Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

59. Kinh Nhiều Cảm Thọ

19/05/202010:26(Xem: 7503)
59. Kinh Nhiều Cảm Thọ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com



59. Kinh NHIỀU CẢM THỌ
( Bahuvedanìya sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
      Một thời, đức Thế Tôn trú tại
          Kỳ-Viên-Tự , Chê-Tá-Va-Na  (1)
              Tại Sa-Vát-Thí (2) an hòa
       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (3) tâm lành
          Cấp-Cô-Độc (3) đại danh thí chủ
          Thành Xá-Vệ (2) thường trú tại đây
              Đã dâng Phật Tinh Xá này
       Tên “ Bố-Kim-Tự ”(1) cũng hay dùng thường
          Là trung tâm hoằng dương Chánh Pháp
          Chư Tỷ Kheo an lạc sáu thì
              Hòa hợp, thanh tịnh, uy nghi
       Giải thoát giới bổn nghiêm trì trải qua.
 
          Người thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
    _________________________
 
(1) , (2), (3) : Jetavanavihàra :Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do
 Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc (Anathapindika – tên thật là SUDATTA 
-Tu-Đạt-Đa ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà ( Jeta ) gần
 Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng choĐức Phật .Tại đây đức Phật đã
 nhập hạ nhiều lần và  nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết
 ra tại đây .     Vì Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc  đã dùng vàng lót trên
 mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ
 Đà , nên chùa này còn được gọi  là Bố Kim Tự ( chùa trải vàng ). 
      Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả , Thái Tử 
 Jeta  hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng 
 Chúng, nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana 
Anathapindikàràma - Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc , cây Kỳ-Đà ).    
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  308
 
          Tức Ngũ Phần này đã một thì      
              Đến Tôn-giả Ưu-Đà-Di  (1)
Đảnh lễ Tôn-giả sau khi đến rồi,
          Ông ta ngồi một bên Tôn-giả
          Đoạn Panh-Chá-Kanh-Gá (2) thưa ngay
              Với ngài U-Đa-Di này :
 
 – “ Kính thưa Tôn-giả ! Xin ngài giải cho
          Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ ? ”.
 
    – “ Gia chủ ! Có ba thọ trải qua
              Lạc thọ, khổ thọ kể ra,
       Bất khổ bất lạc thọ là thứ ba ”.
 
    – “ Thưa Tôn-giả ! Phật Đà không thuyết
          Có ba thọ. Chỉ thuyết hai thôi :
      Lạc thọ, khổ thọ trên đời.
       Bất khổ & lạc thọ Ngài thời thuyết ra
          Đó chính là tối thắng an lạc
          Đối với các vị chứng tịnh an ”.
 
              Vị Tôn-giả lại nói rằng    
       Đức Thế Tôn đã rõ ràng thuyết ra
          Là có ba thọ, và khẳng định :
 
    – “ Này Gia chủ ! Do chính Phật Đà
              Không chỉ thuyết hai thọ ra
       Mà thuyết ba thọ trải qua mọi thời :
          Lạc thọ, khổ thọ, rồi tiếp đó
          Bất khổ bất lạc thọ thứ ba ”.
 
              Ba lần, thợ mộc thưa là :
– “ Tôn-giả ! Phật không thuyết ba thọ vầy
    _________________________
 
(1) : Vị Tôn-giả tên Udayì .
   (2) :  Người thợ mộc tên Pancakanga – Ngũ Phần .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  309
 
          Phật chỉ thuyết có hai thọ đó
          Là lạc thọ, khổ thọ mà thôi !
              Bất khổ & lạc thọ này thời
       Thế Tôn thuyết đối với người hành sâu
          Tối thắng lạc, chứng vào tịch tịnh ”.
 
  Hai người đều đeo dính ý mình.
              Tôn-giả giải thích, thuyết minh
       Không thể thuyết phục, dù mình ông ta.
          Thợ mộc thì cho là như thế
          Cũng không thể thuyết phục ngài này.
 
              Tôn-giả A-Nan gần đây
       Nghe cuộc đàm thoại như vầy xảy ra
          Giữa thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
        Với Tôn-giả là Ưu-Đà-Di.
              Tôn giả A-Nan liền đi
       Đến hương thất Phật ; sau khi đến rồi
          Đảnh lễ Phật xong, ngồi cạnh đó
          Rồi Tôn-giả thuật rõ tức thì
              Chuyện Tôn-giả Ưu-Đà-Di
       Cùng người thợ mộc, sau khi thoại đàm
          Về các thọ hoàn toàn nghịch ý
          Ai cũng chấp về lý của ta.
 
              Nghe thuật lại, đấng Phật Đà
       Bảo Tôn-giả A-Nan-Đà như sau :
 
    – “ A-Nan ! Dầu cho U-Đa-Dí
          Nêu pháp môn đúng lý chăng là,
              Nhưng mà Panh-Chá-Kanh-Ga
       Cũng không chấp nhận. Hay là pháp môn
          Của thợ mộc bảo tồn là đúng
          U-Đa-Dí lại cũng khăng khăng
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  310
 
              Không chấp nhận hai thọ phần
       A-Nan ! Tứ chúng cũng cần hiểu ra :
          Về hai thọ được Ta nói tới
  Tùy theo với pháp môn thế nào.
              Ba thọ, Ta nói thuộc vào
       Tùy trường hợp khác, phải đâu sai lời.
          Năm & sáu thọ hay mười tám thọ,
          Hay ba mươi sáu thọ đồng thì,
              Một trăm lẻ tám thọ chi,
       Như Lai thuyết giảng theo tùy pháp môn.
          A-Nan-Đa ! Pháp môn tùy đó
          Ta thuyết giảng các thọ khác nhau !
              Nên đối với những người nào
       Không chấp nhận thì không sao tán đồng,
          Không tùy hỷ vì lòng chấp trước
          Những điều được khéo nói, trình bày,
              Sẽ xảy ra sự kiện này :
 
       Họ sẽ tranh đấu hoặc bày khẩu tranh,
          Họ luận tranh, đả-thương nhau kỹ
          Với binh khí miệng lưỡi cuồng ngông.  
 
              Còn với những ai tán đồng
       Chấp nhận, tùy hỷ thuộc trong những điều
          Được khéo nói, thuận chiều khéo thuyết
          Khéo trình bày chi tiết, hiểu mau,
              Xảy ra sự kiện như sau :            
       Họ sống ý hợp tâm đầu, tương liên,
          Hoan hỷ liền, như nước với sữa
          Mắt chan chứa tương ái nhìn nhau.
 
              Này A-Nan-Đa ! Thế nào
       Năm dục tăng trưởng kể vào ở đây ?
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  311
 
      *  Các sắc do mắt này nhận thức,
          Là đáng vui và thực đáng yêu
              Đẹp ý với sắc mỹ miều,
       Tương ứng với dục, những điều tốt hay.
 
      *  Các tiếng do tai này nhận thức,
      *  Mũi nhận thức đủ các thứ hương,
          *  Vị do lưỡi nhận thức thường,
   *  Xúc do thân cảm xúc, dường êm êm.
 
          Cả năm căn đều đem tức khắc
          Sự khả lạc, khả ý, đáng yêu,
              Tương ứng với dục mọi điều, 
       Năm dục trưởng dưỡng được nêu như vầy.
 
          Năm dục này khởi lên hỷ, lạc
    Nên gọi là dục-lạc trải qua.
 
              Này A-Nan ! Ai nói ra : 
      ‘Lạc & hỷ là tối thượng mà chúng sanh
          Có thể nhanh cảm thọ’, như thế 
Ta không thể chấp nhận điều đây.
              Sao vậy ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
 
          A-Nan-Đa ! Tỷ Kheo vị nọ
          Dục từ bỏ, bất thiện pháp ly,
              Đệ nhất Thiền chứng, trú y,
       Trạng thái hỷ lạc, mọi thì tịnh thanh,
          Ly dục sanh, có tầm có tứ,
          Lạc này tự khác lạc kia xa,
     Vi diệu, thù thắng, sâu xa.
 
   *  Lại lạc thọ khác vượt xa hơn nhiều
          Vi diệu hơn và nhiều thù thắng :  
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  312
 
          Vị Tỷ Kheo diệt hẳn tứ, tầm,
              Chứng, trú Nhị Thiền âm thầm
       Trạng thái hỷ lạc do mầm định sanh,
          Không tầm, tứ, nhất tâm định tĩnh,
 Lạc này chính vi diệu hơn ngay.
 
              A-Nan ! Ai nói như vầy : 
      ‘Lạc & hỷ này tối thượng, đầy tịnh thanh
   Mà chúng sanh có thể cảm thọ’
          Ta không có chấp nhận điều đây !
              Vì sao ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
 
      *  A-Nan-Đa ! Lại điều tiếp nữa
          Vị Tỷ Kheo nương tựa thiền tâm
              Ly hỷ trú xả, nhất tâm
       Chánh niệm tỉnh giác thì thân cảm liền
          Sự lạc thọ, Thánh hiền gọi đủ
          Là ‘xả niệm lạc trú’, an nhiên
              Chứng và an trú Tam Thiền
       Lạc này vi diệu, thâm uyên hơn nhiều.
 
      *  Này A-Nan ! Lại điều tiếp nữa
          Vị Tỷ Kheo nương tựa định thiền
              Xả lạc, xả khổ - tâm yên
       Diệt hỷ, ưu, cảm thọ liền trước đây
          Chứng, trú ngay vào Thiền đệ Tứ
          Không khổ, lạc, không giữ niệm nào.
 
          *  Lại có lạc thọ thanh cao 
       Vị Tỷ Kheo ấy nhập vào thiền-na
          Đã vượt qua toàn diện sắc-tưởng,
          Sai-biệt-tưởng không tư-niệm qua
              Diệt trừ hữu-đối-tưởng ra                        
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  313
 
       Vị ấy nghĩ : ‘Hư không là vô biên’,
          Không Vô Biên Xứ liền chứng, trú.
          Lạc vi diệu này tự hơn xa 
          Đối với dục lạc mị tà.
 
   *  Vị Tỷ Kheo ấy thiền-na lộ đồ
          Vượt toàn diện Không-vô-biên-xứ
          Liền tư lự : ‘Thức là vô biên’
     Chứng, trú Xứ Thức Vô Biên.
 
   *  Rồi Tỷ Kheo ấy theo duyên bấy giờ
          Vượt toàn diện Thức-vô-biên-xứ
          Lại tư lự : ‘Không có vật gì’
            Vô Sở Hữu Xứ trú, y.
       Lạc này thù thắng, diệu vi hơn nhiều.
 
      *  Vị Tỷ Kheo vượt qua toàn diện
          Vô-sở-hữu-xứ biến khỏi đi
              Chứng và an trú tức thì
       Vào Xứ Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng này,
          A-Nan-Đa ! Lạc đây chắc chắn
          Vi diệu và thù thắng hơn xa.
 
           *  Lại nữa, có ai nói là :
     ‘Lạc & hỷ này tối thượng, mà chúng sanh
          Có thể nhanh cảm thọ’, như thế
          Ta không thể chấp nhận điều đây !
              Sao vậy ? Vì lạc khác này
       Vi diệu, thú thắng, sâu dày hơn xa.
          Vị Tỷ Kheo vượt qua khỏi hướng
          Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ này
              Chứng Diệt Thọ Tưởng Định ngay
       Và an trú ở định này, lành thay !
          A-Nan-Đa ! Lạc này chắc chắn              
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM  THỌ   *MLH  –  314
 
          Vi diệu và thù thắng hơn xa
              Với lạc & hỷ đã nói qua.
 
       A-Nan ! Có thể xảy ra điều này :
          Có những tay du sĩ ngoại đạo
          Có thể nói điên đảo như vầy :
            “ Sa-môn Gô-Ta-Ma này
       Nói Diệt-thọ-tưởng-định đây tỏ tường
          Thuộc lạc thọ, chủ trương như vậy,
          Là gì vậy ? Như vậy là sao ? ”.
              A-Nan ! Cần đáp như sau :
 
    “ Này Chư Hiền ! Căn cứ vào đại cương
          Thế Tôn không chủ trương chỉ có
          Những tùy thuộc lạc thọ điều gì
        Là thuộc về lạc tức thì.
       Chủ trương Phật là phạm vi chỗ nào
          Và chỗ nào có được lạc thọ
          Thì chỗ đó thuộc về lạc ngay ! ”.
 
              Thế Tôn thuyết giảng như vầy 
       A-Nan hoan hỷ, càng dày niềm tin ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )
 
 
 
*
*    *
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 59  :  Kinh NHIỀU CẢM THỌ
 –  BAHUVEDANÌYA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22224)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
16/04/2024(Xem: 182)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 562)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 505)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 505)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 821)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 523)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 723)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 157)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567