Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Chuông thần

06/04/201114:36(Xem: 3542)
22. Chuông thần

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

22. CHUÔNG THẦN

Xưa thật là xưa, chùa Pháp Vũ chỉ là một cái am nhỏ, tên là am Hải Triều. Vị tổ thứ nhất của am Hải Triều tên là Đại Trí, đã dày công đúc một cái chuông đại hồng bằng đồng đen nặng hơn bảy ngàn cân treo tại lầu chuông, mỗi ngày sáng và chiều thỉnh chuông hai lần.

Tiếng chuông trong trẻo rền vang, dư âm tới cuối ngày vẫn chưa dứt, cho đến Long Vương ở Thủy Tinh cung biển Đông Hải cũng nghe thấy, suốt ngày đứng ngồi không yên, chỉ muốn dẫn một đạo binh tướng cá, tướng rùa đến ngoài bãi cát Thiên Bộ Sa bái kiến Ngài Quán Âm.

Về sau có bọn cướp Hồng Mao xâm nhập Phổ Đà Sơn, đi đến đâu là cướp bóc tài vật của dân chúng đến đó. Nghe nói chuông đồng của am Hải Triều là một bảo vật, nên tên đầu sỏ của bọn Hồng Mao phái khoảng mười tên cướp lực lưỡng, hấp tấp khiêng chuông đồng lên tàu đang đậu ngoài khơi, chở về nước của chúng.

Tàu cướp về đến nước Hồng Mao, bọn giặc phải ra sức bằng hai cọp chín trâu mới khiêng nổi chuông lên bờ. Nhưng vừa đến cửa thành thì chúng làm cách nào cũng không nhấc nổi chuông đồng. Cả bọn nhốn nháo cả lên, viện binh thêm cả một đoàn người đến góp sức, làm gãy mấy cây đòn bẫy mà chuông vẫn không xê xích một tơ một hào nào.

Việc này làm chấn động toàn quốc. Vua nước Hồng Mao cũng cảm thấy lạ kỳ, bèn đích thân ra khỏi thành để nhìn tận mắt, nhưng khi ông vừa bước chân đến cửa thành thì chiếc chuông đồng tự nhiên kêu “loong coong” một tiếng và lún dần xuống đất, chẳng bao lâu bị đất bùn lấp kín.

Nhà vua bất mãn kêu người đào chuông lên, đào ngày đào đêm, không những không đào được chuông mà chuông càng ngày càng lún sâu xuống. Vua hoàn toàn cụt hứng, chỉ biết bỏ cuộc và ra lệnh từ đấy không còn ai được đào chuông nữa.

Thoáng một cái mà hơn 10 năm trôi qua, nước Hồng Mao có một vị quốc vương khác lên ngôi. Có một hôm, chỗ cái chuông bị chôn đột nhiên vang lên tiếng “đinh! đoong!” ngày đêm không ngừng, khiến cho người Hồng Mao sợ hãi hoảng hốt. Vị quốc vương mới đứng ngồi không yên, vội vàng hạ lệnh đào chuông thần lên:

– Phải đào chuông thần lên!

Người Hồng Mao đổ về từ bốn phương tám hướng. Cửa thành trở nên chật ních, người đông như kiến. Già trẻ lớn bé đều một lòng cầu nguyện thượng đế bảo hộ cho họ bình an, một mặt nguyền rủa bọn cướp biển đã cướp chuông thần về.

Cuối cùng, chuông lớn được đào lên rồi, trên mặt chuông có khắc rõ ràng bảy chữ “Nam Hải Phổ Đà am Hải Triều”. Vị quốc vương mới đã mời đến vài chục người tu đạo của họ, ngày đêm thay phiên nhau khấn vái, nhưng tiếng chuông rền vang trong trẻo vẫn không chịu ngừng. Vị quốc vương này mới nghĩ rằng nếu giữ chuông trong nước mãi thì cả nước sẽ phỉ nhổ ông, vì thế quyết định trả chuông về xứ sở. Nhưng cái chuông ngàn cân như thế, làm sao chở về nổi? Quốc vương và quần thần trong triều ai cũng lo âu phiền não.

Có một nhà buôn người Phúc Kiến, đúng lúc ấy đang ở nước Hồng Mao buôn bán. Khi biết được tin này, ông vội vàng xin yết kiến quốc vương, và trình bày ý nguyện phụ trách việc chở chuông thần về cố hương. Quốc vương rất vui mừng, lập tức gọi một vị đại thần đưa ông đi đến chỗ chuông thần. Ra tới ngoài cửa thành, nhà buôn Phúc Kiến chạy đến xem thì quả nhiên thấy đây là thần khí nhà Phật của nước mình, lập tức quỳ xuống, thành tâm khấu đầu đảnh lễ ba lần, đầu đập xuống đất thật kêu. Tiếng chuông thần bỗng nhiên ngừng bặt, người Hồng Mao đứng nhìn xung quanh reo hò hoan hô từng đợt.

Các vị thầy của am Hải Triều nghe nói đã tìm được chuông thần về, vội vàng xuất công xây một lầu chuông mới. Nhà buôn Phúc Kiến hộ tống chuông thần, vượt trăm sông ngàn núi mới về tới Phổ Đà Sơn.

Ngày chuông thần về tới là ngày lầu chuông cũng vừa xây xong, tất cả các thầy của am Hải Triều đều ra sức, người kéo kẻ khiêng, treo chuông thần lên lầu chuông mới.

Tiếng chuông trong trẻo của am Hải Triều lại vang rền trở lại trong khắp đảo từ đấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2011(Xem: 3998)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 6035)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3889)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 9311)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 7246)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 9281)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 18146)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
07/06/2011(Xem: 4813)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3553)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 7061)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]