Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Đa Bảo Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3543)
28. Đa Bảo Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

28. ĐA BẢO QUÁN ÂM

Tượng Đa Bảo Quán Âm có 18 cánh tay, và trong mỗi bàn tay có nắm một viên ngọc quý. Nhìn bức tượng này thì thấy dường như Ngài có vô số bảo vật. Thật ra, Ngài đã có lần hiển hóa ở vùng Giang Nam để khuyến cáo thế gian đừng nên tham lam bảo vật của cải.

Ngày xưa, dân chúng ở dải đất Giang Nam quen thói bạc bẽo, trục lợi, tham lam, lừa bịp, gian dâm, cướp bóc và giết chóc, không biết lễ nghĩa, chỉ tôn trọng có tiền tài và quyền thế mà thôi. Bồ Tát Quán Âm thấy họ bất lương như thế nên đau lòng, mới tìm cách hóa độ cho họ.

Ngài bèn hóa thành một thầy tu mập mạp phốp pháp, lưng đeo một cái bị lớn, tay cầm rất nhiều vàng bạc châu báu, đi nghênh ngang giữa chợ cho mọi người để ý đến mình. Một ông thầy tu xuất hiện như thế trên các nẻo đường thành thị, dĩ nhiên lập tức lôi cuốn bọn côn đồ vô lại. Đấy là một bọn lưu manh gian hiểm, chỉ biết lêu lổng chơi bời, khi thấy trên tay vị thầy tu có rất nhiều vàng vòng châu báu thì chúng chỉ muốn cướp lấy ngay. Thế là chúng chận đường ông thầy tìm cách gây hấn. Một tên trong bọn đầu đội nón lệch sang một bên, nói một cách đe dọa:

– Ông sư hổ mang này, dám cả gan đến đất của ta nghênh ngang lừa bịp! Ông là người xuất gia, làm sao có những vàng bạc châu báu này? Mau mau đưa hết cả đây thì ta tha cho mà đi, bằng không thì đừng hòng sống sót!

Bồ Tát Quán Âm hỏi:

– Châu báu à? Châu báu nào đâu? Ta không có châu báu, cũng không biết thế gian gọi cái gì là châu báu. Chỉ có tu tâm, học thiện mới đáng gọi là châu báu mà thôi.

Bọn vô lại nghe thế làm sao chịu được, bèn nhao nhao la hét:

– Cái ông sư gian xảo này nói sàm gì vậy? Trên lưng, trên tay ông toàn là ngọc ngà vàng bạc, đó không phải là châu báu chứ là cái gì? Đừng có giở trò, mau đưa hết đây!

Bồ Tát Quán Âm nói:

– Các vị muốn mấy cái đồ quỷ này hả? Bần tăng thấy mấy thứ này như phân như đất, bần tăng đang bực bội vì mấy thứ lôi thôi phiền phức này đây!

Nói xong Ngài bèn bỏ xuống đất tất cả những châu báu mà Ngài đang mang trên lưng, trên tay rồi nói:

– Đây, toàn bộ cả đây, muốn lấy gì thì lấy đi!

Thế là bọn vô lại ba chân bốn cẳng ùa lại, chí choé tranh đoạt lẫn nhau những thứ đáng tiền, trong nháy mắt chúng cướp đi hết, chỉ có một xâu chuỗi tràng bằng hột bà-la là chúng không thèm đếm xỉa tới nên bỏ lại dưới đất. Ông thầy mập nhặt xâu chuỗi lên, cảm thán mà nói:

– Đáng thương cho thế gian không biết phân biệt thật giả, cái đồ vô dụng thì lấy đem đi hết, còn xâu chuỗi quý giúp cho mình tu tâm dưỡng tính thì lại chê bỏ. Thế mới biết dân ở đây không có thiện căn!

Bọn vô lại đâu có nghe những lời của ông thầy mập, thiện căn với chẳng thiện căn, chúng chỉ nghĩ làm sao đem số châu báu mới cướp được đi bán lấy tiền cho mau.

Đến giữa trưa, bọn vô lại đi cả rồi, ông thầy mập bèn đến chùa Từ Vân ở gần đấy xin tá túc, và xin luôn bữa ăn trưa.

Chùa Từ Vân là ngôi chùa nổi danh nhất vùng đất ấy, tăng chúng trong chùa lên đến đâu khoảng mười người. Các vị ấy hết lòng lo việc hoằng dương Phật Pháp, nhưng vì dân chúng ở đất này thiếu thiện căn, người quy y lương thiện không nhiều nên tiền cúng dường chùa cũng rất ít. Ông thầy mập nói chuyện với chư tăng, mọi người đều than thở buồn rầu, không biết làm sao hóa độ cho cái dân chợ búa ấy, và làm sao cho họ tin Phật đây?

Lúc ông thầy mập thọ ngọ trai ở chùa Từ Vân vừa xong thì bọn vô lại ban sáng hùng hùng hổ hổ kéo nhau đến chùa tìm ông. Thì ra khi chúng ra chợ tính bán các vật trân quý mới cướp được thì phát giác ra mình cái đang cầm trong tay toàn là bụi đất, bụi đất theo gió mà bay đi hết chứ chẳng có châu báu nào cả. Chúng hết sức ngạc nhiên, không biết giải thích điều này làm sao, cuối cùng bèn quyết định đi tìm ông thầy mập hỏi cho ra lẽ, vì thế mới kéo nhau đến chùa Từ Vân. Ông thầy mập đã biết trước rằng chúng sẽ đến nên không chờ chúng mở miệng, đã mỉm cười hỏi trước:

– Các vị tới đây có chuyện gì? Bần tăng có gì các vị đã lấy đi hết rồi, chỉ còn có xâu chuỗi cùng cái bát khất thực này thôi, vậy thì các vị còn muốn gì nữa mà đến tìm bần tăng?

Bọn vô lại quát:

– Cái ông thầy chùa dễ ghét! Châu báu ban sáng bọn ta lấy xong, chỉ trong giây lát đã trở thành cát bụi, đúng là mi muốn giỡn mặt với bọn ta mà, bọn ta đến đây tìm mi hỏi cho ra lẽ, muốn sống thì mau đem châu báu thật ra đây, nếu không đừng trách bọn ta vô lễ!

Ông thầy mập vẫn thản nhiên đáp:

– Thì ra là vậy! Ủa, mà hồi sáng tôi đã nói trước với các vị rồi, mấy thứ đó chỉ là phân, là đất, các vị không tin cứ nói đó là trân bảo rồi tranh nhau đoạt lấy đem đi. Bây giờ rõ ràng lời tôi nói là đúng, tại sao các vị trách tôi giỡn mặt với các vị? Để tôi nói cho các vị một điều, ở đời giàu nghèo đều do duyên nghiệp, không thể cưỡng đoạt mà có. Tiền tài là những thứ ngoài thân, tranh tới đoạt lui có ích gì? Tôi khuyên các vị nên tỉnh ngộ là hơn.

Bọn vô lại nghe những lời này làm sao lọt vào tai! Đó là một bọn ngu si khó dạy lại cứng đầu, chúng mắng chửi ông thầy mập hết lời:

– Đồ thầy chùa gian xảo, không cho mi một trận thì mi không đưa châu báu ra phải không!

Thế là chúng vung tay múa chân ập vào đánh. Ông thầy mập vừa cao vừa to, nhìn thì thấy lù khù chậm chạp, ai ngờ thầy lại nhanh nhẹn khác thường, cả bọn xông lại thế mà không đứa nào đến gần ông được. Bọn lưu manh giận quá điên tiết lên, vừa chửi rủa vừa đánh đấm không ngừng. Ông thầy mập nghĩ rằng nếu không để cho bọn này đánh trúng mình thì câu chuyện sẽ còn dằn dai không dứt, thôi thì cho chúng nó đánh khúc gỗ vậy.

Ở giữa chùa Từ Vân có dựng một khúc thân cây lê, các thầy ở chùa đang chuẩn bị dùng gỗ ấy để khắc tượng Phật.

Bồ Tát Quán Âm tức thời thị hiện chút thần thông, khúc gỗ cây lê liền biến thành ông thầy mập, bị bọn vô lại vây kín đánh đấm cho đến trầy tay xướt chân, mệt mỏi rã rời mới chịu ngừng. Khi chúng nghĩ rằng một trận đánh như thế đã đủ cho chúng trả hận rồi, định thần nhìn lại thì thấy ông thầy mập mà mình vừa đánh đấm nào có phải là ông thầy mập, mà là một khúc gỗ đang nằm dưới đất. Bọn lưu manh giật mình kinh hãi, há hốc mồm nhìn sững khúc gỗ rồi quay lại nhìn nhau. Có đứa biết chữ, nhìn thấy thân cây lê có khắc sáu chữ “Đa Bảo Bồ Tát Quán Âm”.

Lúc ấy tất cả mọi người có mặt mới biết ông thầy mập ấy chính là hóa thân Bồ Tát Quán Âm. Đứa nào cũng đấm ngực giậm chân, ăn năn hối hận. Có đứa im lặng nhớ lại sự việc đã qua cùng những lời khuyên răn của ông thầy mập, biết rằng đó là Bồ Tát Quán Âm có ý muốn hóa độ mình, cảm thấy xúc động mạnh, vừa hối hận vừa tri ân, bèn lẳng lặng bỏ đi. Quả nhiên, sau đó có rất nhiều người bỏ ác hướng thiện, thay đổi hẳn cuộc sống, bỏ thói tham lam trục lợi lúc trước.

Hóa thân Bồ Tát Quán Âm trị bọn vô lại ra sao, chúng tăng chùa Từ Vân đã nhìn thấy rõ ràng. Ban đầu họ lo sợ cho ông thầy mập, sợ ông bị bọn vô lại đánh gục nên tính chạy vô can gián, nào ngờ ông thầy mập lại có công lực phi phàm! Sau đó, lúc tất cả đều xông vào đánh ông, họ cũng định ra tay ngăn cản thì thấy chỉ có khúc gỗ cây lê là bị đánh nên ai cũng khâm phục trí huệ và pháp lực của Bồ Tát Quán Âm. Chúng tăng bèn quỳ trước thân cây lê khấu đầu lễ bái. Sau đó, họ đem khúc gỗ bị đánh ấy khắc thành tượng Đa Bảo Quán Âm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2011(Xem: 3996)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 6029)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3889)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 9308)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 7241)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 9281)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 18141)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
07/06/2011(Xem: 4808)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3550)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 7055)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]