Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên

05/08/201114:03(Xem: 8812)
Hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên
Bo_Tat_Muc_Kien_Lien
HIẾU HẠNH CỦA TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN

Thích Trí Quảng

Trong sử ghi rằng, khi Đức Phật tại thế, trên bước đường giáo hóa độ sinh, Mục Kiền Liên luôn ở bên tả và Xá Lợi Phất ở bên hữu của Phật. Xá Lợi Phất xuất gia theo Phật, công phu nửa tháng mới đoạn dứt kiết sử, trừ được phiền não. Trong khi Mục Kiền Liên chỉ trong bảy ngày, liền dứt hết các lậu hoặc, đắc thần thông, chứng quả A la hán.

Nhiều vị đệ tử của Phật có thần thông phi thường, nhưng riêng Mục Kiền Liên được Phật khen ngợi là thần thông đệ nhất và cho phép Ngài sử dụng thần thông để hóa độ chúng sinh.

Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật, căn lành đời trước của Ngài liền được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

Thật vậy, chính căn lành sâu dày với Phật đạo bộc phát đã thôi thúc Mục Kiền Liên quyết tâm tiến bước theo Tứ Thánh đế của Đức Phật chỉ dạy và nỗ lực thể nghiệm thành tựu được những pháp đầu tiên của 37 trợ đạo phẩm, Ngài đã chứng đắc được pháp Không. Tiến sang công phu tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đạt đến trạng thái tâm hoàn toàn yên tĩnh, thành tựu pháp Tĩnh và đi sâu vào Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào. Với Tam ma địa như ý túc, hay trong Thiền định, Mục Kiền Liên đã vận dụng tâm một cách kỳ diệu, nên Ngài đi lại hoàn toàn tự tại trong các thế giới, gọi là sử dụng được thần thông lực đến tuyệt đỉnh, nên Ngài mới được tôn danh là bậc Thần thông đệ nhất.

Một hôm trong Thiền định, mối quan hệ sâu nặng giữa Mục Kiền Liên với mẹ của Ngài trong quá khứ bỗng trỗi dậy, khiến cho Ngài nhớ đến bà mẹ đã chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ của Ngài, thì liền đó cảnh giới ngạ quỷ cũng xuất hiện, Ngài nhìn thấy người mẹ quá khứ đang mang thân quỷ đói ở đó. Trong Thiền định, Mục Kiền Liên vội vàng dâng cơm cho mẹ Ngài, nhưng bà không thể nào ăn được, vì cơm đưa vào miệng bà liền biến thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên đau xót vô cùng; vì chứng được thần thông tự tại giải thoát như vậy, mà cũng không thể giải trừ được nghiệp của người mẹ, ngay cả không thể cứu được mẹ Ngài tạm thời hết đói. Ngài vội vàng xin Phật chỉ rõ phương cách cứu mẹ mình.

Đối với người đã tạo nghiệp thâm trọng, đọa ngạ quỷ rồi, thì cách giải khổ cho họ không đơn giản. Đức Phật dạy rằng phải nhờ oai thần của Tam bảo, mà chủ yếu là pháp lực mới có thể làm cho tâm trí của người bị nghiệp ác bao phủ được tỉnh ngộ. Và pháp lực có được do sức Thiền định công phu của đại Tăng. Chỉ những vị tu hành vận dụng được ngũ căn, thành tựu được ngũ lực, mới tạo thành sức mạnh siêu hình. Và sức mạnh siêu nhiên này của chư Tăng mới có khả năng tác động tâm hồn đen tối của loài ngạ quỷ, chuyển đổi được nghiệp thức sai lầm khổ đau của họ, giúp họ nhận ra được sự đau khổ vô lý mà họ tự đeo mang, tự giày vò. Thật vậy, trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng trong tam giới không có sinh tử, sinh tử chỉ là ảo giác; nhưng chúng sinh vì nghiệp lực đè nặng mà phải chịu khổ vì ảo giác này, trong khi thực chất không có khổ đau.

Vì vậy, Phật bảo Mục Kiền Liên chỉ có cách duy nhất là nhờ pháp lực, tức đạo lực của chư Tăng mới hóa giải được nghiệp đói khổ của người mẹ. Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy thỉnh chư Tăng chú nguyện. Và đạo lực siêu việt của đại Tăng đã tạo thành thế giới thiên đường tịnh lạc, đạo lực của nhiều bậc chân tu đắc đạo cũng tác động đến nghiệp thức của mẹ ngài Mục Kiền Liên, khiến bà rời bỏ được ảo giác của thế giới ngạ quỷ để bước vào thiên giới an vui, hạnh phúc.

Điều này cho chúng ta hiểu rằng nghiệp thức rất quan trọng, vì nó đã chủ động cuộc sống kế tiếp của chúng ta sau khi chấm dứt mạng sống này. Làm nhiều việc ác, nghĩ điều ác, nói điều ác, tất cả những ác nghiệp này chất chứa trong tiềm thức của chúng ta, mà từ chuyên môn gọi là A lại da thức. Khi xác thân hữu hình này chết, thì a lại da thức, hay thường gọi là thần thức của người chết vẫn còn tồn tại và nó sẽ chi phối mọi cảm nhận của người chết. Nếu thần thức nghĩ tưởng đói khát thì người chết sẽ cảm thấy bị đói khát, nếu thần thức nghĩ đến khổ đau thì họ bị khổ đau. Thần thức nghĩ tưởng, hay tất cả vọng tâm này đều là ảo giác, chỉ có chân linh mới là thật và chân linh không bao giờ bị đói khát, khổ sở gì cả. Phải sống với thần thức mê mờ và bị nó chi phối hoàn toàn, nên vong hồn người chết mới cảm nhận bị đói khát, nóng lạnh, khổ đau, tức giận, v.v… Chỉ có đạo lực của những bậc chân tu mới tạo thành sức mạnh cảm hóa được thần thức người chết, khiến họ xa rời được thế giới ảo giác của nghiệp lực, để trở về thế giới chân thật an vui.

Nương theo pháp lực, đạo lực của chư Tăng đã thâm nhập thế giới thanh tịnh, giải thoát, người mẹ của Mục Kiền Liên rời bỏ được thế giới đói khát của ngạ quỷ và được siêu thăng, đi vào thế giới chư Thiên. Các loài ngạ quỷ cũng nương nhờ đạo lực của đại Tăng truyền cho người mẹ của Mục Kiền Liên mà họ được thoát khỏi thế giới đói khổ.

Từ pháp Phật dạy Mục Kiền Liên về đạo lực của đại Tăng cứu mẹ siêu sanh về cảnh giới chư Thiên, sau này chư Tăng tu hành ở nơi nào cũng thường vào Thiền định, thâm nhập các loại hình thế giới để cứu độ chúng sinh. Thiết nghĩ thể nghiệm được pháp Phật dạy trong chính cuộc sống tu hành của chúng ta là phương cách hiệu quả nhất để cứu giúp mọi người thoát khỏi cảnh giới khổ đau, an trú trong thế giới vĩnh hằng bất tử. Thành tựu như vậy, chúng ta báo đáp được bốn ân sâu nặng trong mùa Vu lan Báo hiếu.

Thích Trí Quảng

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 3240)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 6412)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
31/03/2011(Xem: 6401)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 11406)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 5983)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 3932)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3219)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 2863)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5446)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 3994)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567