Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng

06/04/201114:36(Xem: 3933)
1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

1. BỒ TÁT QUÁN ÂM CHỌN ĐẠO TRÀNG

Sau khi triều bái đức Phật ở Tây phương về, Quán Âm Đại sĩ muốn tìm một chỗ lập đạo tràng để truyền kinh thuyết pháp. Nga Mi Sơn đã có Phổ Hiền Bồ Tát nhanh chân lên trước, Ngũ Đài Sơn thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tuyển dụng, Cửu Hoa Sơn đã có Địa Tạng Bồ Tát ngự trị; Bồ Tát Quán Âm nhất định tìm một thánh địa đủ đẹp để sánh tày với những đạo tràng kia mới nghe.

Hôm ấy, Bồ Tát Quán Âm bước lên đóa mây liên hoa, đến biển Đông Hải, từ trên không nhìn xuống thấy chi chít những quả núi hay hòn đảo với hình thù kỳ quái, giống như từng viên, từng viên ngọc phỉ thúy ẩn hiện trong một tấm thảm nhấp nhô sóng biếc ngàn trùng, quang cảnh quả thật là đẹp! Tuy nhiên, giữa hơn một ngàn hòn đảo ngọc, nên chọn đảo nào là thích hợp nhất?

Bồ Tát Quán Âm dùng trí huệ chọn tới chọn lui, thấy rằng đảo nào cũng được, nhưng lại hình như không có đảo nào hoàn mỹ cả. Ngài nghĩ, phải tìm một hòn đảo có đủ 100 đầu núi, thế mới xứng đáng được gọi là đất thánh cửa Phật.

Cuối cùng, ngài Quán Âm giáng đài sen xuống đỉnh cao nhất của ngọn Cù Sơn. Ngài thấy trên núi khói mây mù mịt, với những cây tùng xanh thẳng tắp, duới chân núi thì chập chùng sóng bạc trên một nền màu xanh ngọc bích, điểm thêm những cánh buồm màu vàng nghệ căng gió. Phong cảnh tú lệ như thế khiến ngài Quán Âm vô cùng đẹp lòng, thế là Ngài đi từ đông sang tây, từ nam lên bắc, và bắt đầu đếm đầu núi.

Thấy ngài Quán Âm làm như thế, Long Vương ở dưới biển Đông thấp thỏm lo sợ. Biển Đại Cù rộng lớn diễm lệ vốn là kho báu của Long Vương, làm sao có thể để cho ngài Quán Âm lập đạo tràng ngay bên cạnh kho báu của mình được!

Thế là Đông Hải Long Vương bèn nổi gió to, dậy sóng lớn, che lấp những đỉnh núi, phá rối khiến cho ngài Quán Âm đếm đi đếm lại mà đếm hoài không xong. Ngài Quán Âm hiểu rất rõ nguyên do, nhưng Ngài cũng không muốn tranh đua cao thấp với Long Vương nên mau mau rời đi chỗ khác. Về sau người ta đặt cho tên đỉnh núi cao ấy là “Quán Âm Sơn”.

Bồ Tát Quán Âm rời Cù Sơn, tiếp tục tiến tới phía trước tìm kiếm, đột nhiên thấy một hòn đảo nhỏ ngay dưới mắt mình, non xanh nước biếc, có những tảng đá linh ngạo nghễ đứng thẳng, thật là một nơi lý tưởng để thuyết pháp truyền kinh. Ngài lập tức thâu mây lành về, bước xuống đài sen ở địa điểm cao nhất của hòn đảo nhỏ, ngồi xếp bằng và cẩn thận đếm những đầu núi. Nhưng từ phải đếm sang trái, từ trái đếm trở về phải, đếm trọn một vòng rồi đếm tới đếm lui, mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi!

Ngài Quán Âm vô cùng tiếc rẻ, quyến luyến không muốn rời, bước lên đài sen cưỡi mây lành đi. Từ trên tận mây cao quay đầu nhìn lại hòn đảo nhỏ, Ngài định thần đếm lại một lần nữa, thì lần này đếm được 100 đầu núi không dư không thiếu! Thì ra ban nãy Ngài không cẩn thận, quên đếm ngọn núi nơi mình đang ngồi! Ngài định quay trở lại, nhưng nghĩ rằng trên biển Đông có hơn một ngàn hòn đảo lớn nhỏ, lẽ nào lại chẳng có chỗ khác làm cho mình mãn ý hơn, nên hướng về phía đông tìm một ngôi Phật địa khác. Hòn đảo này dầu sao cũng được ngài Quán Âm dừng chân, nên người sau đặt tên là đảo Sóng Phật (Phật Ba Đảo).

Ngài Quán Âm rời đảo Sóng Phật, cưỡi mây liên hoa vừa bay vừa nhìn xuống, và cuối cùng đến Phổ Đà Sơn.

Nhìn chung thì thấy núi sông chầu mặt trời, trên núi sương mai lượn lờ, có những cây chương cổ thụ tỏa hương, có những dòng suối biếc róc rách, cát vàng óng ánh trải trên bờ biển. Ngài Quán Âm rất vừa ý, vội thâu mây lại bước xuống chỗ cao nhất của đảo. Lần này Ngài rất thận trọng, bắt đầu đếm từ ngọn núi dưới chân mình, đếm đi đếm lại mấy lần mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi. Ngài nghĩ có thể cũng giống như lần trước mình đã quên đếm đầu núi ngay dưới chân mình chăng? Vì Ngài quá ưa thích hòn đảo này nên chẳng có tâm trí đâu để suy nghĩ kỹ, bèn cộng thêm đầu núi mình đang ngồi với 99 đầu núi kia, thế là gom vừa chẵn 100 đầu!

Ngài hài lòng cười lên, thế là Phổ Đà Sơn được Ngài tuyển chọn. Về sau, chùa chiền am miếu được cất trên đảo càng ngày càng nhiều, có một thời lên đến hơn 300 ngôi! Từ đó, Phổ Đà Sơn trở nên “Quán Âm Đạo Tràng, Hải Thiên Phật Quốc”.

Kỳ thật, Quán Âm Đại sĩ thừa biết rằng đảo Phổ Đà không có đến 99 đầu núi chứ đừng nói gì tới 100 đầu! Chỉ vì Ngài quá ưa thích hòn đảo nhỏ xinh đẹp đầy linh khí này nên mới ở lại, thế thôi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13607)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14490)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18411)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11842)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13060)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3612)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5116)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4478)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3890)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3900)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]