Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Giếng thần tiên

06/04/201114:36(Xem: 3584)
24. Giếng thần tiên

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

24. GIẾNG THẦN TIÊN

Ở miệt trên của bãi cát Bách Bộ sa và phía nam của Kỷ Bảo lĩnh, có một cái động đá bị cây lá che phủ. Trong động có một cái đầm nước tên là “giếng thần tiên”; nước giếng ngọt ngào, trong trẻo, hạn hán không khô, lụt lội không tràn. Khách hành hương qua lại nơi ấy, ai cũng ngừng chân lại uống một hớp nước tiên, họ cho rằng uống nước ấy vào thì mắt sáng bệnh lành, sống lâu trường thọ.

Giếng tiên này từ đâu mà có vậy?

Xưa thật là xưa, có một anh chàng tiều phu trẻ tuổi, dựng một túp lều tranh ở triền núi phía nam để nương thân qua ngày. Muốn đi từ chùa trước qua tới chùa sau, thế nào cũng phải đi qua lều tranh của anh chàng, nên khách hành hương thường đứng lại nghỉ chân và xin anh chàng một chút nước uống. Vì anh chàng thường hay lên núi đốn củi, bèn đào một đầm nước nhỏ bên hông túp lều và đóng một cái gáo nước đặt ở bên cạnh, để khi mình vắng mặt thì khách hành hương có thể tự múc nước lấy mà uống.

Nhưng gặp lúc hạn hán thì nước trong đầm ấy giống như một bồn nước bùn vàng, trở mưa to thì lại trở thành một hố nước bùn vàng, phải đợi mấy ngày sau mới uống được. Vì thế anh chàng tiều phu cứ thấy lòng xốn xang không yên.

Một hôm trời thật nóng, anh chàng đang múc nước từ dưới đáy đầm đổ vào thùng để cho nước lắng xuống hầu cung cấp cho khách hành hương giải khát, thì đột nhiên thấy từ dưới chân Kỷ Bảo Lĩnh một vị thầy tu cà thọt, cà thọt tiến đến, áo cà sa lam lũ, mồ hôi đầy người, lưng đeo một cái hồ lô. Vị thầy tu chống một cây gậy thô kệch, đến bên đầm nước cắm cây gậy xuống mà nói:

– Trời nóng quá, xin thí chủ cho tôi một chén nước uống nào!

Anh chàng tiều phu vội vàng múc từ thùng ra một gáo nước dâng lên vị thầy tu thọt chân, nhưng vị này làm như không thấy mà còn ồm ồm nói rằng:

– Chú đưa cho tôi mượn cái chén sứ trắng kia!

Anh chàng tiều phu ngây người ra, nghĩ rằng:

– Ông thầy này sao mà lôi thôi quá, uống nước lạnh mà còn đòi hỏi này nọ nữa! Bát sứ trắng ta chỉ dành để đựng cơm ăn thôi, phải bán tới nửa gánh củi mới mua được cái bát ấy chứ đâu phải dễ!

Nhưng khi nhìn bàn tay vừa đen vừa bẩn của vị thầy tu đang chìa ra chờ đợi, anh chàng ngượng mồm không từ chối được, đành lấy chiếc bát sứ trắng dâng lên cho thầy.

Vị thầy tu tiếp lấy chiếc bát, đến thùng nước múc một bát uống, và cứ thế liên tu uống 18 bát. Anh chàng tiều phu thấy thế phải cau mày, nhưng lại nhè nhẹ thở ra một tiếng, nghĩ rằng:

– Ông thầy này thật tội nghiệp, thôi thì để cho ông ấy uống cho no, cùng lắm là ta tốn chút sức gánh thêm vài gánh nước, và cùng lắm là lên núi chặt thêm một gánh củi nữa mua cái chén mới vậy!

Không lâu sau, vị thầy tu uống cạn thùng nước, chùi mồm toan bỏ đi. Anh chàng tiều phu lại càng thấy kỳ quái, nhưng vẫn lễ độ nói:

– Lão sư phụ à, khi nào trở về thì ghé lại đây uống nước nữa nhé!

Vị thầy tu chân đi cà thọt nghe thế thì bật cười chắp tay lại mà nói với anh chàng rằng:

– Tiểu thí chủ không hiềm ta uống sạch hết nước và làm bẩn cái chén sứ trắng của chú sao?

Anh chàng tiều phu vội vàng đáp:

– Không, không, cho người ta giải khát, ai lại đi tiếc chút nước bao giờ!

Vị thầy tu thọt chân bèn cởi cái hồ lô trên lưng xuống:

– Thí chủ, cám ơn chú nhiều. Trong hồ lô này còn chừng phân nửa nước, ta cho chú đây!

Nói xong thầy bèn đổ nước từ trong hồ lô xuống cái đầm, sau đó gật gật đầu, bỏ đi mà không lấy lại cây gậy.

Anh chàng tiều phu vô cùng ngạc nhiên, nửa hồ lô nước làm được việc gì đây? Anh chàng nhìn mãi theo bóng vị thầy tu, rồi xoay đầu lại thì ô kìa! Cây gậy đã biến thành một tàng cây rậm rạp xanh tươi, cành lá che phủ cái đầm nước nhỏ xưa. Và lạ chưa! trong chiếc bát sứ trắng sao lại có một đóa hoa sen trắng như tuyết? Anh chàng nhìn kỹ nước trong đầm thì ô hay, sao nước lại trở nên trong vắt thế này?

Anh chàng tiều phu vô cùng mừng rỡ, nghĩ rằng vị thầy tu thọt chân kia chắc chắn là một bậc thần tiên, nên đặt tên cho đầm nước nhỏ ấy là “giếng thần tiên”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13603)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14488)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18406)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11835)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13052)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3612)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5115)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4474)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3889)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3899)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]