Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Cõng đá lui quân giặc

06/04/201114:36(Xem: 3853)
40. Cõng đá lui quân giặc

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

40. CÕNG ĐÁ LUI QUÂN GIẶC

Ở Đại Lý, tỉnh Vân Nam, dân tộc Bạch Tộc sống quây quần với nhau trong một sơn trại. Trong sơn trại có một ngôi miếu thờ một bức tượng Quán Âm lưng cõng một tảng đá lớn. Nghe nói rằng ngôi miếu này đã được dân Bạch Tộc xây lên từ thời nhà Hán để tạ ơn ngài Quán Âm.

Đại Lý ở Vân Nam đất đai phì nhiêu, non xanh nước biếc. Người Bạch Tộc đã định cư ở đây từ không biết bao nhiêu thế hệ rồi. Đó là một sắc dân hiền lành chất phác, siêng năng cần mẫn và còn hát hay múa đẹp. Họ sống một đời sống thanh bình, đủ ăn đủ mặc. Nhưng những năm cuối của triều đại nhà Hán, thiên hạ loạn lạc, dân Bạch Tộc bị nạn đao binh đe dọa.

Số là có một vị tri phủ ở Quế Lâm, Quảng Tây, đã dấy binh làm loạn và muốn kiếm tiền mua binh khí và lương thực nên nhắm sơn trại Đại Lý của dân Bạch Tộc, quyết định kéo binh đến xâm chiếm sơn trại. Vị tri phủ nọ thừa biết dân Bạch Tộc hiền lành, không có phòng vệ, cho rằng xâm chiếm sơn trại cướp đoạt tiền tài của cải của dân Bạch Tộc là một việc dễ dàng như trở bàn tay, nên dẫn đầu một toán binh sĩ hăm hở rầm rộ lên núi.

Nghe tin này, dân Bạch Tộc kinh hoàng, không ai là không lo sợ bất an. Ngay đúng cái thời điểm nguy hiểm đó, Bồ Tát Quán Âm đặt chân lên sơn trại.

Đầu tiên, Ngài hóa thành một vị du tăng hành cước, tìm đến nhà trại chủ xin tá túc qua đêm. Trại chủ đang ưu sầu ủ ê, không biết sao đối phó với đám loạn binh đang kéo đến, nên nói với vị tăng hành cước:

– Sư phụ ơi, sư phụ đừng nghỉ chân đêm nay ở chỗ này thì hơn. Sư phụ không thấy đám loạn binh đang muốn xâm chiếm sơn trại của chúng tôi đó sao? Chúng tôi đang bàn tính với nhau tìm cách chống cự, nhưng ở đây binh lính không đông, tướng tá cũng không nhiều, làm sao chống cự lại họ! Dân chúng trong làng đang kiếm đường chạy giặc tứ tán, sư phụ nên chạy trốn đi để khỏi mất mạng.

Ai ngờ vị tăng hành cước điềm nhiên trả lời:

– Xin trại chủ bớt lo phiền, bần tăng có cách làm cho họ lui binh.

Trại chủ nhìn vị tăng một cách kinh dị:

– Làm cho họ lui binh? Sư phụ chỉ có một mình, làm cách nào để đẩy lùi họ được?

Vị tăng đáp:

– Bần tăng có cách. Chỉ xin trại chủ y theo lời của bần tăng mà bố trí là được. Một là tứ bề xung quanh thôn trại, phải cắm cờ xí cho nhiều vào. Hai là đặt chừng một trăm người lính đứng thủ vệ cửa trại một cách chỉnh tề để cho địch tưởng rằng bên trong sơn trại có một số đông quân lính đang mai phục và phòng vệ cẩn mật. Một chút nữa khi địch quân tới, một mình bần tăng sẽ đi chận họ lại.

Nói xong vị tăng rời sơn trại. Trại chủ bán tín bán nghi nhưng cũng cho sắp đặt bố trí y như lời vị tăng dặn dò.

Lúc ấy, một toán quân do vị tri phủ lãnh đạo hùng hổ xông lên sơn trại. Ở một chỗ cách sơn trại chừng vài trăm thước, tri phủ thấy một một người đang chận lối đi, thì ra đó là một bà già đầu tóc bạc phơ, lưng cõng một khối đá to tướng. Khối đá này vuông vức mỗi bề chừng hai xích, nặng ước chừng một trăm mấy chục cân là ít. Thế mà hơi thở bà cụ vẫn đều đặn, chân bước thoăn thoắt, nhẹ nhàng ném khối đá lên mặt đất. Nhìn trên mặt đường thì đã có rất nhiều khối đá lớn như thế chồng thành một núi cao, ngăn trở không có đội quân nào tiến vào được. Những tên lính tiên phong cảm thấy kỳ dị bèn hỏi bà cụ rằng:

– Bà cụ kia, đang làm gì đó? Già cả như vậy làm sao khiêng nổi một tảng đá lớn như thế?

Bà cụ cười đáp:

– Mấy ông không thấy sao? Tôi chồng đá để chận đường quân địch đó mà! Tôi thì già rồi, mấy viên đá nhỏ này ăn thua gì, chứ mấy anh chàng thanh niên trẻ tuổi trong trại thì khác, họ khiêng đá tảng nào tảng nấy to hơn thế này nhiều!

Người binh sĩ tiên phong nghe bà cụ nói thế bèn nói riêng với tên lính bên cạnh:

– Nếu bà già này mà sung sức như vậy thì bọn trai trẻ trong trại chắc là sức mạnh vô địch! Thật là đáng sợ.

Nói xong vội vàng trình tự sự lên vị tri phủ. Tri phủ tiến đến gần đội quân tiên phong, nhìn thấy tường đá rồi thì sợ hãi vô cùng. Ngước lên nhìn lần nữa thì thấy xung quanh trại cờ xí phần phật trong gió, đội quân thủ vệ thì tề chỉnh nghiêm mật, uy phong lẫm lẫm, bỗng đâm ra rụt rè, thầm nghĩ:

– Dân trên núi này sức mạnh vô song, ta không phải là đối thủ của họ, tự nhiên tiến vào chiếm đất thế nào cũng bị thua to!

Nghĩ thế xong bèn lập tức hạ lệnh lui binh. Bọn lính rút về Quảng Tây, thầm lặng như những con rùa rụt đầu.

Dân chúng từ sơn trại nhìn xuống, thấy rõ ràng mọi sự đã xảy ra. Trước tiên, họ ngạc nhiên thấy có một bà lão không biết từ đâu xuất hiện, nhưng lại không thấy vị tăng hành cước đâu nữa. Sau đó họ thấy bà lão ung dung thư thái từ eo núi bước ra với những tảng đá lớn trên lưng, rồi lại thấy đoàn quân giặc lên núi, không đánh mà lui thì vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ. Đợi quân dịch rút lui xong, dân làng mới chạy túa ra đi tìm bà lão, nhưng bà đã biến đâu mất từ lâu!

Về sau, có một ông lão Phật tử duy nhất trong sơn trại bỗng nhiên đại ngộ, nghĩ ra rằng vị tăng hành cước và bà lão kia đều là Bồ Tát Quán Âm hiển thánh, và nói lên sự khám phá của mình cho mọi người nghe.

Dân làng ùn ùn quỳ xuống khấu đầu lễ tạ, tạ ơn Bồ Tát đã cứu họ khỏi nạn đạo binh, người mất nhà tan. Sau đó họ còn cùng nhau lập miếu thờ bức tượng Ngài Quán Âm cõng đá để đời đời ghi nhớ công ơn hóa độ của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13607)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14490)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18411)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11843)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13064)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3612)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5116)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4480)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3890)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3900)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]