Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Kỷ Bảo Lĩnh

06/04/201114:36(Xem: 3527)
19. Kỷ Bảo Lĩnh

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

19. KỶ BẢO LĨNH

Thiên Bộ Sa và Bách Bộ Sa được nối liền với nhau bằng một ngọn núi nhỏ, giống như cái kỷ trà tựa sát vào cái ghế, và trên ấy rải rác rất nhiều những hòn đá lớn đá nhỏ khác nhau, thiên hình vạn trạng, giống như vô số ngọc ngà châu báu được rải lên kỷ trà vậy. Vì vậy mà người ta gọi chỗ ấy là “Kỷ Bảo Lĩnh”.

Truyền rằng những hòn đá nói trên đã từng thật sự là trân châu mã não, vàng bạc châu báu biến thành.

Trên sườn núi phía đông của Kỷ Bảo Lĩnh có một cái am tên là Duyệt Lĩnh, thật ra chỉ là một túp lều tranh thuộc quản hạt của chùa Pháp Vũ.

Thời ấy, thầy trụ trì chùa Pháp Vũ chỉ chu cấp thức ăn và áo mặc cho mỗi một người trong mỗi túp lều mà thôi, mà am Duyệt Lĩnh lại có hai vị thầy tu. Để bù vào chỗ thiếu, vị thầy đương gia của am Duyệt Lĩnh tên là Trân Đạo gọi sư đệ là chú Tính Lương đi khai khẩn một thửa ruộng nhỏ ở bên cạnh am, mỗi năm bốn mùa cũng gặt hái được khá nhiều rau cải.

Am Duyệt Lĩnh chỉ là một túp lều tranh nên tiền hương đèn cúng dường thâu được không bao nhiêu, vì thế thầy Trân Đạo nhất tâm nhất ý muốn xây một ngôi chùa lớn.

Có một năm kia, thầy Trân Đạo kêu đau lưng, mỏi vai nên bảo chú Tính Lương tới thửa ruộng nọ trở đất. Chú Tính Lương phải dùng hết sức lực huy động cây đinh ba để trở đất, trở hoài trở mãi, trở cho tới phân nửa thửa ruộng. Chú bổ xuống một phát đinh ba thì phát giác một cái động, qua một lỗ nhỏ bằng cái miệng chén, phóng lên những tia ánh sáng chói lọi. Lấy làm lạ, Tính Lương muốn coi ánh sáng đó từ đâu ra, nên lại gắng sức đào đất. Đột nhiên, “huỵch” một tiếng, Tính Lương rơi xuống một cái động lớn. Trong động có một loại sánh sáng kỳ lạ, thì ra đó là trân châu chiếu chói cả mắt.

Đây là đâu? Tính Lương nhìn một cách kỹ lưỡng, ui da! nguyên cái động như một cái ổ chim, bốn bề là vách đá, bên trong có 18 cái chum đựng vàng sáng chói, 18 chum khác đầy bạc sáng lòa và và 18 chum nữa đựng đầy trân châu mã não đủ màu đủ sắc!

Đúng lúc chú tiểu Tính Lương đang đứng ngây người ra nhìn, thì trong động vang lên âm thanh rổn rảng:

“Tính Lương , Tính Lương, thật thà hiền lương, muốn vàng muốn bạc, cứ lấy mà hưởng!”

Chú Tính Lương ngạc nhiên nhìn quanh bốn phía, không thấy có hình bóng một người nào, bèn hỏi:

– Ông là ai?

– Ta là Thạch Hòa thượng. Chú muốn lấy gì thì lấy, muốn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, mau lấy đi!

Tính Lương nhìn chum này, ngó chum kia, cuối cùng chỉ chọn một viên trân châu sáng chói cả mắt.

Đôi mắt sáng quắc của Thạch Hòa thượng loang loáng hiện lên trên vách tường:

“Tính Lương, Tính Lương, thật thà hiền lương, chỉ lấy một thứ, sau có hối chăng?”

– Viên ngọc sáng chói như thế, con lấy để làm đèn soi đường, thế cũng đủ rồi, không nên tham lam!

Tính Lương vừa trả lời vừa leo lên miệng động. Chú quay đầu lại nhìn thì không thấy động bảo vật đâu nữa. Chú ngây người một lúc, rồi cắm đầu trở đất tiếp.

Gần chiều tối, Tính Lương trở về thiền phòng, hân hoan lấy viên trân châu từ trong ngực áo ra. Úi dào! Cả phòng sáng rực! Đúng lúc ấy thầy Trân Đạo về tới, nhìn thấy ánh sáng của trân châu, bèn buộc miệng la lên:

– Ôi! Dạ minh châu!

Vừa nói, bèn chụp lấy hạt bảo châu và hỏi luôn mồm:

– Sư đệ, chú lượm cái này ở đâu ra vậy?

Tính Lương nở một nụ cười mộc mạc, và đem chuyện chiều qua đã xảy ra lúc chú trở đất ngoài ruộng kể lại hết cho sư huynh nghe. Thầy Trân Đạo nghe kể thì vừa kinh ngạc vừa vui mừng:

– Sư đệ ơi, vậy là Bồ Tát tặng vàng bạc tài sản cho mái chùa nghèo của chúng ta rồi đó. Chuyện này tuyệt đối chú không được nói cho người ngoài biết, nghe chưa?

Tính Lương ậm ừ vâng dạ rồi lo đi làm công phu khuya, xong lên giuờng đi ngủ. Nhưng thầy Trân Đạo thì làm sao ngủ được! Thầy mở mắt thao láo, mơ hồ nhìn thấy từng chum, từng chum đựng đầy vàng óng ánh, rồi từng chum, từng chum đựng đầy bạc chói loà nhảy múa tiến tới trước mặt mình… Thầy nhẫn nhục chịu đựng như thế cho tới nửa đêm, rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi giường, cõng cái đinh ba len lén dọ dẫm ra đến giữa ruộng, mau mắn đào lấy đào để. Đào hoài đào mãi cho tới khi cái hố đã lớn đại rồi mà vẫn chưa thấy vàng bạc gì cả. Thầy tiếp tục đào cho tới khi phương Đông hừng sáng thì mệt mỏi kiệt sức, tiu nghĩu ủ ê trở về chùa.

Sáng sớm ngày hôm sau, Tính Lương đi ra ruộng dồn đất đã xới đắp lên thành luống, thấy cái hố lớn ở ngay giữa ruộng, ngỡ rằng bảo vật đã bị người ta cướp mất, vội vàng trở về báo cho sư huynh biết. Thầy Trân Đạo nghe dở khóc dở cười, tròng mắt láo liên, nói với Tính Lương:

– Chắc sư đệ nằm mộng đó. Thôi, hôm nay chú đi đào bảo vật lấy thêm vàng bạc đi. Có vàng có bạc mình mới có thể mở lớn ngôi chùa, sửa sang cho mới mẻ, đó là một cơ hội làm công đức ngàn năm mới có một lần đó chú à.

Tính Lương suy nghĩ một lúc thấy cũng có lý, nên lại đi đào bảo vật. Không lâu sau, chú đào được đến cửa động, từ từ trèo xuống, thấy từng chum từng chum vàng bạc châu báu ở bên trong mới yên lòng, chắp tay lại nói:

– Bạch Thạch Hòa Thượng, hôm nay con lại đến nữa! Sư huynh con nói có vàng có bạc mới có thể mở lớn và sửa sang mái chùa lá. Lần này cho con xin thêm một chút vàng bạc nữa nhé.

Cặp mắt sáng loang loáng của Thạch Hòa thượng lại chiếu rực trên vách tường, hoà thượng cười nói:

“Tính Lương, Tính Lương, thật thà hiền lương, muốn nhiều muốn ít, tùy ý lấy đi!”

Tính Lương nghe thế mới cẩn thận nhặt lên ba khối vàng, xong lại nhặt lên ba khối bạc, rồi hứng chí trèo ra khỏi động đem về chùa giao hết sáu khối vàng bạc cho sư huynh. Thầy Trân Đạo vui lòng tươi cười hỏi:

– Sư đệ, chú tìm ra lại động bảo vật rồi phải không?

Tính Lương đáp:

– Vâng, tìm thấy rồi, vẫn còn đầy bảo vật ở trong ấy.

Thầy Trân Đạo nghe vậy càng vui mừng hơn nữa:

– Tìm thấy rồi sao chỉ lấy về ít quá vậy?

Tính Lương thật thà cười:

– Chính sư huynh nói với tiểu đệ là có vàng có bạc mới xây mới lại ngôi chùa lá của mình, thì sáu khối vàng bạc này đủ để làm chuyện đó rồi!

Thầy Trân Đạo cứng lưỡi, bực dọc trở về thiền phòng tự nghĩ:

– Mình đào cả đêm mà đào không thấy, còn nó mới đi có chút xíu mà đã tìm ra, tại sao lạ vậy?

Thầy Trân Đạo muốn số châu báu trong động phải là của mình toàn bộ, nên trong lòng cứ nóng như lửa đốt. Đêm hôm ấy, thầy tắm rửa thắp hương, bái lạy Bồ Tát rồi lại lén ra ruộng đào bảo vật. Nhưng thầy đào liên tiếp ba đêm mà đêm nào cũng về tay không. Không biết làm cách nào hơn, thầy đành chỉ biết dỗ ngọt Tính Lương, bảo chú đi đào một lần nữa, còn mình thì sẽ đi theo sau bén gót. Đào tới động bảo vật rồi, nhưng khi trèo xuống thì thấy bốn bề trong động trống rỗng, cái động trước đây vốn đầy chum vàng chum bạc mà nay không còn chum nào cả.

Thầy Trân Đạo đấm lưng đấm ngực giận dữ mắng rằng:

– Tính Lương, mi muốn giấu bảo vật dành cho riêng mình phải không? Hừ, nếu hôm nay mà tìm không ra bảo vật thì ta sẽ đến gặp sư phụ trụ trì, tố cáo mi tội “thấy vàng mờ ám lương tâm, làm điều sỉ nhục Phật môn” cho mi xem!

Đáng thương thay cho Tính Lương, cực khổ đào đất cả đêm rồi mà còn bị ghép tội oan uổng, đỏ mặt tía tai mà không nói được nửa câu bào chữa!

Ngay lúc ấy cặp mắt loang loáng sáng của Thạch Hòa thượng hiện lên trên vách đá:

“Tính Lương hiền lương, lại bị oan uổng; Trân Đạo vô đạo, tham lam phát cuồng!”

– Yêu quái, yêu quái!

Nghe tiếng của Thạch Hòa thượng, thầy Trân Đạo sợ mất cả hồn vía, quay đầu trèo trở lên nhưng quá hoảng sợ nên cứ hễ trèo lên thì lại tụt xuống, cuối cùng Tính Lương phải lấy cây đinh ba bợ mông của thầy để giúp cho thầy lên tới được mặt đất.

Tiếng cười của Thạch Hòa thượng lại vang lên, hòa thượng một mặt cười, một mặt từ vách đá bước xuống, chỉ cái túi đầy ắp châu báu đang cõng trên lưng mà nói với thầy Trân Đạo rằng:

– Mấy người đào lung tung làm vỡ hết mấy cái chum của ta, nay ta sẽ đem mấy thứ bảo vật này kiếm ngọn núi tiên khác ở cho yên thân.

Nói xong, hòa thượng ra khỏi động, hướng lên dốc núi bắt đầu trèo lên. Thầy Trân Đạo lo sợ quá, bèn đoạt lấy cây đinh ba từ trên tay chú Tính Lương, rượt theo Thạch Hòa thượng lên núi. Rượt lên tới đỉnh núi, không cần biết gì nữa, thầy phát một nhát đinh ba vào túi châu báu. Chỉ nghe “linh đinh đinh”, bao nhiêu trân châu mã não, vàng bạc châu báu đều rơi lông lốc rải rác đầy trên sườn núi, nhưng chỉ trong nháy mắt là tất cả đều biến thành những hòn đá to đá nhỏ!

Thầy Trân Đạo buồn phiền vô hạn, bỏ trở về chùa lá nằm dài ba ngày ba đêm. Trong suốt ba ngày ba đêm ấy thầy suy nghĩ cạn cùng, thấy rằng tham lam thật là một điều không ổn.

Để chứng tỏ lòng thành của mình, thầy Trân Đạo bèn đi đổi hết mấy khối bạc khối vàng lấy tiền xây lên một ngôi thiền viện rộng lớn, hiện nay chính là am Duyệt Lĩnh. Trước cửa am có một cái ao nguyệt ấn, chính là cái hố mà ngày xưa thầy đã đào, còn lưu lại cho đến ngày nay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13606)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14490)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18410)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11837)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13058)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3612)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5115)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4476)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3889)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3899)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]