Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên

05/08/201114:03(Xem: 9282)
Hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên
Bo_Tat_Muc_Kien_Lien
HIẾU HẠNH CỦA TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN

Thích Trí Quảng

Trong sử ghi rằng, khi Đức Phật tại thế, trên bước đường giáo hóa độ sinh, Mục Kiền Liên luôn ở bên tả và Xá Lợi Phất ở bên hữu của Phật. Xá Lợi Phất xuất gia theo Phật, công phu nửa tháng mới đoạn dứt kiết sử, trừ được phiền não. Trong khi Mục Kiền Liên chỉ trong bảy ngày, liền dứt hết các lậu hoặc, đắc thần thông, chứng quả A la hán.

Nhiều vị đệ tử của Phật có thần thông phi thường, nhưng riêng Mục Kiền Liên được Phật khen ngợi là thần thông đệ nhất và cho phép Ngài sử dụng thần thông để hóa độ chúng sinh.

Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật, căn lành đời trước của Ngài liền được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

Thật vậy, chính căn lành sâu dày với Phật đạo bộc phát đã thôi thúc Mục Kiền Liên quyết tâm tiến bước theo Tứ Thánh đế của Đức Phật chỉ dạy và nỗ lực thể nghiệm thành tựu được những pháp đầu tiên của 37 trợ đạo phẩm, Ngài đã chứng đắc được pháp Không. Tiến sang công phu tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đạt đến trạng thái tâm hoàn toàn yên tĩnh, thành tựu pháp Tĩnh và đi sâu vào Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào. Với Tam ma địa như ý túc, hay trong Thiền định, Mục Kiền Liên đã vận dụng tâm một cách kỳ diệu, nên Ngài đi lại hoàn toàn tự tại trong các thế giới, gọi là sử dụng được thần thông lực đến tuyệt đỉnh, nên Ngài mới được tôn danh là bậc Thần thông đệ nhất.

Một hôm trong Thiền định, mối quan hệ sâu nặng giữa Mục Kiền Liên với mẹ của Ngài trong quá khứ bỗng trỗi dậy, khiến cho Ngài nhớ đến bà mẹ đã chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ của Ngài, thì liền đó cảnh giới ngạ quỷ cũng xuất hiện, Ngài nhìn thấy người mẹ quá khứ đang mang thân quỷ đói ở đó. Trong Thiền định, Mục Kiền Liên vội vàng dâng cơm cho mẹ Ngài, nhưng bà không thể nào ăn được, vì cơm đưa vào miệng bà liền biến thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên đau xót vô cùng; vì chứng được thần thông tự tại giải thoát như vậy, mà cũng không thể giải trừ được nghiệp của người mẹ, ngay cả không thể cứu được mẹ Ngài tạm thời hết đói. Ngài vội vàng xin Phật chỉ rõ phương cách cứu mẹ mình.

Đối với người đã tạo nghiệp thâm trọng, đọa ngạ quỷ rồi, thì cách giải khổ cho họ không đơn giản. Đức Phật dạy rằng phải nhờ oai thần của Tam bảo, mà chủ yếu là pháp lực mới có thể làm cho tâm trí của người bị nghiệp ác bao phủ được tỉnh ngộ. Và pháp lực có được do sức Thiền định công phu của đại Tăng. Chỉ những vị tu hành vận dụng được ngũ căn, thành tựu được ngũ lực, mới tạo thành sức mạnh siêu hình. Và sức mạnh siêu nhiên này của chư Tăng mới có khả năng tác động tâm hồn đen tối của loài ngạ quỷ, chuyển đổi được nghiệp thức sai lầm khổ đau của họ, giúp họ nhận ra được sự đau khổ vô lý mà họ tự đeo mang, tự giày vò. Thật vậy, trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng trong tam giới không có sinh tử, sinh tử chỉ là ảo giác; nhưng chúng sinh vì nghiệp lực đè nặng mà phải chịu khổ vì ảo giác này, trong khi thực chất không có khổ đau.

Vì vậy, Phật bảo Mục Kiền Liên chỉ có cách duy nhất là nhờ pháp lực, tức đạo lực của chư Tăng mới hóa giải được nghiệp đói khổ của người mẹ. Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy thỉnh chư Tăng chú nguyện. Và đạo lực siêu việt của đại Tăng đã tạo thành thế giới thiên đường tịnh lạc, đạo lực của nhiều bậc chân tu đắc đạo cũng tác động đến nghiệp thức của mẹ ngài Mục Kiền Liên, khiến bà rời bỏ được ảo giác của thế giới ngạ quỷ để bước vào thiên giới an vui, hạnh phúc.

Điều này cho chúng ta hiểu rằng nghiệp thức rất quan trọng, vì nó đã chủ động cuộc sống kế tiếp của chúng ta sau khi chấm dứt mạng sống này. Làm nhiều việc ác, nghĩ điều ác, nói điều ác, tất cả những ác nghiệp này chất chứa trong tiềm thức của chúng ta, mà từ chuyên môn gọi là A lại da thức. Khi xác thân hữu hình này chết, thì a lại da thức, hay thường gọi là thần thức của người chết vẫn còn tồn tại và nó sẽ chi phối mọi cảm nhận của người chết. Nếu thần thức nghĩ tưởng đói khát thì người chết sẽ cảm thấy bị đói khát, nếu thần thức nghĩ đến khổ đau thì họ bị khổ đau. Thần thức nghĩ tưởng, hay tất cả vọng tâm này đều là ảo giác, chỉ có chân linh mới là thật và chân linh không bao giờ bị đói khát, khổ sở gì cả. Phải sống với thần thức mê mờ và bị nó chi phối hoàn toàn, nên vong hồn người chết mới cảm nhận bị đói khát, nóng lạnh, khổ đau, tức giận, v.v… Chỉ có đạo lực của những bậc chân tu mới tạo thành sức mạnh cảm hóa được thần thức người chết, khiến họ xa rời được thế giới ảo giác của nghiệp lực, để trở về thế giới chân thật an vui.

Nương theo pháp lực, đạo lực của chư Tăng đã thâm nhập thế giới thanh tịnh, giải thoát, người mẹ của Mục Kiền Liên rời bỏ được thế giới đói khát của ngạ quỷ và được siêu thăng, đi vào thế giới chư Thiên. Các loài ngạ quỷ cũng nương nhờ đạo lực của đại Tăng truyền cho người mẹ của Mục Kiền Liên mà họ được thoát khỏi thế giới đói khổ.

Từ pháp Phật dạy Mục Kiền Liên về đạo lực của đại Tăng cứu mẹ siêu sanh về cảnh giới chư Thiên, sau này chư Tăng tu hành ở nơi nào cũng thường vào Thiền định, thâm nhập các loại hình thế giới để cứu độ chúng sinh. Thiết nghĩ thể nghiệm được pháp Phật dạy trong chính cuộc sống tu hành của chúng ta là phương cách hiệu quả nhất để cứu giúp mọi người thoát khỏi cảnh giới khổ đau, an trú trong thế giới vĩnh hằng bất tử. Thành tựu như vậy, chúng ta báo đáp được bốn ân sâu nặng trong mùa Vu lan Báo hiếu.

Thích Trí Quảng

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13593)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14485)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18406)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11835)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13051)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3607)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5111)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4473)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3889)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3895)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]