn chương. 2/-Công Xão Minh: là rõ biết các kỷ nghệ, mỹ thuật. 3/-Y Học Minh. 4/-Nhân Sinh Minh: là rõ biết phương pháp luận lý. 5/-Nội Minh: là thông hiểu Tam Tạng Kinh Điển Đạo Phật.

Tùy theo căn cơ, dùng phương tiện khéo léo mà hóa độ chúng sinh.

3-ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO CHÚNG HỬU TÌNH

Phải tu tập Đại Bi Tâm đối với chúng sanh độc ác, mê lầm, khổ não, tà kiến, không hiểu Phật Pháp. Bồ Tát dũng mãnh đắc Đạo thì có thêm đại bi tâm. Bồ Tát hết lòng dắc dìu, dạy dỗ, giáo hóa chúng sinh, hành bố thí v.v...

B-NGHIÊN CỨU HAI

Bồ Tát trong tự điển tiếng Anh được phân tích như sau:

Bodhisattva. While the idea is not foreign to Hĩnayãna, its extension of meaning is one of the chief marks of Mahãyãna.

“The Bodhisattva is indeed the characteristic feature of the Mahãyãna”. Keith. According to Mahãyãna the Hinayanists, i.e. srãvakã and pratyeka-buddha, seek their own salvation, while the bodhisattva’s aim is the salvation of others and of all.

The earlier intp. of bodhisattva was all beingswith mind for the truth. Later is became conscious beings of or for the great intelligence, enlightenment. It is also intp. in terms of leadership, heroism, etc. In general it is a Mahayanist seeking Buddhahood, but seeking it altruistically. Whether monk or layman, he seeks enlightenment to enlighten others, and he will sacrifice himself to save others; he is devoid of egoism and devoted to helping others.

All conscious beings having the Buddha-nature are nutural bodhisattvas, but require to  undergo development. The mahãsattva is sufficiently advanced to become a Buddha and enter Nirvana, but according to his vow he remains in the realm of incarnation to save all conscious beings.A monk should enter on the arduous course of discipline which leads to Bodhisattvahood and Buddhahood.

One of the “five vehicles”, which teaches the observance of the six pãrãmitãs, the perfecting of the two, i.e. the perfecting of self for perfecting others, and the attaining of Buddhahood.

The five-hold knowledge of the Bodhisattva: that of all things by intuition, of past events, of establishing men in sound religious life, of the elements in or details of all things, of attaining everything at will.

The Bodhisattvasangha, or monks, i.e. Mahãyãna, though there has been dispute whether Hinayãna monks may be included. Ten stages in a Bodhisattva’ s progress; Bodhisattva-Mahãsattva, a great Bodhisattva, e.g. Mãnjúsrĩ, Kuan-yin, etc. v. Infra. Bodhisattva nature,or character. The rules are founf in the sũtra of this name, taken from the Phạm Võng Kinh. Bodhisattva-Mahãsattva. Mahãsattva isthe perfected Bodhisattva, greater than any other being except a Buddha.

The Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards, as contrasted with ordinary bodhisattvas. The Mahãyãna scriptures, i.e. those of the bodhisattva school. The way or discipline of the bodhisattva, i.e. to benefit self and benefit others, leading to Budddhahood.

C-NGHIÊN CỨU BA

I-KINH BỒ TÁT GIỚI

Kinh Bồ Tát Giới, bản dịch cuối cùng của La Thập đời Diêu Tần là Bồ Tát Tâm Địa Giới (phẩm thứ 10) trong kinh Phạm Võng, 2 quyển. Tên chung là kinh Phạm Võng Lô Già Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới phẩm Địa Thập. Sau ghi riêng phần kệ tụng trì. Trí Giả, tổ của Tông Thiên Thai đặt tên là Bồ Tát Giới Kinh. Đệ tử của ngài là Chương An, ghi lời nói của Trí Giả thành hai quyển Nghĩa Sớ. Pháp Tạng của Tông Hoa Nghiêm ghi là Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Bồ Tát Thận Trọng Tứ Thập Bát Giới Kinh, ngày nay bản sao nầy làm sớ 5 quyển gọi tắc là Phạm Võng Kinh Giới Bản.

Các nhà chú thuật như sau: Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, 2 quyển, Trí Khải đời Tùy trình bày, đệ tử Quán Đỉnh ghi. Bồ Tát Giới Kinh SớSan Bổ, 3 quyển, Minh Khoáng đời Đường san bổ. Bồ Tát Giới Kinh Sớ Chú, 8 quyển, Dữ Hàm đời Tống đưa vào Sở Tiên Kinh làm thêm chú thích sớ. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn, 5 quyển, Chu Hoằng đời Minh mở ra sự sâu kín. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh trình bày. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Vấn Biện Phụ Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh trình bày.

II-TÁC PHÁP CỦA BỒ TÁT GIỚI

Tát Pháp thọ Bồ Tát Giới, phép tu. Giới Kinh Thiên Thai Sớ, quyển thượng, có 6 loại: 1/-Phạm Võng bản. 2/-Địa Trì bản. 3/-Cao Xương bản. 4/-Anh Lạc bản. 5/-Tân Soạn bản. 6/- Chế Chỉ bản. Trong đó, phép thụ của Phạm Võng bản, là phép của Lư Xá Na Phật trao giới cho Diệu Hải vương tử, Liên Hoa Tạng thế giới, Thích Ca thụ nhận bài tụng từ Xá Na sau đó truyền cho Đệt Đa Bồ Tát. Như vậy là hơn 20 Bồ Tát lần lược trao phó cho nhau mà Đại Sư La Thập truyền lại.

Tham khảo Phẩm Luật Tạng,Kinh Phạm Võng.

III-BỒ TÁT ĐẠO

Giữa Xuất gia Bồ Tát Tăng và Thanh Văn Tăng có điểm khác biệt còn phải bàn luận về phép thọ giới cũng như hình tướng bề ngoài.

Những người lấy Phạm Võng làm tôn chỉ cho rằng hình tướng bề ngoài của Thanh Văn Tăng và Bồ Tát Tăng tương đối như nhau. Giới Bồ Tát được nói trong Kinh Phạm Võng rất khác với tiểu thừa của Thanh Văn Tăng. Những người nầy viện dẫn ba loại tăng được nói đến trong Phẩm Báo Ân, Kinh Tâm Địa Quán, để chứng minh. Còn những người theo Du Giàthì lấy Luận Trí Độ để chứng minh. Họ bảo các Phật khác tuy có tăng Tam Thừa, nhưng giới pháp của mỗi loại có khác để phân biệt vị thứ.

Còn trong giáo pháp của đức Phật Thích Ca thì ngoài Thanh Văn Tăng ra không có Bồ Tát Tăng riêng rẽ. Bồ Tát xuất gia và Thanh Văn Tăng cùng thọ giới Tỳ Kheo và căn cứ theo tuổi hạ mà xếp ngôi thứ trong hàng ngũ Thanh Văn Tăng như Thường Bất Khinh Bồ Tát tỷ kheo trong Kinh Pháp Hoa vậy.

Đứng về phương diện giới pháp mà nói thì trong Hiển Giáo, Thanh Văn Bồ Tát có khác nhau. Nhưng về phương diện hình tướng thì điều mà trong Hiển Giáo gọi là Thánh Đệ Tử, bất luận là Thanh Văn hay Bồ Tát đều là hìng tưướng sa môn xuất gia.

Hình tướng tại giađẹp đẽ như để tóc, đội mũ, đeo chuổi ngọc thì chỉ giới hạn ở Mật Giáo. Vã lại, Kinh Tâm Địa Quán là bộ kinh không phải chỉ thuần nói về Hiển Giáo mà còn nói cả về Mật Giáo nữa. Cho nên bỏ luật mà dùng áo dài bằng lụa trắng, hoặc đội mũ thì chỉ có Bồ Tát Tăng của Mật Giáo mà thôi. Bồ Tát Tăng của Hiển Giáo trong giáo pháp của Phật Thích Ca thì không được như vậy.

Ở Trung Quốc thời Hậu Chu mới có Bồ Tát Tăng. Lại như Thích Ngạn Tông không chịu làm Bồ Tát, vì không thích những hình tượng của các Bồ Tát đội mũ hoa, đeo ngọc anh lạc v.v...bảo đó không phải là Phật cho phép...

Tham khảo: Tăng Sử Lược v.v...

IV-KINH BỒ TÁT THIỆN GIỚI

Còn gọi là Kinh Bồ Tát Địa, 9 quyển. Cầu Na Bạt Ma đời Lưu Tống dịch. Có 30 phẩm giống với Đại Bảo Kinh Ư Bà Li Hội 24.Phẩm thứ hai trở xuống giống với Bồ Tát Địa trong Luận Du Gìa mà Di Lặc lấy kinh nầy làm tổng trở thành Thập Địa Luận. Kinh Địa Trì cũng từ Thập Địa Luận chép ra để lưu hành riêng. Cho nên Kinh Địa Trì rất giống với Kinh Thiện Giới nầy.

Còn có Kinh Bồ Tát Thiện Giới, 1 quyển, nói rõ 6 Trọng, 8 Trọng, 18 Khinh, phép của Bồ Tát thọ giới. Kinh nầy cũng được rút riêng ra từ Giới Phẩm trong Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói trên.

Đối chiếu với Bồ Tát Giới Bản và Bồ Tát Giới Yết Ma Văn do Huyền Trang dịch thì có khác chút ít. Nhưng phần lớn là giống nhau.

D-NGHIÊN CỨU BỐN

 

I-BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA LÀ GÌ

 

Bồ Tát:Từ gọi tắt của Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề Tát Đỏa,tiếng Phạn là: Bodhisattva. TiếngPali là Bodhisattva. Cũng gọi làBồ Đề SáchĐa, Mạo Địa Tát Đát Phược, Phù Tát. Dịch ý: ĐạoChúng Sinh, GiácHữu Tình, Đạo Tâm Chúng Sinh. Hàm ý là người cầu đạo, cầu Đại Giác, người có tâm cầu đạo rộng lớn.

Bồ Đề nghĩa là Giác, Trí, Đạo. Tát Đỏa nghĩa là chúng sinh, Hữu Tình. Bồ Tát cùng với Thanh Văn, Duyên Giácgọi  chung là Tam Thừa. Cũng là một trong

10 giới. Bồ Tát là chỉ cho người tu hành, trên cầu Vô Thượng Bồ Đề bằng trí tuệ, dưới hóa độ chúng sinh bằng tâm từ bi, tu các hạnh Ba La Mật và trong vị lai sẽ thành tựu quả Phật. Cũng tức là người dũng mãnh cầu bộ đề, tròn đủ hai hạnh lợi mình và lợi người.

Nếu đứng trên quan điểm cầu Bồ Đề, TríGiác Ngộ, mà nói, thì Thanh Văn, Duyên Giác cũng có thể được gọi là Bồ Tát. Bởi vậy, để phân biệt, mới gọi những người tu hành Đại Thừa cầu Vô Thượng Bồ Đề là MaHaTát Đỏa, tiếng Phạn là mahã-sattva, mahã nghĩa là lớn. Ma Ha Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát, Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát, Ma Ha Bồ Đề Chất Đế Tát Đỏa v.v...

Những tên khác của Bồ Tát được ghi trong kinh điển là: Khai Sĩ, Bồ đề tát đỏa.

Đại sĩ, Ma  ha tát đỏa. Tôn nhân, Đệ nhất tát đỏa. Thượng nhân, Thượng tát đỏa. Vô thượng, vô thượng tát đỏa. Lực sĩ, lực tát đỏa. Vô song, vô đẳng tát đỏa. Vô tư nghì, bất tư nghì tát đỏa. Phật tử, Phật trì, đại sư, đại thánh, đại công đức, đại tự tại, chính sĩ, thủy sĩ, cao sĩ, đại đạo tâm thành chúng sanh, pháp thần, pháp vương tử, thắng sinh tử, quảng đại tát đỏa, cực diệu tát đỏa. Thắng xuất nhất thiết tam giới tát đỏa. Thân nghiệp vô thất, ngữ nghiệp vô thất, ý nghiệp vô thất, ba nghiệp không có lỗi. Thân nghiệp thanh tịnh, ngữ nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh. Thân nghiệp vô động, ngữ nghiêp vô động, ý nghiệp vô động.

Thành tựu giác tuệ, tiếng Phạn là dhĩmat, người có trí tuệ. Tối thượng chiếu minh, tiếng Phạn là uttama-dyuti, thành tựu cao tột. Tối thắng chân tử, tiếng phạn là jina-putra, người con hơn hết, người con hàng phục. Tối thắng nhậm trì, tiệng Phạn là jinãdhãra, chỗ nương tựa hơn hết, nắm giữ hàng phục.

Phổ năng hàng phục, tiếng Phạn là Vijetr, người sai khiến hơn hết, hay hàng phục. Tối thắng manh nha, tiếng Phạn là jinãnkura, cái mầm móng hơn hết. Dũng kiện, tiếng Phạn là vikrãnta, mạnh mẽ. Tối thánh, tiếng Phạn là paramãscarya, bậc thầy khuông phép cao hơn hết, thượng thánh. Thương chủ, tiếng Phạn là sãrthavãha, thầy dẫn đường. Đại xưng, tiếng Phạn là mahã-yásas, bậc có danh tiếng lớn. Lân mẫn, tiếng Phạn là krpãlu, thành tựu tình thương.

Đại phúc, tiếng Phạn là mahã-punya, phúc đức lớn. Tự tại, tiếng Phạn là ĩsvara. Pháp sư, tiếng Phạn là dhãrmika v.v...

Lại vì Bồ Tát là những vị phát đại Bồ Đề Tâm, đầy đủ các nguyện thù thắng thế gian và xuất thế gian cho nên gọi chúng Bồ Tát là “Thắng nguyện Bồ Đề Đại Tâm Chúng”.  

Bồ Tát được chia làm nhiều chủng loại, tùy theo sự liễu ngộ có cạn có sâu không giống nhau mà Bồ Tát có những giai vị bất đồng. Ngoài điểm khác biệt nầy ra, kinh Bồ Tát địa trì, quển 8, phẩm Bồ Tát Công Đức còn nêu ra 10 loại Bồ Tát: Chủng tính, tiếng Phạn là gotra-stha. Nhập, tiếng Phạn là avatĩrna. Vi tịnh, tiếng Phạn làa-suddhã-saya. Vị  thục, tiếng Phạn là a-paripakva.Thục, tiếng Phạn là paripakva. Vị Định, tiếng Phạn là a-niyatipa-tita. Định, tiếng Phạn là niyati-patita. Nhất sinh, tiếng Phạn là eka-jãti-pratibaddha. Tối hậu thân, tiếng Phạn là carama-bhavika và Chủng Tính.

Trong 10 loại Bồ Tát trên đây, loại chưa được tâm thanh tịnh, gọi là chủng tính   phát tâm tu học gọi là Nhập. Vào rồi mà chưa đạt đến địa vị tâm thanh tịnh gọi là Chưa Thanh Tịnh. Đã vào địa vị Tâm Thanh Tịnh gọi là Tịnh .Người tâm đã thanh tịnh nhưng chưa vào được địa vị rốt ráo gọi là Vị Thục. Đã vào địa vị rốt ráo gọi là Thục. Thục rồi nhưng chưa vào địa Vị Định, gọi là Vị Định. Vào đị vị Định rồi thì gọi là Định. Thục lại còn có hai loại:

1/- Nhất Sinh, là theo thứ lớp được Vô Thượng Bồ Đề.

2/- Tối hậu thân, là được vô thượng bồ-đề ngay trong đời này.

Ngoài ra, Bồ Tát cũng còn được chia làm tại gia và xuất gia. Bệ bạt trí là trở lui và A bệ bạt trí là không trở lui. Sinh thân là người  chưa dứt trừ phiền nãovà Pháp thân là người đã đoạn trừ phiền não, được sáu Thần Thông. Sinh tử nhục thân và Pháp tính sinh thân. Đại Lực và tân phát tâm, đốnngộ và tiệm ngộ , Trí Tăng và Bi Tăng v.v...

Thuyết Trí tăng và Bi tăng là chủ trương của Tông PhápTướng. Nghĩa là theo sự phân loại Bồ Tát từ địa vị thứ 8 trỡ về trước, thì Bồ Tát trực vãng, Bồ Tát đốn ngộ, chế phục sự hiện hành của phiền não Câu Sinh Khởi, liền chịu thân biến dịch, thành là Trí Tăng Thượng Thượng Bồ Tát. Đến địa vị thứ 7, mãn tâm,  sau khi chế phục hết phiền não, chịu thân phần đoạn, thì thành là Bi tăng Thượng Bồ Tát,hoặc đại bi Bồ Tát. Đối với các Bồ Tát hồi tâm hướng về Đại Thừa tức các Bồ Tát tiệm ngộ, thì người hối tâm từ Bất Hoàn và A La Hán, do đã đứt hết phiền não ở cõi Dục, cho nên là Trí Tăng. Còn người Hồi Tâm TừDự Lưu và NhấtLại thì là Tí tăng hoặc Bi tăng.

Ngoài ra còn có Bồ Tát Trí Bi bình đẳng. Đồng thời Bồ Tát của giai vị Thập Tín gọi là Tân Phát Ý Bồ Tát, Trụ tiền tín tướng Bồ Tát, Giả Danh Bồ Tát v.v... Hạnh Bồ Tát tu, gọi là Bồ Tát hạnh.Tất cả phép tắc nghi thức liên quan đến Bồ Tát, gọi là Bồ Tát Pháp Thức. Giáo Pháp nhằm đạt đến quả vị Phật, gọi là Bồ Tát thừa. Kinh điển của Bồ Tát thừa đó là Bồ Tát Tạng. Kinh Phạm võng nói về giới Bồ Tát do Bồ Tát nhận giữ. Tên các vị Bồ Tát thường được nói đến trong các kinh gồm có các Bồ Tát Di Lặc, Văn Thù, Quán Thế Âm, Đại Thế Chív.v...

Trong giới Tăng Sĩ hoặc Cư Sĩ thuộc Đại Thừa cũng có các vị được tôn thành Bồ Tát như các học giả Long Thọ, Thế Thân v.v... của Phật Giáo Đại Thừa ở Ấn Độ đã được tôn là Bồ Tát. Ở Trung Quốc thì ngài Trúc Pháp Hộ được tôn là Đôn Hoàng Bồ Tát.Ngài Đạo An là ẤnThủ Bồ Tát. Tại Nhật Bản cũng có các vị cao tăng được vua ban hiệu Bồ Tát.

Tham khảo:xem kinh phóng quan Bát Nhã quyển 5. Kinh Đại Phương Đẳng đại tập, quyển 12. Kinh Đại A Di Đà, quyển thượng. Kinh Hoa Nghiêm,bản dịch cũ,phẩm Ly thế gian. Kinh Hoa Nghiêm,bản dịch mới, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Kinh Bồ Tát Địa Trì,quyển 4. Kinh Bồ Tát Anh LạcBản Nghiệp, quyển thượng. Kinh Tiệm bi nhất thiết Trí Đức. Kinh Đại Bảo Tích, quyển 3. Kinh Đại Thừa bản sinh tâm địa quán, quyển 7. Kinh Phạm võng, quyển hạ.

LuậnĐại Tỳ Bà Sa, quyển 176. Luận đại trí độ quyển 4, quyển 41, Q. 44, Q. 71,Q. 94. Luận Du Già Sư Địa, Q.46. Đại Nhật kinh sớ,Q.1. Đại thừa Nghĩa Chương, quyển 17. Khuyến phát Bồ Đề Tâm tập, quyển hạ. Đại Tống Tăng sử lược, quyển hạ. Tam thừa Bồ Tát Giai Vị v.v...

 

II-TỨ SỰ NHẬP MÔN CỦA BỒ TÁT

Theo kinh Đại Bảo Tích, quyển 13, hội Mật tích kim cương lực sĩ, Bồ Tát muốn hóa độ chúng sinh, thì trước hết phải vào pháp môn 4 việc: Thiền tư, Trí tuệ, Tổng trì và Biện tài.

1/-Nhập thiền tư môn: nghĩa là Bồ Tát nói pháp mở đường cho chúng sinh, trước hết phải vào định tư duy, quán xét căn khí của chúng sinh để tùy cơ nói pháp.

2/-Nhập trí tuệ môn: nghĩa là Bồ Tát nói pháp dùng trí tuệ soi rõ tất cả, đối với chương cú nghĩa lý, đều thông suốt không ngại, giúp chúng sinh tỏ ngộ để phá trừ sự ngu tối, sanh tâm pháp hỷ.

3/-Nhập tổng trì môn: nghĩa là Bồ Tát vào thiện pháp nắm giữa không để mất, đối với ác pháp thì giữ không cho phát sinh.

4/-Nhập biện tài môn: Bồ Tát đối với nghĩa lý Phật Pháp quyết đóan phân minh, biện luận lưu loát, mở mang tâm trí của tất cả chúng sinh, giúp họ được vào chính đạo.

III-BỐN PHÁP MÔN CỦA BỒ TÁT

Theo kinh Như Lai bất tư nghì bí mật đại thừa, quyển 17, phẩm Khứ lai, thì Bồ Tát dùng 4 Pháp môn để hóa độ chúng sinh là:

1/-Trí môn: Bồ Tát nhờ có đại trí tuệ mà biết rõ căn tính của tất cả chúng sinh, tùy thuận điều phục, giúp họ được giải thóat.

2/-Tuệ môn: Bồ Tát dùng đại diệu tuệ vì chúng sinh phân biệt giảng nói nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm của Phập Pháp, giúp họ mở mang trí tuệ, biết rõ muôn pháp xưa nay vốn rỗng lặng.

3/-Đà la ni môn: Đà la ni nghĩa là nắm giữa tất cả. Bồ Tát nắm giữ tất cả pháp, thuận theo chúng sinh mở đường chánh tín, giúp họ diệt trừ các ác hạnh mà tu tất cả pháp lành.

4/-Vô ngại giảng môn: Bồ Tát dùng trí hiểu thông suốt vì chúng sinh giảng nói nghĩa pháp rất sâu vô tận để khiến họ được trí hiểu biết không trở ngại.

IV-BỐN PHÁP TU TẬP CỦA BỒ TÁT

Theo luận Du già sư địa, quyển 47, phẩm Du già xứ phần, thì người tu hạnh Bồ Tát, phải tu tập 4 pháp dưới đây:

1/-Thiện tu sự nghiệp: nghĩa là hành giả phải tu rộng rãi các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ v.v...

2/-Phương tiện thiện xảo: nghĩa là đối với những chúng sinh chưa vào Phật pháp, hành giả nên tìm cách đưa họ vào. Người đã vào rồi thì giúp họ được thành thục. Người đã thành thục thì làm cho họ được giải thoát, và đặt ra những phương tiện giúp chúng sinh được lợi ích.

3/-Nhiêu ích ư tha: nghĩa là hành giả phải thực hiện những hạnh bố thí, ái ngữ, lợi tha, hoặc cùng làm những việc tốt lành để chúng sinh được yên vui.

4/-Vô đảo hồi hướng: nghĩa là với tất cả nghiệp lành, hạnh lành hành giả đã tu đều đem hồi hướng cho chúng sinh. Cầu mong cùng chứng Vô thượng chánh đẳng bồ đề, chứ không cầu quả báo thế gian.

V-CÁCH NGỒI CỦA BỒ TÁT

Bồ Tát ngồi theo kiểu bán già. Cũng gọi là Bán tọa, Bán già, Hiền tọa.

Tức là khi ngồi gác một chân lên chân kia. Thông thường đây là kiểu ngồi của BồTát, đối lại kiểu ngồi của Như Lai gọi là già phu tọa. Trong mạn đồ la của hai bộ Kim cương, Thai tạng Mật giáo, ngoại trừ một số ít Bồ Tát như các ngài Hư không tạng, Thiên thủ quan âm, Kim cương tạng vương, Bát nhã v.v... Còn hầu hết các Bồ Tát khác đều ngồi bán già trên hoa sen.

Cách ngồi bán già lại chia làm hai kiểu:

1/-Cát tường bán già tọa: cách ngồi chân phải gác lên chân trái, thường được Mật giáo sử dụng.

2/-Hàng ma bán già tọa: cách ngồi chân trái gác lên chân phải, thông dụng trong nhà Thiền.

Ngoài ra theo luật Tứ phần, quyển 49, luật Ma ha tăng kỳ, quyển 40, và Hửu bộ tì nại da tạp sự, quyển 30 chép, thì lúc giáo đoàn Phật giáo mới được thành lập, chúng tăng vốn ngồi theo kiểu kiết già, toàn già phu tọa. Nhưng sau vì quan tâm đến các vị tỳ kheo ni khi ngồi thiền, để tránh việc trùng rắn xâm nhập và kinh nguyệt hiện ra, nên đức Phật mới cho phép các tỳ kheo ni ngồi theo kiểu bán già, và đây cũng là khởi đầu cách ngồi của Bồ Tát.

Tham khảo: Kinh Bất không quyên sách thần biến chân ngôn, quyển 8. Tu tập chỉ quán tọa thiền pháp yếu. Thích thị yếu lãm, quyển trung. Kiết già phu tọa v.v...

VI-NĂM PHÁP TƯỞNG NIỆM CỦA BỒ TÁT KHI NGHE PHÁP

Theo luận Du già sư địa, quyển 44, phẩm Cúng dường thân cận vô lượng có nói, khi nghe pháp Bồ Tát nên sinh khởi 5 thứ tưởng niệm như sau:

1/-Bảo tưởng: nghĩa là nghĩ tưởng chính pháp tôn quí, hiếm có, khó được.

2/-Nhãn tưởng: nghĩa là nghĩ tưởng chính pháp như cặp mắt mở toang màn tăm tội của mình, sinh ra trí tuệ.

3/-Minh tưởng: nghĩa là nên nghĩ chánh pháp như ánh sáng mặt trời, chiếu soi tất cả một cách bình đẳng.

4/-Đại quả thắng công đức tưởng: nghĩa là nên nghĩ chánh pháp làm cho mình được Niết Bàn và quả đại bồ đề công đức thù thắng.

5/-Vô tội đại thích duyệt tưởng: nghĩa là nên nghĩ đối với pháp hiện tại tuy chưa chứng quả, nhưng nếu nương theo pháp mà tu hành như thực, xa lìa các tội cáu bẩn thì được niềm vui rất lớn.

VII-MƯỜI THÍ PHÁP CỦA BỒ TÁT

Kinh Hoa nghiêm, quyển 21, phẩm Thập vô tận tạng có nói, Bồ Tát vì lòng từ bi mà làm mười việc bố thí như sau:

1/-Chia xẻ bố thí: nghĩa là Bồ Tát có lòng nhân từ, thích làm việc bố thí, đem thức ăn ngon của mình trước chia bớt cho chúng sinh rồi sau mới ăn. Đồng thời Nguyện cho các loài vi trùng trong thân mình cũng được đủ no.

2/-Cho tất cả: nghĩa là Bồ Tát đem hết thức ăn ngon, áo mặc đẹp và những thứ cần thiết cho cuộc sống cho những ai cần cho, ngay đến thân mạng khi cần cứu người cũng không tiết rẽ.

3/-Cho trong, hy sinh cả quyền cao chức trọng: nghĩa là Bồ Tát có hình tướng trè khỏe, đẹp đẽ, dù đang ở ngôi vị Chuyễn luân vương, đầy đủ ngọc ngà châu báu, làm vua lớn trong thiên hạ, nhưng vì để cứu giúp chúng sinh ngay cả hy sinh, cho thân mạng cũng không hối tiếc.

4/-Cho ngoài: nghĩa là Bồ Tát đem bảy thứ quí báu đẹp đẽ bố thí cho chúng sinh.

5/-Nội Ngoại thí: nghĩa là Bồ Tát đem ngôi vua bố thí cho chúng sinh, đồng thời làm bầy tôi cung kính phục dịch chúng sinh mà không ân hận.

6/-Cho không ân hận những gì mình có: nghĩa là Bồ Tát thương xót chúng sinh, tùy theo chỗ họ mong cầu mà đem tất cả những gì mình có của cải, thân mạng v.v... cho để cứu người mà không ân hận, hối tiếc.

7/-Quá khứ thí: nghĩa là Bồ Tát đối với tất cả pháp và công đức của chư Phật quá khứ không tham đắm.Chuyên tâm chỉ vì giáo hóa chúng sinh để thành thục Phật pháp, mà giảng nói các pháp trọng yếu, không hề tham đắm giữ riêng cho mình một pháp nào.

8/-Vị lai thí: nghĩa là Bồ Tát quán xét các pháp vị lai đều không thể được. Nhưng vì nhiếp hóa chúng sinh nên thường siêng năng tu hành.

9/-Hiện tại thí: nghĩa là Bồ Tát đối với công đức của các cõi trời lòng không tham đắm. Chỉ mong cho chúng sinh lìa bỏ các đường ác, tu đạo thành Phật.

10/-Cứu kính thí: nghĩa là Bồ Tát từ bi bố thí hết cho tất cả chúng sinh, dù có trãi qua nhiều kiếp thì cũng không hối tiếc. Chỉ một lòng mong cầu thành tựu trí thân thanh tịnh.

VIII-BA PHÁP TU CỦA BỒ TÁT

Kinh Bồ Tát anh lạc bản nghiệp, quyển thượng, phẩm Hiền thánh học quán có nêu ra 3 phép tu học của Bồ Tát Đẳng giác như sau:

1/-100 kiếp tu tam muội ở trong định Đính tịch: nghĩa là Bồ Tát Đẳng giác ở trong định Đính tịch, là định đứng trên hết các định, dùng sức đại nguyện ở lâu trong 100 kiếp. Tu tất cả tam muội mà vào tam muội Kim cương thì ngầm tương ứng với hết thảy pháp tính mà được một tướng chung.

2/-1000 kiếp ở trong định Kim cương học các uy nghi: nghĩa là Bồ Tát Đẳng giác lại ở lâu trong định Kim cương 1000 kiếp để học tất cả uy nghi, tu vô lượng pháp thần thông hóa đạo không thể nghĩ bàn của Phật và vào chỗ hạnh Phật, ngồi ở đạo tràng của Phật.

3/-Một vạn kiếp ở trong định Đại tịch học hạnh giáo hóa của Phật: nghĩa là Bồ Tát Đẳng giác lại ở lâu trong định Đại tịch một vạn kiếp học hạnh giáo hóa của Phật để thị hiện các sắc tướng giáo hóa chúng sinh, và thị hiện hạnh trung đạo ngang bằng với chư Phật.

IX-BA VIỆC THÙ THẮNG CỦA BỒ TÁT

Bồ Tát sinh ở cõi trời Đâu suất có ba việc thù thắng:

1/-Mệnh thắng: nghĩa là Bồ Tát đã xa lìa sự sống chết trong ba cõi. Tuy không tu nhân nghiệp sống lâu, nhưng tuổi thọ của các trời sinh ở cõi Đâu suất là 4000 tuổi. Sau đó thì sinh nơi có văn hóa cao để được bổ làm Phật.

2/-Sắc thắng: Bồ Tát tuy không tu nhân nghiệp có sắc tướng tốt đẹp, nhưng sinh ở cung trời Đâu Suất thì sắc thân vi diệu, ánh sáng rực rỡ, tự nhiên trang nghiêm, khác với các trời.

3/-Danh thắng: nghĩa là Bồ Tát sinh ở cõi trời Đâu Suất, cho nên các trời liền gọi tên Bồ Tát là Hộ minh, chỉ cho Phật Thích Ca, dần dần tiếng xưng hô ấy  truyền thấu đến cõi trời Tịnh cư, rồi đến tận cõi trời cao nhất của Sắc giới là Sắc cứu cánh thiên.

X-BỐN TRÍ SỞ QUÁN CỦA BỒ TÁT

Đó là bốn trí do Bồ Tát thành tựu trước khi ngộ nhập lý Duy thức. Tông Duy thức chủ trương các pháp đều do tâm thức biến hiện. Cho nên phủ nhận các thuyết cho rằng ngoài tâm có thực pháp. Bốn trí nầy nhằm bác bỏ kiến giải “thực ngã thực pháp” của ngoại đạo.

Đó là:

1/- Tương vi thức tướng trí: nghĩa là chúng sinh trong sáu ngã khác nhau như quỉ, thần, trời, người v.v...tuy cùng một cảnh vật, nhưng chỗ thấy của mỗi loài khác nhau. Vì thế nên biết đó là tùy theo sức nghiệp mà có khác chứ chẳng phải cảnh giới có thật.

2/-Vô sở duyên thức trí: khi người ta duyên theo những cảnh hư uyển ở quá khứ, vị lai, trong giấc mộng, thì những điều do tâm biến hiện, tùy lúc thay đổi, chứ chẳng phải thật có cảnh giới.

3/-Tự ưng vô đảo trí: nghĩa là tất cả phàm phu phải nhờ tu hành chứng ngộ mới được giải thoát, chứ không phải tự nhiên mà có thể thành Thánh, thành Phật. Cho nên biết cảnh giới là hư uyển. Nếu như cảnh giới là có thật thì chúng sinh phàm phu đều có thể không cần phải trải qua tu chứng mà tự nhiên tỏ ngộ cảnh giới ở ngoài tâm để được giải thoát.

4/-Tùy tâm trí chuyển trí, có 3 thứ:

     a-Tùy tự tại giả trí chuyển trí: nghĩa là bậc thánh đã chứng được tâm tự tại có thể tùy theo ý muốn mà có thế chuyển biến cảnh giới bên ngoài đều được. Nếu cảnh gới là có thật thì bậc Thánh nhân không thể tùy tâm mà tự tại chuyển biến ngoại cảnh.

     b-Tùy quán sát giả trí chuyển trí: nghĩa là bậc Thánh đã được thiền định thù thắng trong khi tu quán. Chỉ quán xét một cảnh mà các tướng hiện ra trước mặt. Vì thế nên biết cảnh giới chẳng phải thật có.

     c-Tùy vô phân biệt trí chuyễn trí: nghĩa là đối với bậc Thánh đã chứng được trí không phân biệt mà nói, thì tất cả cảnh tướng đều không hiện trước mặt. Cho nên biết cảnh giới chẳng phải thật có.

XI-HAI TÂM VÀ NĂM TRÍ CỦA BỒ TÁT

1/-HAI TÂM: Bồ Tát có hai tâm đó là: Tâm đại từ và Tâm đại bi.

     a-Tâm đại từ: Từ là yêu thương, cũng tức là Tâm ban vui cho chúng sinh. Nghĩa là Bồ Tát yêu mến tất cả chúng sanh, thường làm lợi ích theo đúng những điều chúng sinh mong cầu.

     b-Tâm đại bi: Bi là thương xót, cũng tức là tâm cứu khổ. Nghĩa là Bồ Tát thương xót tất cả chúng sinh, thường cứu tế giúp đỡ họ, khiến chúng sinh thoát khổ.

2/-NĂM TRÍ: Năm trí của Bồ Tát đó là:

     a-Thông đạt trí:Trí thấu suốt các pháp, biết rõ vạn hửu như uyển.

     b-Tùy niệm trí: Trí có khả năng nhớ hết các việc trong quá khứ.     

     c-An lập trí: Trí có khả năng kiến lập chính hạnh khiến chúng sinh tu tập.

     d-Hòa hợp trí: Trí quán xét tất cả pháp theo duyên hòa hợp

     e-Như ý trí: Trí có khả năng thành đạt những điều mong muốn.

Tham khảo: Nhiếp đại thừa luận bản, q.hạ. Nhiếp Đại Thừa luận thích luận, quyển 9. V.v...

XII-NĂM TƯỚNG CỦA BỒ TÁT

Trong Trang nghiêm kinh luận nêu ra năm thứ tướng của Bồ Tát như sau:

1/-Lân Mẫn tướng: Nghĩa là Bồ Tát đem thân từ bi giác ngộ thương nhớ tất cả chúng sanh, dùng nhiều phương tiện làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

2/-Ái ngữ tướng: Nghĩa là Bồ Tát có thể giảng nói tất cả Phật pháp một cách khéo léo. Lời nói dịu dàng thương mến, khiến chúng sinh được chính tín.

3/-Dũng kiện tướng: Nghĩa là Bồ Tát vì độ chúng sinh, đối với các việc khó làm đều làm hết không lùi bước.

4/-Khai thủ tướng: Nghĩa là bi nguyện của Bồ Tát sâu rộng, dùng của cải và trí tuệ độ khắp tất cả, làm việc bố thí, giúp đỡ người nghèo khổ.

5/-Thích nghĩa tướng: Nghĩa là Bồ Tát vì độ chúng sinh nên dùng tài biện luận trôi chảy, giải thích nghĩa kinh, thu nhiếp chúng sinh bằng pháp tối thượng.

XIII-NĂM PHÁP TỰ TẠI CỦA BỒ TÁT

Theo kinh Đại bảo tích, quyển 68, phẩm Biến tịnh thiên thụ ký chép, Bồ Tát nhờ vận dụng cả Bi và Trí, muôn hạnh tròn đủ mà được 5 pháp tự tại dưới đây:

1/-Thọ mệnh tự tại: Nghĩa là Bồ Tát thành tựu pháp thân tuệ mệnh, đã thoát khỏi sống chết, nhưng vì hóa độ chúng sinh mà tùy cơ thị hiện chân tướng, có tuổi thọ dài, ngắn, nhưng tâm Bồ Tát không vướng mắc.

2/-Sinh tự tại:Nghĩa là Bồ Tát vì tâm đại bi cứu độ chúng sinh mà tùy loại thụ sinh, làm lợi ích cho tất cả. Ở trên cung trời không cho là sướng, vào trong địa ngục không lấy làm khổ, đi hay ở đều tự do không bị trở ngại.

3/-Nghiệp tự tại: Nghĩa là Bồ Tát muôn hạnh đã đầy đủ, vận dụng cả Bi và Trỉ, vì hóa độ chúng sinh, hoặc hiện thần thông, tuyên nói diệu pháp, hoặc vào thiền định, tu hành khổ hạnh, nhậm vận vô ngại.

4/-Giác quán tự tại: Giác nghĩa là tâm thô, Quán nghĩa là tâm tế. Nghĩa là Bồ Tát hoặc tu hạnh thiền quán, hoặc khởi tâm lợi sinh. Tuy có tư duy nhưng không rơi vào trạng thái tán loạn, rối ren, tùy nguyện độ sinh, bình đẳng vô ngại.

5/-Chúng cụ quả báo tự tại: Nghĩa là Bồ Tát nhờ nhân hạnh của mình sâu rộng, quả báo thù thắng nên tất cả vật dụng cần thiết, đều có đầy đủ, nhưng tâm không dính mắc.

XIV-NĂM LOẠI THỤ SINH CỦA BỒ TÁT

Theo kinh Bồ Tát địa trí, quyển 10, phẩm Tất kính phương tiện xứ chép: Bồ Tát do sức nguyện, sức tự tại mà có năm loại thụ sinh như sau:

1/-Tức khổ sinh: Nghĩa là sinh ra để chấm dứt các nỗi khổ. Gặp thời đói kém thì Bồ Tát sinh làm thân cá lớn v.v...Vào thời bệnh dịch hoành hành thì Bồ Tát sinh làm thầy thuốc giỏi. Vào thời chinh chiến thì Bồ Tát sinh làm đại lực sĩ v.v...Bồ Tát thụ sinh vào vô lượng chỗ như thế để cứu khổ cho chúng sinh.

2/-Tùy loại sinh: Nghĩa là Bồ Tát thụ sinh trong hết thảy chúng sinh trời, rồng, quỉ, thần, a tu la, ngoại đạo v.v...để giáo hóa và dẫn dắt chúng sinh về đường chính thiện, bỏ đường tà ác.

3/-Thắng sinh: Nghĩa là Bồ Tát tuy thị hiện thụ sinh, nhưng quả báo về tuổi thọ và sắc lực đều hơn cả trời và người.

4/-Tăng thượng sinh: Nghĩa là trong tất cả nơi thụ sinh, Bồ Tát đều là người kỳ lạ nhất trong đó.

5/-Tối hậu sinh, sinh ra lần cuối cùng: Nghĩa là trong các hàng Bồ Tát, Bồ Tát nầy, khi thụ sinh là “Tối thượng Bồ Tát trụ”, được đại pháp thân, đầy đủ pháp tự tại, cầu chứng Bồ Đề, muôn hạnh trọn vẹn, sinh vào dòng vua, chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giácvà làm hết thảy Phật sự.

XV-BỐN ĐIỀU KHÓ CỦA HẠNH BỒ TÁT

Theo Hoa nghiêm kinh sớ, quyển 6, thì người tu hạnh Bồ Tát có 4 điều khó:

1/-Bỏ tự lợi mưu cầu lợi cho đời là điều khó: Nghĩa là người tu hành chỉ vì lợi ích cho chúng sinh chứ không có mảy may ý nghĩ tư lợi vì mình.

2/-Chỉ một đường tu khổ hạnh là khó: Nghĩa là người tu hành vì lợi ích của chúng sinh, theo nguyện của mình mà tu khổ hạnh, không ưa tìm cầu những thú vui của thế gian.

3/-Trãi qua các nơi khổ là khó: Nghĩa là người tu hành vì lợi ích của chúng sinh mà không một chỗ khổ nào không trãi qua.

4/-Thời kiếp không hạn lượng là khó: Nghĩa là người tu hành mong cầu quả Phật vô lượng, lại gồm tu hạnh lợi người, cho nên phải trãi qua vô lượng kiếp, không có hạn định.

XVI-NĂM NGHĨA GIẢI THÓAT CỦA BỒ TÁT

Theo Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, nêu ra năm nghĩa giải thoát của Bồ Tát là:

1/-Bồ Tát không bị trói buộc trong sinh tử: Nghĩa là chúng sinh bị trói buộc trong đường sinh tử nhưng Bồ Tát thì không bị trói buộc trong đường sinh tử.

2/-Bồ Tát không bị Tướng cảnh giới trói buộc: Nghĩa là Bồ Tát tuy thấy tất cả tướng cảnh giới nhưng không bị dính mắc vào.

3/-Bồ Tát không bị dính mắc vào các đối tượng thấy, phân biệt trước mắt: Nghĩa là Bồ Tát không để bị vướng mắc vào cái đối tượng mình thấy trước mắt và biết rõ cái tâm hay thấy, năng kiến, cũng là không.

4/-Bồ Tát không dính mắc vào các pháp hửu vi: Nghĩa là tất cả các pháp hửu vi mà Bồ Tát thấy đều là không nên Bồ Tát không chấp trước.

5/-Không bị các phiền não trói buộc: Nghĩa là Bồ Tát thấu suốt mê vọng tức chân như, phiền não tức bồ đề, nên dính mắc mà chẳng dính mắc gì cả.

XVII-CÁC GIAI ĐOẠN TU HÀNH CỦA BỒ TÁT

Các giai đoạn tu hành mà Bồ Tát phải trãi qua, kể từ lúc mới phát tâm Bồ đề rồi trãi qua nhiều kiếp tu hành chứa góp công đức, cho đến khi đạt đến quả vị Phật.

Chữ VỊ hoặc chữ TÂM được dùng để gọi thay cho từ GIAI VỊ, như Thập tín Vị, cũng gọi là Thập tín Tâm. Thập hồi hướng vị, cũng gọi là Thập hồi hướng Tâm v.v...Đều là tên gọi giai vỉ Bồ Tát. Tuy nhiên, về thứ tự và danh nghĩa của các giai vị Bồ Tát thì các kinh luận nói không giống nhau. Chẵng hạn như thuyết “Thập Trụ” : Phát tâm trụ, Trì địa tâm trụ v.v...thì đời xưa vốn bao gồm toàn bộ giai vị tu hành của Bồ Tát. Nhưng đến đời sau thì Thập trụ chỉ tương đương với giai vị đầu tiên của vị Tam hiền trước “Thập địa” mà thôi.

Bởi thế nên biết thuyết giai vị Bồ Tát cũng tùy thuộc sự phát triễn của lịch sửgiáo lý mà có thay đổi.

Trong các thuyết về giai vị Bồ Tát như: 41 giai vị, 51 giai vị, 52 giai vị, 57 giai vị v.v...thì thuyết 52 giai vị, Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, của Kinh Bồ Tát anh lạc bản nghiệp là hoàn chỉnh nhất cả về danh nghĩa và thứ bậc. Cho nên từ xưa đến nay thuyết nầy đã được sử dụng rộng rãi. Liệt kê như sau:

-Thập tín tâm, Thập tín: Tín tâm, Niệm tâm, Tinh tiến tâm, Định tâm, Huệ tâm, Bất thoái tâm, Hồi hướng tâm, Hộ tâm, Giới tâm, Nguyện tâm.

-Thập trụ tâm, còn gọi là Thập trụ, Thập giới: Phát tâm trụ, Trì địa trụ, Tu hành trụ, Sinh quí trụ, Phương tiện trụ, Chính tâm trụ, Bất thoái trụ, Đồng chân trụ, Pháp vương tử trụ, Quán đỉnh trụ. 10 tâm nầy thuộc Tập chủng tính.

-Thập hành tâm (Thập hành): Hoan hỷ tâm hành, Nhiêu ích hành, Vô sân hận hành (Vô vi nghịch hành), Vô tận hành (Vô khuất tạo hành), Ly si loạn hành (vô si loạn hành), Thiện hiện hành, Vô trước tâm hành, Tôn trọng tâm hành (Nan đắc hành), Thiện pháp tâm hành, Chân thực tâm hành. Mười tâm nầy thuộc Tính chủng Tính.

-Thập hồi hướng: Cứu hộ nhất thiết chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng, Bất hoại hồi hướng, Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng, Chí nhất thiết xứ hồi hướng, Vô tận công đức tạng hồi hướng, Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng, Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh, Như tướng hồi hướng, Vô phược giải thoát hồi hướng, Pháp giới vô lượng hồi hướng. Mười tâm nầy thuộc Đạo chủng tính.

-Thập địa: Tứ vô lượng tâm Hoan hỷ địa, Thập thiện tâm Ly cấu địa, Minh quang tâm Phát quang Địa, Diệm huệ tâm Diệm huệ địa, Đại thắng tâm Nan thắng địa, Hiện tiền tâm Hiện tiền Địa, Vô sinh tâm Viễn hành địa, Bất tư  nghì tâm Bất đồng địa, Tuệ quang tâm Thiện huệ địa, Thụ vị tâm Pháp vân địa. Mười tâm nầy thuộc Thánh chủng tính.

-Đẳng giác: Nhập pháp giới tâm thuộc Đẳng giác tính.

-Diệu giác: Tịch diệt tâm thuộc Diệu giác tính.

Trên đây là 52 giai vị thuộc 6 chủng tính. Như đã nói ở trước, thuyết 52 giai vị là của Kinh Bồ Tát anh lạc bản nghiệp. Còn các kinh luận khác cũng có những luận thuyết bất đồng. Biểu thị  như sau:

-Kinh Anh lạc, 52 giai vị: Thập tín, ngoại phàm, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, nội phàm-Tam Hiền, Thập Địa, Thập Thánh, Đẳng Giác, Diệu Giác.

-Kinh Nhân Vương, 51 giai vị: Thập Thiện, Thập Tín, ngọai phàm, Thập chỉ, Thập kiên, nội phàm, Tam Hiền, Thập địa, Phật địa.

-Kinh Phạm Võng, 40 giai vị: Thập phát thú, Thập trưỡng dưỡng, Thập kim cương, Thập địa.

-Kinh Hoa nghiêm, 41 giai vị: Thập Trụ Thập phạm hạnh, Thập hành, Thập hồi hướng, Thập địa, Phật địa.

-Kinh Thủ lăng nghiêm, 57 giai vị: Càn tuệ địa, Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Tứ thiện căn: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất. Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác.

-Luận Thành duy thức, 5 giai vị: Tư lương vị: nội phàm – Tam Hiền. Gia hạnh vị: Tứ thiện căn. Thông đạt vị: mới vào sơ địa. Tu tâp vị: Sơ địa trụ tâm trở về sau. Cứu kính vị.

-Luận nhiếp đại thừa, 4 giai vị: Nguyện nhạo hành địa, Kiện đạo, Tu đạo, Cứu kính đạo.

-Kinh Bồ Tát địa trì, 13 giai vị: Chủng tính trụ, chưa phát tâm. Giải hạnh trụ. Hoan hỉ trụ. Tăng thượng giới trụ. Tăng thượng ý trụ. Bồ đề phần pháp tương ứng tăng thượng tuệ trụ. Đế tương ứng tăng thượng tuệ trụ. Duyên khởi tương ứng tăng thượng tuệ trụ. Hửu hành hửu khai phát vô tướng trụ. Vô hành vô khai phát vô tướng trụ. Vô ngại trụ. Tối thượng Bồ Tát trụ. Như Lai trụ.

-Kinh Bồ Tát địa trì, 7 giai vị: Chủng tính địa. Giải hành địa. Tịnh tâm địa. Hành tích địa bao gồm Tăng thượng giới trụ cho đến Hửu hành hửu khai  phát vô tướng trụ ở trên. Quyết định địa. Quyết định hành địa. Tất kinh địa bao gồm Tối thượng Bồ Tát trụ và Như Lai trụ ở trên.

Chủ trương của các tông phái đối với các giai vị Bồ Tát cũng không giống nhau. Nay hãy đề cập đến thuyết của ba tông phái lớn là Duy Thức, Hoa Nghiêm và Thiên Thai như sau:

1-TÔNG DUY THỨC

Tông Duy Thức dùng thuyết 41 giai vị, điểm sai khác với thuyết 52 giai vị của kinh Anh Lạc là ở chỗ “Thập Tín” được gôm chung vào Sơ trụ trong “Thập Trụ”. Đẳng Giác được gôm chung vào địa thứ 10 trong “Thập Địa” khi viên mãn thành tựu tức lúc cuối cùng. Còn tâm hồi hướng thứ 10 trong “Thập hồi hướng tâm” thì được mở rộng ra làm tứ thiện căn: Noãn vị, Đãnh vị, Nhẫn vị, Thế đệ nhất pháp vị, và lấy 29 tâm trước tức Thập trụ tâm, Thập hành tâm, Chín tâm hồi hướng trước của Thập hồi hướng trong 30 tâm trước Thập địa cùng với một phần tâm thứ 30 hồi hướng thứ 10 mà làm “Đại thừa thuận giải thoát phần” tức Tam hiền vị, lấy một phần khác nữa của tâm hồi hướng thứ 30 làm “Đại thừa thuận quyết trạch phần tức Tứ thiện căn”.

Về “Thập tín vị”, ngài Viên trắc ở chùa Tây minh đời Đường lập riêng hai thuyết khác nhau:

a/-CHỦ TRƯƠNG CÓ “GIAI VỊ THẬP TÍN”

Tức là thừa nhận rằng trước khi tiến vào Sơ Trụ cần phải có giai vị “Tiền phương tiện vị”. Đây là Bồ Tát thường tu “Thập thuận danh tự” trong thập tâm.b/-CHỦ TRƯƠNG “THẬP TÍN HÀNH GIẢ”

Tức là cho tất cả 10 tâm mà các Bồ Tát cùng chung tu chứng từ “Sơ trụ vị” trở lên.

Ngài Viên Trắc và ngài Khuy Cơ tổ của tông Duy thức ở Trung Quốc vốn là anh em đồng môn, suốt cuộc đời dốc sức vào việc nghiên cứu, giảng dạy, trước tác Duy Thức học. Nhưng mỗi khi trình bày ngài Viên trắc thường phê phán bác bỏ thuyết của ngài Khuy Cơ và chủ trương khác với sự giải thích chính thống của Duy Thức Học đương thời. Cho nên ngài được coi là nhà Duy Thức hiểu biết lệch lạc như hai thuyết khác nhau về “Thập tín vị” trên đây là quan điểm rất đặc thù.

2-TÔNG HOA NGHIÊM

Tông Hoa nghiêm phán lập “Năm giáo” khác nhau, do đó có mấy thuyết về thứ bậc của Bồ Tát như sau:

a-TIỂU THỪA

Tiểu thừa giáo trước kiến đạo, có phương tiện vị tứ thiện căn.

b-ĐẠI THỪA

Đại thừa thủy giáo lại chia làm hai loại:

b1-HỒI TÂM GIÁO

Hồi tâm giáo dẫn dắt người Nhị Thừa ngu pháp vào Đại Thừa giáo, y theo thứ bậc của Tiểu Thừa và căn cứ vào thuyết “Tam thừa cọng thập địa” mười Địa chung cho Ba thừa của tông Thiên thai mà có 10 Địa: Càn huệ địa, Tính địa, Bồ Tát địa, Phật địa v.v...

b2-TRỰC TIẾN GIÁO

Trực tiến giáo là tiến thẳng vào Đại thừa giáo, bao gồm các thứ bậc trong Thập tín nên có tất cả 51 giai vị, và lấy “Thập hồi hướng” trở lên làm “Bất thoái vị”, cũng tức là tùy theo tính chất, năng lực khác nhau giữa ba hạng người: thượng căn, trung căn, hạ căn mà lần lượt ở các giai vị Đệ nhất trụ, Thập hồi hướng, Sơ địa v.v...tiến vào ngôi vị Bất thoái chuyễn.

c-CHUNG GIÁO

Chung giáo nghĩa là Bồ Tát ở giai vị Thập tín vẫn chưa chứng được ngôi vị Bất thoái chuyễn, mà chỉ có hành, nên không lập thuyết Thập tín vị, chỉ lập 41 vị thôi. Trong 41 giai vị nầy lấy Sơ trụ làm bất thoát vị.

d-ĐỐN GIÁO

Trong Giáo nầy, nếu người có thể một niệm chẳng sinh, rõ lý, dứt hoặc thì có thể liền ngay đó mà vào ngôi vị Phật. Vì thế không lập thứ bậc Bồ Tát.

e-VIÊN GIÁO

Viên giáo chia làm 2 loại:

e1-ĐỐN GIÁO NHẤT THỪA

Đốn giáo Nhất thừa cũng không lập thứ bậc riêng biệt mà thu hết vào thứ bậc của bốn giáo trước.

e2-BIỆT GIÁO NHẤT THỪA

Biệt giáo Nhất thừa, trong “Hàng bố môn” tuy có lập các thứ bậc Bồ Tát nhưng trong “Viên dung  môn” thì chủ trương trong một giai vị có đầy đủ tất cả giai vị nên thừa nhận rằng khi giai vị thành tựu viên mãn thì có thể thành Phật liền gọi là “Tín mãn thành Phật”.

3-TÔNG THIÊN THAI

Tông Thiên Thai: Trong Bốn giáo hóa pháp, ba giáo Thông, Biệt, Viên được phối với các thứ bậc Bồ Tát như sau:

a-THÔNG GIÁO

Thông giáo, phối với giai vị “Tam thừa cộng thập địa”: Càn tuệ địa, Tính địa v.v...Cũng gọi là Thông giáo Thập địa, là 10 giai vị của Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác tu chung.

b-BIỆT GIÁO

Biệt giáo: Lấy 52 giai vị của kinh Bồ Tát anh lạc bản nghiệp làm thứ bậc. Nhưng quy nạp 52 giai vị thành 7 khoa: “Tính, Trụ, Hành, Hướng, Địa, Đẳng giác, Diệu giác”. Tổng kết 7 khoa thành hai mục lớn là Phàm và Thánh. Tức là trong 52 giai vị lấy “Thập tín” làm giai vị ngoại phàm, áp dụng Kiến hoặc, Tư hoặc trong ba hoặc của “giới nội”. Giới: chỉ cho ba cõi Dục, Sắc, Vô sắc và lấy Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng làm giai vị nội phàm cho đến áp phục vô minh hoặc của “giới ngoại”, lấy Sơ địa trở lên làm giai vị Thánh. Trong giai vị Thánh, lấy Thập địa, Đẳng giác làm nhân của Thánh vị, và lấy Diệu giác làm quả.

c-VIÊN GIÁO

Theo giáo nghĩa của Viên giáo cho rằng tất cả những cái tồn tại xưa nay vốn đã đầy đủ 3000 pháp. Cho nên nói theo mặt bản thể thì Phật và chúng sinh là bình đẳng không hai. Nhưng nói về mặt hiện tượng thì có mê ngộ khác nhau. Bởi thế nếu đứng trên lập trường thực tiễn mà nói thì việc tu hành cũng nên có thứ lớp. Do đó mới lập ra thuyết “Lục Tức vị” để giúp người tu hành lìa bỏ tâm thấp hèn, ngã mạn. Ngoài ra còn mượn tên của 52 giai vị Biệt giáo để nói rõ thứ bậc của Viên giáo. Cho nên ở trước Thập tín vị có thêm một khoa “Ngũ phẩm đệ tử vị”.

Đồng thời, Thập trụ vị của Viên giáo tương đương với Thập địa vị của Biệt giáo. Thứ bậc của Bồ tát Viên giáo cũng có thể được phối hợp sáu bánh xe: Bánh xe sắc Thập tín, bánh xe đồng Thập trụ, bánh xe vàng Thập hồi hướng, bánh xe lưu li Thập địa, bánh xe ngọc như ý Đẳng giác v.v...

Vì bánh xe báu của vua Chuyễn luân Thánh vương có khả năng hơn tất cả các  loại vũ khí khác nên nó được dùng để ví dụ mỗi giai vị tu hành đều có thể đoạn trừ phiền não.

Trong các giai vị kể trên, Bồ Tát Thập tín vị chỉ có tên chứ không có thật nên gọi là “Danh tự Bồ tát” hoặc “Trụ tiền tính tướng Bồ Tát”. Đồng thời, Bồ Tát từ sơ trụ trở lên, nhờ tín căn đã thành tựu, không lui mất nữa nên gọi 30 tâm Địa tiền: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng là “Tín tướng ứng địa”.

Lại nữa, Bồ Tát từ “Tính Địa” trở lên trong Thập địa: Càn tuệ v.v...Hoặc Bồ Tát “Sơ hoan hỷ địa” trở lên trong Thập Địa: Hoan hỷ địa v.v...Hoặc Bồ tát “Sơ hoan hỷ địa”  vì lòng thương xót, nghĩ nhớ hết thảy chúng sinh giống như mẹ nhớ thương con, nên cũng gọi là Bồ tát “Nhất tử địa”.

Tịnh độ chân tông Nhật bản đem Nhất tử địa phối hợp với Sơ hoan hỷ địa để làm lợi ích cho đời nầy. Hoặc làm lợi ích cho đời sau của lòng tin.

Ngoài ra, luận Tịnh độ của ngài Thế thân có đề cập đến “Giáo hóa địa” ý là chỉ cho chỗ giáo hóa của Bồ Tát hoặc là giai vị của Bồ tát giải tác. Nếu là giai vị giải tác thì tương đương với đệ Bát địa trở lên.

Tham khảo: Kinh Nhân vương bát nhã ba la mật, quyển thượng, phẩm Bồ tát giáo hóa. Kinh Đại phẩm bát nhã, Q.6, phẩm phát thú. Kinh Phạm võng, Q. Thượng. Kinh Đại Phật đảnh thủ lăng nghiêm, Q.8. Kinh Hoa nghiêm, bản dịch cũ, Q.8, phẩm Thập trụ, Q. 11, phẩm Thập hành, Q.14, phẩm Thập hồi hướng, Q.23, phẩm Thập địa. Luận Đại trí độ, Q.49. Luận Thập trụ tỳ bà sa, Q.1. Nhân vương kinh sớ, Q.Trung. Hoa nghiêm kinh sớ, Q.18. Đại thừa tứ luận huyền nghĩa, Q.2. Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm, Q.5. Đại thừa nghĩa chương, Q.12. V.v...

XVIII-BỒ TÁT ĐỊA

1-NÓI CHUNG

Bồ Tát địa chỉ chung cho 10 địa vị, tức là 10 giai đoạn trong quá trình tu hành. Phổ thông phần nhiều chỉ cho 10 Giai vị chung cho Tam thừa. Hoặc chỉ cho 10 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát Đại thừa. Mười giai vị chung cho ba thừa cũng gọi là Cộng địa, tức là 10 giai vị mà những người ba thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát cùng tu.

2-NÓI RIÊNG

Chỉ riêng cho giai vị thứ 9 trong 10 giai vị chung của Ba thừa, cũng tức là giai vị thứ 9 trong “mười giai vị Thông giáo” của tông Thiên thai. Giai vị nầy là giai vị của Bồ tát từ lúc mới phát tâm cho đến trước khi thành đạo.

a-THEO KINH ĐẠI PHẨM BÁT NHÃ

Theo Kinh Đại phẩm bát nhã, quyển 6, phẩm Phát thú chép: Bồ tát ở nơi địa  thứ 9 nầy có đủ 12 pháp như sau: Mong được chư Phật ở vô biên thế giới hóa độ. Được toại nguyện ấy, biết rõ tiếng nói của các trời, rồng, dạ xoa v.v...và nói pháp cho họ nghe, ở trong thai thành tựu, nhà thành tựu, chỗ sinh thành tựu, dòng họ thành tựu, quyến thuộc thành tựu, sinh ra thành tựu, xuất gia thành tựu, cây Phật, cây Bồ đề, trang nghiêm thành tựu, thành tựu đầy đủ các công đức tốt lành.

b-THEO PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

Theo Pháp hoa huyền nghĩa quyển 4, phần dưới và Ma ha chỉ quán quyển 6 phần trên: Bồ tát ở giai vị nầy, vì sự giáo hóa và làm lợi ích cho chúng sinh mà sinh trong ba cõi, phúc đức sâu dày, trí tuệ sắc bén, thấu suốt chân đế và tục đế, lại tiến thêm mà dứt trừ các tập khí phiền não thuộc sắc pháp và tâm pháp v.v...được pháp nhãn đạo chủ trí, cho đến học các pháp Thập lực, Vô sở úy của Phật. Đến lúc ấy tập khí còn sót lại sẽ hết, y như đốm lửa cuối cùng đã tắt. Trong ba thừa, chỉ có Bồ tát có khả năng tiến tới giai vị nầy. Cho nên gọi là Bồ tát địa.

2-CHỈ CHUNG CHO 10 GIAI VỊ

10 giai vị tu hành của Bồ tát nói trong kinh Hoa nghiêm, bản dịch cũ, quyển 23. Đó là: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Minh Địa, Diệm địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa và Pháp vân địa.

Đây là giai đoạn tu hành từ giai vị thứ 41đến giai vị thứ 50 trong 52 giai vị tu hành của Bồ tát.

Tham khảo: Bồ tát 10 Địa v.v...

XIX-GIỚI BỒ TÁT

Bồ tát giới là giới luật của Bồ tát Đại thừa nhận giữ. Cũng gọi là Đại thừa giới, Phật tính giới, Phương đẳng giới, Thiên Phật đại giới. Đối lại với “Tiểu thừa thanh văn giới”. Nội dung của giới Bồ tát là Tam tụ tịnh giới, ba nhóm giới trong sạch.

Đó là: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hửu tình giới.

Cũng tức là thu tóm hết thảy Phật pháp vào ba môn lớn là: Giữ gìn luật nghi, Tu các pháp lành, cứu độ chúng sanh và lấy đó làm giới cấm để tuân thủ.

Rất nhiều kinh sách Đại thừa nói về Bồ tát, nhưng có thể tổng hợp làm hai loại sách luật là Phạm võng và Du già.

Bồ tát giới bản được trích ra từ phẩm Luật tạng của kinh Phạm võng gồm có 10 giới Nặng và 48 giới Nhẹ. Bất luận là người xuất gia hay tại gia đều có thể nhận giữ.

Còn giới bản được trích ra từ luận Du già sư địa quyển 40, quyển 41 thì lấy Tam tụ tịnh giới, Tứ chủng tha thắng xứ pháp làm nền tảng. Trước phải nhận giới của bảy chúng Tiểu thừa trong thời gian dài. Nếu người nào không vi phạm thì mới được nhận giữ giới Bồ tát.

Ngày xưa lấy giới Bồ tát trong Du già sư địa làm chính. Nhưng ngày nay thì giới Bồ tát trong kinh Phạm võng lại thịnh hành hơn. Giới Viên Đốn của tông Thiên thai tức là giới trong kinh Phạm võng.

Theo kinh Phạm võng, quyển hạ thì nhận giữ giới Bồ tát được 5 lợi ích:

1/-Được chư Phật trong mười phương thương xót, che chở.

2/-Khi sắp chết được chính kiến, tâm vui mừng.

3/-Sinh ở nơi nào đều được làm bạn với chư vị Bồ tát.

4/-Chứa góp nhiều công đức, thành tựu giới Ba la mật.

5/-Đời nầy, đời sau, tính giới phước huệ tròn đầy.

Giới Bồ tát là Ba la đề mộc xoa, giới biệt giải thoát, nằm ngoài giới của bảy chúng: Ưu bà tắc, ưu bà di, sa di, sa di ni, thức xoa ma ni, tỳ kheo, tỳ kheo ni.

Người nhận giữ giới Bồ tát có thể ở trong bảy chúng, mà cũng có thể ở ngoài bảy chúng, chỗ tôn quí củ giới Bồ tát là vượt lên trên và bao trùm tất cả giới. Kinh Phạm võng nói giới Bồ tát là nguồn gốc của chư Phật, là cội rễ của Bồ tát và Phật tử. Tính chất của giới Bồ tát tương tự như tám giới, tám giới quan trai. Tám giới cũng là một loại giới Biệt giải thoátnằm ngoài giới của bảy chúng.

Nhưng vì trong giới Bồ tát có một vài giới tương tự như giới Tám quan trai, nên là “Đốn lập giới” lại cũng có một số giới không giống Tám quan trai mà tương tự như “Tiệm thứ giới”của giới bảy chúng, cho nên giới Bồ tát có thể được chia làm hai loại:

1/-Đốn lập: Có thể nhận ngay giới Bồ tát.

2/-Tiệm thứ: Trước phải nhận 3 quy y, 5 giới v.v... rồi sau mới nhận giới Bồ tát.

Trong tạng kinh Hán dịch, có 6 loại Bồ tát giới bản hoặc Bồ tát giới kinh rất được coi trọng là: Kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp, Phạm võng kinh Bồ tát giới bản, Du già sư địa luận Bồ tát giới bản, Bồ tát địa trì kinh giới bản, Bồ tát thiện giới kinh giới bản và Ưu bà tắc giới kinh giới bản. Nếu sáu thứ trên đây được chia theo hai loại đốn và tiệm, thì Anh lạc và Phạm võng thuộc về Đốn lập, còn các giới kinh Du già, Địa trì, Thiện giới, Ưu bà tắc v.v... thuộc Tiệm thứ.

Giới Bồ tát bắt đầu được truyền bá ở Trung quốc do ngài Cưu ma la thập, 344 – 413. Trong các bản chép tay tìm thấy ở Đôn hoàng có Thụ bồ tát giới nghi quỉ 1 quyển do ngài soạn. Còn người đầu tiên làm phép thụ giới là ngài Đàm vô sấm, 358 – 433, khi ngài trao giới Bồ tát cho nhóm các sư Đạo tiến v.v...gồm hơn 10 người ở Cô tang, tỉnh Cam túc, huyện Vũ uy. Đến đời Lương, đời Trần thuộc Nam triều, phong trào thọ giới Bồ tát khá thịnh hành, như Lương vũ đế, Trần văn đế đều nhận giới Bồ tát.

Lương vũ đế từng lập đàn giới, thỉnh ngài Tuệ siêu trao giới Bồ tát. Năm Thiên giám 18  tức năm 519, nhà vua tự phát nguyện rồi theo ngài Tuệ ước nhận giới Bồ tát ở điện Đẳng giác. Thái tử, Công khanh, xuất gia, tại gia v.v... xin thọ giới Bồ tát rất đông, có tới 84.000 người. Cũng có thuyết nói Lương vũ đế nhận giới Bồ tát nơi ngài Trí tạng.

Đến đời Tùy, vua Văn đế nhận giới Bồ tát nơi ngài Trí khải, đều xưng là Bồ tát giới đệ tử. Theo đó mà suy, có thể biết phong trào thọ giới Bồ tát tại Trung quốc vào thời ấy đã thịnh hành đến mức nào.

Tham khảo: kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp, Q. Hạ. Kinh Bồ tát thiện giới, Q. 4. Kinh Ưu bà tắc, Q.3. Bồ tát giới bản. Thọ Bồ tát giới nghi, Trạm nhiên. Luận đại trí độ, Q. 46. Phạm võng kinh Bồ tát giới bản sớ, Q. 1. Tứ phần luật hành sự soa tư trì ký, Q. Thượng. Bát công cương yếu, Q. Thượng. Tục cao tăng truyện, Q.5. Trí tạng truyện . Q. 6. Tuệ siêu truyện, Tuệ ước truyện. Quảng hoằng minh tập, Q. 22. Tam tụ tịnh giới, Giới, Truyền giới, Viên Đốn giới v.v...  

XX-  CÓ BA SÁCH NÓI VỀ BỒ TÁT GIỚI BẢN

1-BỒ TÁT GIỚI BỔN I

Bồ tát giới bản I là chỉ cho bản văn nói về các giới điều ở sau phần kệ tụng trong kinh Phạm võng quyển hạ. Cũng gọi là Bồ tát giới kinh. Ngài Cưu ma la thập, 344 – 413, dịch vào đời Hậu Tần, được in vào Đại chánh tạng tập 24. Tên đầy đủ của kinh Phạm võng do ngài La thập dịch là: “Phạm võng kinh lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập”. Cứ theo bài tựa kinh Phạm võng do ngài Tăng triệu viết thì bản tiếng Phạn của kinh nầy có 112 quyển, 61 phẩm, trong đó Bồ tát giới bản là phẩm thứ 10 mà ngài La thập đã dịch thành 2 quyển. Người đời sau chép riêng phần văn nói về 10 giới nặng, 48 giới nhẹ trong quyển hạ ra làm một quyển để tiện việc tụng trì.

Nội dung của Bồ tát giới bản: Từ “Ngã kim Lô xá na” đến “đệ nhất thanh tịnh giả” là phần tựa của Giới bản nầy. Và từ “Phật cáo chư Phật tử” đến “hiện tại chư Bồ tát kim tụng” là phần chánh tông. Văn giới bao gồm 10 giới nặng:

1/-Giết, 2/-Trộm, 3/-Dâm, 4/-Nói láo, 5/-Bán, mua rượu, 6/-Nói điều lỗi của Tứ Chúng, 7/-Khen mình chê kẻ khác, 8/-Keo tiếc lại còn chê bai, 9/-Lòng hờn giận chẳng chịu ăn năn, 10/-Gièm chê Tam Bảo.

Và 48 giới Nhẹ:

1/-Không kính thầy bạn, 2/-Uống rượu, 3/-Ăn thịt, 4/-Ăn năm món cay đắng, 5/-Không bảo sám hối, 6/-Không cung cấp thỉnh pháp, 7/-Trễ nhác không tới nghe pháp, 8/-Trái Đại, theo Tiểu, 9/-Không thăm bệnh, 10/-Chứa đồ giết chúng sanh, 11/-Làm quốc sứ, 12/-Buôn bán, 13/-Báng hủy, 14/-Phóng lửa đốt cháy, 15/-Dạy sai, 16/-Vì lợi nói ngược, 17/-Cậy thế lực mà xin xỏ, 18/-Không hiểu mà làm thầy, 19/-Hai lưỡi, 20/-Không làm việc phóng sanh cứu độ, 21/-Hờn đánh trả thù, 22/-Kiêu mạng không thỉnh pháp, 23/-Kiêu mạn nói bậy, 24/-Không tập học Phật, 25/-Không khéo hòa chúng, 26/-Riêng thọ lợi dưỡng, 27/Nhận thỉnh riêng cho mình, 28/-Thỉnh Tăng riêng, 29/-Dùng tà mạn nuôi sống lấy mình, 30/-Không kính ngày giời tốt, 31/-Không làm việc cứu chuộc, 32/-Làm việc tổn hại chúng sanh, 33/-Làm nghề phi pháp, chơi xem, 34/-Tạm niệm Tiểu Thừa, 35/-Không phát nguyện, 36/-Không phát thệ, 37/-Xông pha nơi hiểm nguy mà du hành, 38/-Trái thứ tự cao thấp, 39/-Không tu phước huệ, 40/-Lựa chọn người thọ giới, 41/-Vì lợi làm sư, 42/-Thuyết giới với người hung ác, 43/-Không hổ thẹn mà thọ bố thí, 44/-Không cúng dường kinh điển, 45/-Không giáo hóa chúng sanh, 46/-Thuyết Pháp không theo như Pháp, 47/-Trái phép hạn chế, 48/-Phá Pháp.

Sau đó là phần lưu thông nói về công đức lưu thông Giới Bản nầy. Đối với Tông Thiên Thai, Giới Bản nầy là Giới Bản mẫu mực cho Viên Giới Đại Thừa của Tông mình.

Về sách chú thích thì có Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, 2 quyển, do ngài  Trí Khải giảng và đệ tử của ngài là Chương An Quán Đính ghi chép. Bồ Tát Giới Văn Sớ, 5 quyển hoặc 6 quyển của ngài Pháp Tạng. Bồ Tát Giới, 3 quyển, của ngài Nghĩa Tịnh v.v... 

 

Tham khảo: Bồ Tát Giới Kinh v.v...   

Đại Niết Bàn Kinh quyển 28 nói có 2 thứ giới: Thinh Văn Giới và Bồ Tát Giới.

Từ sơ phát tâm đến đắc thành quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, gọi là Bồ Tát Giới.

Từ lúc quán bộ xương trắng cho đến khi chứng quả A La Hán, gọi là Thinh Văn Giới. V.v...

2-BỒ TÁT GIỚI BẢN II

Ngài Đàm Vô Sấm, 385 – 433, dịch vào đời Bắc Lương: Bồ Tát Giới, 1 quyển. Cũng gọi là Bồ Tát Giới Bản Kinh, Địa Trì Giới Bản. Đây là phần giới văn nói về bốn Ba La Di và 41 giới nhẹ được ghép riêng ra từ phẩm Phương Tiện Xứ Giới trong Kinh Bồ Tát Địa Trì quyển 4 mà thành. Là Giới Bản của Bồ Tát Đại Thừa nhận giữ và do Bồ Tát Từ Thị nói, được in vào Đại Chánh Tạng tập 24.

Phần nội dung, đầu quyển có bài kệ qui kính, kế đến phần giới nương theo phép tắc Bồ Tát thuyết giới mà nêu ra những giới đều nặng nhẹ, cuối cùng là văn khuyên bảo trì tụng. Theo Bồ Tát Giới Bản Tiên Yếu của ngài Trí Húc đời Minh thì tên gọi của 4 Ba La Di là:

1/-Khen mình chê người

2/-Sẻn tiếc của cải và Pháp Bảo

3/-Tức giận không chịu nghe lời khuyên bảo mà ăn năn

4/-Chê bai làm loạn Chánh Pháp

Ngoài ra, Bồ Tát Giới BảnTiên Yếu còn chia giới thứ 26 là “Học Chư Ngoại Đạo” và Ái Nhạo Tà Pháp, nên tất cả là 42 giới Nhẹ.

Các bản dịch khác của giới bản nầy gồm có:

1/-Du Già Giới Bản của ngài Huyền Trang nêu 43 Giới Nhẹ.

2/-Ưu Bà Tắc Ngủ Giới Uy Nghi của ngài Cầu Na Bạt Ma đời Lưu Tống cũng nêu 41 giới Nhẹ. Nhưng sắp đặt có hơi khác. Nội dung bao gồm kệ qui kính, văn giới. Đồng thời nói rõ năm việc công đức giữ giới, khuyên người ta xa lìa những việc xấu ác của thân, miệng, tà mệnh, nghiệm sự, việc đồng bóng nhảm nhí, buông lung v.v... Và nêu ra phép làm lễ sám hối, phép nhận gường giây, nhận tích v.v...

3/-Bồ Tát Thiện Giới Kinh Bản, 1 quyển, cũng do ngài Cầu Na Bạt Ma dịch, liệt kê 8 giới Ba La Di và tổng cộng có 50 giới điều. Sách chú thích thì có Bồ Tát Giới Bản Tiên Yếu, 1 quyển, của ngài Trí Húc.

Tham khảo: Đại Đường Nội Điển Lục, Q.3. Lịch Đại Tam Bảo Kí, Q.9. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q.4, Q.12, Q.14. V.v...

3-BỒ TÁT GIỚI BẢN III

Bồ Tát Giới Bản, 1 quyển, do Huyền Trang dịch vào năm Trinh Quán 23 nhằm năm 649. Giới Bản nầy là những luật nghi của Giới Bồ Tát được sao chép ra từ phẩm Bồ Tát Sơ Địa Trì Du Già Xứ Giới của Bản Địa Phần trong luận Du Già Sư Địa, Q.40, 41, mà thành. Giới Bản nầy do Đồ Tát Di Lặc nói, thường gọi là du Già Giới Bản, cũng gọi là Du Già Bồ Tát Giới Bản, Bồ Tát Giới Kinh, Bồ Tát Giới Bản Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 24.

Những giới Nhẹ nói trong bản nầy, tương đương với 48 giới Nhẹ của kinh Phạm Võng. Sách  nầy là cùng bản với Địa Trì Giới Bản, nhưng là bản dịch khác. Nội dung của giới bản nầy phần lớn giống với nội dung Địa Trì Giơi Bản. Nhưng có một vài điểm sai khác là: Giới Bản nầy không có kệ quy kính, nêu tất cả 43 giới Nhẹ, tức là chia giới 26 “Bất Tập Học Phật” ra làm hai giới, ở dưới giới thứ 8 thêm riêng một giới nữa là “lợi ích phạm giới sinh công đức” và ở sau văn giới có đề ra pháp sám hối.

Ngoài ra, về số giới điều của giới bản nầy, thì thông thường phần nhiều y theo thuyết của Du Già Luận Kí, quyển 10,phần dưới, nêu 43 giới Nhẹ. Nếu căn cứ theo các bản luật sớ khác, thì vì cách sắp đặc không giống nhau, nên có các thuyết bất đồng, như có 42 giới, tức thường nói 4 Nặng, 42 Nhẹ, 44 giới, 45 giới v.v...

Sách chú thích có: Bồ Tát Giới Bản Trì Phạm Yếu Ký, 1 quyển của Nguyên Hiếu, Ứng Lý Tông Giới Đồ Thích Văn Sao, 2 quyển của Duệ Tôn v.v...

Tham khảo: Đại Đường Nội Điển Lục, Q.5. Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký, Q.4. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q.8. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, Q.11. V.v...

 

XXI-NHỮNG KINH ĐIỂN CÓ GHI GIỚI BỒ TÁT

Đó là chỉ chung cho những kinh điển thu chép các giới luật mà Bồ Tát phải thụ trì. Những kinh điển nầy được chia làm 4 loại:

1/-Kinh Bồ Tát Địa Trì: do Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương, gồm có 10 quyển, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 30.

2/-Kinh Phạm Võng: do Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần, gồm có 2 quyển, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 24.

3/-Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp: Kinh nầy còn gọi là Kinh Anh Lạc, gồm 2 quyển, do Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu Tần, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 24.

4/-Ba loại Bồ Tát Giới Bản được in vào Đại Chánh Tạng tập 24:

  • A-Bồ Tát Giới Bản, 1 quyển, cũng gọi là Địa Trì Giới Bản: gồm những giới điều được chép riêng ra từ phẩm Phương Tiện Xứ Giới trong Kinh Bồ Tát Địa Trì, quyển 4, do Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương, để tiện việc thọ trì đọc tụng.
  • B-Kinh Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Uy Nghi, 1 quyển, do Cầu Na Bạt Ma dịch vào đời Lưu Tống là cùng bản của Địa Trì Giới Bản, nhưng khác dịch. Cầu Na Bạt Ma còn dịch Bồ Tát Thiện Giới, 1 quyển, được in vào Đại Chánh Tạng tập 30.
  • C-Bồ Tát Giới Bản, 1 quyển, do Huyền Trang dịch vào đời nhà Đường. Cũng gọi là Du Già Sư Địa quyển 40, quyển 41, do Huyền Trang dịch.

Trong những Kinh Luận ghi trên, dựa theo thuyết của các học giả xưa nay, có thể tổng hợp lại làm hai loại: PHẠM VÕNG và DU GIÀ.

Kinh Anh Lạc và Kinh Phạm Võng đều thuộc về Phạm Võng Giới Bản.

Ngoài ra có thể qui hết vào Du Già Giới Bản.

Hai hệ thống luật điển nầy có những chỗ khác nhau rất lớn sau đây:

1/-Phạm Võng Giới Bản: do Đức Phật Thích Ca nói. Du Già Giới Bản do Bồ Tát Từ Thị Di Lặc nói.

2/-Phạm Võng Giới Bản nói rõ 10 giới Nặng, 48 giới Nhẹ, là những giới mà tăng và tục đều có thể thọ ngay, gọi là Đốn Lập Giới. Du Già Giới Bản thì lấy Ba Tụ Tịnh Giới, bốn pháp tha thắng xứ làm mẫu mực. Tuy cùng chung tăng và tục, nhưng trước phải thọ giới của bảy chúng Tiểu Thừa trong thời gian lâu mà không trái phạmthì mới nhận giới Bồ Tát nên gọi là Tiệm Lập Giới.

3/-Phạm Võng Giới Bản nghiêm khắc, rườm rà hơn. Người nhận lãnh phải tuyệt đối làm theo đúng những điều được chỉ bảo, khéo giữ uy nghi, ngăn ngừa tất cả sự nhơ nhuốm dù nặng hay nhẹ. Còn Du Già Giới Bản thì phương tiện khéo léo hơn, thông quyền đạt biến, thị nhiễm, phi phạm, có khai có giá, có chỗ cho phép, có chỗ cấm chỉ.

Ở Trung Quốc, xưa nay Phạm Võng Giới Bản thịnh hành hơn. Còn ở Tây Tạng thì thọ trì Du Già Giới Bản chứ không tin và không biết đến Phạm Võng. Thời gian gần đây, ngài Thái Hư lấy Du Già Giới Bản làm tiêu chuẩn hành trì cho 4 chúng đệ tử.

Tham khảo: Bồ Tát Giới Bản Tiên Yếu. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ, Q. thượng. Du Già Bồ Tát Giới Bản dữ Phạm Võng Kinh Lược Đàm. Minh Tính, Hiện Đại Phật Giáo Học Thuật Tùng San tập 89. Giới Luật Học Cương Yếu của Thánh Nghiêm. Bồ Tát Giới Bản v.v...

XXII-TĂNG HÀNH BỒ TÁT ĐẠO

1-BỒ TÁT TĂNG

Tăng hành Bồ Tát Đạo là tiếng gọi chung các vị Bồ Tát. Kinh Duy Ma quyển hạ, Đại 14, 554 trung, viết: “Được nghe tiếng nói của Phật thân miệng ý đều lành, được thấy uy nghi của Phật chỗ tu các thiện pháp càng thù thắng hơn lên. Nhờ giáo pháp Đại Thừa thành Bậc Bồ Tát Tăng” .

Tham khảo: luận Du Già Sư Địa, q. 79.

2-TĂNG HÀNH BỒ TÁT ĐẠO

Tăng hành Bồ Tát Đạo hay Bồ Tát Tăng là một trong 2 loại Tăng, Thanh Văn Tăng và Bồ Tát Tăng. Người hiện tướng sa môn xuất gia tu học Giới, Định, Tuệ Tiểu Thừa. Gọi là Thanh Văn Tăng.Trái lại, người hiện hình tướng tại gia tu học Giới, Định, Tuệ phối với 6 Độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ của Đại Thừa, gọi là Bồ Tát Tăng. Bồ Tát Tăng cũng là một trong 3 loại Tăng: Thinh Văn Tăng, Duyên Giác Tăng, Bồ Tát Tăng. Hoặc là Thanh Văn Tăng, Bồ Tát Tăng, Phàm Phu Tăng.

Tham khảo: luận Đại Trí Độ, Q. 34.

3-CAO TĂNG

Thời Bắc Chu bên Trung Quốc, Bồ Tát Tăng là chỉ các vị cao tăng bị bắt buộc phải để tóc, đội mũ, mặc áo có trang sức chuổi ngọc như người ngoài đời. Trong “Tam Vũ nhất Tông pháp nạn”, pháp nạn ở thời 3 vua Vũ một vua Tông, của lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, Vũ Đế nhà Bắc Chu đã đặt ra những điều luật tàn ác để bức hại tăng, ni hòng đạt mục đích hủy diệt Phật Pháp của ông ta.

Như vào năm Kiến Đức thứ 3, năm 574, Vũ Đế ra lệnh lập riêng các đạo quán, nhà thờ của Đạo Giáo, rồi tuyển chọn các bậc danh đức của Phật Giáo, Đạo Giáo buộc họ phải thay đổi hình tướng bằng cách để tóc và được gọi là “Học Sĩ”. Sau khi vua Vũ chết, Tuyên Đế lên nối ngôi, tuy nhà vua muốn phục hưng Phật Giáo, nhưng vì pháp lệnh của Vũ Đế còn đó, chưa thể bỏ ngay được, nên hạ lệnh cho chùa Trắc Hổ ở kinh đô đặt 120 vị “Thông Đạo Quan Viên”, rồi chọn các bậc đại đức của Phật Giáo, Đạo Giáo để tóc, đội mũ, mặc áo anh lạc, áo trang sức bằng chuổi ngọc, gọi là “Thông Đạo Quán Viên Học Sĩ”.

Những vị cao tăng nỗi tiếng thời bấy giờ như các ngài Pháp Tạng, Ngạn Tông v.v...đều được tuyển chọn. Vì các bậc cao tăng được tuyển chọn đều phải “đội mũ hoa, mặc áo anh lạc” nên dùng từ “Bồ Tát Tăng” để gọi thay.

Tham khảo: Đại Tống Tăng Sử Học, Q. hạ.

XXIII-KINH BỒ TÁT ANH LẠC BẢN NGHIỆP

 

Do ngài Trúc Phật Niệm dịch vào năm Kiến nguyên 12 đến 14, tức là từ năm 376 đến năm 378, đời Diêu Tần. Kinh nầy còn được gọi là Bồ tát anh lạc kinh, 2 quyển. Hay còn được gọi là Anh lạc bản nghiệp kinh, Anh lạc kinh, Bản nghiệp kinh, được in vào Đại chánh tạng tập 24.

Nội dung nói về các giai vị tu nhân và Ba tụ tịnh giới của Bồ Tát. “Anh lạc bản nghiệp” là tiếng dùng trong hệ thống Hoa Nghiêm. Vì thế kinh nầy có rất nhièu chỗ hợp nhau với giáo tướng Hoa Nghiêm.

Kinh nầy lập 52 giai vị tu hành của Bồ tát gồm có: Thập Tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Vô cấu địa và Diệu giác v.v...

Kinh có 8 phẩm như sau: Tập chúng phẩm, Hiền thánh danh tự phẩm, Hiền thánh học quán phẩm, Thích nghĩa phẩm, Phật mẫu phẩm, Nhân quả phẩm, Đại chúng thụ học phẩm, Tập tán phẩm, để trình bày rõ các giai vị và sự tu hành của Bồ Tát.

Phẩm Đại chúng thụ học nói về “Tam tụ tịnh giới”. Lấy tám vạn bốn nghìn pháp môn làm Nhiếp thiện pháp giới. Lấy 4 tâm vô lượng: Từ, bi, hỷ, xã làm nhiếp chúng sinh giới. Lấy Mười ba la di làm nhiếp luật nghi giới. Mười ba la di trong kinh nầy cũng giống với mười giới Nặng của kinh Phạm võng.

Kinh nầy chịu ảnh hưởng của kinh Phạm võng rất sâu. Nội dung Tam tụ tịnh giới đều thuộc về giới Đại Thừa. Đặc điểm ở đây là giới Bồ tát có nhận pháp mà không bỏ pháp. Một khi đã được giới thì vĩnh viễn không mất. Cho dù có phạm giới Ba la di cũng không mất giới thể. Và chủ trương giới lấy Tâm làm thể.

Ở Ấn Độ xét thấy kinh nầy không thấy có căn cứ sử thực. Ở Trung Quốc, từ Pháp kinh lục trở đi, các kinh lục phổ thông đều ghi do ngài Trúc phật niệm dịch vào đời Diêu Tần. Nhưng trong phần dịch kinh của Xuất tam tạng ký tập thì không có tên kinh nầy. Kinh được xếp vào Thất dịch tạp kinh lục, phần ghi chép những Kinh mất tên người dịch.

Lịch đại tam bảo kỷ thì nói kinh nầy ngoài bản dịch của ngài Trúc phật niệm ra còn có bản dịch của Ngài Trí nghiêm đời Tống nữa.

Tham khảo: Bồ tát giới kinh nghĩa sớ, Q. Thượng. Phạm võng Bồ tát giới bản sớ, Q. 1. Cổ kim dịch kinh đồ kỉ, Q.3. Đại Đường nội điển lục, Q.3. Khai nguyên thích giáo lục, Q. 4, 5, 12. v.v...

XXIV-KINH BỒ TÁT BẢN NGHIỆP

Do Chi Khiêm dịch vào đời Ngô, 1 quyển. Cũng có tên là Hoa Nghiêm Kinh, Tịnh Hạnh Phẩm, Bản Nghiệp Kinh, Tịnh Hạnh Phẩm Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 10. Kinh nầy lấy phẩm Tịnh Hạnh trong kinh Hoa Nghiêm làm căn bản mà soạn thành một Kinh riêng. Mục đích nói rõ lý tướng của Bồ Tát tại gia. Đối chiếu Kinh Hoa Nghiêm với kinh nầy, người ta khó có thể đoán định được kinh nầy đã được mở rộng thành Kinh Hoa Nghiêm hay Kinh Hoa Nghiêm đã được rút gọn lại mà thành kinh nầy.

Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập, Q. 2. Lịch Đại Tam Bảo Ký, Q.5. Đại Đường Nội Điển Lục, Q.2 v.v...

XXV-KINH BỒ TÁT THIỆN GIỚI

1-KINH BỒ TÁT ĐỊA THIỆN GIỚI

Kinh nầy có 9 quyển do Cầu Na Bạt Ma (367 - 431) dịch vào đời Lưu Tống. Cũng gọi là Kinh Bồ Tát Thiện Giới, Thiện Giới Kinh được in vào Đại Chánh Tạng tập 30. Nội dung kinh nầy chia làm 30 phẩm, trình bày về chủng tính, phát tâm tu hành, đắc quả, bản hửu chủng tử, tân huân chủng tử v.v...của Bồ Tát. Mười vị luận sư lớn của Duy Thức dựa vào sự giải thích của văn kinh nầy mà bàn về chủng tử bản hửu, vốn có, và tân huân, mới xông ướp.

Du Già Sư Địa Luận Lược Toản quyển 9 đến quyển 12 của Khuy Cơ và Du Già Luận Ký quyển 16 đến quyển 24 của Độn Luân đều là những tư liệu trọng yếu cho việc nghiên cứu kinh nầy. Kinh nầy và kinh Bồ Tát Địa Trì là cùng bản và khác dịch, cả hai đều được sao trích ra từ Bồ Tát Địa trong luận Du Già Sư Địa rồi chỉnh lý thêm mà thành thể tài của kinh. Nhưng nội dung có hơi khác, vì thế có thuyết bảo hai kinh này là hai bản khác nhau.

2-KINH THIỆN GIỚI

Kinh nầy cũng được gọi là Bồ Tát Thiện Giới Kinh, 1 quyển, Cầu Na Bạt Ma đời Lưu Tống dịch. Kinh nầy cũng được gọi là Kinh Thiện Giới, Kinh Bồ Tát Địa Thiện Giới, Ưu Ba Ly Vấn Bồ Tát Thụ Giới Pháp được in vào Đại Chánh Tạng tập 30. Nội dung kinh nầy nói rõ về tác pháp và tâm đắc của việc thụgiới Bồ Tát, bảo rằng người muốn thọ giới Bồ Tát thì trước hết phải thọ đầy đủ các giới Ưu Bà Tắc, Sa Di và Tỳ Kheo, đồng thời giải thích rõ ràng 10 giới Nặng của Kinh Phạm Võng và 10 giới Nặng của Kinh Anh Lạc.

Kinh Bồ Tát Thiện Giới Bản 9 quyển cũng như bản 1 quyển đều là được sao chép ra từ Bồ Tát Địa của Luận Du Già Sư Địa rồi sửa chửa thêm mà thành là thể tài riêng của Kinh. Bản 9 quyển bao gồm phần Tựa, phần Chính Tông, phần Lưu Thông, trong khi bản 1 quyển thì chỉ có phần Chính Tông mà thôi.

Cứ theo sự khảo chứng thì nội dung của bản 1 quyển nên được sát nhập vào giữa quyển 4, quyển 5 của bản 9 quyển.

Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập. Q.2. Lịch Đại Tam Bảo Ký, Q. 3. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q.5. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, Q.7. Bồ Tát Địa Kinh v.v...

XXVI-KINH BỒ TÁT THỌ TRAI GIỚI

Kinh nầy do Niếp Đạo Chân dịch vào thời Tây Tấn, 1 quyển. Cũng gọi là Bồ Tát Thọ Trai Giới Kinh, Thọ Trai Kinh được in vào Đại Chánh tập 24. Nội dung tường thuật: để khích lệ việc hành đạo, nên giữ trai giới vào những ngày trai đặc biệt đã qui định, tu hành 6 ba la mật, tu niệm 10 niệm, 10 giới v.v...

Sau khi đã được đời sống trong sạch, thì phát tâm cứu độ chúng sinh. Trong đây tu niệm 10 niệm là: niệm Phật quá khứ, Phật vị lai, Phật hiện tại, giới ba la mật, thiền ba la mật, phương tiện thiện xảo, bát nhã ba la mật, thiền tam muội sáu vạn Bồ Tát ở nước Phật A Di Đà, hòa thượng, a xà lê v.v...Khác với 10 niệm phổ thông: Phật, Pháp, tăng, giới, thí, thiên, chỉ quán, an ban, thân, tử v.v...và 10 giới ở đây cũng khác với 10 giới sa di.

Ngoài ra về tên người dịch kinh nầy thì các kinh chép cũng không giống nhau, như Lịch Đại Tam Bảo Kỷ quyển 6 và Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 2 v.v... nói là do Niếp Đạo Chân dịch. Nhưng Đại Đường Nội Điển Lục quyển 2 thì lại nói không rõ người dịch.

Tham khảo: Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Kỷ quyển 2. Trinh Nguyên Tân Dịch Thích Giáo Mục Lục quyển 4 v.v...

XXVII-LUẬN BỒ TÁT BẢN SINH

Tiếng Phạn là: Jãtakamãlã, 16 quyển, các ngài Thánh Dũng, Ãrya-Sura v.v... người Ấn Độ soạn, các sư Thiệu Đức, Tuệ Tuân đời Bắc Tống dịch được in vào Đại Chánh Tạng tập 3. Cũng gọi là Bản Sinh Man Luận, Bản Sinh Man. Sách nầy thuật lại sự tích của Đức Phật trong các kiếp quá khứ khi tu hành đạo Bồ Tát và  giải thích pháp nghĩa của nó. Nội dung toàn bộ sách được chia làm hai phần, phần trước gồm 4 quyển kể 14 truyện của đức Phật như sau:

Gieo mình cho cọp ăn, vua Thi Tỳ cứu mạng chim bồ câu, Như Lai đi xin ăn, hóa thần thông tối thắng, Như Lai không bị chất độc làm hại, thỏ chúa bỏ mình cúng dường Phạm Chí, vua rồng từ tâm tiêu trừ oán hại, vua Từ Lực đâm vào mình lấy máu bố thí năm quỉ dạ xoa, dạy rõ dù bố thí ít cũng được công đức vì nhân chân chính, Như Lai đầy đủ trí tuệ không ghen ghét điều thiện của người khác, Phật rưới nước lên đầu vị tỳ kheo bị bệnh nhờ thế được an lành, xưng niệm công đức của Tam Bảo, xây tháp được phúc báo, công đức xuất gia.

Phần sau gồm 12 quyển, tức từ quyển 5 trở đi, giải thích rỏ về pháp tướng trong Hộ Quốc Bản Sinh. Đứng về phương diện kết cấu của toàn bộ bản Hán dịch hiện còn mà nói thì 14 truyện của phần trước, văn nghĩa dễ hiểu, còn nữa trước của phần sau thì thiếu sót. Hơn nữa hành văn trúc trắc, tối nghĩa khó hiểu, có lẽ đã do chắp nối từ nhiều nguyên bản mà ra, cho nên rất khác với nguyên bản tiếng Phạn hiện còn.

Bản tiếng Phạn hiện còn thu chép tất cả 34 truyện tích bản sinh của Đức Phật, phỗ thông đều cho là do ngài Thánh Dũng soạn. Cứ theo Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục quyển 9 nói thì nguyên bản tiếng Phạn đã do các ngài Thánh Dũng, Tịch Biến và Thánh Thiên soạn.

Nhưng Duyệt Tạng Tri Tân quyển 38 thì lại nói 4 quyển trước do tôn giả Thánh Dũng Hộ Quốc biên tập. 12 quyển sau do các ngài Tịch Biến, Thắng Thiên biên soạn.

Nếu Thánh Dũng, người viết luận Bồ Tát Bản Sinh Man nầy và Đại Dũng, soạn giả của kinh Phân Biệt Nghiệp Báo - do Tăng Già Bạt Ma dịch vào đời Lưu Tống – là cùng một người thì niên đại thành lập nguyên bản tiếng Phạn phải là vào thế kỷ IV Tây lịch.

Lại có một số học giả cho rằng tác giả của bộ luận Bồ Tát Bản Sinh Man, tiếng Phạn, và tác giả của 150 bài tán, 400 bài tán chỉ là một người. Nếu thuyết nầy đúng, thì niên đại thành lập nguyên bản tiếng Phạn của luận Bồ Tát Bản sinh là vào khoảng thế kỷ II Tây lịch.

Nói tóm lại về niên đại thành lập nguyên bản tiếng Phạn của luận Bồ Tát Bản Sinh Man có hai thuyết:

1/-Nếu Thánh Dũng và Đại Dũng – soạn giả của Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo – là một người thì bộ luận Bồ Tát Bản Sinh Man bằng tiếng Phạn đã được soạn vào thế kỷ IV Tây lịch.

2/-Nếu Thánh Dũng, người soạn luận Bồ Tát Bản Sinh Man, tiếng Phạn, đồng thời cũng là tác giả của 150 bài tán và 400 bài tán khác nữa thì luận Bồ Tát Bản Sinh Man được soạn vào thế kỷ II Tây lịch.

Theo Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện quyển 4 chép thì Bản Sinh Man là bài tán vịnh hay nhất trong các bài tán vịnh. Hơn 10 nước thuộc các đảo Nam Hải đều có phong tục phúng tụng Bản Sinh Man.

Vào năm 1891 bản tiếng Phạn được ấn hành. Bản dịch ra tiếng Anh thì được xuất bản vào năm 1895.

Tham khảo: Anh dịch Đại Minh Tam Tạng Thánh Giáo Mục Lục. Phạn Ngữ Phật Điển Chi Chư Văn Hiến, Sơn Điền Long Thành. M. Winternitz: Geschichte Der Indischen Literatur, Bd. II v.v...

 

LÂM NHƯ-TẠNG

 


lam nhu tang

Hình ảnh tác giả Tiến Sĩ Lâm Như Tạng
viếng thăm một ngôi chùa ở Hawaii, mời xem tác phẩm khác của cùng tác giả
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 4604)
Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Tam Diện Lộ Thiên tại A Di Đà Land, Taralga, NSW, Úc Châu (11/6/2022) MC: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên -Phật tử tề tựu -Cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm -Giới thiệu chương trình, chư tôn đức và quý quan khách tham dự -Lời chào mừng của Đạo hữu Tony Thạch Quân Thật, pd: An Hậu -Lời đạo từ của Thượng Tọa chứng minh -Lễ tụng kinh sái tịnh an vị (TT Nguyên Tạng & NS Như Như) -Tặng quà và phát bằng tán dương công đức đến quý Phật tử đóng góp công quả cho A Di Đà land trong thời gian qua -Chụp hình lưu niệm -Thọ trai và hoàn mãn
16/04/2022(Xem: 3290)
Phật Mẫu Chuẩn Đề ngự trên đài sen Vầng hào quang ánh tỏa ra rực rỡ Phật, Pháp,Tuệ nhãn chiếu soi cứu độ Chúng sanh khỏi kiếp khổ nạn đau thương
23/03/2022(Xem: 2852)
Kính lạy Đức Bồ Tát biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn Hình thành nội hàm tín ngưỡng tinh thần BI, TRÍ, NGUYỆN, HẠNH của Phật giáo Bắc Tông (1) Điểm đặc sắc ...Đại thừa tâm lượng rộng lớn !
20/03/2022(Xem: 2631)
Tâm Đại từ bi. Từ là năng lực đem lại an vui cho chúng sanh; Bi là năng lực dứt trừ khổ đau cho mọi loài. Từ bi có sức mạnh thể chất và tâm linh để dõng mãnh làm lợi lạc cho đời, như vậy trong từ bi đã bao hàm Trí tuệ và Hùng lực mới đủ uy đức nhiếp chúng độ sanh. Tâm Đại từ bi là tâm của bậc đã thành tựu đạo nghiệp. Nay phàm phu chúng con nghiệp dày phước mỏng nhưng cũng nguyện thực tập theo hạnh Từ bi của Bồ Tát. Nguyện cho tâm chúng con mỗi ngày một bớt giận ghét người, không sân si với hoàn cảnh mình đang sống và biết ơn với những gì mình đang có. Nguyện đem tất cả khả năng của mình để cống hiến niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ. Nhờ vậy mà tâm chúng con ngày càng tỏa sáng tình thương yêu, hiểu biết để thể nhập vào nguồn sống dạt dào Từ Bi Hỷ Xả của chư Phật, chư Bồ Tát.
19/03/2022(Xem: 2473)
Bồ Tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là " giác ngộ.", sattva có nghĩa là "chúng sanh". Bodhisattva được dịch là chúng sanh giác ngộ hoặc người giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, vị Bồ Tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết Bàn. Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ Tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm. Bồ Tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ Tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Khi quy y Tam Bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ Tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống. Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “ độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết Bàn.
01/11/2021(Xem: 5325)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
22/10/2021(Xem: 2751)
Kính mừng Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 Kính dâng Thầy bài thơ nhân ngày Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 âm lịch ( 24/10/2021) .Kính chúc sức khỏe Thầy Kính ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ... Một lần nữa, sự nhiệm mầu đã đến ! Melbourne vừa gỡ bỏ lockdown hai ngày Lễ vía Bồ Tát 19/9 sẽ cử hành ... hoan hỷ thay ! Mừng Ngài đã lắng nghe, giải cứu giúp thoát Khổ ! Sự là lòng từ bi nhân ái vị tha ...Bồ Tát Độ Lý thì chúng con tự cứu độ bản thân Bao dung, không tham đắm ái nhiễm bụi trần Bố thí, yêu thương người .. luôn giữ tâm ý sạch ! Kính nguyện : ... học ý nghĩa tên Ngài để làm tròn trọng trách, Người Phật Tử phải thể hiện được Từ Bi Nhẫn nhịn trước mọi nghịch duyên chớ khóc than chi Hiểu rõ hơn, lắng nghe hơn ... giải tỏa uẩn khúc ! Ngày Lễ Vía Quan Âm Xuất Gia 19/9 .. nguyện hứa biết tri túc ! Huệ Hương Melbourne 24/10/2021
06/09/2021(Xem: 3664)
Địa ngục là một khái niệm thuộc thế giới quan, nhằm mục đích trừng ác, răn dè hành vi của con người trong thế giới thực tại. Quan niệm về địa ngục được hình thành trên cơ sở thuyết luân hồi, luật nhân quả, thuyết báo ứng. Từ tư tưởng triết học, địa ngục được chuyển hóa thành nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau, từ các dịch phẩm, khoa nghi, thơ phú, cho đến nghệ thuật tôn giáo, hội họa, bích họa, điêu khắc, phù điêu, đồ họa. Sự ảnh hưởng của kinh tạng Bắc truyền và nền nghệ thuật Phật giáo Đông Á là điều ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Từ triều đại Lê Thánh Tông (1442-1496) có bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”, trong có đề cập đến thiên đường, địa ngục, Phong Đô, cảnh đói khát dưới chốn âm ty. Bài này dùng để răn dè 10 loại người gồm: thiền tăng, đạo sĩ, quan lại, Nho sĩ, thầy địa lý, thầy thuốc, tướng quân, hoa nương, thương nhân, đãng tử. Như vậy có thể hiểu được rằng dẫn có những tham khảo nhất định về địa ngục của Phật giáo. Bài này là để cúng xá tội vong li
24/07/2021(Xem: 2885)
Kính lạy Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ( Avalokitesvara) Ngài là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Hôm nay là ngày vía Đức Ngài đã thành Đạo 19/6 âm lịch rơi vào 28/7/2021. Kính bạch Ngài .... Từ nhiều năm về trước các chùa Tự viện tại VN và Hải ngoại đều cử hành 3 ngày vía (19/2-19/6-19/9) rất trọng thể để quy ngưỡng và dâng trọn niềm tin đến Đức Ngài. Vị Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.( theo kinh Pháp Hoa ). Và con đã từng khấn nguyện sẽ cúng dường đến Ngài bằng những vần Thơ , bài viết hầu tán dương Ngài với hạnh nguyện Nhĩ căn Viên Thông như Đức Cổ Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai đã thành tựu và trong dân gian Ngài (Bồ-tát Quán Thế Âm ) được tha thiết thầm kính tôn xưng Mẹ Quan Âm .
26/06/2021(Xem: 9462)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567