Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Thung lũng cát bay

06/04/201114:36(Xem: 3367)
17. Thung lũng cát bay

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

17. THUNG LŨNG CÁT BAY

Ngày xưa có một người rất nghèo, nghèo rớt mồng tơi, tên là Đắc Tài, đã 30 tuổi đầu mà vẫn còn chưa vợ. Có một năm kia, Đắc Tài đến Phổ Đà Sơn dâng hương, nguyện cầu Bồ Tát Quán Âm gia hộ cho mình sớm phát tài. Hắn lễ từ chùa trước đến chùa sau, lên Phật Đỉnh Sơn, rồi theo đoàn khách hành hương đến Phạm Âm Động lễ bái Bồ Tát Quan Thế Âm.

Phạm Âm Động nằm ở mé đông của Thanh Lũy Đầu. Lúc ấy, giữa Thanh Lũy Đầu và Phổ Đà Sơn là một nhánh sông rộng, hai đầu thông với biển, lúc triều lên thì gió to sóng lớn và nước chảy xiết, mà lúc triều xuống thì lại trở thành một dải đất bùn lầy, khi dẫm lên thì chân lún xuống, dính bùn chặt cứng. Những người muốn đến Phạm Âm Động chỉ đành chờ nước triều xuống rồi cởi giày, xắn quần đạp trên con đường bùn lầy ấy mà đi.

Khi Đắc Tài đến chỗ ấy, nhìn thấy dải bùn lầy thì đột nhiên nghĩ ra một kế để làm tiền, bèn âm thầm suy đi tính lại: nếu tậu được con thuyền tam bản thì có thể chèo thuyền ở chỗ này, một là làm việc thiện kiếm phước, hai là nửa phần còn lại của cuộc đời coi như chắc ăn.

Càng nghĩ hắn càng thấy ý kiến này rất hay, nên sau khi rời Phạm Âm Động, hắn bèn đến bờ sông xây một mái nhà lá, ngày ngày quyên tiền khách hành hương qua lại để mua một chiếc thuyền nhỏ. Hương khách cũng thấy ý kiến này rất hay nên ai nấy hùn nhau mở hầu bao dốc tiền ra giúp hắn.

Sau vài tháng, Đắc Tài tính lại số tiền quyên được thì thấy đã dư sức mua một chiếc thuyền tam bản. Nhưng những đồng tiền bạc sáng lòa loà, những đồng tiền đồng khua leng keng khiến hắn đổi ý:

– Hề hề, đang phát tài phát lộc thế này thì làm sao bỏ ngang cho được! Vả lại ta cũng chưa xây nhà gạch cơ mà!

Đến năm thứ ba, Đắc Tài đã dùng tiền mua thuyền mà khách hành hương đã đóng góp để xây lên một căn nhà gạch ba gian trang bị đầy đủ, và còn cưới được một bà vợ nữa! Khi thấy những điều cơ bản mà mình hằng mong muốn nay đã có đủ, Đắc Tài mới kêu người đóng cho mình một chiếc thuyền tam bản, chèo đò qua lại giữa Thanh Lũy Đầu và Phổ Đà Sơn.

Nhưng chèo được vài ba ngày, hắn cảm thấy cách kiếm ăn này quá vất vả mệt mỏi mà tiền thâu vào lại chẳng có bao nhiêu, bèn nảy ra một ý kiến mới.

Hắn đi mua một bức tượng Quán Âm nhỏ thờ ở đầu thuyền rồi đặt trước bàn thờ một cái vại đã rửa sạch, trên vại dán một tấm giấy đỏ với hàng chữ “thuyền từ độ khắp, vui lòng giúp đỡ”. Từ đó ngày nào hắn cũng móc từ vại ra một số tiền không nhỏ. Nếu có ngày hương khách ném quá ít tiền vào vại, hắn sẽ cố ý chèo làm sao cho thuyền dao động thật mạnh, thế là thiện nam tín nữ phải kinh sợ, không thể không quỳ trước tượng Bồ Tát khấn nguyện và ném thêm tiền đồng, tiền bạc vào vại.

Hương khách rất hận nhưng không dám làm mất lòng hắn, dầu sao họ cũng lệ thuộc vào hắn để đi đi về về trên dòng sông ấy!

Có một hôm thuyền không có khách, Đắc Tài bèn đậu thuyền ở ven bờ sông, đem bầu rượu già cùng vài khúc cá khô, ngồi dưới đuôi thuyền mà nhâm nhi hưởng nhàn.

– Ông lái thuyền ơi, cho tôi qua sông nào!

Đột nhiên có một giọng nói thanh tao trong trẻo từ bờ sông vọng lại. Đắc Tài ngoảnh mặt lại nhìn, ôi chao, thì ra đấy là một cô nương xinh đẹp mỹ miều! Cô gái tay đeo làn tre nhỏ, nửa làn đựng cát vàng óng ánh. Cô mặc nguyên một bộ quần áo màu tím thật là thanh tân, trông cô không khác gì tiên nữ xuống trần. Đắc Tài cảm thấy lòng rạo rực, vội vàng đặt cốc rượu xuống, đưa tay đỡ cô gái xuống thuyền. Nhưng cô gái không để ý tới hắn, nhẹ nhàng nhảy xuống thuyền một mình. Đắc Tài hơi quê, bẻ mạnh mái chèo tách thuyền ra khỏi bờ sông. Thấy hai bên bờ không có một bóng người, hắn bèn chèo thuyền thật chậm rãi, hai con mắt dán chặt vào người cô gái.

– Cô nương à, cô tới đây cầu phúc hay cầu con vậy?

Cô gái ngồi ngay ngắn trên thuyền, nhẹ cười nhạt mà đáp:

– Tôi cầu thiền.

– Cô cầu thuyền? Đắc Tài cười một cách nham nhở. Thuyền rồng hay thuyền tam bản cũng là thuyền, cô nương muốn thuyền thì tại hạ chính là thuyền đây!

Nói xong hắn bèn lấy chân đá vào mạn thuyền, tay trái liều lĩnh đẩy mái chèo thật mạnh, con thuyền nhỏ bèn lắc lư một cách dữ dội. Nhưng cô gái không hề tỏ vẻ hoảng sợ, chỉ mỉm cười ngồi rất an ổn, làm như thuyền càng lắc cô càng thấy thú vị. Đến khi Đắc Tài mệt lử, nằm dài trước bánh lái giả chết, cô gái mới bước đến, nắm lấy mái chèo và “két, két”, con thuyền lao vun vút trên sông một cách vững chải.

– Hề hề, thì ra cô nương đây cũng là tay chèo thuyền nhà nghề!

Đắc Tài thừa cơ hội vừa nói vừa nắm lấy cánh tay cô gái, nhưng nào ngờ khi nhìn lại thì thấy mình đang nắm đuôi mái chèo gỗ cứng ngắc! Hắn đưa mắt tìm cô gái thì không còn thấy bóng dáng của cô đâu, ngay cả chiếc làn tre cũng không còn nữa.

Đắc Tài bất giác giật mình kinh sợ. Ngay lúc hắn đang kinh hoàng bất an thì bỗng nhiên gió lớn nổi lên, sóng cao tới trời đẩy chiếc thuyền tam bản lên cao rồi “huỵch” một tiếng, đâm xuống một tảng đá lớn vỡ thành gỗ vụn! Đắc Tài khó khăn lắm mới trèo được lên bờ, vội vàng đâm đầu chạy về nhà. Nhưng từ chân núi nhìn lên thì cái nhà gạch ba gian đã bị cuồng phong cuốn đi rồi, bà vợ cũng biến đâu mất! Thế là Đắc Tài trở lại nghèo rớt mồng tơi y hệt như ba năm trước.

Thì ra cô gái chèo thuyền kia chính là Quán Âm đại sĩ hóa thân. Khi cuồng phong lắng xuống, Ngài trở lại bổn tướng trang nghiêm của mình, đứng trên bờ sông bốc một nắm cát trong làn tre rải lên mặt nước, trong phút chốc dòng sông to rộng từ từ bị cát vàng phủ kín. Dòng sông đã biến thành thung lũng, người ta gọi đó là “Phi Sa Áo” (thung lũng cát bay). Từ đấy, hương khách muốn đến Phạm Âm Động không cần phải lệ thuộc vào người lái đò nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2011(Xem: 4350)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3247)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 6426)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
31/03/2011(Xem: 6430)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 11423)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6000)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 3940)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3225)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 2868)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5454)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567