Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa

06/04/201114:36(Xem: 3826)
23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

23. HÒA THƯỢNG LỊCH SƠN BẮT RÙA

Trước cửa chùa Phổ Tế có một hồ sen, hoa sen ở đó đặc biệt tinh khiết, hương thơm đặc biệt ngào ngạt.

Năm ấy có một viên khâm sai của hoàng thành đến chơi Phổ Đà Sơn, được ăn một bát chè hạt sen thơm phức, về tới triều đình bèn hết lòng tán dương khen ngợi.

Nhà vua nghe được, bèn hạ thánh chỉ truyền lệnh mỗi năm Phổ Đà Sơn phải tiến cống hạt sen. Từ đó trở đi, hạt sen trong hồ bị đưa lên triều cống cho hoàng đế không chừa một hạt nào còn lại. Chư tăng trong chúng ai cũng căm phẫn nhưng không ai dám lên tiếng.

Về sau, có một vị hòa thượng đến chùa Phổ Tế cư ngụ, ngài tên là Pháp sư Lịch Sơn. Vị hoà thượng này râu trắng dài tới ngực, lông mày dài che mặt, khí phách phi phàm, được mọi người mệnh danh là “lão tăng trăm tuổi”.

Hoà thượng Lịch Sơn nghe nói mỗi năm Phổ Đà Sơn phải triều cống hạt sen cho hoàng đế, trong lòng không phục, bèn viết gởi lên triều đình một bản tấu thư, tâu rằng trong hồ có một con rùa đen đã thành tinh rất ham ăn, đêm nào cũng về ăn vụng hết hạt sen trong hồ nên hạt sen vô cùng khan hiếm, thỉnh cầu hoàng đế miễn cho việc triều cống.

Hoàng đế nhận bản tấu thư xong thì giận quá, râu tóc dựng ngược, cặp mắt muốn lồi ra ngoài! Ông thừa biết hạt sen của Phổ Đà Sơn hằng năm phải hiến cống triều đình, tất cả đều dành cho ông dùng, “rõ ràng họ muốn nhục mạ ta là con rùa đen thành tinh đây mà!”

Nghĩ thế xong ông nắm lấy ngự bút, toan viết lời phê phán, song vừa mới viết xuống bốn chữ “Lịch Sơn hoà thượng” thì ngừng lại. Tại sao vậy? Ban đầu ông tính viết là “Lịch Sơn hòa thượng nhục mạ hoàng đế, xử tử!”, nhưng nghĩ kỹ lại thì thấy không được, trong bản tấu thư giấy trắng mực đen ghi rằng “con rùa đen thành tinh ăn vụng hạt sen”, làm sao có thể bảo đó là một câu “nhục mạ hoàng đế” được! Kết tội Lịch Sơn hòa thượng “nhục mạ hoàng đế”, há chẳng phải ngầm công nhận rằng hoàng đế chính là con rùa đen thành tinh ăn vụng hạt sen hay sao! Làm thế thì tránh sao khỏi bị thiên hạ chê cười! Phải kiếm một cách khác để trừng trị Lịch Sơn hòa thượng mới được.

Một tay cầm ngự bút, một tay cầm bản tấu thư, cuối cùng ông cũng tìm ra một cách. Ông ngoáy bút một lúc rồi đổi lời phê như sau:

“Lịch Sơn hòa thượng có nhiệm vụ phải bắt con rùa đen thành tinh, nếu không bắt được, xử tử!”

Sau đó ông phái vị khâm sai bữa trước trở lại Phổ Đà Sơn tuyên đọc thánh chỉ.

Chư tăng của Phổ Đà Sơn nghe xong thánh chỉ, ai cũng sững sờ và kinh hoàng. Chỉ có Lịch Sơn Hòa thượng là không chút lo âu, tiếp xong thánh chỉ bèn nói với khâm sai:

– Nếu muốn bắt rùa tinh thì thế nào ngó sen cũng bị hủy hoại, lúc ấy sẽ không còn hạt sen nào để hiến cống lên cho hoàng thượng. Lão tăng không dám chịu trách nhiệm ấy, xin đại nhân xét cho!

Vị khâm sai nghe thế thầm nghĩ: “Ông Lịch Sơn Hòa thượng này thật là không phải tay vừa!” rồi bèn làm bộ xuề xoà, cười nói:

– Nếu bắt được rùa tinh thì về đến kinh đô rồi lão thần nhất định sẽ tâu lên sự thật, cầu xin hoàng thượng xá miễn cho các vị việc triều cống!

Lịch Sơn Hòa thượng nghe thế cười ha hả:

– Đại nhân thật là người biết thông cảm cho phận kẻ thấp cổ bé miệng, lão tăng rất khâm phục. Không phải như kẻ khác, ngoài thì thơn thớt nói cười mà sau lưng lại giết người không dao bằng những lời sàm tấu, thật là đáng ghét! Vậy thì chúng ta cùng ra hồ bắt rùa đi!

Lịch Sơn Hòa thượng dẫn đầu chư tăng của toàn chùa, mặc áo cà sa, chắp tay cúi đầu, miệng đọc kinh Phật, đến hồ sen sai người tát cạn hồ nước, rồi chọn mười vị tăng mạnh khoẻ cường tráng nhảy xuống hồ bắt rùa. Mò mẫm như thế liên tiếp ba ngày ba đêm, cuối cùng họ mới mò ra được một con rùa đen bằng đá nằm ở dưới cầu Vĩnh Thọ. Hòa thượng Lịch Sơn bảo mấy vị tăng ấy đem dây thừng cột chặt con rùa đá rồi đem nó lên xem xét, ôi, con rùa này nặng tới ngàn, vạn cân là ít!

Lịch Sơn Hòa thượng chỉ con rùa đen nói với khâm sai rằng:

– Thưa đại nhân! Con rùa đá này tu luyện thành tinh, tạo nghiệp tội trên đất Phật, may được thánh chỉ của hoàng thượng nên lão tăng mới trừ được cái hại này!

Khâm sai bước tới rờ đầu rồi gõ lưng con rùa, đảo mắt nhìn quanh rồi nói:

– Đây là con rùa đá, làm sao có thể ăn vụng hạt sen được? Này, nói dối là bị tội khi quân chứ không phải chuyện đùa đâu!

Lịch Sơn Hòa thượng mỉm cười đáp:

– Đại nhân không rõ đấy thôi! Con rùa này là do Bát Tiên đánh mất lúc họ qua sông đó mà! Lúc đầu nó chỉ là một con rùa nhỏ bằng ngọc đen, nhờ tu luyện lâu năm ở đây nên mới trở nên to lớn như thế. Ngày nó ngủ, đêm mới thức dậy lén ăn hạt sen trên đất Phật với ý nguyện mau đắc chính quả. Mặc dầu nó đã thành tinh, nhưng không có phép để thăng thiên hay độn thổ cho nên một khi bị mặt trời chiếu vào rồi thì bao nhiêu công phu tu hành đều mất trọn. Đại nhân có thể đem con rùa này về hoàng thành, thỉnh hoàng thượng xem qua để thấu rõ cho lòng thành của bần tăng đi bắt rùa trừ yêu cho Phổ Đà Sơn!

Vị khâm sai nọ nghe Lịch Sơn Hòa thượng nói thế thì bán tín bán nghi, cảm thấy thật là khó xử. Con rùa đá nặng cả ngàn cân, nếu đem về kinh thành thì phải mất rất nhiều thời gian, rất nhiều công sức. Hơn nữa phải đi đường biển xa xôi, trên biển gió thuận thì không nói gì, mà nếu gặp gió mưa bão bùng thì thật là không thể kham nổi lao khổ! Ông bèn làm bộ thân thiết nói rằng:

– Nay pháp sư đã hàng phục được yêu tinh, trừ hại cho đất Phật, lão thần sẽ về tâu điều này lên cho Thánh thượng là được rồi. Còn con rùa đá này, thôi thì cho nó ở lại đây, sau này bắt nó đội bia vậy!

Lịch Sơn Hòa thượng nghe khâm sai nói thì trong bụng mừng thầm, vội cúi đầu tạ ơn “Tuân mệnh!”.

Khâm sai biết bản lãnh của Lịch Sơn Hòa thượng, không dám nấn ná ở lại lâu, đành tiu nghĩu trở về kinh báo cáo kết quả nhiệm vụ cho hoàng đế.

Từ đấy, Phổ Đà Sơn không còn phải triều cống hạt sen cho vua nữa.

Về sau, có người nói chính Lịch Sơn Hòa thượng đã ngầm sai người thả rùa đá đen này xuống hồ trước rồi.

Đúng là: “Sư đi nước cờ cao, khâm sai bị hàng phục!”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13606)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14490)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18410)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11837)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13058)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3612)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5115)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4476)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3889)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3899)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]